Khi các anh chị đọc bài dưới đây thì trước nhất nên vào đây
nghe người xưa Hà Nội kể lại chuyện cũ của thời xa xôi với sự
quý phái của riêng thành phố này mà tất cả bây giờ chỉ còn
là dĩ vãng ...
Hơn ba năm nay, tôi chưa trở lại Hànội, nhưng thời gian trước đó, tôi đã về Hà Nội nhiều lần và đã ở đó nhiều tháng mỗi lần. Tôi biết Hànội ngày nay đã thay đổi rất nhiều, tôi đã gặp nhiều chuyện bực mình, đã phải nghe lối nói chuyện thô tục rất khó chịu... nhưng so với những sự việc mà tác giả bài viết dưới đây gặp phải thì tôi thấy tôi vẫn còn may mắn lắm...
Tôi nghĩ
có lẽ sự thật ngày nay Hà Nội đúng như vậy, mọi sự ngày càng
quá đồi tệ vì có lần vô tình tôi được coi một màn kịch trên
truyền hình ở Sàigòn, trong đó có đoạn một diễn viên hỏi
một nữ diễn viên là: "Em nói em là người Hànội mà sao anh thấy em
nói ngọng quá, toàn lói lói nàm nàm..." thì được trả lời,
"Đúng em nà người Hàlội, nhưng nà người Hàlội mới...". Chẳng thơm
cũng thể hoa nhài...
Đầu tháng
năm năm ngoái, tôi có dịp theo đoàn nghệ thuật Q. (nơi tôi đang công
tác) ra Hà Nội để tham gia hội diễn toàn quân. Ðoàn tôi xuống sân
bay Nội Bài vào buổi cuối chiều. Hà Nội đã vào hạ, nhưng chưa nóng
gay gắt như Sài Gòn, thời tiết dịu dàng, vô cùng dễ chịu. Trên con
đường cao tốc rất đẹp và hiện đại nối sân bay với Hà nội đô, không nhiều
lắm xe cộ nối nhau lao vun vút, thỉnh thoảng có những bác nông dân tỉnh
bơ dắt trâu đủng đỉnh băng qua đường. Hai bên đường, những thửa
ruộng lúa chín vàng trải dài vút tầm mắt, cách quãng lại có những tấm
biển khổng lồ, quảng cáo điện thoại di động hay băng vệ sinh, biểu hiện
của một thành phố thời hiện đại.
Về tới nội
thành, trời đã tối hẳn, đoàn chúng tôi nghỉ tại một nhà khách quân đội ở
đường Tầu Bay. Tối hôm đó tôi cứ trằn trọc, chỉ mong tới sáng để
đi thăm thú thủ đô. Tất cả những vẻ nên thơ, những địa danh nổi
tiếng, những món ăn bất hủ của Hà Nội, thực ra tôi đều đã biết, nhưng là
biết qua tưởng tượng, qua những tập bút kí, những đoạn tản văn hoặc
những ca từ của các ca khúc viết về Hà Nội. Ôi những cây bàng lá
đỏ, ôi Hồ Gươm, Tháp Rùa, ôi Hồ Tây lộng gió, ôi hoa sữa đường Nguyễn
Du, An hồ Thiền Quang thơ mộng... Ôi... Ôi...
Ôi... Chưa kể các món ăn. Người Hà Nội sành ẩm thực lắm, nào phở,
nào bún ốc, nào chả cá Lã Vọng..., nghĩ tới tôi cứ ứa hết nước
dãi.
Sáng hôm
sau, hai người bạn và tôi tranh thủ đoàn chưa có kế hoạch tập luyện bèn
rủ nhau đi chơi ngay. Ra khỏi nhà khách một quãng, thấy mấy thanh
niên ngồi túm tụm, mỗi người trên một chiếc xe máy, đồ chừng họ là xe
ôm, nhưng không dám chắc lắm, bởi xe họ mới và là loại khá xịn.
Chúng tôi tiến lại gần, còn đang phân vân thì một người trong bọn họ
nhìn chúng tôi quát to:"Thích soi à?" Chúng tôi chưa kịp
hiểu gì thì một người khác lại quát: "Cụp mẹ mày pha
xuống!" Rồi một người khác: "Bố mút mẹ mày pha ra
bây giờ!" Chúng tôi hoàn toàn không hiểu gì cả, nhưng thấy họ
có vẻ hung dữ nên chúng tôi vội lảng ra xa. May quá có một chiếc
tắc xi đi ngang, chúng tôi leo lên tắc xi và đi vào khu trung tâm.
Ngồi trên xe, tôi đem câu chuyện trên kể với anh lái tắc-xi và được anh
cho biết "soi" tức là nhìn, "pha" là mắt. Ðại ý
là mấy thanh niên vừa rồi bảo chúng tôi không được nhìn và phải cụp mắt
xuống.
Hồ Gươm quả
thật danh bất hư truyền, đẹp đến não lòng. Tháp Rùa nổi lên giữa
hồ trên một cù lao cỏ nhỏ xinh xinh. Xung quanh hồ là những cây
liễu thướt tha soi bóng, hoàn toàn đúng với những gì các nhà văn đã từng
viết. Thật là một vẻ đẹp vô cùng lãng mạn. Tháp Bút đúng là
hai cây bút, chọc thẳng lên trời, biểu hiện cho tri thức kẻ sĩ Bắc
Hà. Tuy xung quanh hồ có một vài toà nhà mang kiến trúc vô cùng dị
hợm, nhưng cũng không làm xấu được Hồ Gươm bao nhiêu. Có một điều
khá đặc biệt, cách Tháp Bút chừng hai trăm mét, ngay trên lối đi dạo
quanh hồ là một công trình mang kiến trúc của một cái lô cốt thời
Tây. Rất nhiều người ra vào đó, người nào khi vào mặt cũng khó đăm
đăm, nặng trình trịch, khi ra thì rất tươi, cứ như họ vào đó để chích
đo-pinh. Về sau mới biết, đó là cái toa-lét công cộng. Giời
ạ! Khác nào một hột mụn cơm, một nốt vá chó giữa má nàng hoa
hậu.
Chúng tôi rủ
nhau ăn sáng, thực đơn sẽ quyết định là phở. Tôi ra sức ca tụng
với hai người bạn (đều là dân miền Tây) rằng phở là món ăn quốc tuý của
Việt Nam, nhưng phở với đầy đủ phẩm chất của nó phải là phở Hà
Nội. Chúng tôi vào một quán phở nằm trên một con đường tôi không
nhớ tên nhưng cũng thuộc khu trung tâm. Quán vắng tanh, nhưng ngay cạnh
đó là một quán phở khác, đông nghẹt. Khách ăn vào chen nhau mua ra, trên
tay mỗi người lăm lăm tô phở. Hết bàn ghế, họ ngồi xổm ngay trên vỉa hè
húp xì xoạp, vừa ăn vừa sỉ mũi xoèt xoẹt. Chúng tôi chọn quán này
vì nó vắng, có bàn ghế mà ngồi. Ông chủ quán bưng ra ba tô tái chín, bốc
hơi nghi ngút, ngửi mùi tôi đã rạo rực. Một anh bạn tôi, theo thói
quen, nói rất dõng dạc: "Cho xin chén giá chụng
đi". Ông chủ quán quay lại nhìn chúng tôi như nhìn người
ngoài hành tinh, rồi bảo: "Giá chụng hả? Vào Sà Ghềnh mà
tìm", ông ta nói với cách nhái giọng Miền Nam, thái độ chẳng thân
thiện gì. Tôi hết hồn, cấu mạnh vào đùi anh bạn, rồi nói nhỏ vào
tai hắn: "Ăn đi, đòi hỏi vớ vẩn, người Hà Nội họ nề nếp lắm,
lần sau nói năng phải thưa gửi đàng hoàng."
Suốt buổi
sáng và cho tới chiều hôm đó, chúng tôi bát phố Hà Nội, toàn đi bộ, rạc
hết cặp giò. Ðường phố Hà Nội cũng như Sài Gòn, nghĩa là rất nhiều
xe máy, kẹt xe liên tục. Trước đây, tôi nghĩ Sài Gòn chắc nhiều xe
máy và sự chấp hành luật giao thông của người dân chắc kém nhất Việt
Nam. Nay tôi thấy tôi nhầm, lượng xe thì hai thành phố như nhau,
nhưng người Hà Nội chạy xe láo kinh khủng, không có luật lệ gì hết nếu
không có mặt cảnh sát. Về phương diện này dân Hà Nội là bậc
thầy. Ngoại trừ khu vực được gọi là phố cổ, người dân xây nhà với
những lối kiến trúc kinh dị, không ai giống ai, cái thì giống điện
Kremlin, cái thì như lâu đài Ba Tư, lộn xộn đứng gằm ghè bên nhau.
Về mặt này, Hà Nội cũng ăn đứt Sài Gòn. Có lẽ do đặc tính người Hà
Nội là nghệ sĩ nên họ luôn thích sáng tạo.
Chúng tôi
ghé vào một tiệm băng đĩa, (nghe nói người Hà Nội cũng sành âm nhạc, hơn
nữa có rất nhiều những CD "độc", hàng Trung Quốc mà những tiệm Sài Gòn
không bao giờ có, bởi không nhập hàng này, người Sài Gòn không thích
nhạc cổ điển) quả thật, tôi đã không thất vọng. Chúng tôi chọn
được mấy CD của Mozart, Tchaikovsky. .. do dàn nhạc hoàng gia Anh trình
bày đàng hoàng. Chợt nhìn thấy trên kệ có để một CD của một cô bạn ca
sĩ, tôi hỏi thử: "CD ca sĩ T.T bán có được không anh?"
"Con dở hơi, có chó mua... mà bán cho chó." Ở tiệm
đĩa ra, tôi muốn về lắm rồi. Quả thật tôi không còn tin vào những
áng văn thơ trác tuyệt viết về Hà Nội mà tôi đã đọc. Nào là bàng lá
đỏ... Có đâu, đường phố trụi thùi lụi, có mà bàng bê tông thì có.
Nào là quán cóc liêu xiêu... Có đâu, toàn quán nhậu tạp
nham. Nào Hồ Tây chiều nay, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi... Có
mà mời gọi, cứ thử lên đó ngồi xem, kể cả ngồi xuống đất cũng có mấy
thằng cô hồn ra đòi tính tiền chỗ.
Còn người Hà
Nội thanh lịch thì bây giờ tôi cảm thấy rờn rợn, tự nhiên tôi nghi ngờ
sự hiểu biết của mình về nghĩa từ thanh lịch. Nhưng chúng tôi vẫn
chưa về được, vì một anh bạn nhất quyết đòi đi mua quần áo gì đó.
Anh bảo vợ dặn phải mua. Chúng tôi ghé vào một tiệm quần áo,
sau khi xem, anh hỏi: "Chị có kiểu quần X, áo Y, váy Z... Mà
của Trung Quốc ấy?" Chị chủ quán liếc xéo anh rồi bảo:
"Anh giai thành phố Hồ Chủ Tịch mà kém tắm thế, muốn đồ Trung Quốc
hả? Lên Ðồng Xuân, Bắc Qua ấy, đây chỉ có hàng Anh, Mỹ...
Anh dùng tạm, không thì phắn mẹ ló đi cho em nhờ. Cháo
ám!" Tôi biết, thứ hàng Anh, Mỹ của chị ta có bán rất nhiều trong
khu bán sỉ trên chợ An Ðông.
Chiều hôm
đó, chúng tôi ăn cơm trong một quán cơm bình dân gần nơi ở của đoàn.
Nghe nói bia hơi Hà Nội ngon lắm, thấy quán này cũng có bán, chúng tôi
gọi uống thử. Không ngon như đồn đại, tôi thấy nó nhạt và
chua. Trong quán, có một anh cũng ngồi ăn và uống bia, anh ta chắc
là một tay buôn chuyến đồ nông phẩm, vì tôi thấy chiếc xe của anh hai
bên phía sau có chở hai cái sọt. Ăn xong, anh trả tiền, rồi càu
nhàu: "Bia với bọt nhạt như nước nồn, chua nhoen nhoét như cứt
mèo, nàm mẹ nó be rượu cho xong." Chị chủ quán bình
thản: "Như lước lồn thì ló mới nghìn rưỡi, còn muốn không như
lước lồn thì những ba nghìn rưỡi cơ. Buôn cứt người còn chê cứt
mèo. Sốt ruột." Anh chàng định sửng cồ, nhưng thấy chị
chủ quán tay lăm lăm con dao thái thịt, chắc không phải tay vừa, nên anh
cun cút đi mất.
Quả thật,
cách đối thoại của người Hà Nội vô cùng khó hiểu, hình như nó mang nhiều
tính ẩn dụ. Thì người Tràng An mà lại, ho ra thơ, thở ra văn.
Có điều tôi thấy quá nhiều người phát âm sai chính tả. Ở
trong đoàn có mấy cô diễn viên múa là người Hà Nội, họ kể rằng bây giờ
người Hà Nội tạp nham, nói ngọng nhiều lắm. Nhưng tôi nghĩ,
nói ngọng tức phát âm không chuẩn do khiếm khuyết ở lưỡi hoặc dây thanh
quản. Họ không thế, họ không nói ngọng mà phát âm sai chính tả.
Hình như đây là một thứ mốt của người Hà Nội, kiểu như cái mốt nói
chen tiếng Tây. Tối hôm đó, tôi kể chuyện đi chơi và phát biểu cảm
tưởng của tôi cho mấy cô diễn viên múa người Hà Nội. Các cô cười
ngặt nghẽo và bảo: "Hà Nội là như thế đấy, các anh không quen
nên thấy sốc đó thôi, bọn em thấy bình thường".
Ðúng thật,
những gì gây sốc hoặc dị ứng cho ta, đều là do không quen, chứ không hẳn
là những thứ đó không tốt. Một cô múa tiết lộ với tôi:
"Ở Hà Nội còn nhiều nơi đẹp thơ mộng lắm, không hề như những ấn
tượng của anh đâu. Ở những nơi đó anh sẽ thấy Hà Nội hiện ra đúng
như những gì anh đã nghĩ. Em ví dụ cho anh nhé, như vườn Bách Thảo
chẳng hạn, ở gần Lăng Bác ấy, anh đã đi chưa? Không phải là
bách thú Thủ Lệ đâu nhé ". Mấy hôm sau, chúng tôi tới chơi
nhà của một trong mấy cô múa đó. Nhà cô ở khu phố cổ, rất gần với
Hồ Gươm. Chúng tôi chui vào một con hẻm. Lúc này là bốn giờ
chiều, trời còn đang sáng rỡ, vậy mà vừa bước chân vào hẻm, chúng tôi
không còn nhìn thấy nhau nữa, nó tối như hũ nút vì bên trên hẻm cũng là
nhà. Ði chừng ba chục mét thì tới một cái sân, rộng chừng hai chục
mét vuông, là của chung cho tám hộ gia đình, trong đó có hộ của cô bạn
chúng tôi. Nhà cô, nhân khẩu có năm người, gồm bố mẹ và ba đứa em
cô, tất cả sinh hoạt gói trong mười lăm mét vuông. Cô cho biết,
đây là cảnh sống của tuyệt đại đa số cư dân phố cổ, nhưng sống tại phố
cổ vẫn là ao ước của nhiều người, nhà cửa ở đây đắt hơn kim cương.
Tôi ngồi
chơi một lát rồi lỉnh đi mất, tôi có ý định tìm tới vườn Bách Thảo, mong
lấy lại một chút thi vị của Hà Nội. Tôi tới vườn Bách Thảo thì
trời đã nhá nhem tối. Trong vườn, không khí nhẹ nhõm mát mẻ, quả
thật cô diễn viên múa đó đã không đánh lừa tôi. Ðây đúng là một
vườn địa đàng. Các loại cây cổ thụ xoè tán uy ngiêm, trên gốc già
cỗi là những loài cây kí sinh, chen nhau mọc xanh rì, càng làm tăng vẻ
huyền bí. Trong vườn cũng có hồ, có những con đường nhỏ rải nhựa
chạy uốn lượn ngoằn nghoèo. Giữa vườn có một trái núi đất (sau tôi
được biết tên, đó là Núi Nùng) có vẻ như là tự nhiên, chứ không phải như
những hòn giả sơn vẫn có nhan nhản trong các khu du lich ở Sài Gòn.
Núi Nùng rất
đẹp, đủ chủng loại cây mọc trên nó, có đường đi lên và trên đỉnh...
hình như có một ngôi chùa hay một cái miếu gì đó. Dọc con đường
nhỏ, có đặt những chiếc ghế đá, đây đó có một vài cặp tình nhân đang
ngồi tâm sự. Cảnh vật, không khí này, với vẻ u tịch mơ màng khiến
tôi chợt nhớ tới một bài ca về Hà Nội. Thậm chí tôi còn cất tiếng hát
khe khẽ. Tôi theo con đường nhỏ leo lên đỉnh Núi Nùng. Chà, núi
cao ra phết, tôi đã khá mỏi chân. Chợt tôi thấy đâu đó một mùi um
um rất khó chịu, tôi nhìn quanh và phát hiện ra một đám cháy nho nhỏ,
xung quanh là mấy thằng nhóc chừng mười ba, mười bốn tuổi đang la hét
cười như nắc nẻ. Tò mò, tôi tiến lại gần, thì ra cái mùi là lạ kia
phát ra từ đám cháy. (Về sau, cô diễn viên múa có giải thích cho
tôi rằng cái mùi đó là do bọn trẻ con đốt hột của một loại trái cây, thứ
trái đó người ta gọi là quả thối, một thứ quả đặc sản của Núi Nùng.
Bọn trẻ đốt để khủng bố các cặp tình nhân). Thấy lạ quá, tôi
tiến vào gần hơn, thì một thằng nhóc, mặt câng câng hất hàm bảo
tôi: "Nhìn cái đéo gì? Thích gì?" Tôi hốt
hoảng, bật lui rồi quay trở xuống. Xuống đến chân núi, tôi đã mỏi chân
lắm, thấy một chiếc ghế đá còn trống, tôi bèn ngồi xuống. Vừa dựa
lưng vào lưng ghế, tôi chợt thấy dính nhép đằng sau, đưa tay quờ ra sau,
tôi linh cảm ngay thấy điều chẳng lành. Một mùi thối hung hãn
khủng khiếp bốc lên. Thôi đúng rồi, có đứa nào chơi ác, nó ỉa lên
lưng ghế. Thế là nguyên mảng lưng áo tôi dính nhoe nhoét, toàn
cứt. Thực ra cứt nó chỉ là sản phẩm của bộ máy tiêu hoá, với
nguyên liệu đầu vào là những thứ thơm tho. Có điều cũng nguyên
liệu đó nếu đưa vào những bộ máy tiêu hoá khác, như của con heo chẳng
hạn, thì nó sẽ cho ra sản phẩm kém chất lượng hơn nhiều, mùi cứt heo so
với cứt người thì kém xa về độ tàn bạo. Chỉ có bụng dạ con
người mới có khả năng để cho ra những thứ thối tha như thế. Tôi lâm vào
tình thế khó xử quá, cởi áo vứt đi thì cởi trần từ đây về nhà sao được,
từ đây về tuốt đường Tầu Bay đâu có gần gụi gì. Mà nếu để nguyên
thế này ra ngoài đường thì thiên hạ họ chửi bố lên cho, có khi họ còn
đánh ấy chứ. Dám lắm. Cuối cùng tôi quyết định cứ để nguyên
thế mà về, tôi bảo anh xe ôm rằng tôi sẽ trả tiền gấp đôi, anh ta mới
chịu. Trên đường, tôi đi tới đâu, dân tình giạt ra tới đó, có mấy
thằng du côn khạc nhổ chửi bới ầm ĩ. Mặc kệ, tôi còn cảm thấy
thích, coi đây là một sự trả thù đời nho nhỏ.
Ðoàn tôi đã
thi xong. Mọi người đều phấn khởi vì hôm thi, ai cũng làm tốt phần
việc của mình, cả đoàn chắc mẩm đạt được thành tích đề ra, tức là đứng
thứ ba toàn đoàn. Thực lực đoàn tôi có thể tranh chấp ngôi nhất
nhì. Ðấy là luật bất thành văn của bất kì cuộc hội diễn nào.
Biết như thế nên lãnh đạo đoàn chỉ đề ra chỉ tiêu đứng thứ ba. Thế
nhưng mọi việc không như dự tính, kết quả đoàn tôi đứng thứ hai tính từ
dưới lên.
Hôm đi nghe
kết quả về, ông trưởng đoàn mặt cứ như đưa đám, phen này về ăn nói ra
sao với cấp trên, chương trình đầu tư mấy trăm triệu chứ bỡn à.
Tôi nghe trong đoàn người ta bàn tán rằng, hồi bắt đầu dàn dựng chương
trình, ông A. (một cây đa cây đề trong làng ca múa nhạc quân đội, trưởng
ban giám khảo) đã vào đoàn và đặt thẳng vấn đề, nếu đoàn đưa cho ông mấy
trăm triệu đó, ông sẽ lo dàn dựng toàn bộ chương trình và bảo đảm chỉ
tiêu đứng thứ ba (giống như một thứ thầu khoán và bảo hành công trình).
Chả hiểu sao ông trưởng đoàn tôi không đồng ý. Trong khi tất
cả các đoàn phía Nam đều do một tay ông A. lo hết. Thế bảo sao chả
về áp chót. Ghê thật. Ðúng là thời hiện đại, kinh tế thị
trường. Môi trường văn hoá nghệ thuật cũng không thoát khỏi sự chi
phối của nó. Các ông quan văn hoá đầy mình... còn hành xử
như thế, trách quái gì ba cái chuyện nói ngọng... với ỉa bậy.
Ngày mai đoàn tôi lại về Sài Gòn. Ðoàn đứng
vị trí thứ mấy với tôi chẳng quan trọng, tôi chỉ là thằng nhạc công và
tôi đã làm tốt phần việc của mình. Những chuyện "maphia" đó thuộc
phần các vị chức sắc. Tôi chỉ biết, tôi đã được du hí nửa tháng
trời ở thủ đô. Thế là mãn
nguyện.
Người Yêu Hà
Nội
|
Libellés
- ảnh chụp Hương Kiều Loan (30)
- art culinaire (22)
- bài viết Phạm Huấn (2)
- biographie Thomas Nguyễn (1)
- Blog Báo Mai (7)
- Blog Người Phương Nam (1)
- Blog Sương Lam (1)
- Blog Thủ Khoa Huân (1)
- Bùi Lệ Khanh (1)
- ca nhạc và chú Nguyễn Văn Kinh (1)
- ca sĩ Lộc Vàng (1)
- ca sĩ Lyly (1)
- Cải Lương (1)
- chuyện đường phố Việt Nam (26)
- Corona virus (14)
- Cúm 19 (1)
- découvert (162)
- Défilé 14/07/2023.thơ nhạc Trần Văn Lương (1)
- diplomatie (11)
- Đoàn Thế Ngữ Vĩnh Lạc (1)
- đọc và nghe đọc truyện h (5)
- đọc và nghe đọc truyện hay (46)
- đọc và nghe đọc truyện hay (1)
- Dương Hồng Mô (1)
- écologie (2)
- écologiste (1)
- économie (44)
- économie kinh tế (33)
- ed (1)
- événement (86)
- fashion (2)
- France Culture (2)
- Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh (1)
- gười ta sắp hàng xin trợ cấp thứm (1)
- histoire (57)
- histoire triste (17)
- Hoàng Hải Thuỷ (2)
- hồi ký Nguyễn Nhơn (1)
- Houston US (1)
- Hướng Đạo Việt Nam (1)
- Hương Kiều Loan (1)
- informatique (4)
- Johnny Hallyday (1)
- ký ức Cần Thơ (2)
- ký ức Việt Nam (151)
- l'histoire; sử Việt Nam (82)
- Lê Xuân Nhuận (2)
- Lettre de Jean Moulin (1)
- littérature (3)
- món ăn Việt Nam (2)
- nghe đọc truyện h (2)
- nghe đọc truyện hay (101)
- nghe đọc truyện hay (2)
- Nguyễn Duy Linh (1)
- Nguyễn Văn Đông (1)
- nhạc Joe Bonamassa (1)
- nhạc LMST (3)
- nhạc Mai Phạm (2)
- nhac ngoại quốc (1)
- nhạc ngoại quốc (1)
- nhạc Phạm Anh Dũng (2)
- nhạc Phạm Đức Nghĩ (1)
- nhạc Phạm Đức Nghĩa (7)
- nhạc Phạm Mỹ Lộc (2)
- nhạc Quách Vĩnh Thiện (6)
- nhạc Việt (28)
- nhạc Việt (1)
- Petrus Ky (6)
- Petrus Ky; photographie (6)
- philosophie (21)
- phim Việt Nam (1)
- photographie (79)
- photos de Henri-Pierre Chavaz (1)
- poésie (3)
- politique (8)
- psychologie (13)
- quân sự (10)
- Renaud (1)
- reportage (18)
- santé (1)
- science naturelle (22)
- show Caroline Thanh Hương (15)
- show Hùng Lê (2)
- show Tạ Huy Thái (1)
- société USA (1)
- technologie (1)
- texte Caroline Thanh Hương (22)
- thiếu tướng Lê Minh Đảo; nhac (1)
- thơ tranh văn Chẩm Tá Nhân (1)
- thơ Chẩm Tá Nhân (13)
- thơ Đinh Hùng (6)
- thơ Đỗ Quý Bái (70)
- thơ Hoa Văn (4)
- thơ Hư Hao (4)
- thơ Huy Văn (25)
- thơ Mai Huyền Nga (1)
- thơ Mùi Quý Bồng (8)
- thơ Mùi Quý Bồngm nhạc ngoại quốc (1)
- thơ nhạc Huy Văn (1)
- thơ nhạc Trần Văn Lương (120)
- thơ Phước Nhân (1)
- thơ Song Như (1)
- thơ Thanh Thanh (9)
- thơ Trần Chương Lương (14)
- thơ Trần Trọng Thiện (25)
- thơ truyện Huy Văn (1)
- thơ văn nhạc ảnh chụp Caroline Thanh Hương (133)
- thơ văn nhạc Huy Văn (1)
- thời sự (1)
- thời sự trực tiếp bằng tiếng pháp (3)
- tiếng hát Anthony Kinh (1)
- tin tức trực tiếp từ Sky News (1)
- Tràm Cà Mau (1)
- truyện ngắn (2)
- Văn (51)
- văn Bình Nguyên Lộc (1)
- văn Bút Xuân Trần Đình Ngọc (1)
- văn Chu Sa Lan (1)
- văn chương miền Nam Việt Nam Cộng Hoà; kho truyện xưa Quán Ven Đường Huỳnh Chiếu Đẳng (1)
- Văn Duyên Anh (3)
- văn Hoành Linh Đỗ Mậu (1)
- văn Huy Phương (1)
- văn Người Lính Già Oregon (3)
- văn Nguyễn Hữu Khiêm (1)
- văn Nguyễn Sơ Đông (1)
- văn Nguyễn Thị Hải Hà (1)
- Văn Nhã Ca (1)
- văn Nhật Tiến (1)
- văn Phạm Tín An Ninh (4)
- văn thơ (29)
- văn thơ chính tả tiếng Việt Nam (1)
- văn thơ Con Cò Thơ (7)
- văn Thuỵ Khê (1)
- văn Tiểu Tử (1)
- văn Tràm Cà M (1)
- văn Trần Nhân Tông (1)
- văn Văn Nguyên Dưỡng (12)
- Việt Nam (1)
- voyage (1)
- Vương Hồng Sểnh (1)
- web hay (1)
- xã hội (78)
- xã hội Mỹ (28)
mercredi 24 avril 2013
Hà Nội Hôm Qua và Hôm Nay , chuyện cũ , người xưa và người mới , chữ mới ...
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire