caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 7 mai 2014

BAN TIN CIA TCDV - "DUONG THI, MOT VAI..." của MINH DI bien soan. KY 6, chot.

Đọc lại bài số  3

http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/05/duong-thi-mot-vai-cua-minh-di-bien-soan.html

bài số 4
 http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/05/ban-tin-cia-tcdv-duong-thi-mot-vai-cua.html



Đọc lại bài số 5
http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/05/ban-tin-cia-tcdv-duong-thi-mot-vai-cua_5.html

Kính thưa Độc giả các Diễn Đàn,
Kính thưa qúy vị thích làm thơ,
Bài “Đường thi, Một vài...” của anh Minh Di biên soạn, Tạp Chí Dân Văn cho đăng tải, để, trước hết gởi đến qúy độc giả bốn phương, và riêng tặng qúy vị thích làm thơ, đâu đó đăng tải trên báo in, trên các Diễn Đàn...
Ngược giòng Lịch Sử, chúng ta đã xử dụng tiếng Hán làm ngôn ngữ chung cho cả nước, bao nhiêu “trước tác” của cha ông viết bằng Hán văn, chữ Nho chỉ  được ngưng không dùng nữa mới đây thôi...
Nếu nghiên cứu về văn học nước nhà là phải bao gồm các tác phẩm viết bằng tiếng Hán, phải thông thạo Hán Tự. Bản “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” nổi tiếng của Nguyễn Trãi viết bằng ngôn ngữ nào?
Trong “luật chơi”, nhất là về lĩnh vực “Thơ văn” mà luật của thể THƠ ĐƯỜNG là khó nhất đối với các thi nhân, ông cha ta ngày trước lại rất ưa chuộng thể thơ này, thường dùng để “đối ẩm” với nhau.

Bài viết này khá dài, TCDV chia ra thành nhiều kỳ, như thường lệ, qúy vị nào cần trọn bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu qúy vị.
Trân trọng.
Germany, 01.05.2014
(Ngày này 34 năm trước, 01.05.1980, cả gia đình chúng tôi được con tàu CAP ANAMUR của Đức vớt ngoài biển Đông khi đi tìm Tự Do, thoát khỏi chế độ độc tài, dã man của bọn CSVN)
-        Điều Hợp Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt,
-        Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
---------------------------------------------  
Đường thi, Một vài...
01 – 72 (78).
(KỲ 6, chót)
Kết lại về Áo thể thi:

Lối Áo thể thi Vương Duy, Đỗ Phủ đã vận dụng; và sau đó từ thời kỳ trung Đường về sau các thi nhân như Lý Thương Ẩn (812 - 858), Triệu Giả [còn đọc là Cổ] (? - ?)..... lại hoán chuyển  tiếng bằng / trắc của 2 chữ thứ 3 và thứ 5 trong câu.
Các triều Kim (1115 - 1234), Nguyên (1279 - 1368) thì Áo thể cú là thanh bằng / trắc  của 2 chữ thứ 5 và thứ 6 chuyển đổi qua lại.
Toàn bài dùng “áo cú” thì gọi là “áo thể thi”, trong bài chỉ có 2 câu gọi là “áo cú cách”.

Áo thể thi là Luật thi biến thể, nói cho rõ hơn thì đây là một thể cách Luật thi riêng, có những qui định của riêng nó.
Thể này, gọi chung thì gọi là “biến thể- gọi riêng thì gọi là Áo thể, là Chiết yêu, và   như đã nói ở các đoạn trước, thể Chiết yêu có danh xưng khác nhau tùy thể thơ - như ở Tứ tuyệt thì gọi Tuyệt cú Chiết yêu, ở thơ 8 câu thì gọi Bát cú Chiết yêu
Thời Tống các danh xưng “Áo thể”, “Chiết yêu” đều có nhưng “Chiết yêu” là danh xưng rất thông dụng vào thời đó.
Các bản tuyển dịch Đường thi của Việt Nam không bản nào phân biệt được điều này để rồi có những người Việt Nam, vì không hiểu Áo thể thi, cứ theo Luật thi ghi trong các sách Giáo khoa trước đây mà hoặc cho là phá cách, hoặc cho là thất niêm.....

Nếu vẫn quen với âm luật của Luật thi, gặp những Bài thơ làm theo Áo thể thi chắc hẳn có một số người rồi thấy có những chỗ nghe trúc trắc, không thuận tai.
Tuy nhiên, thuận tai hay không thuận tai là theo thói quen nghe, nghe nhiều rồi sẽ thấy hết còn không thuận tai!
                                                                           &
(2). Thay đổi về bố cục.
Sự thay đổi chung quanh số lượng cặp đối, vị trí các cặp đối tôi đã nói rõ ở trước.

(3). Thay đổi số câu của bài thơ.
Chuyên chỉ Bát cú Luật thi, tức 1 bài Luật thi chỉ có 6 câu.
Tuy thể thơ này không nhiều nhưng cũng lược qua vài giòng.

Hồ Chấn Hanh viết:
~ Luật thể hữu Ngũ ngôn tiểu luật, Thất ngôn tiểu luật.
Nghiêm Thương Lương dĩ Đường nhân lục cú thi hợp Luật giả xưng Tam vận Luật thi.
                                                                 /  Đường Âm Quí Thiêm. Qu. I. Phàm thể  /.
~ Thể luật thi có Ngũ ngôn tiểu luật, Thất ngôn tiểu luật.
Nghiêm Thương Lương gọi bài thơ có 6 câu đúng theo Luật thi của người thời Đường là Tam vận Luật thi.

Tập Thương Lương Thi Thoại viết:
~ Hữu Luật thi chỉ tam vận giả.
                                               Thương Lương Thi Thoại. Thi thể. 5  /.
~ Có bài Luật thi chỉ có 3 vận.

Lý Ích (748 - 827): Tái thượng.
                               Hán gia kim Thượng quận,
                               Tần tái cổ Trường thành.
                               Hữu nhật vân thường thảm,
                               Vô phong sa tự kinh.
                               Đương kim thiên tử thánh,
                               Bất chiến tứ phương bình.
                                                                        Hán triều nay Thượng quận,
                                                                        Tần ải cổ Trường thành.
                                                                        Có lúc mây màu thảm,
                                                                        Không hơi cát dậy kinh.
                                                                        Bây giờ vua bậc thánh,
                                                                        Chẳng đánh bốn phương bình. 
Vận ở các câu chẵn: 2 – 4 – 6.

Nhưng cũng có bài 6 câu / 4 vận:
Lý Bạch: Tống Vũ lâm Đào tướng quân.
              Tướng quân xuất sứ ủng lâu thuyền.
               Giang thượng tinh kỳ phất tử yên.
               Vạn lý hoành qua thám hổ huyệt,
               Tam bôi bạt kiếm vũ Long Tuyền.
               Mạc đạo từ nhân vô đảm khí,
               Lâm hành tương tặng Nhiễu Triều tiên.
               (Lý Thái Bạch Toàn Tập. Qu. XVII).    
                                                        Tướng quân đi sứ theo lâu thuyền
                                                        Cờ xí trên sông phất khí lành.
                                                        Vạn dặm hoành thương vào hang cọp,
                                                        Ba li rút kiếm múa Long Tuyền.
                                                        Chớ nói thi nhân không đảm khí,
                                                        Nhiễu Triều roi tặng buổi hành trình.
[Chú thích.
+ Lâu thuyền. Như tên gọi cho thấy, Lâu thuyền là thuyền có tầng (lâu = lầu, gác).
Lâu thuyền là một trong mấy loại chiến thuyền đời Hán (206 tr. Cn - 220 Cn), thường là thuyền của tướng chỉ huy hạm đội. Thời đó người ta thường gọi tướng chỉ huy thủy quân là Lâu thuyền Tướng quân, gọi thủy quân là “lâu thuyền sĩ”, hoặc “lâu thuyền tốt”..... rộng hơn tiếng “lâu thuyền” còn được dùng để phiếm chỉ thủy quân.
Lâu thuyền thường có 3 tầng, các tầng được kiến tạo như 1 tòa thành nổi, đầu vách thành chừa các khoảng trống để quan sát, bắn tên, cũng như bắn các thứ nước độc..... để chống địch quân tấn công; ngoài ra còn đặt các máy bắn đá.
Gặp lúc sông biển lặng thì không sao, trái lại nếu gặp cuồng phong, sóng dữ thì rất khó mà điều khiển lèo lái Lâu thuyền theo ý muốn.
(Tham khảo:
Thông Điển (通典). Qu. CLX. Binh 13. Thủy binh cập thủy chiến cụ phụ).

Không thấy thư tịch cổ nói kích thước Lâu thuyền dài / rộng / cao bao nhiêu nhưng căn cứ Bộ Vũ Kinh Tổng Yếu, 1 tác phẩm chuyên môn về Quân sự do một nhóm biên soạn theo lệnh triều đình, chủ biên là Đinh Độ (990 - 1053), Tăng Công Lượng (999 - 1078) dưới triều Bắc Tống (960 - 1127), thì xe ngựa có thể chạy trên Lâu thuyền.
(Tham khảo:
Vũ Kinh Tổng Yếu. Tiền Tập (武經總要。前集). Qu. XI. Chiến thuyền).
+ Nhiễu Triều. Tên quan Đại phu nước Tần thời Xuân Thu (770 - 403 tr. Cn).
Thời Xuân Thu, Sĩ Hội bỏ nước Tấn qua nước Tần, được Tần cho làm quan. Sợ nước Tần trọng dụng Sĩ Hội, Tấn sai Ngụy Thọ Dư giả nói mình phản nước Ngụy chạy qua nước Tần khuyên Sĩ Hội trở về nước Tấn. Bấy giờ nước Tần muốn đánh nước Ngụy, đem quân đóng ở mạn Tây sông, quân Ngụy đóng ở mạn Đông sông.
Thọ Dư nói với vua Tần cho mình và mấy người ở Ngụy Ấp cũ qua Ngụy thuyết phục Ngụy theo về với Tần, mình xin đi trước. Vua Tần sai Sĩ Hội đi, Sĩ Hội từ chối, nói rằng quân Tấn độc ác như sói, cọp, nếu qua Ngụy mà Tấn bội ước không để Ngụy hàng phục Tần thì thân mình bị Tấn giết mà vợ con mình ở Tần cũng bị Tần giết, chừng đó có hối tiếc sự việc cũng đã xảy ra rồi. Vua Tần chỉ sông thề là nếu Tấn bội ước thì mình cũng sẽ không giết vợ con của Sĩ Hội. Do đó Sĩ Hội mới chịu qua Ngụy.  
Trước khi Sĩ Hội đi Nhiễu Triều đến gặp Sĩ Hội, tặng cái roi ngựa, nói với Sĩ Hội:
~ Tử vô vị Tần vô nhân, ngô mưu thích bất dụng dã!
                                                               /  Tả Truyện (左傳). Văn công 13 niên. Xuân  /.
~ Ông đừng nói (nghĩ) rằng nước Tần không có người, tôi đã nói việc này cho vua biết, thế nhưng vua lại không nghe!

1/. Câu đầu tiên, Nhiễu Triều có ý nói cho Sĩ Hội là mình biết Sĩ Hội đi qua Ngụy lần này sẽ không trở lại Tần, Sĩ Hội đừng nghĩ rằng nước Tần không có người biết điều này.
2/. Câu sau, Nhiễu Triều trấn an Sĩ Hội, cho biết vua Tần không tin Sĩ Hội không về Tần, và như vậy, Sĩ Hội cứ yên tâm mà đi, vợ con của Sĩ Hội ở Tần rồi không sao hết!

Và như vậy, nếu Nhiễu Triều có nói gì với vua Tần - ở đây là Tần Khang công, thì rồi cũng chỉ đến khuyên vua Tần là đừng nên để Sĩ Hội qua Ngụy.  

Về sau mấy chữ Nhiễu Triều tiên(roi ngựa Nhiễu Triều) chỉ bạn bè tặng đồ vật cho nhau lúc từ biệt.

Chú thích bài thơ này Vương Kỳ (? - ?) đời Thanh viết:
~ Đường Trọng Ngôn viết:
~ Thử thiên toàn thị Luật thể, nghi “Long Tuyền” hạ thoát nhất liên.
Phương Hoằng Tĩnh viết:
~ Thử thiên đương thị Cận thể bát cú, nhi dật kỳ ngũ, lục dã; kim dĩ vi Cổ thi, hoặc dĩ vi Lục cú luật.
Kỳ án:
- Lục cú cận thể Đường nhân thời hữu chi, bản ư Lục triều nhân, hoặc hiệu vi tiểu luật.
/  Lý Thái Bạch Toàn Tập. Qu. XVII  /.                                
~ Đường trọng Ngôn nói:
~ Bài thơ này hoàn toàn theo thể Luật thi, ngờ rằng dưới câu “Long Tuyền” mất 2 câu.
Phương Hoằng Tĩnh nói:
~ Bài thơ này đúng là (một) bài Luật thi 8 câu nhưng mất câu 5, câu 6; ngày nay cho là Cổ thi, có người cho là (thể) Luật thi 6 câu.
(Vương) Kỳ xét:
- Luật thi [gồm] 6 câu người thời Đường vẫn thường làm, [thể thơ này] có cội nguồn từ người thời Lục triều, có người gọi là thơ tiểu luật.
[Phụ chú.
+ Thất ngôn bát cú Luật thi có 2 cặp đối: 3 / 45 / 6.
Ở đây chỉ có cặp đối 3 / 4, bởi vậy Đường Trọng Ngôn và Phương Hoằng Tĩnh đã cho rằng bài thơ này mất 2 câu 5 / 6
+ LỤC TRIỀU, xin coi ở phần chú bài Dạ bạc Ngưu Chử hoài cổ của Lý Bạch ở trước].

Thay lời kết.

Hồ Chấn Hanh (1569 - 1645) viết:
~ Thi tự Phong, Nhã, Tụng dĩ giáng, nhất biến hữu Li tao, tái biến vi Tây Hán ngũ ngôn thi, tam biến hữu Ca, Hành tạp thể, tứ biến vi Đường chi Luật thi.
Thi chi chí Đường, thể đại bị hĩ!
                                                 Đường Âm Quí Thiêm. Qu. I. Phàm thể  /.
~ Thơ từ các thể Phong, Nhã, Tụng lần xuống, biến lần đầu có thể Li tao, biến lần nữa thành ngũ ngôn thi thời Tây Hán, biến lần thứ 3 thì có tạp thể Ca, Hành, biến lần thứ tư thành Luật thi đời Đường.
Thơ tới thời Đường thì các thể rồi hoàn bị.

Đỗ Phủ có bài Đăng Nhạc Dương Lâu, 2 câu đầu:
                        Tích văn Động Đình thủy,
                        Kim thướng Nhạc Dương Lâu.
Vương Phu Chi (1619 - 1692) bình trong tập Khương Trai Thi Thoại (薑齋詩話):
~ Nhạc Ký vân: Phàm âm chi khởi, tòng nhân tâm sinh dã, cố đương dĩ mục nhĩ hiệp tâm vi âm luật chi chuẩn.
“Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” chi thuyết bất khả thị vi điển yếu.
“Tích văn Động Đình thủy”, “văn”, “đình” nhị tự câu bình, chính nhĩ chấn khởi.
Nhược “Kim thướng Nhc Dương Lâu” dịch đệ tam tự vi bình thanh, vân “kim thướng Ba Lăng Lâu”, tắc ngữ kiển nhi lệ ư thính hĩ!
     /  Khương Trai Thi Thoại. Qu. II. Tịch Đường Vĩnh Nhật Tự Luận. Nội Biên. 10  /.
~ Thiên Nhạc Ký nói: Âm thanh khởi lên, khởi từ tâm con người, cho nên âm thanh phải thuận với tai, hòa với tâm, đây mới là tiêu chuẩn của âm luật.
(Cho nên) thuyết “nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh” không thể được coi chuẩn tắc mẫu mực.
Tích văn Đng Đình thủy”, 2 chữ “văn”, “đình” đều thanh bằng, chính điều này làm câu thơ có khí lực.
Nếu như câuKim thướng Nhc Dương Lâu” thay chữ thứ 3 với một tiếng bình thanh mà nói “kim thướng Ba Lăng Lâu” thì đọc lên thì trúc trắc, nghe không thuận tai!
[Phụ chú:
Nhạc Dương Lâu ở đất Ba Lăng, nói Ba Lăng Lâu cũng vậy].

Mạnh Hạo Nhiên (689 - 740) có bài Lâm Động Đình, 2 câu đầu:
                           Bát nguyệt Hồ thủy bình,
                           Hàm hư cổn thái thanh.

Học giả Vương Phu Chi (1619 - 1692) bình:
~ “Nguyt”, “thủynhị tự giai trắc, tự khả; nhược “hàm hư cổn thái thanh” dịch tác “cổn hư hàm thái thanh”, vi nệ thanh thổ cổ nhi dĩ!
     /  Khương Trai Thi Thoại. Qu. II. Tịch Đường Vĩnh Nhật Tự Luận. Nội Biên. 10  /.
~ 2 chữnguyt”, “thủy” đều trắc cũng còn được; nếu câuhàm hư cổn thái thanh” mà đổi lại là “cổn hư hàm thái thanh” thì (chỉ là) câu nệ ở chỗ hợp thanh luật mà thôi!

Mã Chu (? - ?) có bài Lăng triêu phù giang lữ tư, 2 câu đầu:
                      Thái thanh thượng sơ nhật,
                      Xuân thủy tống cô chu.
2 câu này:
                 Trắc, bình, trắc, bình, trắc.
                 Bình, trắc, trắc, bình, bình.
Chữ thứ 3 và thứ 4 của 2 câu đều là “trắc / bình”, thất niêm.

Vương Phu Chi bình:
~ “Thái thanh thưng sơ nht”, âm luật tự khả; nhược vân “thái thanh sơ thưng nht” dĩ cầu hợp ư niêm, tắc tình văn tác nhiên, bất phục năng thành giai cú!
Túc kiến phàm ngôn Pháp giai phi Pháp dã! Thích thị hữu ngôn: “Pháp thượng ưng xả hà huống phi Pháp”.
     /  Khương Trai Thi Thoại. Qu. II. Tịch Đường Vĩnh Nhật Tự Luận. Nội Biên. 10  /.
~ Câu “Thái thanh thưng sơ nht”, luận âm luật thì còn chấp nhận được; còn nếu như (đổi lại mà) nói “thái thanh sơ thưng nht” cho hợp niêm thì câu văn trở nên rã rời, và không thành (một) câu hay được!
(Như vậy thì) có thể thấy nói chung là các Pháp rồi đều không phải Pháp. Thích Ca có câu: “Pháp còn phải bỏ huống là không phải là Pháp”.
[Minh Di:
+ “Pháp còn phải bỏ huống là không phải Pháp”, câu này trong Kinh Kim Cương].

Dương Thận (1488 - 1559) đời Minh có bài Tái Viên Giá Cô Từ, 2 câu cuối:
                    Thùy khởi Đông Sơn Tạ An Thạch,
                    Vị quân đàm tiếu tĩnh phong yên.
Vương Phu Chi bình:
~ “Thùy khởi Đông Sơn T An Thch, v quân đàm tiếu tĩnh phong yên” nhược vị “an” tự thất niêm, canh vân “thùy khởi Đông Sơn T Thái phó”, thá đạp tiện bất thành hưởng.
       /  Khương Trai Thi Thoại. Qu. II. Tịch Đường Vĩnh Nhật Tự Luận Nội Biên. 20  /.
~ “Thùy khởi Đông Sơn T An Thch, vị quân đàm tiếu tĩnh phong yên” nếu nói chữ “An” thất niêm, đổi lại nói “thùy khởi Đông Sơn T Thái phó” nghe không xuôi mà âm hưởng không vang dội.
[Phụ chú:
Chức vụ của Tạ An Thạch là Thái phó, do đó nói Tạ Thái phó cũng vậy].

Qua những thí dụ trên đây trong bộ Khương Trai Thi Thoại (薑齋詩話) chúng ta thấy khi bình một chữ “thất niêm” trong thơ Vương Phu Chi đều phân tích rõ tại sao thi nhân lại thất niêm? Thất niêm thì hay ở chỗ nào; ngược lại, nếu giữ đúngniêm lut” câu thơ rồi dở ở chỗ nào!
Để làm việc này, như đã thấy, ông giả thiết thay thế những chữ thất niêm bằng những chữ đồng nghĩa mà “đúng niêm lut” rồi luận giải hoặc âm luật, hoặc ý nghĩa, để từ đó bình chỗ hay, chỗ dở!
Thơ Đường lấy ý làm chủ, do đó, không chủ trương “dĩ từ hi nghĩa”, không lấy văn từ làm tổn giảm cái ý, chẳng hạn làm cho ý tưởng muốn diễn tả hoặc không rõ ràng, hoặc rã rời, hoặc đứt đoạn... , nói rõ hơn, văn từhay đẹp, có hợp thanh luật, nhưng làm suy giảm cái ý thì giữ ý, không giữ lời.

Mỗi sự “thất niêm” của những tác gia lớn đều có lý do của nó mà người bình giảng thơ phải tìm ra lý do đó, tức cái tại sao của sự việc. Còn như chỉ giản dị chỉ ra những chữ thất niêm trong một bài thơ thì đây là việc mà ai cũng có thể chỉ ra được!
Không phải chỉ Vương Phu Chi mà tất cả tác giả những tập Thi thoại đều làm như vậy!
Những tác giả này đều là những học giả nổi tiếng, và hơn nữa, lại là những thi nhân đã từng học hỏi, nghiền ngẫm phong cách của thi nhân đời Đường - mỗi tập Thi thoại là một thành quả học hỏi của bản thân, bởi vậy phần lớn những lời bình phẩm họ viết ra chẳng phải “hư ngôn”.

Sử học gia Triệu Dực (1727 - 1814) viết trong Âu Bắc Thi Thoại (甌北詩話):
~ Chí Đường sơ Thẩm, Tống chư nhân ích giảng cầu Thanh bệnh, ư th ngũ, thất Lut toi thành nhất đnh cách thức, như viên chi hữu qui, phương chi hữu củ, tuy Thánh hiền phục khởi, bất năng cải dịch hĩ! Cái sự xuất ư nhân vi giả, đại khái nhật xu ư tân, tinh ích cầu tinh, mật ích gia mật, bản phong hội sử nhiên. Cố tuy xuất ư nhân vi, kỳ thực tức thiên vận dã!
Tựu hữu Đường nhi luận:
Kỳ thủy dã, thượng đa tập dụng Cổ thi, bất lạc thúc phược ư qui hành củ bộ trung. Tức dụng Luật dịch đa ngũ ngôn, nhi thất ngôn do thiểu - thất ngôn dịch đa tuyệt cú, nhi Luật thi do thiểu. Cố Lý Thái Bạch Tập thất Luật cn tam thủ, Mạnh Hạo Nhiên Tậpthất Luật cn nh thủ, thượng bất chuyên dĩ thử kiến trường.
                                                            Âu Bắc Thi Thoại. Qu. XII. Thất ngôn Luật  /.
~ Tới buổi đầu triều Đường, Thẩm (Thuyên Kỳ), Tống (Chi Vấn) mấy người càng giảng luận, tìm cầu những khuyết điểm (bệnh) về Thanh điệu, Ngũ ngôn Lut thi, Thất ngôn  Lut thi do đó rồi thành cách thức nhất đnh, như hình tròn mà có cái qui, hình vuông có cái củ để mà vẽ, tuy Thánh hiền sống lại cũng không thể sửa đổi được! Sự việc tuy xuất phát từ hành vi của con người, nhưng, đại khái với cái xu hướng ngày càng mới, tinh thì càng muốn tinh hơn, chặt chẽ thì càng làm cho chặt chẽ hơn, sự việc vốn do thói tục mà khiến thành như thế. Do đó, tuy xuất từ hành vi của con người mà có nhưng thực ra chính là xu thế tự nhiên vậy!
Lấy Đường triều mà luận:
Buổi đầu thì đa số còn thói quen làm Cổ thi, không muốn bị bó buộc trong qui củ. Nếu như làm Luật thi thì đa sốngũ ngôn, mà thất ngôn Luật thi thì còn ít - và thất ngôn thì đa sốtuyệt cú, Luật thi vẫn còn ít. Bởi vậy trong Lý Thái Bạch Tập Luật thi chỉ có 3 bài, trong Mạnh Hạo Nhiên Tập Luật thi chỉ có 2 bài, (và 2 tác gia này) cũng không lấy đây (Luật thi) để thi thố cái sở trường (thi tài) của mình.
[Phụ chú.
+ Cái QUI tức như cái Compas thời nay.
+ Cái CỦ tức như cái Équerre thời nay].

Lưu Hiệp (? - 520) viết trong tập luận Văn học Văn Tâm Điêu Long (文心雕龍): 
~ Thi vi nhạc tâm, thanh vi nhạc thể.
                                                         /  Văn Tâm Điêu Long. Nhạc Phủ đệ thất  /.
~ Thơtâm của nhạc, âm thanhthể của nhạc.

Đã là tâm của nhạc thì nhạc phải theo tâm, tâm không theo nhạc - và nói rõ hơn, là thanh phải theo tâm của thi nhân, thi nhân không thể bị trói buộc, hay bị gò ép trong khuôn của một thanh luật nhất định nào đó.

Cái tâm con người luôn biến chuyển, cái tai cũng theo đó mà dời đổi, có những âm mà người thời này nghe thuận tai, người thời kia nghe chẳng thuận tai, đây là lý do tại sao có những thay đổi trong âm luật Thi ca.
Chẳng hạn, thuở đầu từ Cổ thi chuyển qua Luật thi chắc chắn rồi có nhiều thi nhân đã không sao tránh khỏi cảm giác bị gò bó, không thuận miệng, thuận tai khi đọc, khi nghe những bài Luật thi mới này!
Sự kiện trên đây cũng không khác như sau khi mọi người đã quen với Luật thi bây giờ lại nghe những bài thơ làm theo Áo thể thi thì cảm thấy âm điệu có chỗ trúc trắc!

Có những người Việt Nam vẫn quen với Luật thi bởi vậy cứ thấy bài Đường thi nào không rập đúng tiếng bằng, tiếng trắc của cái mẫu Luật thi cứng đờ mà họ vẫn đọc, và vẫn biết, vẫn làm thơ theo, trong những sách giáo khoa ít nhiều còn thiếu sót trước đây [như cuốn Việt Nam Văn học Sử yếucủa Dương Quảng Hàm chẳng hạn] thì lập tức cho rằng hoặc là “phá cách”, hoặc là “thất niêm”..... mà không biết rằng Luật thi vốn có nhiều hình thức, và áo giản thể (簡體) là một trong những hình thức đó! 
Tóm lại:
Không có Luật nào của con người mà đứng chết một chỗ, không thay đổi, nhất là trong lãnh vực Thi ca.
Luật thi chỉ là một giai đoạn trong giòng biến thiên của Thi ca.
Cổ thi đã biến qua Luật thi thì Luật thi có những biến thể cũng là xu hướng tự nhiên!
Ở một đoạn trước đây, mục nói về toàn đối trong Đường thi, chúng ta thấy học giả Vương Phu Chi đã xếp bài “Cửu nht đăng cao” – 1 bài thơ phá thể của Đỗ Phủ, vào mục Luật thi – nói khác đi, bài thơ này thuộc một thể Luật thi khác – và đã chuyển qua một thể Luật khác thì không thể lấy Luật gốc mà xét!

Luật thi đời Đường càng về sau càng biến hóa, không giữ nguyên hình thức thuở đầu như nhiều người nghĩ.
Về sự kiện này tôi xin lấy một thí dụ:
Phở từ miền Bắc Việt Nam vào miền Nam lúc đầu chỉ có Phở Chín, với rau Quế.
Vào miền Nam tô phở không còn là tô phở ban đầu nữa mà dần dần biến hóa, để có Phở Tái, thêm ngò gai, thêm cọng giá, lại thêm tương ngọt, tương ớt... - và gần đây lại thêm cọng ngò om..... Không còn là Tô Phở ban đầu, nhưng tô phở vẫn là tô phở!
Cũng vậy, Luật thi đời Đường rồi như Tô Phở Việt Nam!
Những thứ như áo giản thể, biến thể.... rồi như ngò gai, cọng giá trong tô Phở – và tô Phở đây là Tô phở Luật thi!

Minh Di.
20. 4 / 2014.
01. 5 / 2014.
16:00.

Thư mục.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire