caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

jeudi 29 octobre 2015

Nghe Audio book "Dỡ mắm" của tác giả Vương Hồng Sển.



Qua quyển truyện này, quý anh chị nào có ông bà mình sinh cùng thời với tác giả, chắc chắn sẽ biết được thêm nhiều câu chuyện lịch sử với những nguyên do lắc léo mà đôi khi chúng ta không hiểu vì sao ông bà chúng ta lại có trường Đại Học ở Hà Nội mà không có trường Đại Học ở trong nam.

Còn ai có thể kể lại tường tận hơn một tác giả đã từng ở trong secret của secret d'état...

Caroline Thanh Hương




Với những ai đã từng "dỡ mắm" và yêu vị mặn, đậm đà của các loại mắm Việt, chắc hẳn sẽ hiểu thâm ý của tác giả khi đặt tên cho tập di cảo này.

Trong phần đầu của cuốn sách, học giả Vương Hồng Sển đưa người đọc trở về với tuổi học trò ở trường tỉnh Sóc Trăng những năm 1919 – 1923 và những tài liệu liên quan đến những nhân vật lịch sử như vua Thành Thái, Toàn quyền Doumer…
Cứ thế, tác giả dẫn dắt người đọc về với những sự kiện và con người, kéo dài từ thời Pháp thuộc cho đến thời điểm năm 1983. Các nhân vật “có máu mặt” như các quân vương, toàn quyền, thống đốc, các kỹ nữ, ngôi sao màn bạc và cả những thường nhân của dĩ vãng hiện lên vô cùng sống động qua hồi ức và khối lượng tư liệu khổng lồ mà tác giả lưu giữ được.

 Thethaovanhoa.vn) - Học giả Vương Hồng Sển (1902 – 1996) để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị, như: Sài Gòn năm xưa, Sài Gòn tạp pín lù, Hơn nửa đời hư
(hồi ký), 50 năm mê hát (khảo về hát cải lương), Thú chơi sách, Chuyện cười cổ nhân…, cùng hàng loạt tập di cảo có giá trị khác. NXB Trẻ vừa ấn hành lần đầu tiên tập di cảo Dỡ mắm của cụ Vương Hồng Sển.
Dỡ mắm (ảnh) được hoàn thành vào năm 1983 và học giả Vương Hồng Sển bổ sung thêm một phần vào năm 1985 qua bài dịch về cái chết của nữ minh tinh Marilyn Monroe. Dỡ mắm dày gần 300 trang in, cung cấp nhiều thông tin về con người, sự kiện mà cụ Vương Hồng Sển từng biết mặt hoặc chứng kiến.
Dỡ mắm là gì? Theo cụ Vương: “Ngồi buồn dỡ mắm nhau ra/ Mắm ông thì thúi, mắm bà không thơm”. Với người viết những chuyện thuộc về quá khứ, lật lại những gì mình từng biết cũng giống như công việc “dỡ mắm” vậy. Học giả Vương Hồng Sển lý giải về công việc của mình cho tác phẩm này: “Dỡ mắm là một việc làm “mũi không thơm, tay lấm dơ dáy”, cực chẳng đã, vì không có thức ngon, mới đành phải mót ba con cá hôi trong ao bùn, thêm muối và gài vào lu hũ, chờ qua năm sau, cá ăn muối trở thành mắm, dùng lua hột cơm cho qua bữa. Năm 1983, tôi dùng Dỡ mắm làm đề tựa, viết chơi vài chuyện vặt, bêu riếu đùa chơi việc không trong xã hội đương thời”.
Bây giờ, một xu thì làm được gì? Trong bài viết “Giá trị hạnh phúc”, cụ Vương cho rằng: “Hạnh phúc, tùy thời, giá mỗi khác”. Thời còn nhỏ của cụ Vương Hồng Sển, một xu rất cá giá trị: “Lúc ấu thơ, được mẹ cho đồng xu mua được cái bánh xầy là đủ no bụng. Mà xu là gì, trẻ em ngày nay nào biết. Xu, dịch tiếng “sou” của Pháp, là một phần trăm (1/100) của đồng bạc. Lại gặp một khó nữa, vì đồng bạc là gì, mấy em đâu có thấy đồng bạc tròn cân nặng 27 gram của buổi tôi còn đầu chừa bánh bèo (1910). Ngày nay tờ giấy bạc, in trên mặt chữ to “một đồng” mà không nói đồng gì, và đố ai dám hỏi. Cứ tạm hiểu và công nhận đó là tiền thời buổi này, năm 1983 đây”.
Với người dân ở TP.HCM hiện nay, không ai là không biết công viên Lê Văn Tám. Nhưng công viên Lê Văn Tám hình thành từ lúc nào thì chắc hẳn nhiều người không nhớ. Trong Dỡ mắm, cụ Vương đề cập đến việc di dời nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi vào năm 1983, cũng chính là thời điểm lấy đất nghĩa địa này làm công viên Lê Văn Tám. Cụ Vương có người quen phải di dời hài cốt ở đây. Cụ Vương liên tưởng đến kiếp người: “Thuở nay, ai chết lại khỏi thành giòi? Giòi là hậu kiếp của con người, sạch hay dơ, đều hóa giòi một thứ. Trước sau cũng thành giòi, thì há dám lời nào? Nhưng tập này (Dỡ mắm), dặn lại, khi chết rồi mới được in hay làm gì thì làm. Vậy, mạnh dạn cứ viết. Có người nào khi đọc không bằng lòng, dầu trách cứ, S. (Sển) vẫn không nghe, vì còn ở đây đâu nữa mà nghe!”.
Đó cũng chính là lý do Dỡ mắm từ năm viết xong từ 1985 đến 2015 này mới được NXB Trẻ in lần đầu. Đọc Dỡ mắm, ngoài những thông tin thú vị, còn là giọng văn không lẫn vào đâu của cụ Vương Hồng Sển.
HOÀNG NHÂN
Thể thao & Văn hóa





 audio book được trích từ http://ndclnh-mytho-usa.org.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire