caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 8 septembre 2019

Biệt Kích Lôi Hổ và những câu chuỵên về đội quân này.

Kính gửi quý anh chị bài sưu tầm về đội quân Lôi Hổ, hy vọng rằng những ký ức của người viết truỵên được diển tả đúng tâm trạng của những người lính biệt kích này.
Caroline Thanh Hương


L’image contient peut-être : 3 personnes, personnes debout

Lính Lôi Hổ hay Hổ Lôi





Nhửng điều chưa biết về Lính "Biệt Kích Lôi Hổ" thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
===>
Hồn Ma Biên Giới là danh từ ám chỉ những người lính vô danh thuộc đơn vị Nha Kỹ Thuật mà dân chúng thường biết như là chiến sĩ Lôi Hổ.
Một đơn vị ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được thành lập năm 1964 với sự huấn luyện và yểm trợ tối đa của các đơn vị cố vấn Hoa Kỳ nhưng tổ chức rất bí mật và khiêm nhường.
Từ những đơn vị Liên đoàn 77, đến Biệt Kích Nhảy Bắc cuối cùng là những toán hoạt động được gọi Sở dưới danh xưng Nha Kỹ Thuật như Sở Bắc, Sở Công Tác, Sở Phòng Vệ Duyện Hải, Sở Không Yểm, Sở Tâm Lý Chiến,.....
+Sở Công tác: đóng tại Sơn Trà, Ðà Nẵng. Sở có các Đoàn 11, 72 đóng tại Ðà nẵng, Đoàn 75 đóng trên Pleiku và Đoàn 68 tại Sài Gòn. Các toán trong Đoàn công tác có nhiệm vụ xâm nhập bằng hàng không hay đường bộ vào lòng đối phương tại Bắc Việt hay biên giới Lào, Campuchia hoặc Thái Lan.
+Sở Liên lạc (Biệt kích Lôi Hổ): đóng tại Sài gòn. Sở có các Chiến đoàn 1 tại Ðà Nẵng, Chiến đoàn 2 trên Kon Tum và Chiến đoàn 3 tại Ban Mê Thuột. Các toán thuộc Sở Liên lạc có nhiệm vụ xâm nhập vào hậu tuyến đối phương từ vĩ tuyến 17 trở vào cho đến mũi Cà Mau.
+Sở Phòng vệ duyên hải: đóng tại Tiên Sa, Ðà Nẵng gồm Lực lượng Hải tuần và Lực lượng Biệt Hải. Lực lượng Hải tuần có nhiệm vụ chính là thi hành những công tác hành quân đặc biệt bằng đường biển trong vùng lãnh hải Bắc Việt từ vĩ tuyến 17 Bắc trở lên, thả và vớt các toán Biệt hải, các chiến đĩnh thuộc Lực lượng Hải tuần. Ngoài ra, còn thực hiện nhiều công tác riêng biệt khác như pháo kích, chận bắt tàu bè, chiến tranh tâm lý v.v. Lực lượng Biệt hải có nhiệm vụ dùng người nhái xâm nhập Bắc Việt.
+Sở tâm lí chiến: đóng tại số 7 đường Hồng Thập Tự-Sài Gòn, sở có nhiệm vụ tổ chức và điều hành Đài Tiếng nói Tự do và Đài Gươm thiêng Ái quốc.
+Sở không yểm: đóng tại Sài Gòn thuộc Không quân Việt Nam Cộng hòa có nhiệm vụ phối trí với các Phi đoàn trong việc xâm nhập, liên lạc, hướng dẫn và rút các toán hoạt động trong lòng đối phương.
+Trung tâm huấn luyện Quyết Thắng: óng tại Long Thành, Biên Hoà huấn luyện về chiến tranh ngoại lệ cho các toán, các phương pháp xâm nhập vào đất đối phương, hoạt động nơi hậu phương đối phương, du kích chiến, ám sát, bắt cóc, phá hoại, chiến tranh tâm lý v.v.
===>
Nói về Những Anh Hùng Chiến Sĩ Biệt Kích Lôi Hổ Nha Kỹ Thuật, các anh đã trải qua thời kỳ huấn luyện thật kỹ càng để trở thành những chiến binh đa năng, kiến hiệu.
- Các Anh biết xử dụng hầu hết các loại vũ khí thông dụng và đặc biệt, hầu hết các trang bị và dụng cụ với kỹ thuật tân kỳ.
- Các Anh còn phải học cả cách sống trong đất địch, hội nhập với dân của địch, sống trong cõi địch một cách tự nhiên, lọt qua tầm mắt kiểm soát và truy lùng của địch.
- Các Anh thật sự thành những Chiến Sĩ Vô Danh, hay trang trọng hơn, Các Anh thành những Anh Hùng Vô Danh khi Các Anh từ bỏ tên – họ, số quân và lý lịch.
Những nơi chốn các chiến sĩ Lôi Hổ đặt chân đến và nhiệm vụ, nơi người chiến sĩ Lôi Hổ đến, là chỉ biết tọa độ tùy theo nhiệm vụ được giao phó, không được biết thêm chi tiết nào khác, có khi cả địa danh, khi công tác hoàn thành, có người đã hy sinh, có người được trở về.
Những công tác của người chiến sĩ Lôi Hổ, ngoài cấp chỉ huy hữu nhiệm của Nha Kỹ Thuật, không ai biết người chiến sĩ Lôi Hổ đã làm gì, ở đâu, thành qủa ra sao và hậu quả như thế nào? .Và nếu rủi ro hơn nữa, họ ngã gục trước mũi đạn quân thù thì xác người chiến sĩ Lôi Hổ đó thành tử thi vô danh, vô chủ! Những chiến sĩ Lôi Hổ đó là những Chiến Sĩ Vô Danh, đã hy sinh bảo vệ miền Nam tự do suốt cuộc chiến dài.
Đã có nhiều người nằm xuống trong cõi địch.
Có nhiều người còn bị địch giam cầm, có thể còn có những người đang tiếp tục sống trong lòng địch, tiếp tục cộng tác trong hình thức khác với niềm tin sắt đá bảo vệ chính nghĩa quốc gia.
Đời lính gian khổ vào sinh ra tử là chuyện bình thường, đặc biệt là lính Lôi Hổ, mỗi lần nhân công tác là chấp nhận tính mạng mình, còn sống sót để trở về thì thật là quá may mắn, hơn 40 năm trước, chiến tranh đã đến với người dân miền Nam Việt Nam như một thứ quái thai được mùa, sinh sôi nẩy nở và lan tràn khắp mọi nơi trên những dải đất điêu tàn của một quê hương đã qúa đỗi đọa đầy, vì lý tưởng tự do và sự sống còn của quốc gia dân tộc.
Những Anh Hùng của thế hệ trước đã tình nguyện trở thành những người quân nhân Biệt Kích Lôi Hổ.
Đầu đội trời chân đạp đất, các Anh đi làm những chuyện lấp bể vá trời với nhiệm vụ dò thám nơi đất địch để thu thập và phối kiểm tin tức tình báo quân sự, bắt cóc các yếu nhân của địch.
Tiếp cứu các phi công bạn và đồng minh, tiềm ẩn cùng phá hoại những mục tiêu quan trọng trong thượng và hạ tầng cơ sở của VC ngay tại đất Bắc, dọc theo hải phận Bắc Việt, nơi biên giới Việt-Miên-Lào và đường mòn HCM, và ngay cả tại những mật khu "bất khả xâm phạm" của địch nằm sâu trong nội địa miền Nam Việt Nam.
Chẳng mấy ai muốn làm những việc này mà nếu có thì không phải ai trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng làm được, thế nhưng Biệt Kích Lôi Hổ đã làm được!
Đây là cả một chuỗi cố gắng không ngừng nghỉ, được kết hợp bởi những sự chịu đựng và hy sinh vô bờ bến, kéo dài suốt từ đầu thập niên 60 cho tới ngày tàn cuộc binh đao với biết bao nhiêu xương máu đã âm thầm đổ xuống của những người Biệt Kích còn sống hay đã chết.
Người lính Biệt Kích Lôi Hổ Nha Kỹ Thuật đã phải âm thầm chiến đấu trong cô đơn cùng với mồ hôi nước mắt và của chính mình để bảo vệ tổ quốc.
Xin Hết.
Nguồn xem thêm : www.QLVNCH.com

L’image contient peut-être : une personne ou plus

Aucune description de photo disponible.

Aucune description de photo disponible.


Sơn Cao


Bài viết coi như kể chuyện, chân thật, chỉ có bớt mà không thêm. Có thể thời gian đã quên đi nhiều. Nói về huyền thoại của Lôi Hổ trong hiểu biết của một người Lính "trơn". Sẽ mất lòng "ai đó". Nhưng sự thật phải công nhận thôi. Có tức, có ứa Gan, thì ráng chịu. Làm gì được nhau.

Đáng lý ra thì không viết. Nhưng mấy thằng bạn học, chưa đi Lính bao giờ. Chúng nó học giỏi, nhiều chữ. Đứa thì muốn làm Thuyền Trưởng, đứa thì làm Bác Sĩ, đứa thì là Kỹ Sư, đứa thì làm Tổng Giám Đốc công ty này, công ty nọ. Nay thấy tôi "cọp đã rụng hết răng" nên xem thường. Gọi tôi là bị Cọp nó Lôi. Buồn lắm... Nhưng thực tế là vậy. Già rồi, có muốn chửi, nhưng cũng không có sức.

Lôi Hổ có cái tên lâu năm từ những năm tháng ở Huế, ở Đà Nẵng. Dân ngoài đó gọi những người lính không số quân. Họ không phải là Lính của VNCH. Họ là những người Lính do Mỹ tuyển mộ, thuê mướn. Người Mỹ chỉ huy, huấn luyện, trả lương. Từ Biệt Kích canh gác doanh trại, cho đến những Biệt kích nhẩy vào rừng. Nhưng vì, đất là đất của VNCH. Cho nên, các căn cứ này đều có những Sĩ Quan, binh sĩ của VNCH hợp tác. Cái chính là giấy phép. Vì Mỹ cấp giấy phép đâu có được. Ra đường vẫn có thể bị bắt và đưa đi Quân Dịch. Toán Trưởng Mỹ đưa danh sách người cần đi phép. Phía VNCH ký cho hợp thức hóa. Còn nhiều nguyên nhân khác. Nhưng chỉ nói một khía cạnh của vấn đề.

Những Biệt Kích này lương được Mỹ trả lương cao, thậm chí còn cao hơn Sĩ Quan VNCH. Lại không có "quân phong, quân kỷ". Nên không mấy được phía mấy vi VNCH có cảm tình. Thí dụ : Biệt kích không được quyền đội Nón Đỏ, chỉ được đội nón Bo Vành. Các Sĩ Quan khi có gì không bằng lòng, không thể phạt hay lấy uy. Giận quá, gọi đó là những "thằng Biệt Kích" cho xong chuyện. Mãi cho đến năm 1972. Mỹ về nước. Biệt Kích giải tán. Những Biệt Kích không số quân được đưa đi làm thủ tục giấy tờ là Lính VNCH, có số quân. Cấp bậc hầu hết là Binh Nhì. Cũng chẳng cần phải 3 tháng quân trường. Nên chào kính cũng "trớt qướt". Nên ngay cả sau này, chuyện "chào kính". Các vị Sĩ Quan, không thèm "chấp" với những người Lính có gốc từ Biệt Kích chuyển qua.

Có một lần, tôi về BCH/ Sở Liên Lạc. Tôi đi ngược chiều với Thiếu Tá Riềng/ Trưởng Phòng 1. Ông gốc Dù, tính kỷ luật cao độ. Tôi tỉnh bơ đi ngang không chào. Ông quay người lại.

- Anh kia, sao gặp tôi không chào, cấp bậc gì, tên gì ?

- Dạ, Biệt Kích Thiếu Tá.

Ông quay lưng bỏ đi mà không nói thêm câu nào. Nói chung , Nha Kỹ Thuật không tuyển Lính mà 100% đều lấy từ quân trường Sĩ Quan và Hạ Sĩ Quan. Lính thì chỉ con sót nhờ thời Biệt Kích chuyển qua. Tôi cố giải thích như thế là chữ Biệt Kích từ đầu đến cuối, ở trong đơn vị để ám chỉ NKTnhững người Lính có cấp bậc thấp nhất, ít chữ nhất, vô kỷ luật nhiều nhất. Cũng có một số Lính chuyển về NKT từ Lực Lượng Đặc Biệt, con số này không nhiều.

Đến thời của tôi. Học hỏi từ những đàn anh Biệt kích như Nguyễn Văn Châu ( Châu Lác) Nguyễn Văn Nhỏ , Võ Văn Thành Long, Ngô Quý Hồng, Nguyễn Mạnh Cường. v.v...Chúng tôi thương mến nhau, giúp đỡ nhau. Vì Biệt Kích mỗi ngày một hiếm đi. Ai đào ngũ thì không biết. Chứ đám Biệt Kích chúng tôi không đào ngũ. Có nhiều nguyên nhân. Không phải là vì Biệt Kích là anh hùng. Biệt Kích được các quân binh chủng khác nể trọng. Mà là vì:

1/ Tháng nào, chúng tôi có ít nhất 2 lần về phép Sài Gòn. Cứ sau 1 lần xâm nhập 6 ngày 5 đêm là có 3 ngày phép. Một tháng chúng tôi có 2 lần đi hành quân. Giống như vừa nói chuyện với Toán Trưởng Phong Tay Sáng hôm tuần trước. Riết rồi đi phép về Sài Gòn mà không có tiền xe. Trong khi các Quân, Binh Chủng khác. Cả năm không thể có phép về thăm nhà, vì nhu cầu chiến trường.

2/ Đi hành quân xong. Về căn cứ xuất phát. Lúc nào cũng sạch sẽ. Ngủ giường nệm, quần áo ủi hồ, chẳng phải canh gác làm gì cả. Cứ như đang ở nhà.

3/ Rất khó chết. Dù rằng mục tiêu lúc nào cũng nguy hiểm. Chỉ vài người chui rúc trong mật khu địch, có hàng trăm, hàng ngàn bộ đội. Nhưng vì nhiệm vụ là lấy tin tức, chụp hình, nặng quá thì bắt tù binh. Chứ không phải là dân đánh nhau. Xui lắm, tao ngộ chiến. Chạy nhanh, chạy giỏi thì vẫn giữ được mạng. Có người đàn anh tên là Mỹ Mù nói chuyện với các quân binh khác rằng " Nếu nói đến đánh nhau, chúng tôi đánh còn thua mấy anh Địa Phương Quân". Đúng thật như thế . Lôi Hổ "Tam thập lục kế. Vi Tẩu là thượng sách."

Đó là nguyên nhân tôi mê Lôi Hổ.

Qua Mỹ, Mấy ông Nha Kỹ Thuật "nổ không cần hà tiện". Nổ không cần biết các Quân Binh Chủng có buồn hay không. Nổ nước miếng bị gió thổi ngược bắn ngược trở lại miệng mình. Tưởng giảm tốc độ. Nhưng không... Nổ còn bạo hơn nữa. Mới tuần Đại Hội NKT, có anh khác binh chủng hỏi anh Chung Tử Ngọc " Ngày xưa, mấy anh trước khi đi hành quân đều lãnh tiền tử hết hả". Chung Tử Ngọc phải đính chính là " làm gì có chuyện đó." Không nổ thì sao có câu hỏi vậy. Hay "tụi tôi là bay ra Hạm Đội 7 thế này, thế nọ.". Mấy Ba ơi, ra Hạm Đội 7 làm gì. Bộ ngắm Cá heo hả. Mắc cỡ quá chừng chừng. Tui độn thổ cũng không kịp khi mấy Ba nổ còn hơn pháo 130 ly.

Còn cái đám Biệt Kích ngày xưa bị khó dễ, bị xem thường. Không biết tại sao. Bây giờ mấy quan lại lấy, lại tự xưng là Biệt Kích Trung Úy Nguyễn văn D....Sao kỳ dzậy. Cái từ Biệt Kích là của những thằng Lính thiếu quân phong, quân kỷ, của những thằng không số quân mới được xài. Sao bây giờ lại...mượn vậy. Hãy trả lại cho chúng tôi 2 chữ này. Biệt Kích là chữ những thằng không số quân, không cấp bậc. Mong lắm thay.



Sơn Cao - CVA NK: 66-73

Aucune description de photo disponible.
Aucune description de photo disponible.
Aucune description de photo disponible.
Phù hiệu Biệt Kích Lôi Hổ

Aucune description de photo disponible.
Đọc thêm một bài viết khác rất hay về đội quân này.

Bài đọc để suy ngẫm: Biệt Kích  Lôi Hổ qua "Huyền Thoại Biệt Kích Cowboy" của tác giả Orchid Thanh Lê.


Aucune description de photo disponible.

Aucune description de photo disponible.




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire