caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

jeudi 25 avril 2013

Sương Lam và Một Thoáng Nhật Bản 2013



http://i195.photobucket.com/albums/z149/minh40/DuhanhNhatBan2013/Slide2.jpg


 Một Thoáng Nhật Bản 2013

Chào quý bạn
 Người viết vừa trở về Portland  sau một chuyến du hành Nhật Bản với phu quân để thưởng thức mùa hoa anh đào xứ Nhật và để cho có một chút tình điệu ở cái tuổi “không còn trẻ nữa”  của chúng tôi. 
Tôi vẫn thường làm “dám đốc”, “dám xúi” các bạn hữu nếu có đủ điều kiện sức khỏe, thời gían, hoàn cảnh, tài chánh cho phép thì xin hãy vui sống tuổi già, đi tiếu ngạo giang hồ cho biết đó biết đây, chứ mai kia mốt nọ, cái chân của mình bị “xi cà que”, đau ốm rề rề thì có muốn đi đâu cũng không thể đi được nữa. Lúc đó lại ngồi than tiếc cho cái thuở “còn xuân xanh ấy”, thật là buồn lắm! 

Một khi chúng ta đã làm tròn bổn phận công dân sau hơn mấy mươi năm làm việc đóng đủ thuế má cho chính phủ, làm tròn bổn phận cha mẹ, ông bà trong tiểu gia đình nhỏ bé của chúng ta và đã đóng góp một chút công sức, tài chánh cho những việc cần phải làm của con dân nước Việt  trong xã hội, với quần chúng, với quê hương thì ta có quyền sống theo ý thích của mình, miễn là không phương hại đến luật lệ, an ninh xã hội, đến ai cả là được rồi.  Có sao đâu?  Bạn đồng ý chứ?
 Nói thật lòng, theo thiển ý của người viết tất cả mọi việc trên đời là do duyên nghiệp cả, không phải bạn muốn gì là được nấy đâu nhé.  Người viết có quen nhiều bạn hữu muốn đi hành hương xứ Phật, thánh địa của Chúa mà vẫn không đi được vì chưa đủ duyên.  Nhiều bạn hữu của người viết mặc dù đã lên kế hoạch đi hành hương, đóng tiền đầy đủ nhưng tới giờ chót thì lại bịnh hoạn, hoặc có chuyện gia đình, hoặc có chiến sự giao tranh, hoặc có thiên tai bão lụt nơi mình muốn đến thì cũng đành phải hủy bỏ hay dời đổi ngày đi.  Rồi sau đó, quý vị này có thể không bao giờ đi được nữa vì tuổi già sức yếu, hoặc không còn có cơ hội tham dự được nữa vì cuộc đời là vô thường, nào ai biết ra sao ngày sao?  Qué sera! Sera!
 Thôi thì vui được lúc nào, đi được nơi nào thì mừng lúc nấy, bạn nhé!
 Năm nay, có lẻ nhờ có duyên lành, vợ chồng chúng tôi đã đến viếng thăm Nhật Bản an lành. Thật tình, khi đi du lịch lần này, chúng tôi luôn cầu nguyện sẽ không có chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì tình hình chiến sự gay cấn trong việc tranh dành chủ quyền các đảo giữa hai quốc gia này gần đây. Nếu anh chàng Trung Quốc to lớn háo chiến nổi “sân” lên làm bậy, uýnh nhau với anh Nhật Bản nhỏ bé nhưng kiêu hùng này thì “tàn một đời hoa… đào” rồi đấy!
Người viết sẽ tường thuật chi tiết chuyến tiếu ngạo giang hồ Nhật Bảnh này trong số báo Xuân hằng năm của Orergon Thời Báo để chúng ta cùng vui Xuân với nhau nơi xứ lạ đường xa như người viết đã từng hầu chuyện với quý bạn trong gần 10 năm qua kể từ năm 2005.  Xin hãy xem đó như là món quà Xuân nho nhỏ của người viết gửi tặng quý độc giả để cám ơn lòng thương mến của quý vị đã dành cho người viết.
  Bây giờ người viết chỉ xin nói lên một vài cảm nhận của tôi sau chuyến du hành này mà thôi nhé.
Riêng cá nhân người viết thì “trăm hay không bằng mắt thấy” vì có đến tận nơi rồi mới biết rằng lời đồn đãi và lòng khâm phục xứ Nhật này quả thật không sai.  Ngoài những nơi ồn ào, vội vả của các sinh hoạt kinh tế, thương mại ở Tokyo, Osaka cũng giống như ở các thành phố thương mại lớn New York, Los Angeles xứ Mỹ, phải nói là xứ Nhật xứng danh là xứ của hoa anh đào, của cảnh đẹp thiên nhiên an tịnh, của an ninh sạch sẽ, của nhiều tiến bộ khoa học.  Đi đến đâu bạn cũng thấy hoa anh đào nở đẹp bên vệ đường, nơi công viên, nơi sân chùa, nơi cung vua phủ chúa, nơi đền thờ v..v….  Mặc đầu năm nay hoa anh đào đã nở mản khai khi chúng tôi đến Nhật vào đầu tháng 4, nhưng hoa anh đào vẫn nở đẹp ở khắp mọi nơi vì hoa anh đào là quốc hoa của Nhật Bản, có rất nhiều loại, luân phiên khoe sắc từ vùng khí hậu lạnh ở miền Bắc đến vùng khí hậu nóng ở miền Nam xứ Nhật như người viết đã trình bày ở bài viết MCTN 170.  Ở vùng quê hình như nhà nào cũng trồng một cây hoa anh đào ở sân trước để làm cảnh. Đẹp lắm bạn ạ!
 Thành phố rất an ninh, sạch sẽ. Khu China Town ở xứ Mỹ vẫn thấy dơ nhưng ở Nhật thì lại rất sạch.  Bạn sẽ không thấy bóng dáng của các xe cảnh sát chạy tới chạy lui như ở Mỹ và rất khó khăn khi tìm các thùng rác để bỏ rác nhưng đường phố rất sạch sẻ, an ninh.  Về điểm này, tôi vẫn thắc mắc không biết Nhật học ở Singapore hay Singapore học ở Nhật về vấn đề anh ninh và sạch sẽ này.
 Một phúc duyên khác là người viết được gặp mặt nhà báo Đỗ Thông Minh, một người mà tôi đã có lòng mến mộ từ lâu về kiến thức uyên bác của ông. Ông là tác giả hàng trăm bài báo, biên khảo gửi cho nhiều báo Việt Nam khác nhau trên thế giới. Ông là cựu sinh viên Chu Văn An, đã du học ở Nhật từ năm 1970 và định cư ở Nhật hơn 40 năm qua, được vinh danh ở Nhật và ở Hoa Kỳ qua các tác phẩm, các bài tham khảo và các sinh hoạt về văn học, nghệ thuật, biên soạn tự điển v..v..của ông.
 Thật là con người phi thường, làm việc không mỏi mệt.  Tới nay đã có hơn 200 cơ quan truyên thông giới thiệu về hoạt động của ông Đỗ Thông Minh và Mekong Center.
 Một duyên may khác là người viết được hội ngộ với Sư phụ Koda Nguyễn Đức Giang, một thiền sư tu theo phái Thiền của Nhật Bản,  sinh hoạt tôn giáo giống như một mục sư, có gia đình và không ăn chay trường như các nhà sư phái  Đại Thừa  của Việt Nam và  các nước Á Châu khác.
 Cả hai vị được công ty du lịch AV Travel mời tham gia vào chuyến du hành Nhật Bản do công ty tổ chức, bên cạnh các hướng dẫn viên nói tiếng Anh, để giải thích thêm về lịch sử  các danh lam thắng cảnh,  về đời sống sinh hoạt Nhật Bản vì cả hai vị này sống lâu ở Nhật, có kiến thức rất uyên bác về Nhật Bản và các vấn đề khác nữa.  Thật là một chuyến du hành đầy kỳ thú vì chúng tôi đã được mở mang thêm nhiều kiến thức hay lạ khác từ những vị thiện tri thức này.  Xin cám ơn học giả Đỗ Thông Minh và Tiến sĩ Nguyễn Đức Giang.   
 Còn nhiều điều hay lạ khác về Nhật Bản và về chuyến du hành này sẽ được trình bày trong bài viết đăng trong Giai Phẩm Xuân ORTB.  Mời quý bạn nhớ đón đọc nhé.  Xin cám ơn trước.
 Xứ Nhật chỉ xài tiền Yen chứ không xài tiền đô Mỹ ở bất cứ hàng quán, chợ búa nào của Nhật. Có thể chỉ những cửa hàng thật lớn mới xài credit card mà thôi. Chúng tôi suy đoán rằng Nhật đã vì tự ái dân tộc cho nên không chịu xài tiền Mỹ như các nước khác hay chăng?  Bởi thế, bạn phải đổi ngay tiền mặt Yen tại phi trường thì mới có thể mua sắm được.  Một Dollar Mỹ $US trị giá khoảng 90 – 92 Yen tùy theo giá hối đoái mỗi ngày.
 Có một điều đáng nói là giá sinh hoật ở Nhật rất đắt đỏ, nhất là trái cây.  Bạn có thể tưởng tượng một trái xoài giá 21 $US, trong khi đó ở Mỹ cả một thùng xoài 7 trái bự chảng chỉ có $US 8.00, một trái dưa hấu nhỏ giá $US 31.00, trong khi đó ở Mỹ, một trái dưa hấu lớn như con heo sữa chỉ có $ US 4.00, một trái cantaloupe vàng giá $US 105.00, một trái chuối giá $US 3.00 v..v..  Tất cả các trái cây được trình bày trong tủ kiếng và chỉ có một hai trái mà thôi.  Mèn ơi! Không biết ai mới có thể ăn được các loại trái cây này nhỉ?  Tuy nhiên, trong buổi ăn sáng tại khách sạn lớn 5 sao, chúng tôi đã thấy sự có mặt của trái táo (apple), trái khóm tươi, chuối già, nho tươi.  Nhưng nếu bạn đến ăn sáng trể thì sẽ không được ăn những trái cây đặc biệt này.  Trái cây ở Nhật Bản có giá trị quá nhỉ?
 Viết đến đây người viết lại nhớ đến bài viết Giá Trị Cuộc Sống mà người viết đã đọc qua, xin được đem vào đây chia sẻ với quý bạn để bạn tùy nghi cảm nhận giá trị của cuộc sống như thế nào nhé.
... Còn tiếp..
 Mòi quý anh chị nghỉ mệt và thưởng thức hai Youtube về Một Thóang Nhật Bản do SL mới vừa thực hiện được cho vui nhe. Smile!
 



suonglam has shared a video with you on YouTube



Một Thoáng Nhật Bản 1- Tokyo- Tượng Phật Lớn- Meji Shrine

Ngắm hoa đào khi kính viếng tượng Phật Di Đà lớn nhất thế giới, xem Toyota showroom, viếng tượng Phật cô đơn, viếng Meiji Shrine ở Tokyo






suonglam has shared a video with you on YouTube



Một Thoáng Nhật Bản 2-Hoa đào đẹp NúiPhúSĩ PearlIsland Ninja

Mời qúy thân hữu ngắm hoa anh đào ở vườn thượng uyển Imperial Palace Garden ở Kyoto, ngắm núi tuyết Phú Sĩ, mua sắm ngọc trai Mikimoto và xem show Ninja

Sương Lam
Website: www.suonglamportland.wordpress.com
http://www.youtube.com/user/suonglam

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire