Ông Dương Phú Hiến bên chiếc tháp đốt trầm đời Thương - Chu
Kho đồ cổ triệu đô giữa lòng Hà Nội
(Tin tuc) - Nhiều món cổ vật được ông Hiến sưu tầm có giá lên đến cả triệu đô.
Được biết tới là người đàn ông
“triệu đô” với hàng vạn cổ vật quý hiếm nhưng ông Dương Phú Hiến mà
chúng tôi tiếp xúc có phong thái giản dị đến lạ thường. Ông cho biết,
điều ông tâm đắc nhất là giới thiệu được những món cổ vật độc đáo ông
sưu tầm được với bạn bè quốc tế, để họ có cái nhìn ngày càng thay đổi về
Việt Nam.
Ông Dương Phú Hiến bên cạnh một món đồ cổ đắt giá.
Bén duyên từ truyền thống gia đình
Trong căn nhà mà cổ vật chật kín
cả 4 tầng, chủ nhân chỉ còn một không gian rất khiêm tốn để... ở. Ông
Hiến quan niệm, mỗi cổ vật cũng giống như một cuốn sách, nếu cuốn sách
ấy chỉ được một người đọc thì chỉ một người hiểu, nhưng nếu được nhân ra
thì sẽ giúp cho nhiều người biết đến.
Bộ sưu tập cổ vật đời Thương - Chu và đời Thanh vô cùng quý hiếm của ông Hiến.
Chiếc vương miện đời Tấn - Tần xuất hiện khoảng thế kỉ 7 - 8 trước công nguyên.
Ông Hiến cho biết, gia đình ông
từ đời cụ kỵ đã có thú vui sưu tầm cổ vật. Ông nội ông vẫn thường dạy:
Là người đàn ông cần có bốn cái dưỡng. Đó là chơi cây dưỡng tâm; chơi
chim dưỡng trí; chơi cổ vật dưỡng thần - tức thần thái, hoa văn, dáng
kiểu, nét vẽ; thờ Phật dưỡng tâm linh - tâm linh, luôn hướng thiện, làm
điều tốt. Với những xuất phát điểm ấy, ông đã trở thành một nhà sưu tầm
cổ vật có tiếng trong giới, và đã sưu tầm, gìn giữ những cổ vật của đất
nước và thế giới hơn 40 năm qua.
Chiếc bát vàng đựng yến thời Tấn - Tần được làm bằng vàng.
Hai chiếc chén làm bằng vàng đời Càn Long (thể kỉ 18 - 19), mỗi chiếc nặng 1,4 kg.
Là một người được đào tạo chuyên
ngành sử học, ông Hiến rất am hiểu về lịch sử Việt Nam. Ông tâm sự: “Tôi
nghĩ chơi đồ cổ cần phải có cái duyên và cái tâm. Bởi cổ vật cũng chính
là những kỷ vật linh thiêng, mang dấu ấn của người xưa... Ngoài điều
kiện về kinh tế, niềm đam mê cổ vật, người chơi cần phải có sự am hiểu
sâu sắc, biết phân biệt thật giả và phải biết “nói chuyện” với những cổ
vật, để khám phá ra những giá trị và thông điệp lưu giữ trên từng món
đồ”.
Chiếc chậu rửa đồ ngự dụng đời Thanh được làm bằng chất liệu vàng tráng men.
Tháp đốt trầm đời Thanh được làm bằng bạc, ra đời thế kỉ 18.
Cũng vì vậy mà ông Hiến không
ngần ngại đưa bộ sưu tập đồ cổ đặc biệt của mình ra giới thiệu. Có nhiều
đoàn đã đến tư gia của ông để được chiêm ngưỡng tận mắt những cổ vật mà
ở các bảo tàng tại Việt Nam không có. Đoàn nào ông cũng nhiệt tình đưa
đi tham quan ngôi nhà ken kín cổ vật. Ông say sưa nói với khách về từng
cổ vật với lịch sử, xuất xứ và tác dụng của nó. Thi thoảng cao hứng ông
còn mang đàn guitar ra vừa đệm đàn vừa hát cùng cả đoàn khách.
Những “báu vật” chưa từng công bố
Giới chơi cổ vật thường kháo nhau
về ông, người sở hữu nhiều cổ vật nhất Việt Nam, với trên 4.000 cổ vật.
Đặc biệt, loạt sản phẩm ấn tượng nhất trong bộ sưu tập của ông là các
bảo vật đời Thương - Chu, có niên đại cách đây khoảng 5.000 năm. Trong
số đó phải kể đến chiếc ấm uống rượu hình còn vịt. Chiếc ấm này có quai
hình con rồng, phía trên nắp có gắn xích. Một số thương gia người Đài
Loan nghe tiếng tìm đến và trả giá lên tới hàng triệu USD để mua "báu
vật" này, nhưng ông Hiến từ chối.
Ấm rót rượu hình con vịt đời Thương - Chu (cách đây khoảng 5.000 năm) được coi là "Thế giới bảo".
Chiếc mũ vàng dành cho vua chúa đi săn của vua Càn Long (đời Thanh, Trung Quốc).
Ngoài ra, sản phẩm được xem có
giá trị nhất là chiếc ấm hâm rượu hình vuông, dưới đáy có minh văn (chữ
viết). Chiếc ấm này được làm bằng hợp kim đồng, ở giữa có đầu rồng. Hiện
chủ nhân và nhiều người cũng chưa định giá được món cổ vật này, chỉ
biết trên thế giới khó có thể kiếm ra được cái thứ 2.
Chiếc ấm hình vuông đời Thương - Chu, cao 23,5 cm; dưới đáy có minh văn (chữ viết) được chế tác cách đây hơn 5.000 năm.
Ông Hiến còn sở hữu bộ sưu tập ấm
chén cổ độc đáo. Đó là bộ ấm chén làm bằng vàng nạm ngọc, đời nhà
Thanh. "Bộ ấm chén được vua Càn Long sử dụng trong việc tiếp đãi quần
thần và khách quý. Đã nhiều người ngỏ ý mua nhưng ông nhất quyết không
bán", ông Hiến cho biết.
|
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire