caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mardi 19 août 2014

Quả cau nho nhỏ , và thơ Hồ Xuân Hương, thơ Tím, thơ Đỗ Quý Bái

Đầu tuần nói chuyện trầu cau với thơ Hồ Xuân Hương
Bài sưu tầm góp lại, cám ơn quý anh chị đã post và vào xem trang Blog này.
Caroline Thanh Hương


 MỜI TRẦU
Hồ Xuân Hương



Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi.
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại.
Đừng xanh như lá bạc như vôi.

*********

Thơ của Hồ Xuân Hương vừa nồng nhiệt vừa dịu dàng,vừa châm biếm sâu cay nhưng lại rất tinh tế và dễ đi vào lòng người.Trong thơ Hồ Xuân Hương,cái tôi trữ tình đã khéo léo hòa nhập vào cái chúng của nhiều con người có những thân phận khác nhau,nhất là người phụ nữ.Cái tinh tế,dễ cảm;cái tục,cái thanh như hòa quyện trong thơ của người nữ sĩ đa tài này tạo nên một phong cách riêng hầu như độc nhất vô nhị.Thơ của Hồ Xuân Hương và cả số phận của bà có thể được coi là tiêu biểu cho bao đắng cay,dằn vặt,bao phản kháng và bất bình,cùng bao khát vong thường tình nhưng hết sức bức thiết của người phụ nữ.Vì thế,thơ của bà thường là những vần thơ mạnh bạo,biểu cảm cả hai mặt trong ý tưởng từ ngữ,hình ảnh và vần điệu.Và “mời trầu”của Hồ Xuân Hương chính là lời bộc bạch,tâm sự của chính bản thân bà về tình yêu mà mình mong muốn

@@@@@@

MỜI TRẦU
Hồ Xuân Hương

http://suckhoe365.net/wp-content/uploads/2009/09/trau-cau.jpg

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi.
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại.
Đừng xanh như lá bạc như vôi.

*********
Thơ của Hồ Xuân Hương vừa nồng nhiệt vừa dịu dàng,vừa châm biếm sâu cay nhưng lại rất tinh tế và dễ đi vào lòng người.Trong thơ Hồ Xuân Hương,cái tôi trữ tình đã khéo léo hòa nhập vào cái chúng của nhiều con người có những thân phận khác nhau,nhất là người phụ nữ.Cái tinh tế,dễ cảm;cái tục,cái thanh như hòa quyện trong thơ của người nữ sĩ đa tài này tạo nên một phong cách riêng hầu như độc nhất vô nhị.Thơ của Hồ Xuân Hương và cả số phận của bà có thể được coi là tiêu biểu cho bao đắng cay,dằn vặt,bao phản kháng và bất bình,cùng bao khát vong thường tình nhưng hết sức bức thiết của người phụ nữ.Vì thế,thơ của bà thường là những vần thơ mạnh bạo,biểu cảm cả hai mặt trong ý tưởng từ ngữ,hình ảnh và vần điệu.Và “mời trầu”của Hồ Xuân Hương chính là lời bộc bạch,tâm sự của chính bản thân bà về tình yêu mà mình mong muốn

http://www.filefreak.com/files/818556_6cz0i/Quacau.mp3]Quacau.mp3
hoang.bao198x
25-07-2011, 08:25 AM
NGHĨ VỀ MIẾNG TRẦU VÀ CÁCH MỜI TRẦU CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG

“Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Vâng, từ lâu chuyện ăn trầu, mời trầu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc ta. Chúng ta đã từng nhìn thấy ông bà, cha mẹ mời trầu nhau trong lễ hội, vào năm mới hay các cuộc vui gia đình. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - người được Xuân Diệu mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” sống vào thời cuối Lê, đầu Nguyễn cũng đã một lần đưa chuyện trầu cau vào trong thơ. Nhưng không phải là một cách mời trầu bình thường, có giá trị khác lạ khiến ta cứ ngẫm nghĩ, vì thế nó mãi hấp dẫn, cuốn hút. Hòa vào dư âm của mùa xuân, của năm mới đậm đà phong vị bản sắc dân tộc, hãy cùng nhau đọc lại bài thơ “Mời trầu” của thi sĩ tài hoa này:

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi

Chú ý đến miếng trầu và cách mời trầu của Xuân Hương. Chẳng phải “trầu quý, trầu thơm”, chẳng phải quả cau to, đẹp mà là “quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi”. Một miếng trầu thật là đạm bạc, xoàng xỉnh. Câu thơ mở đầu khiến người đọc phải suy nghĩ. Tại sao nữ sĩ Xuân Hương là một người đa tài, đa tình, đi khắp đó đây, biết nhiều, hiểu nhiều mà lại mời tài tử giai nhân bằng một miếng trầu đạm bạc, nếu không muốn nói là tầm thường như vậy? Phải chăng Xuân Hương đang tự giới thiệu về mình một cách khiêm tốn. Xuân Hương đây, Xuân Hương rất giản dị... hay đó cũng chính là chủ ý của tác giả: Trong chuyện tình duyên, điều quan trọng không phải là hình thức giao đãi; cái chính là sự gắn bó thắm thiết, thủy chung... Miếng trầu mà nữ sĩ giới thiệu đã phần nào thể hiện được tính cách ngang tàng, bướng bỉnh của người mời. Chưa hết, hãy quan sát cách mời trầu của chủ nhân: “Này của Xuân Hương đã quệt rồi”.
Nhấn mạnh vào các từ “này”, “quệt”, ta thấy đây không phải là kiểu mời trầu mềm mỏng, dịu dàng và bẻn lẻn như tập tục mà dõng dạc xưng tên “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Trong thời phong kiến, ý thức cá nhân chưa được phát triển, cái tôi cá nhân, bản thân nó không được xem là một giá trị được coi trọng. Hồi ấy, trong phép xã giao, thái độ của người có lễ giáo là phải giấu cái tôi của mình đi, hoặc hạ nó xuống đến mức thấp nhất. Ở người đàn bà, phép tắc ấy lại càng phải coi trọng hơn nữa, vậy mà nhà thơ nữ của chúng ta lại dõng dạc: Này của Xuân Hương... Dường như một cử chỉ đánh thức, táo bạo. Táo bạo mà sôi nổi. Trầu đây, của Xuân Hương mới quệt tất cả đã sẵn sàng. Rõ ràng, nữ sĩ đã đóng dấu ấn cá nhân vào miếng trầu. Đọc lại lần nữa, ta lại ngẫm ra: Sao Hồ Xuân Hương không bảo là “têm” mà nói là “quệt”. Có gì đó nghe mạnh mẽ, mộc mạc, bướng bỉnh và ngang ngược hơn... Nhưng cũng lạ thay, trong thái độ và cử chỉ có vẻ xấc xược ấy vẫn lấp lánh một vẻ đẹp chân tình quen thuộc. Phải chăng, đó chính là trái tim nồng nhiệt trong lời cầu duyên.

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi

Hai câu thơ vừa chứa đựng hành động hỏi, cầu khiến, vừa có hành động bộc lộ. Dường như tất cả tâm tư thầm kín của thi sĩ, của người phụ nữ đều được gói gọn vào dòng thơ. Cũng như âm hưởng của hai câu trên, lời thơ ở đây đọc lên nghe dứt khoát. Mời mà lại răn đe gay gắt cái nhân tình thế thái... quả là một Xuân Hương với cá tính ngang tàng không chịu khuất phục. Tuy nhiên, lời thơ không chỉ thể hiện cá tính ngang tàng của Xuân Hương. Ở cái thời phong kiến trai thì năm thê, bảy thiếp, gái thì chính chuyên một chồng, tìm được tình yêu chung thủy ở người đàn ông thật khó. Xuân Hương biết vậy, nên sau lời cầu duyên là một lời thách thức. Éo le thay, mời trầu của bà lại là sự trao duyên và cầu hôn. Ta biết rằng, Xuân Hương vốn là con người không chịu khuất phục một ai, nhưng đối với tình yêu đang khao khát, dù đã bị bao lần nhạt nhẽo và phụ bạc, hai lần làm lẻ, hai lần đổ vỡ vẫn lệ thuộc. Nhưng biết làm sao khi trái tim vẫn đang sôi nổi, khát khao! Cho nên đọc kỹ, lắng nghe bài thơ, đằng sau cái đanh đá, chua ngoa đáo để vẫn bắt gặp một tấm lòng thiết tha (Có phải duyên nhau thì thắm lại), một giọng khiêm tốn, nhún nhường (quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi), một sự xót xa cay đắng không che giấu nổi, (Đừng xanh như lá, bạc như vôi), có gì đó e dè, rụt rè và mông mênh niềm hy vọng và tâm trạng hơi sợ hãi trong tình yêu. Vâng, chính tình yêu và số phận đã làm cho Hồ Xuân Hương có lúc không làm chủ được mình... Ấy là một tấm lòng son nổi lên giữa dòng đời đen bạc, một tình yêu chân thật đối diện với một cuộc sống phủ phàng.

Có thể nói, với vẻ đẹp dân gian, “Mời trầu” đã thể hiện rõ cá tính, cuộc đời, số phận của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Đọc lại bài thơ, ta hiểu hơn một Hồ Xuân Hương với tấm lòng tươi rói trẻ trung, đầy ắp xuân tình đi liền với bao cay đắng, tủi hờn của số phận. Tiếng nói vọng lên từ sau lớp vỏ ngôn ngữ là tiếng nói khát khao, lời nhắn gửi với những ai đã, đang và sắp yêu với một tình yêu chung thủy. Đó chính là bức thông điệp gói trọn tâm tư, ước vọng của nữ sĩ đa tài và muốn vẹn tình.

Cùng với thời gian, trầu cau, mời trầu... mãi mãi là chuyện muôn thủa của dân gian. Những miếng trầu và cách mời trầu vừa táo bạo, vừa e dè như của “Bà chúa thơ Nôm” thì quả là hiếm lạ, có một không hai.

.................................................. .............................
Nguồn: www.baohaugiang.com.vn
Cám ơn !
Tình yêu chợt đến cám ơn anh
Tuổi sắp ba mươi mộng mới thành
Hết thuở mình ên sầu mắt đỏ
Qua thời chiếc bóng khổ môi xanh
Phần hên xứng lứa ngày ôm ấp
Số tốt vừa đôi tối yến oanh
Tới đỉnh vu sơn hung lắm bận
Tình yêu chợt đến cám ơn anh !
Tím


Họa theo Tím đủ mướt mồ hôi
Nhưng được chọc em đủ khoái rồi
Hứng khởi nhờ nhau  ta có sẵn
Để ngừa lão hóa cũng vui thôi

NỒNG NÀN

Chăn gối nồng nàn phải có anh !
Nhờ chàng mộng thiếp mới hình thành :
Môi cho hôn mãi tăng thêm đỏ  !
Mắt được liếc hoài bỗng hóa xanh  (*) !
Trước cuộc cờ ngươi  vui tựa sáo  .
Sau cơn đại vũ hót như oanh .
Mây mưa Đỉng Giáp ai không thích  ?
Chăn gối nồng nàn phải có anh !

(*)Đời Tấn Nguyễn Ti.ch tiếp khách
Thấy ai hợp ý mình thì mắt xanh, ai
không hợp ý mình thì mắt trắng
Do  điển đó mà sau này người ta
dùng chữ mắt xanh để chi? sự vưa
 lòng thuận ý

Q?

QUẢ CAU NHO NHỎ
McĐồng
 Mục Đồng 
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, hơn thế nữa, miếng trầu còn là nơi gửi gắm những tâm tình cái thuở mới nhìn nhau, những mối duyên đôi lứa, cũng là nhịp cầu mà qua đó thể hiện bàn tay khéo léo của người phụ nữ.
Bây giờ, chẳng còn mấy ai ăn trầu. Trong lễ cưới, đôi khi họ hàng sắm ra cổ trầu mâm cau cũng chỉ cho đủ bộ đủ lễ. Trên bàn gia tiên, đĩa trầu cau cúng tưởng ông bà nhiều khi héo khô, mà các cháu không ai chịu ... “thụ lộc”.
Mục Đồng tuy không phải là người cổ xúy cho cái đạo ăn trầu, nhưng có lẽ hồi học ở Huế, thường gần gũi quý ôn, quý mệ, quý o, quý mụ trong các dịp giỗ chạp … khi mô cũng có đĩa cau trầu kèm bên bánh nước. Nhất là vào dịp chạp tháp tổ Liễu Quán, gặp mùa lạnh với những giọt mưa phùn đặc trưng Huế bay bay, gởi cái lạnh thấu vào trong da thịt, một miếng trầu đưa vào miệng nhai thì ấm hẳn người lên. Có khi hết miếng này, một miếng khác lại được đưa vào miệng, đến miếng thứ tư, vì mới biết ăn mà, hai bên má nóng bừng, người thấy “tưng tưng” (từ ngữ của anh Võ Ngọc Thành), cảm giác rất thích.
Ăn trầu là một nét văn hóa, văn hóa này gắn liền với truyền thống cổ xưa của ông bà ta, chứ không chỉ là thói quen dành riêng cho các cụ già. Tuy nhiên, nếu ai thấy nhà chùa ăn trầu mà bảo giống cụ già thì cũng có sao. Mình còn trẻ trung gì nữa đâu.
Hôm trước, có dịp đi Tuyên Quang, ghé ngang hàng trầu, làm vài miếng, Mục Đồng được chị hàng trầu giới thiệu cách têm trầu cánh phượng. Cách trang trí này tuy đơn giản nhưng quả thật là rất hay, rất đẹp. Nếu không để ý, thì sau này hỏi trầu cánh phượng là gì, chắc chẳng còn mấy ai biết. Chúng ta cũng nên duy trì để giữ gìn một nét văn hóa chân chất, mộc mạc.
Bước đầu chuẩn bị: cau, lá trầu, vôi, rễ cây chay, cánh hoa hồng đỏ tươi, dĩ nhiên là có dao, kéo. Đặc biệt, dao dùng bổ cau phải thật sắc, lưỡi thật mỏng, thì nhát cắt mới ngọt, miếng cau mới xinh (ông bà ta có câu “sắc như dao cau” mà).
Xếp lá trầu gập vào dọc theo sống lưng lá trầu và cắt 
Lá trầu sau khi cắt 
Quệt vôi trên sống lưng 
 
Gấp 2 lá giữa, bẻ ngược 2 cánh ngoài 
¼ quả cau được cắt và xếp vỏ ngược ra hai bên 
Một miếng vỏ rễ cây chay được tỉa thành đuôi phượng
 
Gắn lá trầu, vỏ cây và cánh hoa hồng vào phần chẻ của vỏ cau … 
Để thành hình cánh phượng (mặt sau và trước)
Trang trí vào đĩa, nhìn rất đẹp
Sau khi thưởng thức tài tỉa tót trang trí bởi đôi bàn tay tài hoa khéo léo của cô hàng trầu, nhà chùa xếp vài “cô” phượng cho vào túi mang theo. Thế là trên xe từ Tuyên Quang về Hà Nội, đôi môi cứ hồng, đôi má cứ đỏ, dù chẳng xấu hỗ với ai cái gì.
Đang viết bài này, mà trong miệng vẫn âm ấm hơi trầu. Bên cạnh, thầy bạn cũng đang lép nhép tự têm cho mình một miếng trầu khi có dịp đi ngang ghé phòng.
Trà luôn thơm và trầu luôn tươi.

Và đây là chiếc cơi trầu xinh xinh của nhà chùa
(chụp bằng điện thoại nên chất lượng xấu, thông cảm). 
 Mục Đồng 
Hồng Sương sưu tầm

Miếng trầu là đầu câu chuyện

Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Miếng trầu đi đôi với lời chào, người lịch sự không ăn trầu cách mặt nghĩa là đã tiếp thì tiếp cho khắp:
Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là ...

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire