Kính mời quý anh chị đọc những bản tin được đăng trên Internet để hiểu thêm một vài giả thuyết mà báo chí thế giới đã nêu ra.
Một ngày nào đó, có thể, nếu còn nhân chứng và nếu những người này chịu tiết lộ sự thật, thì có lẽ cũng chỉ là huyền thoại.
Những bài dưới đây không do tôi viết ra, tôi chỉ là người ghi lại sự kiện xã hội trong cơn đại dịch Corona virus.
Caroline Thanh Hương
Điều tra của Hoa Kỳ về mối quan hệ của Đại học Texas và phòng thí nghiệm Vũ Hán
Mặc dù các nhà khoa học cho rằng virus có nguồn gốc tự nhiên, các nhà điều tra lại đang xem xét giả thuyết rằng virus này đã “trốn thoát” từ Viện Virus học Vũ Hán.
Tổng thống Donald Trump, trong bài phát biểu hôm thứ Năm (1/5), tuyên bố rằng đã có bằng chứng ủng hộ giả thuyết virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm, và Hoa Kỳ hiện đang nghiên cứu về “đường thoát ra” của virus.
“Dù đó là sai lầm nối tiếp sai lầm hay là sản phẩm của một ‘âm mưu’ nào đó, thì đây vẫn là một điều thật khủng khiếp”, Tổng thống Trump nói.
Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, cơ quan thu thập và trao đổi thông tin cho trang web của các cơ quan gián điệp Hoa Kỳ, cho biết họ tán thành với ý kiến của các nhà khoa học rằng virus này không phải là nhân tạo. Nhưng họ vẫn đang tiến hành điều tra để xác định nguồn gốc của đại dịch toàn cầu, vốn đã khiến hơn 220.000 người tử vong trên toàn thế giới.
Cơ quan Tình báo cho biết các cơ quan liên bang cũng đồng tình với ý kiến của giới khoa học rằng virus COVID-19 không phải nhân tạo hay là sản phẩm biến đổi gen.
Tuy nhiên, cơ quan này vẫn tiếp tục xem xét một cách nghiêm túc các thông tin cập nhật, để xác định nguồn gốc của virus là do tiếp xúc với động vật bị nhiễm hay là từ một “tai nạn” ở phòng thí nghiệm của Vũ Hán.
Ngày 24/4/2020, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã có thư yêu cầu Trường Đại học Texas (UT) cung cấp các tài liệu liên quan đến: mối quan hệ tiềm năng với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cùng với hàng chục trường đại học và công ty của Trung Quốc, bao gồm cả những đơn vị có liên quan đến chính quyền nước này.
Trong khoảng thời gian từ ngày 6/6/2014 đến ngày 3/6/2019, UT báo cáo đã ký khoảng 24 hợp đồng với nhiều trường đại học công lập khác nhau của Trung Quốc và 10 hợp đồng với Huawei Technologies, tổng giá trị các hợp đồng là 12.987.896 USD.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu UT có báo cáo hay không về các thông tin liên quan đến tất cả quà tặng mà trường này nhận, và hợp đồng mà trường đã ký kết với Viện Virus học Vũ Hán, cũng như các cơ quan nước ngoài có liên quan đến chính quyền Trung Quốc, bao gồm cả các tổ chức làm “cánh tay nối dài” của chính quyền nước này.
Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cho biết họ đang yêu cầu UT cung cấp một loạt hồ sơ, bao gồm: bản sao thỏa thuận nhận quà tặng hay ủng hộ của trường với các đối tác nước ngoài, thông tin liên hệ của nhân viên phụ trách hoạt động đó; để đánh giá xem liệu UT có tuân thủ luật pháp liên bang hay không.
Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cũng yêu cầu UT báo cáo danh sách quà tặng và hợp đồng mà trường ký kết với Viện Virus học Vũ Hán, và nhà nghiên cứu Shi Zhengli - người có công trình nghiên cứu về loài dơi; nhằm tìm hiểu các khả năng sai phạm về tài chính liên quan đến nguồn tiền từ nước ngoài của nhóm các trường đại học Texas.
Một cán bộ quản lý của UT nói với The Wall Street rằng họ sẽ gửi phản hồi tới Bộ Giáo dục, và từ chối không cung cấp thông tin về “bất kỳ liên kết tiềm năng nào với các tổ chức nêu trong thư” cho tờ báo này.
Mối liên hệ với Canada
Yêu cầu của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ được đưa ra sau khi có báo cáo trước đó, rằng chính phủ Canada đã tài trợ cho một dự án nghiên cứu virus Corona Vũ Hán có liên quan đến sự hợp tác với Viện Virus học Vũ Hán. Một giáo sư của Đại học Alberta đã nhận được khoản tài trợ trị giá hơn 828.000 đô la Canada (tương đương 590.000 USD) để phát triển các xét nghiệm virus Corona Vũ Hán, theo Viện Nghiên cứu sức khỏe Canada, một cơ quan chính phủ, cho biết.
Dự án này nhằm mục đích phát triển các xét nghiệm COVID-19 nhanh chóng và rẻ tiền. Người nhận được tài trợ của chính phủ Canada là giáo sư Xiaochun Le, một nhà nghiên cứu độc học phân tích và môi trường tại Đại học Alberta.
Dự án của ông là một trong số hàng chục dự án được chính quyền Canada tài trợ trong thời gian gần đây liên quan đến COVID-19.
Các nhà chức trách Canada không cho biết lý do tại sao phòng thí nghiệm Vũ Hán được chọn để tham gia vào dự án này. Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ trưởng Y tế Canada Patty Hadju nói với tờ Globe and Mail của Canada, rằng trước khi được duyệt, các dự án nghiên cứu do Chính phủ Canada tài trợ phải trải qua việc thẩm định nghiêm ngặt của các chuyên gia độc lập của chính phủ.
Phát ngôn viên của Đại học Alberta cũng nói với tờ Globe and Mail rằng họ chọn phòng thí nghiệm Vũ Hán vì các nhà nghiên cứu ở đó có nhiều kinh nghiệm về các xét nghiệm virus Corona Vũ Hán. Viện Virus học Vũ Hán đã trở thành tâm điểm trong việc chính phủ Hoa Kỳ nỗ lực xác định chính xác quá trình khởi phát của bệnh dịch.
Năm 2018, các quan chức Mỹ đã đến thăm cơ sở thí nghiệm của Vũ Hán nhiều lần, và đã hai lần lên tiếng cảnh báo chính thức đối với Washington về sự thiếu an toàn của phòng thí nghiệm này, nơi các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu virus Corona từ dơi, theo Washington Post. Các quan chức này đã đưa ra khuyến cáo về mức độ an toàn và sự yếu kém về mặt quản lý tại phòng thí nghiệm Vũ Hán, và đề nghị Washington phải lưu ý cũng như hỗ trợ nhiều hơn.
Thùy Minh
Theo The Epoch Times
nguồn
https://www.ntdvn.com/the-gioi/dieu-tra-cua-hoa-ky-ve-moi-quan-he-cua-dai-hoc-texas-va-phong-thi-nghiem-vu-han-34791.html
Hoa Kỳ: Đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc là mối đe doạ đối với thế giới 15:31, 03/05/20
Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), phát hành ngày 28/4, các nhóm tôn giáo đều đang bị ĐCSTQ đàn áp, cụ thể gồm: Kitô giáo, Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo và Pháp Luân Công.
Bên trong Trung Quốc
Bắc Kinh đã xây dựng các trại giam để giam giữ khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo thuộc nhóm dân tộc thiểu số khác ở vùng Tân Cương phía tây Trung Quốc. Ở những nơi khác của Trung Quốc, chính quyền đã và đang phá hủy các nhà thờ và các nơi thờ phụng khác.Vào năm 2019, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giam vì từ chối từ bỏ đức tin của họ hoặc do chia sẻ tài liệu liên quan đến việc luyện tập, theo báo cáo trên ghi nhận.
Hàng loạt các vi phạm về tự do tôn giáo và sự thù địch ngày càng tăng từ ĐCSTQ với đức tin của con người cho thấy "chính quyền Trung Quốc vi phạm tự do tôn giáo tồi tệ nhất thế giới", Ủy viên USCIRF Gary L. Bauer nói với tờ Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn.
Dù Trung Quốc liên tục bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho vào danh sách "quốc gia cần quan tâm đặc biệt do có hồ sơ tồi tệ về tự do tôn giáo từ năm 1999", nhưng ông Bauer nói rằng ĐCSTQ cần được định danh chính xác hơn vì bản chất còn tồi tệ hơn.
"Chính quyền Trung Quốc tuyên chiến với tất cả các tín ngưỡng tôn giáo", ông Bauer nói.
"Trong mọi trường hợp, thông điệp mà ĐCSTQ đưa ra là không một công dân nào của Trung Quốc được tin vào bất cứ điều gì nhiều hơn ĐCSTQ", ông Bauer nói. "Ở đó, không được tin vào Thần Phật khi có ĐCSTQ. Điều này là một sự ô nhục, một mối đe dọa đối với thế giới".
Ông Bauer cũng lên án hành động "vô nhân tính" của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù. Ông nói rằng đó là "việc không thể chấp nhận được đối với bất kỳ quốc gia văn minh nào".
Xuất khẩu vi phạm nhân quyền ra quốc tế
Có những dấu hiệu đáng báo động rằng ĐCSTQ đang truyền hành động vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới, báo cáo trên cho biết.Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) chỉ trích các nhà ngoại giao Trung Quốc do liên tục chống lại các tổ chức quốc tế về quyền con người như Liên Hợp Quốc khi Ủy ban này nhấn mạnh một vụ việc diễn ra vào tháng 2, Bắc Kinh đã phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an về việc bảo vệ người tị nạn Rohingya ở Miến Điện.
Báo cáo trên nêu rõ, công nghệ nhận dạng khuôn mặt, mà ĐCSTQ sử dụng để xây dựng một nhà nước giám sát toàn trị, đến nay đã phổ biến ở hơn 100 quốc gia. Công nghệ này cũng được dùng làm công cụ để nhắm mục tiêu vào các nhà bất đồng chính kiến.
Vào tháng 8/2019, cảnh sát ở Uzbekistan đã buộc khoảng 100 người Hồi giáo có râu phải cạo râu, với lý do là râu trên mặt làm giảm hiệu quả của máy ảnh nhận dạng khuôn mặt được sản xuất tại Trung Quốc, theo báo cáo.
Trớ trêu thay, vào tháng 3/2019, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, gồm 57 quốc gia có đa số ngưười dân tín ngưỡng Hồi giáo, đã ban hành một nghị quyết để khen ngợi Bắc Kinh về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc cho người Hồi giáo ở Trung Quốc và bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ.
"Đây là bằng chứng về một loại áp lực mà ĐCSTQ sẵn sàng gây ra để chống lại các nước khác".
Các nước châu Phi đang thiếu nợ Trung Quốc cũng bị áp lực và nhiều khả năng phải tuân theo các chỉ thị của ĐCSTQ, như việc bỏ tại tại Hội đồng Bảo an, ông Bauer cho biết.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, trong một cuộc họp cấp bộ trưởng về tự do tôn giáo vào tháng 7/2019, cho biết chính quyền Trung Quốc đã cố gắng ngăn cản các nước khác tham gia cuộc họp.
Trong báo cáo, USCIRF khuyến nghị chính phủ Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt cụ thể đối với các tội phạm liên quan đến vi phạm tự do tôn giáo đáng nghiêm trọng ở Trung Quốc. Trong đó gồm: đóng băng tài sản hoặc cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ; không cho phép Thế vận hội mùa đông năm 2022 được tổ chức tại Bắc Kinh do chính phủ nước này vi phạm tự do tôn giáo; và tăng cường các nỗ lực chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Hoa Kỳ khi ĐCSTQ tìm cách dập tắt các chỉ trích đối với Bắc Kinh.
Ủy ban sẽ tiếp tục phê phán các hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, ông Bauer nói.
"Chúng tôi không thể cho phép chế độ cộng sản Trung Quốc trở thành hình mẫu cho các quốc gia khác và dạy dỗ các quốc gia này bác bỏ quyền cơ bản của con người".
Lý Minh
https://www.ntdvn.com/the-gioi/hoa-ky-dan-ap-ton-giao-o-trung-quoc-la-moi-de-doa-doi-voi-the-gioi-34801.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire