Kính gửi quý anh chị nghe những truyện audio book của Nguyễn Ngọc Ngạn.
Ngày xưa, trước những năm 1975, tôi cũng có biết chuyện này, nhưng không ngờ cái lối bỏ ống miền nam này làm bao người dở cười, dở khóc lại có tác động sau 1975 ở miền Bắc càng táo tợn hơn.
Chủ đề thứ 2 là truyện Gà Trống Nuôi Con. Truyện này cũng là một bi hài kịch cho cảnh những cặp vợ chồng ở xa nhau, chẳng những xa một vài ngày, một vài tuần thôi và chẳng ngờ đời sống, xã hội và môi trường đã chia cách họ ngày một xa hơn và những gì đáng tiếc nhất cũng chỉ là sự cần thiết của cuộc sống hằng ngày.
Caroline Thanh Hương
Tưởng Năng Tiến – Ôsin Ả Rập
Thứ Tư, 11/02/2016 - 04:00 — tuongnangtien
Đi Hà Giang về, nhà vănVũ Ngọc
Tiến buồn rầu cho biết là đã bị một bà
lão “cật vấn” như sau:
“Bác sống gần Trung ương, đi nhiều, hiểu rộng hơn mụ
nhà quê, hãy chỉ vẽ cho chứ tôi thì chịu. Tôi sống gần trọn một kiếp người vẫn
không hiểu nổi vì sao ba đứa con gái mình dứt ruột đẻ ra lại phải bán hết nhà cửa
mới đủ tiền nộp cho công ty môi giới trên thị xã, ném con cho bà ngoại chỉ để
đi làm đầy tớ bưng bô, hót cứt ở xứ người, hở giời? Ở cái xứ Đài Loan ấy làm kẻ
tôi đòi cũng sướng hơn làm người tự do bên ta hay sao?”
Thắc mắc của bà mẹ Việt Nam ở Hà Giang được
giải đáp qua một bài báo ngắn (“Taiwan Shelter Helps Abused Vietnamese Workers”)
của K. Oanh Ha, trên nhật báoMercury News - số ra ngày 12 tháng 12
năm 2006. Xin trích dẫn một đoạn ngắn:
“Bà Tạ Thị Giám, 36 tuổi, rời nhà nơi làng quê
nghèo nàn ở ngoại thành Hà Nội để lao động cật lực trong một viện dưỡng lão tại
Đài Loan, với hi vọng có tiền cho con đi học…Bà đã bị biến thành nô lệ cho người
chủ Đài Loan, bị chủ đánh đập, không cho ăn, và buộc phải làm việc cho đến khi
gục ngã. Bà Giám cho biết: Họ đối xử với chúng tôi như một con vật, chứ không
phải là một con người…vì biết rằng chúng tôi đã lâm đến bước đường cùng, không
còn nương tựa vào ai được nữa.”
Bà Tạ Thị Giám. Ảnh:SJMN
“Một phụ nữ khác, 34 tuổi, đang sống ở trung tâm lánh
nạn cho biết chị đã bị cưỡng hiếp, nhưng không bao giờ dám công khai nói chuyện
đó ra. Chị sợ hai con ở nhà sẽ đau lòng và sợ bị chồng bỏ…Chị nói trong nước mắt:
Tôi vét sạch cả tiền của gia đình để đi… Tôi không
thể trở về Việt Nam trắng tay được. Tôi phải tranh thủ cơ hội ở đây.”
Đây là những câu chuyện đau lòng quen thuộc về
thân phận của những phụ nữ Việt Nam đi làm ô sin ở Đài Loan, hồi
mười năm trước. Nỗi đau của họ, tuy thế, vẫn “chưa đáng kể” nếu so
với lớp đồng nghiệp hiện nay đang sống tại Ả Rập. Nơi mà “hàng chục
ngàn lao động nhập cư không được trả lương, phải đi xin ăn và bới rác kiếm thức
ăn thừa” – theo tường trình của thông tín viên Tú Anh (RFI) đọc được vào hôm 7 tháng 8 năm
vừa qua:
Chính phủ Manila lập kế hoạch cứu trợ pháp lý và nhân
đạo để hồi hương nhân công lao động ở Ả Rập Xê Út. Do dầu hỏa xuống giá, từ nhiều
tháng nay, hàng chục ngàn lao động nhập cư không được trả lương, phải đi xin ăn
và bới rác kiếm thức ăn thừa.
Sau khi Ấn Độ đem 50.000 lao động từ Ả Rập Xê Út về nước,
đến lượt Philippines chuẩn bị di tản 20.000 công nhân lâm vào hoàn cảnh khốn
khó.
Theo hãng tin Asia News, một phái đoàn chính phủ
Manila sẽ bay sang Ryadh vào ngày 10/08 tới đây để trợ giúp khẩn cấp cho 20.000
lao động Philippines đang kêu cứu. Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết, phái
đoàn chính phủ sẽ thảo luận với Ả Rập Xê Út một giải pháp lâu dài.
Trong khi đó, theo lời bộ trưởng Lao Động Silvestre
Bello thì tổng thống Rodrigo Duterte chỉ thị “phải đem hết công nhân về nước,
càng sớm càng tốt”.
Tuyệt nhiên không có một bản tin nào, từ bất
cứ đâu, đề cập đến những hoạt động “cứu trợ pháp lý và nhân đạo để hồi
hương” những công nhân công lao động” Việt Nam. Thảm cảnh của hơn hai mươi ngàn người Việt ở Ả Rập,
phần lớn là phụ nữ, chỉ được truyền tải qua những trang FB cá nhân.
Xin ghi lại đôi ba:
Su H Gueng. Ảnh:FB
Mọi người ai biết thông tin về gia đình hãy báo cho họ
giùm em.
Em tên là: Su H Gueng . Sinh ngày 08/07/1989.
Thôn : qle Mọi người ai biết thông tin về gia đình hãy báo cho họ giùm em.
Em tên là: Su H Gueng . Sinh ngày 08/07/1989.
Thôn : qleoi xã Ayun Hạ. Huyện Phu Thien, tỉnh Gia Lai. Đi xkld sang Ả Rập Saudi qua Cty Nam Việt chi nhánh Thanh hoá. Giám đốc tên Luyến sdt : 0919654476. Sáng nay ngày 25/10 được đưa vào trại tỵ nạn ở Ruyadh với tinh thần kg ổn định , kg có giấy tờ tuỳ thân, đồ đạc với tinh thần không ổn định
Thôn : qle Mọi người ai biết thông tin về gia đình hãy báo cho họ giùm em.
Em tên là: Su H Gueng . Sinh ngày 08/07/1989.
Thôn : qleoi xã Ayun Hạ. Huyện Phu Thien, tỉnh Gia Lai. Đi xkld sang Ả Rập Saudi qua Cty Nam Việt chi nhánh Thanh hoá. Giám đốc tên Luyến sdt : 0919654476. Sáng nay ngày 25/10 được đưa vào trại tỵ nạn ở Ruyadh với tinh thần kg ổn định , kg có giấy tờ tuỳ thân, đồ đạc với tinh thần không ổn định
thần kg ổn định . Dt kg có và nhớ dc rằng có
mang dt nhưng cắm cho người lái taxi. Và em ghi dc sdt của gd ơ vn lên tay .
Nhưng qua sdt kia tôi gọi về kg đúng . Kg biết chủ nhà đối xử thế nào, họ cho uống
thuốc gì mà giờ lúc nhớ, lúc kg. Người ngơ ngác . lại bảo muốn về bà chủ nhưng
kg nhớ gì. Mọi người ai biết thông tin về gia đình xin báo cho họ giúp em.
Thay mặt em Hien
Truong xin cảm ơn.
Nguyễn Thị Hiền. Ảnh:FB
Kính thưa. .
tên tôi là. nguyễn thị hiền sinh ngày.
14/02/1983. Quê quán .thôn vinh tứ xã an lão. Huyện bình lục tỉnh hà nam tôi được
môi giới cty việt hà giới thiệu sang ảrập xêut .để làm giúp việc gia đình. Trước
khi đi tôi có được cty đào tạo và thời gian chờ đợi là 1 tháng đen ngày
15/12/2014 .tôi được cty đua ra sân bay để đến ảrập xêut .thời gian đầu chủ
cũng đối sử tốt với tôi lương tháng cũng trả dầy đủ nhưng càng về sau thời gian
làm việc của tôi dài .tôi không có thời gian để nghỉ ngơi .ăn uống không đảm bảo
.nhiều hôm tôi phải ăn cơm thiu và cơm thừa .các con của chủ nhà rất nghịch và
hỗn.nó làm hỏng đồ gì .chủ cũng chửi mắng tôi. Không cho tôi một lời giải
thích. Thậm chí còn đòi đánh tôi.
Và những thời gian sau tiền lương không trả và bỏ đói
tôi. Tôi muốn gọi về cty giúp đỡ nhưng chủ không cho tôi dùng điện thoại. Lên
tôi không liên lạc được với ai hết. Đến ngày 01/07/2015 tôi đã tìm cách chốn ra
đại sứ quán kêu cứu.
Tôi đã ở dsq 24 ngày. Đến ngày 26/07/2015 tôi được đsq
đưa tôi vào trại đến đã 1năm. Gia đình tôi có liên lạc với cty .nhưng họ không
hề giải quyết cho tôi .io tôi bị chủ kiện lần 1 bắt tôi bồi thường hợp đồng là
90 trieu tiền vn.lần 2 kiện tôi 115 trieu tien vn.
Các ban ạ.tôi sang đây để làm việc gia đình tôi rất
khó khan chồng tôi chết còn 2 đứa con nhỏ bơ vơ không nơi nương tựa .vì quá bất
đắc dĩ lên tôi mới phải bươn chải . tôi viết bài này lên với cộng đồng. Mong
chia sẻ giúp đỡ tôi. Đến các cấp có thẩm quyền. Va nhà báo vào cuộc để cứu giúp
tôi sớm được về đoàn tụ với 2 đứa con nhỏ cửa tôi. Tôi xin chan chân thành cảm
ơn.
Không có nhà báo nào Việt Nam “vào cuộc” hết,
đã đành; cũng không có “giới chức thẩm quyền nào” của đất nước này
lên tiếng cả.
Ngoại Trưởng Ấn ĐộSushma Swaraj cho
biết bộ ngoại giao đã gửi đặc sứ đến thủ đô Ả Rập, và công nhân
của họ sẽ được đưa về nước trong vòng hai ngày. Cùng lúc, Bộ Trưởng
Lao Động Phillippines,Silvestre Bello loan báo chỉ thị của tổng
thống Rodrigo Duterte “phải đem hết công nhân về nước, càng sớm càng tốt.”
Tuyệt nhiên, không thấy ông Phạm Bình Minh và ông
Đào Ngọc Dung hé môi hay nhúc nhích một ngón tay nào ráo.
Trang tin tức củaĐSQCHXHCNVN tại Vương Quốc Ả Rập chỉ
có một bản tin duy nhất liên quan đến lực lượng lao động VN, đề ngày
... 22 tháng 05 năm 2015!
Thứ Tư, ngày 02-11-2016
» 29-03-2016
| |
» 30-09-2015
| |
» 12-09-2015
| |
» 31-07-2015
| |
» 22-05-2015
|
Gần đây T.T PhillippinesRodrigo Duterte bị dư luận lên án như một
“người khùng.” Tuy thế, ngay sau khi nghe tiếng kêu cứu của dân Phi
tại Ả Rập, “người khùng” này đã ra lệnh: “phải đem hết công nhân về nước,
càng sớm càng tốt.”
Giới lãnh đạo Việt Nam, may thay, không ai
điên/khùng gì ráo. Lú lẫn cũng không luôn. Họ chỉ bị câm hay điếc,
hoặc (có lẽ) cả hai.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire