Chuyện rất ngắn cho quê hương
Hình ảnh
Tui
hổng khoái chụp hình chút nào, vì biết mình không đẹp trai cũng chẳng
ăn ảnh. Hồi mới từ trại tị nạn sang Cali, bà xã xin riết nên tui có chụp
một tấm gởi về Việt Nam. Vài năm sau vợ tui biên thơ xin nữa, nói là
nhớ quá và muốn xem tui lúc này ra sao. Tui lục tủ gởi hình đi, sau đó
bà xã cho biết tui đã gửi về tấm hình y hệt tấm trước!
Lẫm
đẩm mà đã gần 30 năm, tui đã bảo lãnh được vợ con sang Mỹ và nay đã có
cháu. Hôm nay cháu ngoại hỏi xin tấm hình của ông để làm bài về gia đình
nộp cho cô giáo, tui tìm mãi không ra tấm nào. Nhìn trong kiếng tui
thấy ông già nào lạ hoắc nhìn mình. Chèn ơi tui đây sao, nhận hổng ra!
Dù sao chắc cũng phải chụp một "bô", vừa đưa cho cháu làm bài, vừa để
sẵn rủi chết có tấm hình chưng bàn thờ.
Tui
bỗng nhìn lại cuộc đời mình, không những hình dáng bên ngoài mà hình
ảnh tui trong lòng mọi người coi bộ tệ quá. Vợ tui khóc riết vì tui luôn
cho mình là gia trưởng có quyền làm vua làm chúa. Con tui hồi nhỏ cũng
khổ sở vì tui khó tánh, không thông cảm với tuổi trẻ bên đây. Với cộng
đồng thì tui rất dị ứng. Thiệt ra những năm trước tui cũng có tham gia
sinh hoạt hội này hội kia, nhưng tui nóng thiên hạ nên chửi cho đã rồi
rút lui. Ra khỏi Hội rồi mà tui còn tức, viết thơ nặc danh, kiếm chuyện
trên diễn đàn làm nản lòng mọi người. Tui chẳng ưa ai nên có ai ưa tui
đâu, chắc chỉ có bọn Cộng Sản là thích vì tui đã vô tình làm
lợi cho chúng.
Hôm
nay chạnh lòng nghĩ lại, tui thấy mình đã trên 60, chắc phải làm gì để
hình ảnh trong lòng vợ con, bạn bè coi cho đỡ tệ một chút, coi vậy chứ
tui cũng biết mắc cở.
Ôi hình với ảnh! Tui quyết tâm sửa mình, để ráng thử xem sao!
Trịnh Tây Ninh
----
Mộng dữ
Tôi
không thể giải thích cho Michelle hiểu điều mình nghĩ, nên lặng lẽ nhìn
em. Tôi thương vợ thật nhiều, những năm sống chung, tôi thường mang lại
cho em những giây phút hụt hẫng, buồn sầu bất chợt vì tâm lý bất ổn của
mình. Tôi sinh ra với tâm hồn mẫn cảm, thể chất yếu ớt, chưa lớn thì
đất nước rơi vào tay Cộng Sản. Cha trong trại tù cải tạo, mẹ cố gắng
dành dụm để mang tôi đi vượt biên - chuyến hải trình đầy máu và nước
mắt. Tôi vẫn thảng thốt ngồi bật dậy nửa đêm mà tưởng mình còn đang lênh
đênh giữa biển. Bọn hải tặc đã chém người, cưỡng hiếp và bắt má đi. Lúc
đó tôi là thằng bé 10 tuổi,
chỉ biết khóc. Tôi yêu Michelle vì em có nụ cười giống hệt miệng cười
của má, dù em là người Canada.
Hôm nay Michelle rủ tôi đi du lịch Thái Lan, vé máy bay đang rất rẻ. Tôi lắp bắp:
-Anh không đi Thái Lan.
Michelle cười, không nhận ra tôi đang bị giao động:
- Nước Thái đẹp lắm, lại có nhiều chùa chiền, anh thích đi Chùa lắm mà!
Tôi
muốn nói Thái Lan có nhiều Chùa, mà cũng có rất nhiểu hải tặc, nhưng
tôi biết Michelle sẽ không hiểu. Sẽ không một dân tộc nào, không một ai
hiểu được nếu chưa một lần qua cơn ác mộng như tôi.….
Trịnh Tây Ninh
----
Oan hồn
Tôi
tên Trần Văn Tiến, sinh tại Phát Diệm miền Bắc. Năm 1954, bố mẹ dắt tôi
vào Nam trốn cộng sản. Tôi lớn lên tại Saigon, trở thành sĩ quan, lấy
vợ có con đời sống thật tốt đẹp. Năm 1975, tôi "đi" - nhưng không phải
ra hải ngoại mà là khăn gói đi "cải tạo".
Gọi
là “học tập” mà suốt ngày bị nghe sỉ nhục và làm việc vất vả. Bắt đầu
là Đá Bạc, Cà Mau để khai hoang vùng U Minh. Khai hoang xong khoảng hai
năm chúng tôi bị chuyển sang Nam Thái Sơn, Rạch Giá. Ngày ngày dưới chân
núi Thất Sơn đào kinh thủy lợi “mút chỉ”. Nơi đây nước phèn
trong veo chua lè không có cọng rau, con cá nào sống được ngoại trừ
chuột. Anh em cải tạo phải uống nước phèn lọc qua tro củi và bắt chuột
ăn cho đỡ đói.
Tôi
cắn răng chịu đựng mong ngày mãn tù về với gia đình, thân phận người
lính mất vũ khí biết làm sao hơn. Một hôm trên đường lao động gánh nước,
tôi thấy bóng con rắn khá to bò phía trước. Tôi biết nó là rắn hiền,
của này mà bắt được thì no mấy bữa. Tôi mê mải đuổi theo rồi lạc mất,
tìm mãi không thấy đường về. Sẵn không thấy quản giáo, tôi trốn trại tìm
về hướng nhà dân, cứ liều biết đâu thoát! Nhưng sau mấy đói khát, lên
cơn sốt rét và chứng kiết lỵ kinh niên, tôi chết gục bên bờ kinh.
Tôi
chết tức tưởi không siêu thoát được, hồn vất vưởng mãi ở con kinh. Nếu
có ai tốt bụng muốn làm phước, xin tới phía nam núi Thất Sơn, bên cạnh
cây tràm lớn nhất có gốc cây chẻ làm ba, sẽ thấy xương cốt tôi ở đó. Xin
đem tôi về chôn cất dùm, vợ con tôi đã vùi thây trên biển khi vượt
biên, tôi không còn ai là thân nhân cả.
Trịnh Tây Ninh
---
Trị bệnh
Làm
nghề trị bệnh tâm lý tính ra cũng khổ dù lương tương đối cao. Suốt ngày
phải lắng nghe bệnh nhân ca kệ than thở, có khi mình cũng bị khủng
hoảng tinh thần theo. Nhưng cái khó không phải ở chỗ nghe bệnh nhân nói,
mà là làm sao để nắm được điều con bệnh chạy trốn sự thật, dấu diếm
không dám nói ra. Khi trút được những gì thầm kín thì coi như có cơ hội
chữa lành rồi.
Lần
này bệnh nhân của tôi là người Việt Nam. Chị rất dễ thương tuy ít nói
và bị trầm cảm rất nặng. Chị dùng quá nhiều thuốc an thần nên người phờ
phạc lơ láo. Chị bị chồng bỏ, nhưng tôi thấy rõ chị không bệnh vì tiếc
chồng. Chị coi thường ông và sống rất tự lập sau ngày ly thân. Qua nhiều
ngày theo dõi và gợi ý, tôi nhận ra chị bị khủng hoảng vì ông chồng đã
nhắc lại chuyện chị bị cướp biển làm nhục trên đường vượt biên. Ông diễu
cợt, bươi móc chuyện cũ để có lý do về Việt Nam lấy bồ nhí. Chị đau lắm
vì những ám ảnh cũ lại hiện về làm mất ngủ, thậm chí chị trốn tránh
không tiếp xúc với
ai.
Biết được nguyên nhân căn bệnh, tôi chuyển chị cho thầy tôi, một Bác sĩ Tâm Lý người Canada giàu kinh nghiệm. Chị năn nỉ:
- Tôi thấy mến cô lắm, tiếng Anh lại không rành, cô giúp tôi đi đừng giao cho người khác.
Tôi
cười nghẹn ngào, tôi không thể nói mình không trị bệnh cho chị được vì
chính bản thân cũng từng bị hải tặc dày vò. Bao nhiêu năm nay tôi vẫn
còn sợ và không dám lấy chồng, cũng chưa hề thổ lộ chuyện này với người
khác. Không trị bệnh cho mình được, tôi còn dám mong chữa trị cho ai!
Trịnh Tây Ninh
----
Bố tôi
Bố
tôi là một công chức thời Việt Nam Cộng Hòa, có tiếng là thanh liêm.
Sau 30 tháng 4, 1975, căn nhà đang ở bị tịch thu làm cơ quan nhà nước,
gia đình phải đi Kinh Tế Mới. Đi “cải tạo” nhiều năm về, bố yếu và buồn
hơn bao giờ, nhưng ông vẫn luôn an ủi mẹ: Cả nước còn mất, thì những cái
mình mất đâu thấm thía gì! Ông ra sức làm rẫy, chống chõi với cuộc sống
khắc nghiệt. Cũng may, cuối cùng cả nhà được qua Mỹ theo diện HO, dù
muộn màng nhưng chúng tôi rất vui bắt đầu cuộc sống mới.
Bố
đã già nên chỉ ở nhà lo các việc lặt vặt. Ông giành rửa chén vì mẹ đã
phải nấu ăn, vì muốn để con dâu được rảnh rỗi lo cho cháu. Chúng tôi
cũng xót ruột, nhưng ông bảo: Bố thấy mình vô tích sự, hãy để bố làm
chút việc cho khuây khỏa.
Ngày
ngày ông đọc sách báo, xem tin tức trên computer, quan tâm tới sinh
hoạt cộng đồng, tình hình tại quê nhà. Ông xót xa khi biết dân nghèo
khổ, phải bán thân làm cô dâu Đài Loan, Đại Hàn, phải đi lao động nước
ngoài rồi bị chèn ép. Ông đau lòng vì nạn hối lộ, bất công khắp nơi. Dân
nghèo nằm la liệt tại hành lang các bệnh viện nhưng không được chữa vì
không thuộc diện ưu tiên cán bộ. Chưa lúc nào cuộc sống tệ như bây giờ!
Gần đây mắt quá kém không xem tin tức được, nên ông chờ chúng tôi đi làm về để hỏi thăm tình hình thế giới. Những ngày cuộc Cách Mạng Hoa Lài bùng nổ tại Tunisia, Ai Cập, rồi lan qua Lybia, ông vui mừng ra mặt. Ngày nào cũng hồi hộp hỏi tin, mong ánh sáng lan tới Việt Nam. Tết năm nay, tôi mua tặng bố chậu bông lài, bố thích lắm ngày ngày chăm bón, mong lài trổ bông.
Gần đây mắt quá kém không xem tin tức được, nên ông chờ chúng tôi đi làm về để hỏi thăm tình hình thế giới. Những ngày cuộc Cách Mạng Hoa Lài bùng nổ tại Tunisia, Ai Cập, rồi lan qua Lybia, ông vui mừng ra mặt. Ngày nào cũng hồi hộp hỏi tin, mong ánh sáng lan tới Việt Nam. Tết năm nay, tôi mua tặng bố chậu bông lài, bố thích lắm ngày ngày chăm bón, mong lài trổ bông.
Thế
nhưng bố ra đi bất ngờ trong một cơn đau tim, để lại trong lòng chúng
tôi nhiều thương tiếc. Mỗi khi đi thăm mộ, chúng tôi đều đem hương hoa
tới cắm. Tôi mong có ngày Việt Nam thật sự đổi mới, để tôi được cắm trên
mộ phần bố một bó hoa lài tươi trắng ý nghĩa, bố dưới suối vàng chắc
cũng vui lây …
Trịnh Tây Ninh
---
Chiếc vòng đeo tay
Bà Hai thổi nến trên bánh sinh nhật, mỉm cười hạnh phúc trong tiếng vỗ tay, trong sự sum họp của con cháu, bạn bè. Tay bà đeo cái vòng bằng thiếc rất đơn sơ, đứa cháu gái ngây thơ hỏi: “Bà ơi, sao bà đeo cái này xấu quá vậy!” Khách tham dự chắc cũng thầm thắc mắc, gia đình bà giàu có tới mấy đứa con bác sĩ, tổ chức sinh nhật lớn như vậy, sao bà không đeo vòng vàng kim cương khoe của. Bà Hai nhìn cái vòng thương mến, ký ức lại hiện về….
Ngày ấy ông Hai đi “cải tạo”. Thì cũng như bao nhiêu người đàn bà Việt Nam khác, bà Hai phải gồng gánh gia đình, chắt bóp tiền mua quà “thăm nuôi” chồng nơi trại cải tạo. Nhà thì cán bộ Cộng Sản đã tịch thu để làm Cơ Sở Uỷ Ban Quân Quản Thành Phố, may mà bên ông Hai còn chút đất trên rẫy, mẹ con bà kéo nhau ra đó lấy lá lợp nhà, làm rẫy sinh sống. Từ một bà Đại Uý, bản thân là y tá trở thành một nông dân không phải dễ, nhưng bà đã làm được. Cực nhục bao nhiêu bà cũng ráng chịu đựng, chỉ thương chồng nơi tù đày. Bà biết tánh ông rất cương trực, vào trại thế nào cũng bị đánh, bị biệt giam. Ngày 29 tháng 4, 1975 nếu không vì bà và đàn con, ông đã tuẩn tiết chết theo Tướng. Cấp bậc Đại Uý có thể được “khoan hồng” cho về sau 5, 10 năm, nhưng ông Hai mút mùa trong trại cải tạo 15 năm, cũng vì không khuất phục, không làm ăng-ten hại bạn. Được thả về thì ông run rẩy như ông già, chỉ kéo dài mạng sống được vài tuần rồi mất. Món quà ông tặng bà khi còn trong trại là cái vòng này. Sau giờ “lao động” ông lượm được miếng thiếc, mài dũa gọt đẽo, khắc hình hoa lan là hoa bà thích trên cái vòng để tặng bà. Bà biết tất cả yêu thương, nhung nhớ ông Hai đã gởi gấm trong đó. Khi con cái bảo lãnh sang Mỹ, bà Hai đem theo cái vòng này, khi chết bà cũng sẽ mang theo…
Ông Hai là hình ảnh của người chiến sĩ Việt Nam oai hùng, luôn vì dân vì nước. Bà Hai không hiểu một số người cũng từng trong Quân Lực xưa, sao qua tới hải ngoại lại thay đổi: không đoàn kết, không vì việc chung, chửi bới chụp mũ nhau chí chóe. Ông Hai nếu còn sống và qua được đất Mỹ, có sẽ như vậy hay không? Bà tin là không. Bà mong mọi người hãy nhớ về ngày xưa, ngày còn trong trại Cải Tạo, để kiên trì như chiếc vòng thiếc mỏng manh này, dù bao khó khăn thử thách vẫn luôn hiện hữu làm đẹp cuộc đời.
Trịnh Tây Ninh
---
Chiếc vòng đeo tay
Bà Hai thổi nến trên bánh sinh nhật, mỉm cười hạnh phúc trong tiếng vỗ tay, trong sự sum họp của con cháu, bạn bè. Tay bà đeo cái vòng bằng thiếc rất đơn sơ, đứa cháu gái ngây thơ hỏi: “Bà ơi, sao bà đeo cái này xấu quá vậy!” Khách tham dự chắc cũng thầm thắc mắc, gia đình bà giàu có tới mấy đứa con bác sĩ, tổ chức sinh nhật lớn như vậy, sao bà không đeo vòng vàng kim cương khoe của. Bà Hai nhìn cái vòng thương mến, ký ức lại hiện về….
Ngày ấy ông Hai đi “cải tạo”. Thì cũng như bao nhiêu người đàn bà Việt Nam khác, bà Hai phải gồng gánh gia đình, chắt bóp tiền mua quà “thăm nuôi” chồng nơi trại cải tạo. Nhà thì cán bộ Cộng Sản đã tịch thu để làm Cơ Sở Uỷ Ban Quân Quản Thành Phố, may mà bên ông Hai còn chút đất trên rẫy, mẹ con bà kéo nhau ra đó lấy lá lợp nhà, làm rẫy sinh sống. Từ một bà Đại Uý, bản thân là y tá trở thành một nông dân không phải dễ, nhưng bà đã làm được. Cực nhục bao nhiêu bà cũng ráng chịu đựng, chỉ thương chồng nơi tù đày. Bà biết tánh ông rất cương trực, vào trại thế nào cũng bị đánh, bị biệt giam. Ngày 29 tháng 4, 1975 nếu không vì bà và đàn con, ông đã tuẩn tiết chết theo Tướng. Cấp bậc Đại Uý có thể được “khoan hồng” cho về sau 5, 10 năm, nhưng ông Hai mút mùa trong trại cải tạo 15 năm, cũng vì không khuất phục, không làm ăng-ten hại bạn. Được thả về thì ông run rẩy như ông già, chỉ kéo dài mạng sống được vài tuần rồi mất. Món quà ông tặng bà khi còn trong trại là cái vòng này. Sau giờ “lao động” ông lượm được miếng thiếc, mài dũa gọt đẽo, khắc hình hoa lan là hoa bà thích trên cái vòng để tặng bà. Bà biết tất cả yêu thương, nhung nhớ ông Hai đã gởi gấm trong đó. Khi con cái bảo lãnh sang Mỹ, bà Hai đem theo cái vòng này, khi chết bà cũng sẽ mang theo…
Ông Hai là hình ảnh của người chiến sĩ Việt Nam oai hùng, luôn vì dân vì nước. Bà Hai không hiểu một số người cũng từng trong Quân Lực xưa, sao qua tới hải ngoại lại thay đổi: không đoàn kết, không vì việc chung, chửi bới chụp mũ nhau chí chóe. Ông Hai nếu còn sống và qua được đất Mỹ, có sẽ như vậy hay không? Bà tin là không. Bà mong mọi người hãy nhớ về ngày xưa, ngày còn trong trại Cải Tạo, để kiên trì như chiếc vòng thiếc mỏng manh này, dù bao khó khăn thử thách vẫn luôn hiện hữu làm đẹp cuộc đời.
Trịnh Tây Ninh
----
Đàn gà
Bé Khánh ngồi ngắm đàn gà con mới nở, chúng kêu chíp chíp, quanh quẩn bên gà mẹ dễ thương hết sức. Nhưng tội nghiệp, trong đàn có một chú gà con ốm yếu luôn lạng quạng sắp té. Mấy ngày nay Khánh quan sát đàn gà rất kỹ. Chú Út này sanh sau nở muộn, chân lại bị tật bước thấp bước cao. Chú vừa định mổ một hạt thóc, thì bị các anh chị khỏe mạnh chạy tới cướp mất, có con lại mổ lên đầu chú một cách tàn nhẫn. Chú cất tiếng kêu yếu ớt, Khánh không chịu được, bắt riêng chú Út ra nhốt vào lồng và cho một khẩu phần đặc biệt. Chú ăn chậm chạp rồi lại nhìn quanh quất, tìm cách thoát ra khỏi lồng để được về bên mẹ và đàn. Lạ chưa! Chú được ăn no, an toàn nhưng hình như chú lại buồn hơn, chú nhớ mẹ, nhớ bầy. Khánh hiểu “tâm sự” gà con lắm nhưng không dám thả ra, sợ chú bị gà anh gà chị ăn hiếp.
Khánh chợt nhớ tới dì Hoan hôm rồi ở Canada về chơi. Dì thật sang trọng quý phái. vượt biên từ lâu nhưng dì bảo ở ngoại quốc buồn lắm, nếu không có Cộng sản chắc dì sẽ về Việt Nam ở luôn. Khánh thắc mắc ghê, tại sao đồng bào cùng một nước mà lại tạo ra chiến tranh, để rồi những người như dì phải lưu vong trên xứ người. Khánh nhớ đôi mắt long lanh của dì khi nói “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều…” Khánh chợt thấm thía và thấy thương dì hơn bao giờ.
Bé Khánh ngồi ngắm đàn gà con mới nở, chúng kêu chíp chíp, quanh quẩn bên gà mẹ dễ thương hết sức. Nhưng tội nghiệp, trong đàn có một chú gà con ốm yếu luôn lạng quạng sắp té. Mấy ngày nay Khánh quan sát đàn gà rất kỹ. Chú Út này sanh sau nở muộn, chân lại bị tật bước thấp bước cao. Chú vừa định mổ một hạt thóc, thì bị các anh chị khỏe mạnh chạy tới cướp mất, có con lại mổ lên đầu chú một cách tàn nhẫn. Chú cất tiếng kêu yếu ớt, Khánh không chịu được, bắt riêng chú Út ra nhốt vào lồng và cho một khẩu phần đặc biệt. Chú ăn chậm chạp rồi lại nhìn quanh quất, tìm cách thoát ra khỏi lồng để được về bên mẹ và đàn. Lạ chưa! Chú được ăn no, an toàn nhưng hình như chú lại buồn hơn, chú nhớ mẹ, nhớ bầy. Khánh hiểu “tâm sự” gà con lắm nhưng không dám thả ra, sợ chú bị gà anh gà chị ăn hiếp.
Khánh chợt nhớ tới dì Hoan hôm rồi ở Canada về chơi. Dì thật sang trọng quý phái. vượt biên từ lâu nhưng dì bảo ở ngoại quốc buồn lắm, nếu không có Cộng sản chắc dì sẽ về Việt Nam ở luôn. Khánh thắc mắc ghê, tại sao đồng bào cùng một nước mà lại tạo ra chiến tranh, để rồi những người như dì phải lưu vong trên xứ người. Khánh nhớ đôi mắt long lanh của dì khi nói “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều…” Khánh chợt thấm thía và thấy thương dì hơn bao giờ.
Đôi mắt dì và tiếng kêu thê thiết của gà con theo Khánh suốt đêm, làm Khánh chập chờn khó ngủ.
Trịnh Tây Ninh
Trịnh Tây Ninh
----
Món quà gia bảo
Trong một đám cưới sang trọng, mọi người hồi hộp chờ cô dâu mở món quà gia bảo: Đây là quà cưới đặc biệt lưu truyền từ mấy đời.
Trong một đám cưới sang trọng, mọi người hồi hộp chờ cô dâu mở món quà gia bảo: Đây là quà cưới đặc biệt lưu truyền từ mấy đời.
Cô
dâu bỗng phá ra cười, vì đó là một món nữ trang rẻ tiền làm bằng tay.
Hạt ngọc trai bé nhỏ lu mờ trước viên kim cương trên ngón tay cô - dù
trông cũng khá mỹ thuật. Cô không biết đây là kỷ niệm, là sính lễ của
ông cố bên chồng ngày xưa. Ông đã chắt chiu để tự làm đôi bông tai này
xin cưới bà cố, và đã xây dựng sự nghiệp để lại cho con cháu hôm nay
bằng tất cả hy sinh, nhiệt huyết của mình.
Mọi người xì xào bàn tán, con trai tôi cũng cười cho là cô dâu này hời hợt ngốc nghếch, không hiểu biết giá trị tinh thần.
Con ơi! Tự nhiên ba liên tưởng tới việc ba mẹ đã phải bỏ Việt Nam ra đi với hai bàn tay trắng, mà bây giờ di sản để lại cho con chỉ là lá Cờ Vàng - biểu tượng của Tự Do và Tình Người, niềm hy vọng còn sót lại của cuộc đời Tị nạn. Ba yêu thương và trân trọng lá cờ này lắm, và muốn trao tặng lại cho con, con có cười ba không?
Trịnh Tây Ninh
Mọi người xì xào bàn tán, con trai tôi cũng cười cho là cô dâu này hời hợt ngốc nghếch, không hiểu biết giá trị tinh thần.
Con ơi! Tự nhiên ba liên tưởng tới việc ba mẹ đã phải bỏ Việt Nam ra đi với hai bàn tay trắng, mà bây giờ di sản để lại cho con chỉ là lá Cờ Vàng - biểu tượng của Tự Do và Tình Người, niềm hy vọng còn sót lại của cuộc đời Tị nạn. Ba yêu thương và trân trọng lá cờ này lắm, và muốn trao tặng lại cho con, con có cười ba không?
Trịnh Tây Ninh
-----
Cứu lụt
Thảo ôm chặt gói quà cứu trợ trong tay. Với thùng mì và gói gạo này, gia đình Thảo sẽ có được mấy ngày no bụng. Nạn lụt miền Trung năm nay lại làm khổ mọi người, nước mênh mông cuốn trôi nhà cửa vật dụng, may mà gia đình Thảo còn đông đủ chưa ai bị lũ cuốn đi. Chờ nước xuống, Thảo và gia đình lại trở về nhà cũ, vá víu xây dựng lại cuộc sống, bao nhiêu năm nay khổ sở cũng đã quen, biết trách ai bây giờ.
Có mấy người trong ban Cứu Trợ đến để quay phim, phỏng vấn, Thảo vui vẻ trả lời và bày tỏ lòng biết ơn, ôm gói quà chuẩn bị đưa ba má cất giữ. Nhưng đoàn Cứu Trợ vừa đi khỏi, Thảo được cán bộ xã ra lệnh tịch thu quà lại, nói là sẽ có kế hoạch phân phối cho hợp lý sau! Vậy là cán bộ chỉ phát quà để quay phim, che mắt người tặng, sau đó họ thu hồi lại làm của riêng. Thảo không tin chuyện có thể xảy ra như vậy, nhưng biết có lên tiếng cũng chẳng được gì, họ nắm chính quyền, càng thắc mắc họ càng "đì" cho chết! Thảo đưa mắt nhìn đám cán bộ lăng xăng, lòng căm phẫn nhưng mắt ráo hoảnh, Thảo không khóc được.
Ước gì có một ngày đời sống tốt hơn, chính phủ tốt hơn...
Cứu lụt
Thảo ôm chặt gói quà cứu trợ trong tay. Với thùng mì và gói gạo này, gia đình Thảo sẽ có được mấy ngày no bụng. Nạn lụt miền Trung năm nay lại làm khổ mọi người, nước mênh mông cuốn trôi nhà cửa vật dụng, may mà gia đình Thảo còn đông đủ chưa ai bị lũ cuốn đi. Chờ nước xuống, Thảo và gia đình lại trở về nhà cũ, vá víu xây dựng lại cuộc sống, bao nhiêu năm nay khổ sở cũng đã quen, biết trách ai bây giờ.
Có mấy người trong ban Cứu Trợ đến để quay phim, phỏng vấn, Thảo vui vẻ trả lời và bày tỏ lòng biết ơn, ôm gói quà chuẩn bị đưa ba má cất giữ. Nhưng đoàn Cứu Trợ vừa đi khỏi, Thảo được cán bộ xã ra lệnh tịch thu quà lại, nói là sẽ có kế hoạch phân phối cho hợp lý sau! Vậy là cán bộ chỉ phát quà để quay phim, che mắt người tặng, sau đó họ thu hồi lại làm của riêng. Thảo không tin chuyện có thể xảy ra như vậy, nhưng biết có lên tiếng cũng chẳng được gì, họ nắm chính quyền, càng thắc mắc họ càng "đì" cho chết! Thảo đưa mắt nhìn đám cán bộ lăng xăng, lòng căm phẫn nhưng mắt ráo hoảnh, Thảo không khóc được.
Ước gì có một ngày đời sống tốt hơn, chính phủ tốt hơn...
Trịnh Tây Ninh
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire