_"Đi tìm đồ cổ đây:"
_"Ở đâu dzạ?"
_"Ở chỗ có nhiều đồ cổ."
_"Chỗ nào dzạ?"
_"Chỗ này người ta có rất nhiều,"
_"Nhiều cái chi ?"
_"Đồ cổ... mới nói vừa xong là lại hỏi."
_"Thế, người ta có ai bán?"
_"Người sưu tầm chúng."
_"Vậy, ai là người mua?"
_"Người mua mấy thứ đó hả?"
_"Muốn biết ai mua không?"
_"Muốn..."
_"Thế thì vào đó mà xem."
_"Vào đâu?"
_"Vào chỗ người ta bán đồ cổ..."
Caroline Thanh Hương
Len lỏi các góc phố Sài Gòn săn hàng "xưa, cũ"
Phố đồ cổ
Phố đồ cồ Lê Công Kiều với đa dạng các loại mặt hàng - Nguồn: Duyên dáng Việt Nam
Phố
đồ cổ nằm trên đường Lê Công Kiều (Quận 1), con đường chỉ dài khoảng
200m nhưng lại chứa đựng trong lòng nó cả kho tàng lịch sử văn hóa của
dân tộc được tái hiện qua những món đồ cổ. Đến đây, bạn như lạc vào một
thế giới đồ cổ với đủ vật dụng lớn nhỏ bày san sát nhau, có cửa hiệu còn
bày tràn ra cả vỉa hè. Những tờ tiền giấy Đông Dương, tiền xu thời Lý,
Trần..., những chiếc liễn, bình gốm thời nhà Nguyễn, nhà Thanh... là
những gì bạn có thể nhìn thấy.
Gốm Chu Đậu nổi danh - Nguồn: Duyên dáng Việt Nam
Bên
cạnh đó, còn có vô số vật dụng làm bằng đồng như tượng Phật, tượng thần
Shiva với đủ kích cỡ lớn nhỏ... Bạn cũng bắt gặp những bộ tem cổ, bộ
dao nĩa làm bằng bạc... được bài trí ngay ngắn trong tủ kiếng. Không ai
biết con phố này hình thành từ khi nào, chỉ biết nó đã và đang trở thành
địa chỉ quen thuộc không chỉ đối với những người thích sưu tầm đổ cổ,
mà còn là địa điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến Sài
Gòn.
Phố sách cũ
Một cửa hiệu ngập tràn sách cũ trên đường Trần Nhân Tôn. Nguồn Hữu Nam
Những
tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới, các loại sách, báo, tạp chí hay bộ
truyện tranh gắn liền với tuổi thơ của mỗi người như Doraemon; Siêu
quậy Teppi; 7 viên ngọc rồng... đều có trong các cửa hiệu sách cũ ở đây.
Ban đầu chỉ là một cửa hàng mua bán truyện tranh cũ, dần dà đường Trần
Nhân Tôn (quận 5) trở thành địa điểm mua bán, trao đổi sách cũ nổi tiếng
nhất Sài Gòn.
Giá
các loại sách ở đây cũng vô chừng, có loại rẻ như cho, nhưng có quyển
đắt hơn giá bìa, thậm chí có bộ sách lên đến vài triệu đồng. Nguồn T.Kim
Khách
của các cửa hàng này thường là người yêu sách, muốn tìm kiếm một tác
phẩm nào đó của ngày xưa mà giờ đã không còn tái bản. Nên bạn đừng ngạc
nhiên khi bắt gặp hình ảnh một người khách mất cả ngày trời lang thang
trong các cửa hiệu với mong muốn duy nhất là tìm thấy cuốn sách mình ưa
thích đang nằm đâu đó giữa hàng triệu cuốn sách ở đây.
Phố đồ Si-đa
Góc phố đa dạng các loại quần áo, tha hồ chọn lựa. Nguồn tiin.vn
Người
Sài Gòn thường gọi các “chợ đồ cũ” là chợ “si-đa”. Được nhiều người
biết đến nhất đó chính là chợ nghĩa Hòa quận 6, chợ Hoàng Hoa Thám, chợ
Trần Hữu Trang.
Đến
đây bạn có thể sẽ bị lạc giữa mê cung quần áo, giày dép, túi xách, gấu
bông hoặc bất kì thứ gì người bán cảm thấy còn sử dụng được với tất cả
thương hiệu đắt tiền hay không có tí tiếng tăm gì. Giá mỗi món thường
rất rẻ và nếu muốn thì bạn vẫn có thể “kèo nài” trả giá thêm bớt được.
Đồ si-đa nhưng đôi khi lại được săn lùng hơn đồ còn mới. Nguồn tiin.vn
Mua
hàng Si-đa, từ lâu được xem là một nét văn hóa không thể thiếu tại Sài
Gòn, thậm chí tại nhiều nơi hàng second-hand (loại 2) còn được săn ráo
riết hơn các thể loại hàng cao cấp, high-fashion nữa.
Phố “ve chai”
Chợ
luôn đông đúc và tấp nập người, thế nhưng, những cuộc mua bán luôn diễn
ra trong không khí yên lặng và du dương cùng tiếng nhạc. Nguồn Gia đình
Việt Nam
Phố
“ve chai” thực chất là quán cà phê Cao Minh, nằm trong hẻm nhỏ đường Nơ
Trang Long (quận Bình Thạnh). Vào mỗi sáng chủ nhật, tại quán cà phê
này sẽ tổ chức một phiên chợ độc đáo, chợ “ve chai”.
Chợ
chỉ họp một lần vào buổi sáng chủ nhật, thế nhưng, khách đến rất đông,
chật cứng luôn cả khuôn viên sân vườn nhỏ bé của quán. Chợ ve chai rất
đa dạng về các mặt hàng. Đến đây, người mua có thể tìm được những món đồ
cổ, độc lạ hoặc những món đồ đời mới đã được sử dụng.
Ba bức tượng Phúc- Lộc-Thọ làm bằng bột đá. Nguồn Gia đình Việt Nam
Loại hàng hóa đa dạng và không theo một quy tắc nào. Với một số người
thì đây là nơi duy nhất và họ giành cả ngày chủ nhật để thỏa mãn đam mê
mua bán, săn hàng độc.
Để quyết định mua, người mua luôn săm soi và kiểm tra rất kĩ món hàng và dựa trên những kinh nghiệm cá nhân để đánh giá.
Đối với những món đồ cũ, đã sử dụng, người mua sẽ kiểm tra rất kĩ. Sau đó sẽ trả giá cho phù hợp.
Nguồn: Tây Nguyên(Ngaynay.vn)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire