caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

lundi 5 janvier 2015

Tương lai thế hệ sau nằm trong chính sách sản xuất hàng hóa ở đâu và ai là người cần lao động để bảo vệ kinh tế gia đình


Khi nào chúng ta ý thức được chúng ta là người cần có việc làm để bảo vệ kinh tế gia đình là khi đó chúng ta ngừng mua đồ từ nơi khác nhập cảng vào mà ra công sức để mua hàng do mình tự sản xuất. Tương lai của con cháu mình tuỳ thuộc vào thế hệ ông bà cha mẹ chúng.

Ở nước nào mua đồ xài nước đó.

Caroline Thanh Hương

 

NĂM MỚI 2015 CÁC HÃNG MỸ SẼ Ồ ẠT THÁO CHẠY KHỎI TRUNG QUỐC ĐỂ TRỞ LẠI HOA KỲ.


VietPress USA (California – 31-12-2014): Ban Biên Tập vừa nhận được bài phân tích và phản ảnh tình hình Kinh Tế của Hoa Kỳ rất hay do Chuyên Gia Kinh Tế ANDY ÂN NGUYỄN hiện đang phụ trách về Điện Toán và dữ liệu cho một Đại Học tại San Jose, bắc California.
Anh Andy Ân Nguyễn cũng là một người rất thành công trong kinh doanh Network của Công ty Live Vantage tại vùng quận hạt Santa Clara.
Life Vantage hiện dẫn đầu thị trường tại Hoa Kỳ và thế giới về sản phẩm thuốc bổ Protandim có thể giúp trị được lối 200 loại bệnh khác nhau; trong đó có cả bệnh ung thư.
Mặc dầu bài không ghi tên tác giả; nhưng chúng tôi thấy thích hợp với đường lối của TT Barack Obama là chủ trương đưa các nhà sản xuất Hoa Kỳ trở lại nước Mỹ và biến Hoa Kỳ trở thành nơi cung ứng hàng phẩm chất cao nhất mà giá cả cạnh tranh nhất so với bất cứ nhà sản xuất nào trên thế giới. 

Hoa Kỳ vài năm trước là một quốc gia lệ thuộc vào Xăng Dầu do các nước Ả Rập sản xuất và thao túng giá cả. Nga là nước đã dùng xăng dầu làm vũ khí chiến lược kiềm chế Châu Âu. Vụ Nga cưỡng chiếm Cremia của Ukraine và tiếp tục hỗ trợ quân ly khai thân Nga chiếm Donetsk vàLuhansk ở miền đông để công bố ly khai với Ukraine mà Liên Âu vẫn không phản ứng mạnh mẽ vì Liên Âu phụ thuộc mua tới 40% nhu cầu khí đất từ Nga! Nhưng nay sau khi Hoa Kỳ tung ra vũ khí xăng dầu, cho bán giá xăng dầu rẻ hơn cả giá gốc sản xuất của Nga nên đã làm cho Nga không còn ưu thế gì nữa! Nga không còn bán được xăng dầu và khí đốt thì không còn tiền để trả lương cho quân đội; đồng Rúp bị phá giá liên tục và nay chưa được một nửa giá tri so với đồng Mỹ Kim. OPEC cũng không thể tự tung tự tác để kiềm chế sản xuất xăng dầu theo ý muốn như lúc trước vì nếu OPEC ngưng sản xuất thì tất cả thị trường sẽ thuộc về Hoa Kỳ ngày nay trở đã trở thành nước đứng hàng đầu về sản xuất xăng dầu!

Sau khi chếm ưu thế về xăng dầu, Hoa Kỳ sẽ bắt đầu đánh lại mặt trận hàng hóa sản xuất để chiếm thế ưu tiên cho các sản phẩm mang nhãn hiện “Made In USA” theo chủ trương của TT Barack Obama. Việc các hãng của Mỹ đặt nhà máy tại Trung Quốc đã bị Trung Quốc chèn ép, gian lận và ăn cắp mẫu mã, công nghệ. Nay Hoa Kỳ đánh thuế cao đối với các hàng hóa của Mỹ sản xuất ở nước ngoài bằng biểu thuế cao để bảo vệ hàng hóa sản xuất nội địa.. Và như thế, so ra các hẵng sản xuất tại Trung Quốc không còn thấy lời nữa mà phải gánh thêm những thiệt hại hơn nên năm 2015 sẽ là năm các hãng Mỹ sẽ hồi hương từ Trung Quốc.

Chúng tôi cám ơn anh Andy Ân Nguyễn đã gởi bài giá trị và có thể nói thích hợp với những cải cách mới của chính sách mà TT Barack Obama đang chủ trương. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết nầy đến với quý đọc giả khắp nơi.
VietPress USA.
***
Trong làn sóng phục hưng hàng “made in USA”, các nhà sản xuất và phân phối Mỹ đang đẩy nhanh cuộc cạnh tranh về giá thành với hàng Trung Quốc.
Andy ÂN NGUYỄN.
Theo một cuộc thăm dò của Wall Street Journal gần đây, khoảng 76% người Mỹ được hỏi đã cho rằng thế hệ con cái của họ sẽ không có cuộc sống tốt hơn. Người Mỹ nhận thức nền kinh tế đang rủi ro hơn và có thể không bao giờ phục hồi trở lại.
Năm 2002, một trong hai người Mỹ hy vọng thu nhập của họ sẽ tăng trong 5 năm tiếp theo; vào năm 2013, con số này chỉ là một trong ba người. Thu nhập trung bình thực tế của người Mỹ không tăng trong 20 năm qua; thu nhập tổng thể cũng đã trở nên bất ổn định hơn.
Áp lực từ suy thoái kinh tế càng khiến Chính phủ Mỹ mạnh mẽ hơn trong các chính sách đẩy mạnh “sản xuất tại Mỹ” (made in USA). Tổng thống Obama năm 2013 thông qua Bộ Thương mại và Lao động đã đưa ra thách thức mang tên “made in USA”, với giải thưởng lên tới 40 triệu USD cho những ai có những đề xuất tốt nhất nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài và tạo việc làm. Kèm theo đó là nhiều chính sách khuyến khích các công ty Mỹ đưa việc làm trở lại quê hương.
Với vai trò là kênh tiêu thụ hàng hoá lớn, Wal-Mart đã cam kết dành thêm 250 tỷ USD trong vòng 10 năm tới cho các sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Theo dự báo của Công ty Tư vấn Boston Consulting, cam kết này sẽ tạo ra 1 triệu việc làm tại Mỹ trong cùng thời gian.
Hãng bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart đang tạo ra xấp xỉ 500 tỷ USD doanh thu hằng năm, lớn hơn cả GDP của nước Áo, có số nhân viên bằng dân số thành phố Houston và phục vụ hơn 200 triệu khách hàng mỗi tuần. Nói cách khác, những con số kinh doanh của Wal-Mart có ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế Mỹ và chiến lược phục hưng hàng hóa “made in USA“.
Trong nhiều năm qua, Wal-Mart đã tìm nguồn cung ứng hàng hóa giá rẻ trên toàn cầu mà chủ yếu là từ Trung Quốc nhằm giảm giá thành bán ra và tăng lợi nhuận. Vì thế, tăng nguồn hàng sản xuất tại Mỹ buộc Wal-Mart phải tính toán rất kỹ nhằm giữ ưu thế cạnh tranh. Mặc dù hãng bán lẻ này mua từ Trung Quốc với giá đơn vị rất rẻ, nhưng nếu tính chung chi phí toàn hệ thống thì nó không còn quá rẻ nữa. Khi mua hàng từ Trung Quốc, Wal-Mart thường mua số lượng nhiều hơn nhu cầu vì thời gian giao hàng dài, vì thế chi phí tồn kho cũng rất cao.
Bill Simon, Chủ tịch hội đồng quản trị của Wal-Mart sẽ thực hiện nhiều cuộc diễn thuyết để kêu gọi nhiều nhà bán lẻ khác cùng đồng lòng thực hiện chương trình này. Bill cho biết: “Người Mỹ có thể rất yêu nước Mỹ, nhưng họ sẽ mua hàng Trung Quốc nếu chênh lệch giá hàng hóa Mỹ quá cao. Chúng tôi hy vọng các nhà phân phối khác cùng chung tay để tạo ra “giá trị Mỹ” thật sự cho người tiêu dung. Cũng với tính toán như Wal-Mart, hãng điện tử General Electric năm ngoái đã đưa công việc sản xuất máy giặt, tủ lạnh, và máy nước nóng từ Trung Quốc về tiểu bang Kentucky. Hãng này cũng đầu tư 1 tỷ USD trong hai năm 2013 – 2014 để khôi phục lại ngành điện tử gia dụng của Mỹ và hứa hẹn tạo ra 1.500 việc làm.
Theo bảng xếp hạng chi phí sản xuất trên toàn thế giới của Boston Consulting Group mới đây, Mỹ hiện đang ở vị trí thứ 7, theo sát sau Trung Quốc. Khi chi phí sản xuất ở Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ… liên tục tăng trong một thập niên nay, chi phí tại Mỹ lại gần như không thay đổi nhờ mức lương lao động không tăng, chi phí năng lượng giảm và khoa học kỹ thuật hiện đại giúp tăng năng suất.
Tờ Business Week cho biết, mỗi USD chi phí sản xuất tại Mỹ hiện tương đương với 96 xu sản xuất ở Trung Quốc. Với mức chênh lệch không đáng kể này, sau khi cộng thêm chi phí vận chuyển hàng và nhiều yếu tố khác, đã có đến 300 doanh nghiệp Mỹ dời các công xưởng từ nước ngoài trở về Mỹ.
Con số này được Boston Consulting Group dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai gần. Có 37% những công ty với doanh số 1 tỷ USD đang cân nhắc đưa các dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về lại Mỹ trong thời gian tới.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire