Thêm một tang chung cho văn học :
FOUNTAIN VALLEY, California - Cụ Nguyễn Tường Bách
, người con út của gia đình Nguyễn Tường đầy tài năng về văn học đã
xuất bản hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay cùng thành lập Tự Lực Văn Ðoàn
từ thập niên 1930 của thế kỷ trước, vừa qua đời tại bệnh viện Fountain
Valley, Nam California, vào lúc 2 giờ 15 phút chiều ngày 11 Tháng Năm,
hưởng thọ 97 tuổi. Tin từ gia đình cho hay cụ mất vì tuổi quá cao, thời
gian gần đây ngày càng yếu dần, và đã thanh thản ra đi hôm nay.
Cụ Nguyễn Tường Bách. (Hình: Gia đình cung cấp) |
Cụ
Nguyễn Tường Bách sinh năm 1916 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ
một gia đình gốc làng Cẩm Phô, phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam dời ra sinh
sống tại miền Bắc từ hai đời trước. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy
là công chức không dính líu đến văn nghệ và chính trị, các người em em
còn lại: Nguyễn Tường Cẩm, Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam, Tứ Ly, Hoàng
Ðạo - Nguyễn Tường Long, Nguyễn Thị Thế, Thạch Lam - Nguyễn Tường Lân,
và người em út, Viễn Sơn - Nguyễn Tường Bách, đều là những người tham dự
vào văn chương.
Từ thời trẻ, Nguyễn Tường Bách đã viết báo, làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay.
Từng theo học trường Bưởi, trường Albert Saurraut, đại học Y Khoa Hà Nội, tốt nghiệp bác sĩ năm 1944.
Năm 1939, cụ tham gia đảng Ðại Việt Dân Chính cùng Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Gia Trí, Khái Hưng, Nguyễn Tường Long, v.v... Năm 1942 Thạch Lam qua đời, Nguyễn Tường Bách phụ trách nhà xuất bản Ðời Nay.
Năm 1943 Ðại Việt Dân Chính hợp nhất với Việt Nam Quốc Dân Ðảng.
Năm 1945 VNQDÐ kết hợp với Ðại Việt Quốc Dân Ðảng dưới danh nghĩa chung Quốc Dân Ðảng.
Tháng Ba năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, cụ làm giám đốc tờ Ngày Nay bộ mới với sự cộng tác của Khái Hưng, Hoàng Ðạo, hô hào độc lập, dân chủ.
Tháng Năm năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền, cụ cùng với Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Ðảng ra hoạt động công khai. Ông giữ chức ủy viên trung ương, phụ trách tờ Việt Nam chống đối chính sách của đảng Cộng Sản, rồi phụ trách công tác tuyên truyền, công tác tổ chức đảng.
Cụ sáng lập Quốc Gia Thanh Niên Ðoàn, giữ chức nhiệm đoàn trưởng.
Tháng Năm, 1946, tình thế cấp bách cụ lên Ðệ Tam Chiến Khu (gồm từ Vĩnh Yên tới Lao Kay), phụ trách chỉ huy bộ cùng với Vũ Hồng Khanh. Tháng Sáu, 1946, Việt Minh tăng cường vũ trang công kích, Tháng Bảy phải rút lên Yên Bái, Lao Kay. Tháng Tám, 1946 cụ sang Trung Quốc hoạt động ngoại viện và liên lạc với các tổ chức người Việt ở hải ngoại.
Cuối năm 1946 cụ lập gia đình với bà Hứa Bảo Liên tại Côn Minh.
Năm 1947, cụ từ Vân Nam sang Hồng Kông. Quốc Dân Ðảng không tán thành giải pháp Bảo Ðại với những điều kiện Pháp đưa ra và chủ trương tiếp tục hoạt động bí mật.
Tháng Tám, 1948, Hoàng Ðạo đột nhiên mất trên xe lửa từ Hồng Kông về Quảng Châu.
Tình thế Trung Quốc biến chuyển. Một số anh em trở về quốc nội. Vì không muốn trở về khu Pháp, cụ cùng một số anh em ở lại Trung Quốc. Từ năm 1950 cụ hành nghề bác sĩ tại Phật Sơn, Quảng Ðông, cho tới khi về hưu.
Năm 1988 cụ di dân sang Hoa Kỳ, định cư tại Nam California.
Ở hải ngoại cụ tiếp tục hoạt động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, góp sức vào sự đoàn kết và tổ chức một số phong trào liên minh và mặt trận. Cụ là một trong những sáng lập viên, và sau giữ chức cố vấn của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và là tác giả cuốn tiểu thuyết Trên Sông Hồng Cuồn Cuộn và tập hồi ký Việt Nam Một Thế Kỷ Qua phần I (1998) và phần II (2001). Cụ viết nhiều bài bình luận và bút ký cho một số báo hải ngoại, dưới bút hiệu Viễn Sơn.
Từ thời trẻ, Nguyễn Tường Bách đã viết báo, làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay.
Từng theo học trường Bưởi, trường Albert Saurraut, đại học Y Khoa Hà Nội, tốt nghiệp bác sĩ năm 1944.
Năm 1939, cụ tham gia đảng Ðại Việt Dân Chính cùng Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Gia Trí, Khái Hưng, Nguyễn Tường Long, v.v... Năm 1942 Thạch Lam qua đời, Nguyễn Tường Bách phụ trách nhà xuất bản Ðời Nay.
Năm 1943 Ðại Việt Dân Chính hợp nhất với Việt Nam Quốc Dân Ðảng.
Năm 1945 VNQDÐ kết hợp với Ðại Việt Quốc Dân Ðảng dưới danh nghĩa chung Quốc Dân Ðảng.
Tháng Ba năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, cụ làm giám đốc tờ Ngày Nay bộ mới với sự cộng tác của Khái Hưng, Hoàng Ðạo, hô hào độc lập, dân chủ.
Tháng Năm năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền, cụ cùng với Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Ðảng ra hoạt động công khai. Ông giữ chức ủy viên trung ương, phụ trách tờ Việt Nam chống đối chính sách của đảng Cộng Sản, rồi phụ trách công tác tuyên truyền, công tác tổ chức đảng.
Cụ sáng lập Quốc Gia Thanh Niên Ðoàn, giữ chức nhiệm đoàn trưởng.
Tháng Năm, 1946, tình thế cấp bách cụ lên Ðệ Tam Chiến Khu (gồm từ Vĩnh Yên tới Lao Kay), phụ trách chỉ huy bộ cùng với Vũ Hồng Khanh. Tháng Sáu, 1946, Việt Minh tăng cường vũ trang công kích, Tháng Bảy phải rút lên Yên Bái, Lao Kay. Tháng Tám, 1946 cụ sang Trung Quốc hoạt động ngoại viện và liên lạc với các tổ chức người Việt ở hải ngoại.
Cuối năm 1946 cụ lập gia đình với bà Hứa Bảo Liên tại Côn Minh.
Năm 1947, cụ từ Vân Nam sang Hồng Kông. Quốc Dân Ðảng không tán thành giải pháp Bảo Ðại với những điều kiện Pháp đưa ra và chủ trương tiếp tục hoạt động bí mật.
Tháng Tám, 1948, Hoàng Ðạo đột nhiên mất trên xe lửa từ Hồng Kông về Quảng Châu.
Tình thế Trung Quốc biến chuyển. Một số anh em trở về quốc nội. Vì không muốn trở về khu Pháp, cụ cùng một số anh em ở lại Trung Quốc. Từ năm 1950 cụ hành nghề bác sĩ tại Phật Sơn, Quảng Ðông, cho tới khi về hưu.
Năm 1988 cụ di dân sang Hoa Kỳ, định cư tại Nam California.
Ở hải ngoại cụ tiếp tục hoạt động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, góp sức vào sự đoàn kết và tổ chức một số phong trào liên minh và mặt trận. Cụ là một trong những sáng lập viên, và sau giữ chức cố vấn của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và là tác giả cuốn tiểu thuyết Trên Sông Hồng Cuồn Cuộn và tập hồi ký Việt Nam Một Thế Kỷ Qua phần I (1998) và phần II (2001). Cụ viết nhiều bài bình luận và bút ký cho một số báo hải ngoại, dưới bút hiệu Viễn Sơn.
*****
Để chia sẻ, mời đọc một bài rất ý nghĩa của người quá cố :
Chân Không Diệu Hữu
Nguyễn Tường Bách
Trong năm 2010 có hai biến cố đặc biệt thu hút sự chú ý của giới khoa
học. Tháng 9.2010, nhà vật lý học lừng danh Stephen Hawking luận giải
một cách chung cuộc rằng vũ trụ xuất phát từ chân không, vũ trụ phát
sinh không cần đến một đấng sáng tạo. Tháng 12.2010, Cơ quan Quản trị
Hàng không và Không gian NASA thông báo phát hiện của bà Felisa
Wolfe-Simon, trong đó người ta tìm thấy một hình thái mới của sự sống,
không giống với cấu trúc mà con người biết đến.
Hai biến cố khoa
học này làm những ai quan tâm không thể không liên tưởng đến những luận
đề cơ bản của Phật giáo trong vũ trụ và thế giới hiện tượng.
Trong tác phẩm mới xuất bản The Grand Design,
nhà vật lý 68 tuổi Stephen Hawking viết rằng, các lý thuyết vật lý mới
nhất cho thấy vũ trụ của chúng ta đã tự hình thành. Trước khi vũ trụ
thành hình thì chỉ là một sự trống rỗng, nhưng tính sáng tạo nội tại
trong cái “Không” đó đã hình thành vũ trụ. Hawking thấy “không cần
thiết” phải có một Thượng đế, một đấng sáng tạo để tạo dựng nên vũ trụ.
Từ
một tình trạng không có gì, phi thời gian không gian, không cần một
nguyên nhân ngoại lai, có một sự bùng nổ, phát ra năng lượng và vật
chất. Đó là hiệu ứng được mệnh danh là “hiệu ứng lượng tử”, xuất phát từ
sự tăng giảm không đều của năng lượng. Nói tóm gọn, vũ trụ là kết quả
của một sự sáng tạo mà không có người sáng tạo.
Với nhận thức
này, Hawking đã từ chối có một đấng sáng tạo vũ trụ. Nhận thức này không
dễ chấp nhận tại phương Tây, kể cả trong giới khoa học vật lý. Lý do
không phải là các nhà vật lý kia tin mù quáng nơi một Thượng đế toàn
năng mà họ có những lý lẽ hết sức vững chắc khác. Đó là thế giới của
chúng ta quá kỳ diệu, rõ rệt là vũ trụ được cấu tạo dường như có chủ
đích là sẽ có ý thức tồn tại trong đó. Người ta đã xác định một loạt các
thông số trong Thái dương hệ và thấy rằng chỉ cần một thông số lệch đi
một chút là đã không thể có đời sống loài người trên trái đất. Mặt trời
chỉ cần lớn hơn một chút, thành phần của các hành tinh chỉ khác đi một
chút, không có sự hiện diện của mặt trăng… là không thể có loài người.
Xác suất để ý thức xuất hiện là quá nhỏ, gần như bằng không. Thế mà vẫn
có ý thức cao cấp xuất hiện để chiêm nghiệm ngược lại về vũ trụ.
Một
khi đã có một vũ trụ vân hành hoàn hảo như thế, khi có một sự sáng tạo
tuyệt diệu thì cần phải có người sáng tạo có ý thức, hay phải có “Thượng
đế”. Thế nhưng cũng chính các nhà khoa học theo quan niệm sáng tạo cũng
phân vân, nếu có Thượng đế toàn năng thì làm sao lý giải được những
cảnh tàn bạo, bất công trong thế giới của con người. Đó là một nan đề
của môn bản thể học trong vật lý hiện đại.
Nhận thức của Hawking
cho rằng vũ trụ xuất phát từ chân không bằng một sự vận động tự thể. Có
sự sáng tạo nhưng không có người sáng tạo. Nhận thức này phần nào lý
giải tính chất kỳ diệu của vũ trụ nhưng không dễ hiểu. Nó khó hiểu ở chỗ
là nhận thức này từ chối một tự ngã làm chủ cho một hành động. Có hành
động nhưng không có người hành động. Nhận thức này tuy xa lạ với phương
Tây nhưng nó là một cách phát biểu của thuyết vô ngã trong đạo Phật.
Biến cố thứ hai trong năm 2010 là bài báo cáo của bà Felisa Wolfe-Simon1
(NASA Astrobiology Institude, USA) và cộng sự về một cái nhìn khác về
hình thái của sự sống, nhân dịp khám phá một loại vi sinh vật được cấu
tạo hoàn toàn khác với quan niệm hiện nay. Theo các lý thuyết sinh học
hiện nay, mọi hình thái hữu cơ trên trái đất và cả ngoài trái đất chỉ
được xây dựng với 6 nguyên tố: carbon, hydro, nitrogen, oxy, sulfur (lưu
huỳnh) và phosphorus (phốt pho). Từ những tế bào giản đơn nhất, đơn
bào, sống trong môi trường hiếm khí hay không có ánh sáng cho đến chủng
loại cao cấp loài người đều chỉ gồm 6 nguyên tố đó mà thôi. Nay
Wolfe-Simon chứng minh rằng đã có sinh vật không chứa phosphorus mà chứa
arsenic (thạch tín).Với arsenic, vi sinh vật này cũng tăng trưởng tương
tự như các vi sinh vật khác.
Phát hiện này xem ra không quan
trọng trong đời sống bình thường, nhưng trong ngành sinh vật học địa cầu
và ngoài địa cầu, nó gây “chấn động mãnh liệt”. Người ta bừng tỉnh thấy
rằng lâu nay ngành sinh học quan niệm về sự sống một cách hạn hẹp, tự
đưa ra hạn chế trong định nghĩa về hình thái của sự sống. Người ta thấy
rằng phải từ bỏ hạn chế đó và cần tìm hiểu lại sự sống ngay trên trái
đất này. Khi đó, với nghiên cứu về sự sống ngoài hành tinh, người ta hy
vọng sẽ mở rộng hơn tầm nhìn và khám phá những hình thái sống không thể
ngờ tới. Thực tế là arsenic hiện hữu nhiều trong những môi trường cực
lạnh, “linh động” hơn phosphorus và vì vậy dễ sinh ra sự sống hơn. Do đó
khi xem arsenic là một nguyên tố của sự sống hữu cơ, người ta có nhiều
hy vọng hơn sẽ tìm thấy sự sống khác trong vũ trụ.
Bài báo cáo
về vi sinh vật này tuy có tính chất rất chuyên môn nhưng thật ra đã tạo
nên một niềm triển vọng và phấn khích mới. Đó là con người chỉ thấy rằng
mình chỉ là một hình thái trong vô số hình thái của sự sống. Điều này
làm ta nhớ tới khái niệm “Diệu hữu” trong đạo Phật. Sự tồn tại (hữu) là
vô tận, số lượng của thế giới và của các loài sinh vật, từ đơn giản đến
cao cấp, là vô tận. Có thể con người một ngày kia sẽ đến chỗ thừa nhận
là sự sống có những hình thái hoàn toàn khác hẳn, không phải chỉ gồm 6
nguyên tố mà nhiều hơn hẳn. Cũng có thể người ta sẽ đến với nhận thức là
tư tưởng và tình cảm cũng là một dạng của sự sống mà “thân” của chúng
không phải là các yếu tố “vật chất” mà là những sóng tương tự như những
sóng điện từ. Cuối cùng khi con người nhận thấy đời sống là nhất thể, và
mọi hình thái của nó, từ vật chất đến phi vật chất, đều là những “pháp”
vô ngã, vô thường, khi đó khoa học tạm gọi là sẽ đồng quy với Phật
giáo.
Đồng chủ biên cuộc khảo cứu, giáo sư Paul Davies thuộc Arizona State University và Viện Sinh học Không gian của NASA, nói với BBC News2: “Vào
lúc này chúng ta không biết sự sống chỉ là một tai nạn ngẫu nhiên xảy
ra trên trái đất, hay đó là một phần của một tiến trình sinh hóa tự
nhiên qua đó sự sống xuất hiện ở bất kỳ đâu có điều kiện trên trái đất”.
Davies ủng hộ quan niệm “… sự sống xuất hiện ở bất kỳ đâu có điều kiện
như trái đất” và điều này rất phù hợp với quan niệm Duyên khởi của đạo
Phật, tức là cho rằng hễ có điều kiện như nhau thì sự sống phát sinh như
nhau chứ một hiện tượng không thể xuất hiện “ngẫu nhiên” một lần rồi
thôi.
Hai biến cố kể trên, một bên thuộc phạm vi vật lý lý
thuyết, bên kia của vi sinh vật, có một ý nghĩa thú vị ở đây. Nhận thức
của Hawking trùng hợp với thuyết “Chân không” và Vô ngã, còn phát hiện
của Wolfe-Simon làm ta liên tưởng đến tính “Diệu hữu” và duyên khởi của
đạo Phật.
Chân không-Diệu hữu vốn là vấn đề của vũ trụ quan của
Phật giáo. Theo đó, mọi hiện tượng đều xuất phát một cách nội tại từ
“Không”, không do tác nhân bên ngoài. Chúng xuất hiện trong thế gian và
tuân thủ nguyên lý Duyên khởi, đủ điều kiện thì sinh, đủ điều kiện thì
diệt. Các hiện tượng đó không ai làm chủ nhân, chúng làm tiền đề cho
nhau để sinh và diệt. Khi sinh thì sinh từ chân không, khi diệt thì
không còn chút bóng hình lưu lại. Các hiện tượng, mà trong đạo Phật gọi
là “pháp”, không chịu sự hạn chế nào cả, không có ai lèo lái chúng cả.
Khi đủ điều kiện thì mọi hình thái của sự sống đều khả dĩ, khả năng xuất
hiện của chúng là vô tận, “bất khả tư nghì”. Diệu hữu bao trùm mọi hiện
tượng, vật lý cũng như tâm lý, nằm ngoài khả năng suy luận của con
người chúng ta. Cụ thể, khi nói về con người thì đó là một tổng thể gồm
hai mặt tâm lý và vật lý với năm yếu tố mà ta gọi là Ngũ uẩn (sắc thọ
tưởng hành thức). Năm yếu tố đó vận hành vô chủ.
Những phát hiện
của khoa học làm chúng ta kinh ngạc về tri kiến của Phật và các vị Tổ.
Các vị đã phát hiện những quy luật của vũ trụ không bằng phép nghiên cứu
thực nghiệm mà bằng trực giác trong một dạng tâm thức phi thường của
thiền định. Qua thời gian, thực tế cho thấy các phát hiện của khoa học
không hề bác bỏ vũ trụ quan Phật giáo mà ngược lại, chúng trùng hợp một
cách kỳ lạ. Tuy nhiên chúng ta cần tránh một thái độ, đó là xem khoa học
như thước đo đúng sai đối với nhận thức luận Phật giáo. Lý do là Phật
giáo chủ yếu nhận thức về hoạt động của tâm, trong lúc khoa học vật lý
hay sinh học thiên về vật chất. Tất nhiên Phật giáo xem tâm-vật nằm
chung trong một thể thống nhất và mặt khác, khoa học vật lý hiện đại
cũng phải thừa nhận vai trò của người quan sát (tức là vai trò của tâm)
trong mọi thí nghiệm. Nhưng phải nói phạm vi nhận thức giữa khoa học và
Phật giáo rất khác nhau. Một điều mà ta không quên nữa là Phật giáo nhận
thức thế giới với mục đích thoát khổ, thoát khỏi sự ràng buộc của nó
bằng các phương pháp tu dưỡng tâm. Còn nhà vật lý hay sinh học chỉ nhận
lại ở sự nhận thức. Vì vậy, khi so sánh Phật giáo và khoa học, tuy có
nhiều thú vị và hứng khởi, ta cần biết giới hạn của nó.
Chân
không-Diệu hữu là một chìa khóa để hiểu nhận thức luận về bản thể và
hiện tượng của Phật giáo. Vì mọi hiện tượng xuất phát từ “Không” nên nó
không có một bản chất trường tồn và riêng biệt, đó là thuyết Vô ngã. Chỉ
có Ngũ uẩn đang vận hành, không có người vận hành chúng. Tương tự,
Hawking cho rằng có sự sáng tạo nhưng không có ai sáng tạo cả. Thuyết Vô
ngã khó hiểu cho những ai mới làm quen với đạo Phật. Cũng thế, vũ trụ
tự sáng tạo và sáng tạo một cách tuyệt diệu, nhưng không có đấng sáng
tạo. Đó là điều cũng khó hiểu cho nhiều người phương Tây.
Hawking
chứng minh vũ trụ xuất phát từ cái “Không”, ông bác bỏ sự cần thiết của
một Thượng đế nhưng có lẽ ông không biết “Không” là gì. Là một nhà vật
lý, ông khó có thể biết hơn. Thế nhưng lại đến phiên ta kinh ngạc về
khoa học vật lý. Dù tự hạn chế mình trong lĩnh vực vật chất, vật lý đã
đi đến tận cùng biên giới của vật chất, gõ cửa ngành bản thể học và gần
như chạm đến “chân lý tuyệt đối” của đạo Phật. Vị trí của Hawking làm ta
nghĩ đến luận sư Long Thọ, cả hai vị đều cho rằng “Không” là nguồn gốc
của muôn vật, nhưng cả hai đến từ hai chân trời khác nhau.
Phật
và các vị Tổ Phật giáo biết “Không” là gì bằng trực quan nhưng không
miêu tả nhận biết của mình.Tính Không thuộc về một lĩnh vực mà ngôn ngữ
không diễn bày được. Cũng như thế trong vật lý lượng tử, người ta thấy
ngôn ngữ và cách suy luận thông thường không còn thích hợp. Giữa Phật
giáo và khoa học, sự trùng hợp rất lớn mà sự khác biệt cũng rất lớn.
Nhà
vật lý tin rằng có một vụ “nổ ban đầu” (Big Bang) cách đây khoảng 14 tỉ
năm để sinh ra vũ trụ vật lý. Thiền giả thấy có một sự “bùng nổ” trong
tâm xảy ra trong từng sát-na. Đó là cách nói gọn nhất về sự khác biệt
giữa Phật giáo và khoa học.
Nguyễn Tường Bách
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire