Kính mời quý anh chị đọc bài thơ ngộ nghĩnh của anh Trần Văn Lương để thêm tê tái lòng.
Kính chào anh Lương
Chẳng biết nên cười hay nên khóc đây khi đọc bài thơ này của anh viết.
Dắt một con lợn hay bầy lợn có khác gì nhau đâu?
Hình ảnh này có lẽ chỉ có trong giấc mơ như anh nói.
Và sau đó những hình ảnh đau thương nối tiếp nhau làm nên quang cảnh thật bi đát.
Cái xót xa nhất là người ta chưa ý thức được thế nào là lưu vong tại chính quê mình.
"Ung dung giặc Bắc ùa sang,
Dần dà nuốt trọn mảnh giang san này.
Vô tình người có nào hay,
Mình lưu vong tại chính ngay quê mình."
(Thơ Trần Văn Lương )
Caroline Thanh Hương
Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.
Dạo:
Nửa đời mỏi mệt,
Lê lết lang thang,
Tỉnh giấc kê vàng,
Xuân sang đất lạ.
Cóc cuối tuần:
Dắt Lợn Qua Đường
Chiều mơ dắt lợn qua đường,
Tưởng chừng trở lại quê hương năm nào.
Gập ghềnh chân thấp chân cao,
Lợn lon ton bước, người nao nao sầu.
Gió hoang đổi dạng thay màu,
Hung hăng ép lá xướng câu tuyệt tình.
Người vờ câm điếc làm thinh,
Cơn đau xé ruột chỉ mình mình hay.
Bần thần đứng ngóng mây bay,
Mây tan mấy bận, mắt cay bấy lần.
La cà mỏi gối chồn chân,
Ngõ về chốn cũ thoạt gần thoạt xa.
Lui cui dọ lối quê nhà,
Xương khô lấp nẻo, hồn ma cản đường.
Quơ tay ghì nhánh tà dương,
Nghe như muối xát vết thương trong lòng.
x
x x
Thẫn thờ dắt lợn ra sông,
Cây khô, bến vắng, đò không tay chèo.
Một rừng sóng nhỏ đói meo,
Dựa hơi gió đẩy đám bèo ngược xuôi.
Trên dòng nước đục nổi trôi,
Cánh xơ xác rã, cánh tơi tả rời.
Bập bềnh dắt díu ra khơi,
Cầu mong chóng được đến nơi an bình.
Ngờ đâu cuối chặng linh đinh,
Xác người, xác cá chết sình nằm phơi.
Mênh mông oán khí ngập trời,
Giọt mưa uất hận thầm rơi lối mòn.
x
x x
Ngù ngờ dắt lợn lên non,
Nào hay cảnh cũ chẳng còn như xưa.
Núi mòn, đất lở, cây thưa,
Bàn tay phá hoại chẳng chừa nơi nao.
Tai nghe lũ Chệt ồn ào,
Biết Cao nguyên đã lọt vào ngoại bang.
Ung dung giặc Bắc ùa sang,
Dần dà nuốt trọn mảnh giang san này.
Vô tình người có nào hay,
Mình lưu vong tại chính ngay quê mình.
Vọng về tiếng khóc u linh,
Nổi chìm giữa tiếng âm binh cợt cười.
x
x x
Hoang mang dắt lợn tìm người,
Nắng chai màu áo, mưa tơi dấu giày.
Khật khừ nửa tỉnh nửa say,
Nghe bao ước vọng trên tay mỏn dần.
Nhọc công thăm hỏi xa gần,
Non sông khác chủ, người thân chốn nào.
Phố phường thú dữ lao xao,
Vực sâu vẳng tiếng kêu gào đắng cay.
Trời chiều thoảng chút heo may,
Cỏ đuôi chồn đã phất đầy ruộng nương.
Ngoái đầu trông lại quê hương,
Tang thương xóm cũ, thê lương bóng già.
x
x x
Tàn mơ, dắt lợn về nhà,
Giương đôi mắt lệch xót xa nhìn đời.
Chợt nghe pháo nổ vang trời,
Hình như Tết lại đến nơi quê người.
Trần Văn Lương
Cali, 2/
Trên đời này, có ai nghỉ đến chuyện dẫn Lợn đi chơi thay vì dẫn Chó ?
Tại sao lại chọn con Lợn chứ không là con thú nào khác cả.
Dẫn Lợn đi thì cứ đi, sao lại chọn tìm người, người ở đây có phải là mẹ Âu Cơ có trăm người con trên non, dưới biển hay không?
Tìm con của mẹ về để cứu non sông, núi rừng của Mẹ
Mời đọc thêm truyện Âu Cơ.
Âu Cơ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Âu Cơ
|
|
---|---|
|
Theo truyền thuyết Việt Nam, Âu Cơ (嫗姬) là tổ mẫu của người Việt. Tương truyền, Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Trong khi đi tuần thú phương Nam, ông đã để Âu Cơ lại trên một cái động. Khi Lạc Long Quân
đi đến đây, thấy nàng xinh đẹp nên đã đem lòng yêu mến và kết duyên vợ
chồng. Hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sống với nhau và sinh ra
cái bọc trăm trứng, nở ra 100 người con [1]. Sau đó vì thủy thổ tương khắc nên hai người phải chia con ra 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ về núi và chia nhau cai quản các vùng[1]. Đây là tổ tiên của người Bách Việt.
Mục lục
Huyền thoại
Âu Cơ
là một nàng tiên xinh đẹp sống ở trên những ngọn núi cao. Nàng đi khắp
bốn phương để giúp đỡ và chữa trị cho những người đang lâm bệnh và gặp
khó khăn. Nàng có lòng từ bi và có tài về y thuật.
Một ngày nọ, một con quái vật làm nàng sợ hãi. Nàng liền biến thành một
con sếu mà bay đi. Lạc Long Quân, là thần rồng từ biển cả, thấy nàng
đang gặp nguy hiểm liền cầm lấy cục đá và giết tên quái vật Sau đó tình
yêu đã nảy nở giữa hai người và họ cưới nhau. Âu Cơ sinh ra một bọc
trứng có 100 người con. Một ngày nọ, Lạc Long Quân nói với nàng vì hai
người đến từ chủng tộc và môi trường rất khác nhau nên không thể chung
sống với nhau trọn đời được. Họ bèn chia nhau mỗi người 50 đứa con, 50
theo mẹ, 50 theo bố. 50 người con theo mẹ đi đến ở Phong Châu, người anh cả trở thành vua Hùng Vương của nước Văn Lang.[2]
Trong văn học Việt Nam
Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư (từ thế kỷ thứ 15) và Lĩnh Nam chích quái (từ thế kỷ thứ 14) đều nhắc tới huyền thoại này.[3] Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư thì viết Âu Cơ là con gái của Đế Lai.
Xem thêm
- Đền Mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ, được xây dựng từ thời Hậu Lê, nằm trên địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.
Ghi chú
- ^ a ă Đại Việt Sử ký toàn thư, Ngoại kỷ, quyển I: Kỷ Hồng Bàng Thị - Lạc Long Quân
- ^ Leeming, David Adams, Creation myths of the world: an encyclopedia, Vol. 1, ABC-CLIO, 2010. p. 270.
- ^ Keith Weller Taylor: The Birth of Vietnam. Revision of thesis (Ph.D.). Appendix A, p. 303. University of California Press (1991); ISBN 0-520-07417-3
Tham khảo
- Friedman, Amy. "One Hundred Kings - a Legend of Ancient Vietnam", South Florida Sun Sentinel, ngày 12 tháng 7 năm 2005, pg. 8
- Taylor, Sandra C. Vietnamese Women at War (Kansas: University Press of Kansas, 1999)
- Turner, Karen Gottschang. Even the Women Must Fight (New York: John Wiley & Sons, Inc., 1998)
- Willing, Indigo A. "The Adopted Vietnamese Community: From Fairy Tales to the Diaspora", Michigan Quarterly Review 43, no. 4 (2004)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire