caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 31 décembre 2022

Ôn cổ tri tân với những bài thơ của anh Trần Văn Lương và anh Huy Văn.

tt

 Kính mời quý anh chị thưởng thức những bài thơ của anh Trần Văn Lương và thơ của anh Huy Văn.

Thơ của hai anh it´ khi nào vui vì các anh mang luôn có một nỗi niềm nhớ quê hương tha thiết và luôn mang một ngày về thăm lại quê nhà.

Ôn cổ tri tân để mừng chúng ta còn sống đến ngày hôm nay sau khi qua nhiều thử thách và trận đại dịch, có lẽ chúng ta còn một sứ mệnh để ngồi viết lại nỗi niềm đau thương của người tỵ nạn xứ người. 

Nếu anh Huy Văn viết lời thơ


"Khúc bi ca mang hương xưa vào mộng
Giá băng đang bàng bạc quyện không gian
Bóng cố hương nhòa trong trời đất rộng
Đêm còn dài, người vẫn đợi ánh quang."
HUY VĂN
 
" Với thân phận của người dân mất nước,

Mộng trở về đã vượt khỏi tầm tay.

Nhìn quốc kỳ họ ngạo nghễ tung bay,

Mà cảm thấy buồn thay cho đất mẹ."
thơ Trần Văn Lương
 

Cám ơn anh Trần Văn Lương, anh Huy Văn đã gửi những bài thơ hay, đọc xong khó mà quên được từ nơi nào mình đến.

Ngày hôm nay, nhìn và thấy chiến tranh giữa Ukraine và Nga, thật ngậm ngùi cho đất nước Việt Nam đã không có một vị chỉ huy can đảm như Volodymyr Zelensky.

Caroline Thanh Hương

Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần.

 

Dạo:

        Mịt mù bóng tối đường xa,

Đơn côi chẳng biết quê nhà chốn nao.

 

Cóc cuối tuần:

 

   

,

.

    , 
    . 

       

 

Âm Hán Việt:

 

   Đông Dạ Hành

Tạp lãng nhiễu phù bình,

Cuồng vân yểm dạ tinh.

Minh minh cô khách lộ,

Hạo hạo cố hương tình.

     Trần Văn Lương

 

Dịch nghĩa:

 

           Bài Hát Đêm Đông

Những con sóng tạp nhạp quấy rối đám bèo trôi,

Mây điên rồ che lấp sao đêm.

Tối tăm (thay) con đường đi của người khách cô độc,

Mênh mông (thay) mối tình (đối với) quê cũ.

 

Phỏng dịch thơ:

 

  Bài Hát Đêm Đông

Sóng vỗ cánh bèo trôi,

Sao khuya lụn tắt rồi.

Đơn côi đường lữ thứ,

Thương nhớ thuở nào nguôi.

        Trần Văn Lương

          Cali, 12/2022

 

Lời than của Phi Dã Thiền Sư:

     Đêm đông, cánh bèo trôi giạt vẫn không được yên thân.

     Và le lói trên không một ánh sao hy vọng cũng bị đám

mây cuồng điên che mất! 

      Buồn thay, trên con đường đời tối tăm giờ chỉ còn thấy

bóng một người lữ hành cô độc đang gửi lòng về cố hương.

      Hỡi ơi!

 

 

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

  

Dạo:

         Miệt mài cảnh lạ đường xa,

Ngậm ngùi nhớ đến quê nhà năm nao.

 

Cóc cuối tuần:

 

         Đường Xa Nhớ Lại

 

        (Để nhớ lại những ngày lang thang

           ở Nam Mỹ gần hai tháng trước)

 

Đường đất lạ, lang thang quên ngày tháng,

Mảng vui chơi nên sáng tối chẳng nề,

Lóc cóc từ thành thị tới thôn quê,

Luôn háo hức nghĩ về nơi sắp đến.

 

Chiều mới tắt và xe vừa cặp bến,

Đã vội vàng lo tính chuyện ngày mai,

Bụng rỗng không với đầu óc mệt nhoài,

Vẽ vời cảnh tương lai mình sẽ thấy.

 

Có lắm lúc mặt trời chưa thức dậy,

Đã lên đường, chạy nhảy muốn mòn hơi,

Để đủ giờ xem cảnh đẹp khắp nơi,

Thăm di tích của những thời xưa cũ.

 

Dù có ít thời gian cho ăn, ngủ,

Nhờ Trời thương, vẫn đủ sức rong chơi,

Vẫn lê la, dù xương cốt mỏi rời,

Vui được thấy bao cảnh đời khác biệt.

 

Đường ngược xuôi mải miết,

Nhưng những lần thấm mệt tạm dừng chân,

Lại chợt thấy bần thần,

Tưởng quê cũ đang gần trong gang tấc.

 

Nhưng ngay đó vội giật mình tỉnh giấc,

Thấy mình còn đang khất khưởng lang thang,

Đang tham lam ngấu nghiến những dặm đàng,

Vui cất bước chẳng màng chi sương gió.

 

Những đất nước mình đang thăm viếng đó,

Người dân dù nghèo khó vẫn an nhiên,

Sống một đời thật lương thiện bình yên,

Tuyệt hiếm có thói "bưng biền" lừa đảo.

 

Dẫu coi trọng túc cầu như tôn giáo,

Thắng hay thua, chuyện cơm cháo bình thường,

Chẳng có ai trần trụi nhảy ra đường,

Để hô hoán quê hương mình "vĩ đại"!

 

Ngược thời gian nhìn lại,

Chợt rưng rưng tê tái trong lòng, 

Thuở Sài Gòn là "Hòn Ngọc Viễn Đông",

Nơi đây có mấy ai hòng sánh được!

 

Với thân phận của người dân mất nước,

Mộng trở về đã vượt khỏi tầm tay.

Nhìn quốc kỳ họ ngạo nghễ tung bay,

Mà cảm thấy buồn thay cho đất mẹ.

 

Tháng Tư đó, ngày sẩy đàn tan nghé,

Cờ với người chịu ngàn lẽ đắng cay.

Rồi cả hai, Trời cho được gặp may,

Cùng tỵ nạn giờ đây trên đất lạ.

                         x

                    x        x

Càng nghĩ đến, càng nao nao tấc dạ,

Mình mãi là một gã mất quê hương,

Nên khi nhìn ngắm cảnh đẹp tha phương,

Lại nghe nhói vết thương đời biệt xứ.

 

Gần đi trọn hết chặng đường lữ thứ,

Ngày qua ngày, nỗi nhớ lại càng sâu,

Cuồn cuộn bóng mây sầu,

Chút hy vọng từ lâu đà sớm tắt.

 

Nỗi quốc hận dẫu muôn năm dằng dặc,

Và đời mình thoáng mắt sẽ vù qua,

Nhưng khi hay cảnh sống ở quê nhà,

Lòng không khỏi xót xa cùng ngao ngán.

 

Giang san đã rơi vào tay giặc Hán,

Dân Việt giờ biết tỵ nạn về đâu,

Và con cháu ngày sau,

Có còn biết đến niềm đau mất nước?

                Trần Văn Lương

                  Cali, 11/2022

 

Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần.

 

Dạo:

      Người soi gương khuất từ lâu,

Sao còn lây lất bóng sầu trong gương.

 

Cóc cuối tuần:

 

      

,

.

      ,
      .

             

 

Âm Hán Việt:

 

         Vạn Cổ Sầu

Đối kính quyên quyên cử tửu chung,

Kính tiền, kính lý, lưỡng sầu dung.

Hung hung thiên cổ hào môn ngoại,

Nhân tử, sầu do tại kính trung.

           Trần Văn Lương

 

Dịch nghĩa:

 

           Sầu Vạn Cổ

Đối diện (tấm) gương, buồn bã nâng chén rượu,

Trước gương, trong gương, hai khuôn mặt sầu.

Thiên cổ rầm rĩ kêu gào ngoài cửa,

Người chết, (nhưng) nỗi sầu vẫn còn tồn tại ở trong gương.

 

 

Phỏng dịch thơ:

 

          Nỗi Sầu Vạn Cổ

Đứng trước gương nâng chén bể dâu,

Người cùng bóng khổ lặng nhìn nhau.

Con tàu thiên cổ người xuôi mái,

Còn mãi trong gương một bóng sầu.

             Trần Văn Lương

               Cali, 10/2022

 

 

 

Lời than của Phi Dã Thiền Sư:

     Người chết được mệnh danh là người "thiên cổ" trong khi nỗi sầu lại được gọi là "vạn cổ" sầu!

     Sao lạ vậy? "Vạn" lớn hơn "thiên" cả chục lần kia mà!

    Phải chăng thiên hạ muốn bảo rằng nỗi sầu đau luôn kéo dài hơn kiếp người dù ở bên này hay bên kia thế giới? Quả thật, nhiều thế hệ tỵ nạn đã, đang và sẽ qua đi, nhưng nỗi sầu mất nước vẫn còn luôn tồn tại.

     Than ôi, người soi gương đã khuất mà chiếc bóng sầu vẫn còn mãi trong gương!

     Quả có lý này ư? Đến đây rồi thì lão tăng mù tịt!

     Hỡi ơi!

 

 

 

Kính chuyển
HV (HVC )

ĐÊM TÌM HƯƠNG QUÁ KHỨ
Gõ phách lạc, hát nghêu ngao mấy khúc
Nặng hồn sầu, đêm viễn phố lung linh
Ngồi đối bóng nhìn giọt đen đáy cốc
Thời gian như lắng đọng với u tình.
 
Tim rung mãi điệu Hời thương quá khứ
Nhớ rưng rưng trang sử lắm nghiệt oan
Người trầm mặc giữa sóng cuồng, mưa lũ
Đời như mây tán, tụ chốn bạt ngàn!
 
Đêm băng giá dệt mù sương lữ thứ
Thấm trong hồn từng ảo giác đông miên
Như con nước nhớ đò xưa, bến cũ
Lòng nhớ quê, nhớ cả lúc truân chuyên.
 
Bóng trùng khơi về ôm choàng ngõ tối
Màn sương buông, thăm thẳm lối mù tăm
Bên trí cạn treo nhánh phiền cô lữ
Đêm chập chùng và hồn chợt xa xăm.

Giọt buồn rơi vào lắng trầm viễn xứ
Ngụm đắng mang hoài cảm của ly tan
Hồn miên man giữa đêm trường tư lự
Bới tro than nhen nhúm lửa gọi đàn.

Khúc bi ca mang hương xưa vào mộng
Giá băng đang bàng bạc quyện không gian
Bóng cố hương nhòa trong trời đất rộng
Đêm còn dài, người vẫn đợi ánh quang.
HUY VĂN

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire