Kính gửi đến quý anh chị bộ ảnh về mảnh đất nước vùng Cà Mau cho những ai chưa từng đặt chân đến.
Đất Nước Miền Xa.
Đất trời mênh mong
Nước cửa biển Đông
Ngày nào binh lửa
Chửa ghé về thăm.
Nước mặn phù sa
Biển Hồ Đầm ta.
Nước nuôi thuỷ sản
Người bỏ đi xa.
Có nhớ quê nhà
Còn ca vọng cổ
Nếu lỡ mất "Nhà"*
Em có hát ca?
Chim trời mỏi mắt
Xem ảnh xót xa.
Nhớ xưa vượt biển
Nước mắt chan hòa.
Thanh Hương
"Nhà"* có nghĩa là nhà Việt Nam.
Đọc bài thơ buồn u uẩn của anh Huy Văn, tôi chợt nhớ đến bài cũng cùng chủ đề quê hương, nên tôi lưu lại bài của anh nơi đây để mời quý anh chị cùng đọc thơ và ngắm cảnh, nghe nhạc.
Cám ơn anh Huy Văn đã chia sẻ một bài thơ cảm động.
Caroline Thanh Hương
Kính chuyển
HVC
BIỂN NHỚ MÊNH MÔNG
Biển lạ mà như quen
bởi ngọn sóng vẫn một màu ngọc bích
Cát muôn đời trầm tích
nằm ấp yêu từng dấu vết tình nhân
Sóng dào dạt thật gần
mà xa quá tiếng thùy dương hòa tấu nhạc!
Ký ức ngủ vùi từ dạo đời tan tác
bỗng dâng tràn trên biển nhớ mênh mông
Chiều miên man dâng sóng phủ ngập lòng
khi rấm rứt vang phiến buồn của biển.
Như hải âu gọi đàn đang vọng tiếng
Những hoài âm cũng trầm, bổng từng hồi
Cánh hoàng hôn dần tiễn bóng mây trôi
Chiều thủy mạc buông một màu xa vắng.
Thi nhân nhớ một " mùa thu tóc ngắn "
Tôi ngồi mơ hè rực nắng bên trời
Ước gì tay níu được bóng trùng khơi
để nghe sóng ru một đời lữ thứ.
Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Ninh Chữ
Dấu chân xưa đã xa tít mù khơi
Ngồi nhìn trăng đang lơ lững giữa trời
sao nhớ quá những đêm hè trên biển!?
Gió man mác như rì rào ... kể chuyện
Khúc ly tao âm ỉ giữa buồng tim
Người trầm ngâm, biển trang trải nỗi niềm
Đôi bờ nhớ! Làm sao chung ngọn sóng?!
Đôi bờ nhớ! Làm sao chung ngọn sóng?!
HUY VĂN
Đầm Thị Tường là một danh thắng của mảnh đất mũi Cà Mau, được được mệnh danh là "biển Hồ giữa đồng bằng" của Nam Bộ.
Nằm
giữa hai huyện Phú Tân và Trần Văn Thời, thuộc tỉnh Cà Mau,Đầm Thị
Tường là một trong những đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
Đầm được hình thành bởi 3 đầm chính là đầm Trên, đầm Giữa và đầm Dưới, trong đó đầm Giữa là đầm lớn nhất.
Trải rộng gần 2 km và dài tới hơn 10 km,
diện tích mặt nước khoảng 700ha, đầm Thị Tường được mệnh danh là "biển
Hồ giữa đồng bằng" của mảnh đất Nam Bộ.
Theo truyền thuyết dân gian, cái tên Thị Tường là tên của Bà Tường, một trong những người đầu tiên đi khai phá vùng đất Cà Mau.
Chuyện kể rằng, vào thời xa xưa, Chúa Hổ
do hận vua Thuỷ tề không gả con gái cho mình nên đã sai đàn chim trời
quắp đá đến lấp đầm.
Tuy là phận nữ nhi nhưng Bà Tường rất dũng cảm, đã xua đuổi đàn chim trời, giúp đầm nước thoát khỏi nguy cơ bị hủy hoại.
Kể từ đó, đầm ngày một đông đúc các loài
thủy sản, là nguồn lợi khai thác vô biên của những người dân nghèo địa
phương. Vì công đức ấy của bà, người dân nơi đây lấy tên bà Tường đặt
cho cái đầm này.
Trong nhiều thế kỷ, đầm Thị Tường đã là nguồn sống của hàng nghìn cư dân trong vùng.
Ngày nay, đầm là một trung tâm nuôi
trồng các loại thủy sản nước lợ như tôm sú, cua. Cư dân sinh sống quanh
đầm chủ yếu bằng nguồn lợi thủy hải sản khai thác được từ đầm này.
Đầm Thị Tường cũng là một danh thắng của
mảnh đất cực Nam, được mô tả như một bức tranh thuỷ mặc thơ mông và hữu
tình, nhất là vào mỗi buổi sáng và chiều tà.
Đây cũng là địa điểm để khám phá những nét văn hóa - đời sống đặc trưng của đời sống miền sông nước Nam Bộ.
Được thiên nhiên ưu đãi, đầm Thị Tường
có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch – dịch vụ
trong tương lai.
Trong những năm gần đây, đầm đã trở thành một điểm nến thu hút nhiều du khách của tỉnh Cà Mau.
Theo KIẾN THỨC
đọc thêm tài liệu Wikipedia
Đầm Thị Tường
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin.
|
Đầm Thị Tường (hay đầm Bà Tường) là một trong những đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, được mệnh danh là "biển Hồ giữa đồng bằng", đầm Thị Tường tạo nên từ phù sa bồi lắng của sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và nhiều kênh rạch của ba huyện Phú Tân, Trần Văn Thời và Cái Nước. Đầm toạ lạc ngay giữa hai huyện Phú Tân và Trần Văn Thời, thuộc tỉnh Cà Mau.
Đầm được hình thành bởi 3 đầm chính là Đầm Trên, Đầm Giữa và Đầm Dưới,
trong đó Đầm Giữa là Đầm lớn nhất. Nó như một quả bóng phình to. Đầm
trải rộng gần 2 km và dài tới hơn 10 km, diện tích mặt nước khoảng
700ha. Đầm Thị Tường cách TP Cà Mau khoảng 40 km, cách QL 1A 7 km.
Đầm này thông ra biển tây ở khu vực vịnh Thái Lan thông qua sông Mỹ Bình. iĐầm Bà Tường có hình dáng giống như một cây đàn guitar
với kích chiều dài hơn 7 km, nơi rộng đoạn hẹp nhất là 3 km. Độ sâu của
đầm, trừ một lòng lạch nhỏ chảy ven bờ đầm phía đông, không quá đầu
người lớn kể cả thời điểm thủy triều lên.
Đầm Bà Tường là nơi sinh sống của các loại thủy sản nước lợ như tôm
sú, cua. Cư dân sinh sống quanh đầm chủ yếu bằng nguồn lợi thủy hải sản
khai thác được từ đầm này.
Đầm Thị Tường được mô tả giống như một bức tranh thuỷ mạt thơ mông và
hữu tình, nhất là vào mỗi buổi sáng và chiều tà. Mặt nước đầm được dùng
để nuôi thuỷ sản. phía Nam của đầm, thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân là
căn cứ Xẻo Đước, là một di tích lịch sử thời Chiến tranh Đông Dương lần
thứ 2, là một căn cứ quan trọng của Việt cộng.
Mục lục
Nguồn gốc tên gọi
Theo truyền thuyết dân gian,
cái tên Thị Tường là tên của Bà Tường, một trong những người đầu tiên
đi khai phá vùng đất Cà Mau. Theo người xưa kể, tuy là phận nữ nhi nhưng
Bà Tường rất dũng cảm, bà đã xua đuổi bày chim trời do chúa Hổ phái đến
để lấy đá lấp biển. Chúa Hổ làm như vậy là do ngài hận vua Thuỷ tề,
không gả con gái cho mình. Dấu tích nơi bà Tường xua đuổi đàn chim đến
nay vẫn còn. Nhờ vậy mà đầm ngày một đông đúc các loài thủy sản, là
nguồn lợi khai thác vô biên của những người dân nghèo địa phương. Cảm vì
công đức ấy của bà, người dân nơi đây lấy tên bà đặt cho cái đầm này.
Trong số ba đầm thì đầm Giữa có chỗ sâu đến 10 thước, còn đầm Trong
và đầm Ngoài cạn. Cho nên có câu chuyện "khôi hài" như sau: Hồi xưa, có
một người xứ khác tới đây làm ăn, chẳng may xuồng bị lật, anh ta té
xuống đầm, hoảng hồn la chói lói: "Bớ làng nước ơi…". La làng tới đây
thì chân đụng đất, anh chàng bỡ ngỡ nói: "Ý mà cạn"!
Quy hoạch phát triển
Được biết ở đầm Thị Tường có hệ sinh thái
đa dạng, phong phú mang đặc thù riêng của vùng đất ngập nước ở tỉnh Cà
Mau. Đầm Thị Tường được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều điều kiện tự nhiên
rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch – dịch vụ, đây cũng là
nơi cư trú, sinh sản và phát triển của nhiều giống loài thuỷ sản nước lợ
có giá trị kinh tế cao. Từ những lợi thế trên ngành thủy sản
Cà Mau và các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương đã và đang triển
khai nhiều giải pháp, trong đó có việc xây dựng các dự án, mô hình… bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như Dự án xây dựng Khu bảo tồn thuỷ
sản đầm Thị Tường thuộc Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi
thuỷ sản tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020; Mô
hình đồng quản lý nguồn lợi thuỷ sản đầm Thị Tường – do Chương trình hỗ
trợ ngành thuỷ sản Cà Mau (FSPS-II) thực hiện với sự hỗ trợ vốn của Hợp
phần SCAFI.
Chị Thanh Hương ,
RépondreSupprimerBài " Đất nước miền xa " chị dùng kiểu thơ bốn chữ , rất khó cho ai họa vận được chỉnh,
vậy xin phép được tạm phỏng dịch cho rõ ý nghĩa cùa bài :
Đ ẤT N Ư Ớ C M I Ề N XA
Ra đi, khói lửa chan hòa
Mênh mông TrờI, Đất, Nước, nhòa Biển Đông
Từ xa, nơi ấy chất chồng
Quê, nhà, nước mặn, phù sa, lúa đồng
Biển hồ, thuỷ sản, nước ròng
Ca câu vọng cổ để lòng tạm yên
Lúc xưa vượt biển, hằng đêm
Chan hòa nước mắt, thêm tình nhớ thương
Chim trời, xem ảnh còn vương
Xót xa, nếu lỡ tuyệt đường về thăm
Mất nhà, thôi hết ca ngâm
Nhớ chăng, còn để trong tâm muôn đời
Trần Trọng Thiện
Cám ơn anh Trần Trọng Thiện đã cho đọc bài thơ hay ,
SupprimerTH
Bộ ảnh Cà Mau đẹp quá, merci Hương.
RépondreSupprimerCathy
Cám ơn chị Cathy.
SupprimerTH