Kính gửi quý anh chị 2 bài sưu tầm nói về Tản Đà rất hay nhưng rất dài.
Qua bài tiểu luận ở phần 2 của tác giả Đỗ Ngọc Thạch, chúng ta sẽ đọc thấy nhiều phân tích và những bài trường thi của ông.
Văn chương thời xưa còn lưu lại đến ngày hôm nay, đó cũng là do lòng ngưỡng mộ nhân tài của người đời sau.
Đời xưa, việc thi cử không có tiêu chuẩn nào để chấm thi đỗ hay thi rớt. Việc được điểm cao hay thấp, thì chỉ là chuyện hên xui hay học tài thi mệnh...
Nếu đất nước nào biết trọng dụng nhân tài, thì cho dù họ mang quốc tịch nào, gốc gác ra sao, nhân tài đó luôn có 1 chỗ đứng, đó là nước Mỹ, một trong những lý do đưa nước này đến chỗ giàu và mạnh.
Caroline Thanh Hương
Non Tản Sông Đà.
-Nước non nặng một lời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng non.
Nhớ lời “nguyện nước thề non”,
Nước đi chưa lại, non còn đứng không.
-Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã dầy tuyết sương.
Trời tây ngả bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa.
-Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.
-Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi lời thề!
(1920)
Hiện Sinh
và
Cái Chết
Đời Đáng Chán Hay Không Đáng Chán - Tản Đà
Trong bài Thăm Mả Cũ Bên Đường, viết năm 1925, Tản Đà nghĩ rằng người
nằm trong mả hoặc thủa trước là kẻ cung đao, hoặc là kẻ văn chương, hay
là khách hồng nhan hay là khách phong lưu, hay là bậc tài danh. Mỗi
người có một cái chết hoặc vì hòn đạn mũi tên hoặc lạc đường nơi hội
công danh, hoặc bởi trời đất ghen mà lưu lạc, hay bởi ma thiêng nước độc
mà bỏ mình, hay vì hờn duyên tủi phận mà chôn mối tình nơi đất khách.
Thẩy cùng về tới cái chết, quê hương thật của con người.
Ba chữ quê hương thật gợi cho người đọc
thơ truyện sau đây của Trang Tử:
Thầy Tang Hộ, thầy Mạnh tử Phản và thầy Câm Trương, ba người [...] làm bạn với nhau.
Rồi thầy Tang Hộ chết. Chưa chôn ...[ Hai người bạn] kẻ sắp khúc, kẻ gẩy đàn họa nhau mà hát:
Này hỡi Tang Hộ ơi!
Này hỡi Tang hộ ơi!
Anh đã trở về đời thật của anh rồi!
Mà chúng tôi vẫn làm người!
Hỡi ơi!
Năm hình ảnh người nằm dưới mồ hoang bên đường
dường như không khác hình ảnh những người Tản Đà gợi ra trong bài Cảm
Thu Tiễn Thu, ông viết trước đó trước đó bốn năm:
Cảm Thu Tiễn Thu
Từ vào thu đến nay:
Gió thu hiu hắt,
Sương thu lạnh
Trăng thu bạch
Khói thu xây thành.
Lá thu rơi rụng đầu ghềnh
Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly
Nhạn về én lại bay đi
Đêm thì vượn hót ngày thì ve ngâm
Lá sen tàn tạ trong đầm
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa.
Sắc đâu nhuộm ố quan hà
Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương.
Nào người cố lý tha hương,
Cảm thu ai có tư lường hỡi ai!
Nào những ai:
Sinh trưởng nơi khuê các
Khuya sớm phận nữ nhi,
Song the ngày tháng thoi đi,
Vương tơ ngắm nhện lỡ thì thương hoa.
Nào những ai
Tha phương khách thổ
Hải giác thiên nha
Ruột tầm héo, tóc sương pha
Gốc phần trạnh tưởng quê nhà đòi cơn.
Nào những ai
Cù lao báo đức
Sinh dưỡng đền ơn
Kinh sương nghĩ nỗi mền đơn
Giầu sang bất nghĩa còn hơn nghèo hèn.
Nào những ai
Tóc xanh mây cuốn
Má đỏ hoa ghen
Làng chơi duyên đã hết duyên
Khúc sông trăng giãi con thuyền chơi vơi!
Nào những ai:
Dọc ngang trời rộng
Vùng vẫy bể khơi
Đội trời đạp đất ở đời
Sa cơ thất thế quê người chiếc thân.
Nào những ai:
Kê vàng tỉnh mộng
Tóc bạc thương thân
Vèo trông lá rụng đầy sân
Công danh phù thế có ngần ấy thôi.
Thôi nghĩ cho:
Thu tự trời
Cảm tự người
Người đời ai cảm ta không biết
Ta cảm thay ai viết mấy lời.
Thôi thời:
Cùng thu tạm biệt
Thu hãy tạm lui
Chỉ để khách đa tình đa cảm
Một mình thay cảm những ai ai!
(Hữu Thanh, 1921)
Tản Đà cảm thu thay cho sáu người: một là những
người con gái quá lứa lỡ thì, hai là những kẻ lưu lạc quê người, ba là
những kẻ chạy theo giầu sang quên đường báo đức cù lao, bốn là những kỳ
nữ về già như cảnh cầm thủ bến Tầm Dương, năm là những kẻ dọc ngang trời
đất, sáu là những kẻ tỉnh giấc kê vàng.
Không gian lần lượt là chốn khuê các, hay nơi hải giác thiên nha, hay
khúc sông trăng giãi, hay trời rộng bể khơi, hay trước sân lá rụng, gặp
buổi già thu, và thời gian biểu hiện mái đầu nhuốm sương: thu đi mà thấy
như bản thân mình sắp vào đông giá lạnh.
Ý thơ tách khỏi lời Trang Tử:
dĩ thiên địa vi xuân thu.
Xuân thu trong bài thơ này nhuộm trắng mái tóc, làm mòn mỏi tấm thân người thơ.
Đối chiếu hai bài Thăm Mả Cũ Bên Đường và Cảm Thu Tiễn Thu với bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh, cho thấy Tản Đà và
Nguyễn Du dùng chung một hình ảnh.
Trong Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh có hình ảnh những người đàn bà trong
giới bán nguyệt buôn hoa; trong Thăm Mả Cũ Bên Đường hình ảnh đó là bậc
nữ lưu tài danh giận duyên tủi phận; trong Cảm Thu Tiễn Thu hình ảnh đó
là người từng một thời tóc xanh mây cuốn nay đến lúc duyên đã hết duyên.
Với những hình ảnh dó, Nguyễn Du viết Long Thành Cầm Giả Ca, một áng
thơ dài năm mươi câu, kể lại hai lần gặp gỡ giữa tác giả với một tay đàn
xuất sắc triều Lê. Lần đầu khi nàng đang nổi danh và Nguyễn Du còn là
một chân học trò và lần thứ hai ngày Nguyễn Du ghé Thăng Long trên đường
đi sứ sang triều Thanh và nàng dã vào kỳ mãn chiều xế bóng. Xa hơn nữa
là hình ảnh của nàng Kiều, mà các nhà nghiên cứu văn học đồng ý là
Nguyễn Du dùng để ký thác tâm sự riêng của mình.
Với Tản Đà, hình ảnh một khách tài danh tiêu biểu qua bóng dáng nàng
kiều nữ đất Hàm Mô, gần bên Tầm Dương dương như cũng là hình ảnh người
cùng Tản Đà nhiêu phen tâm sự. Tản Đà ghi lại câu truyện tâm sự trong
bài hát nói nổi danh, từng ghi điã nhựa từ ngoài nửa thế kỷ trước. Đó là
bài
Đời Đáng Chán
Mưỡu
Người đời thử ngẫm mà hay
Trăm năm là ngắn một ngày dài ghê
Còn ai ai tỉnh ai mê
Những ai thiên cổ đi về những đâu.
Nói
Đời đáng chán hay không đáng chán
Cất chén quỳnh riêng hỏi bạn tri âm.
Giá khuynh thành nhất tiếu thiên câm
Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục
Giang hà nhật hạ giai nhân trọc
Thiên địa lô trung thực hữu tình
Đón đưa ai gió lá chim cành,
Kiếp nhân thế phù sinh là thế thế.
Khách phù thế chưa dứt câu phù thế
Người phong lưu càng đượm vẻ phong lưu.
Bức khăn hồng nâng đỡ hạt châu,
Truyện kim cổ một vài câu phải trái.
Châu Nam Hải thuyền chìm sông Thúy Ái
Sóng Tiền Đường cỏ áy bến Ô Giang
Ngẫm nghìn xưa ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang,
Cùng một kiếp mơ màng trong vũ trụ
Đời đáng chán biết thôi là đủ
Sự chán đời xin nhủ tri âm
Nên chăng nghĩ lại chẳng nhầm.
>
Theo Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, tác giả Việt Nam
Ca Trù Biên Khảo, thì nhân khi tác giả tâm sự cùng một ca nữ lịch duyệt
cảm khái mà làm ra bài hát này.
Tác giả hỏi giai nhân ở đời đáng chán hay không dáng
chán? Nghĩ như nàng thực là một nụ cười đáng giá ngàn vàng, nhẽ ra cũng
như ai ra vào lầu son gác tía, được chiều chuộng nâng niu mới phải. Thế
mà cái kiếp yên hoa đày đọa, nay mắt xanh mai mắt trắng, đã phải nhìn
bao tục tử ngu phu. Than ôi, nước sông biển ngày một cạn xiết nên hết
thẩy đều đục, trong cái lò trời đất này ai là kẻ có tình. Vì cõi đời
tham danh trục lợi, không có tri âm, nên nàng phải buổi sớm đón chim nam
bắc, chiều đưa gió vãng lai, caí kiếp phù sinh là thế, có đáng chán
không.
Người ca nữ ngồi nghe má ửng hồng, trông càng đẹp, cảm thương thân thế,
nước mắt tràn ra như mưa. Nàng vội rút khăn lục lau nước mắt, rồi nức nở
phân trần:
Tri âm nói rất phải. Kể ra ở đời thực đáng chán, nhưng không riêng gì
trong đám yên hoa mới phong trần mệnh bạc. Kìa những người tiết liệt đài
trang lịch sử như Mỵ Châu, Phan Thị Thuấn, Tây Thi, Ngu Cơ, rồi thân
thế cũng chỉ là một giấc mơ màng trong vũ trụ. Dám mong tri âm nghĩ lại
có phải thế không?
Đó là phụ chú của hai tác giả tập Việt Nam Ca Trù Biên Khảo về bài hát nói trên đây.
Đọc kỹ bài hát nói của Tản Đà, người đọc thấy như bài ca nằm trong dòng thi văn nói về chuyện sống chết, nhưng theo một chiều
hướng khác hẳn chiều hướng thông thường trong các dòng văn học tôn giáo.
Ngay trong bốn câu mưỡu, tác giả dường như không muốn bàn tới việc trước
cái sinh, không bàn tới việc sau cái chết. Điều mà tác giả muốn nói tới
là khoảng giữa hơi thở đầu tiên hít vào và hơi thở cuối cùng hắt ra.
Một ngày thật dài, trăm năm trọn kiếp thật ngắn. Thời gian đó là tỉnh
hay là mê? Châu mơ làm bướm hay bướm mơ làm Châu?
Phải chăng tác giả muốn nói tới câu truyện trong kiếp sống hiện tiền, câu truyện hiện sinh?
Câu hỏi là:
Đời đáng chán hay không đáng chán?
Về câu hỏi đó Albert Camus (1913-1960)
viết trong cảo luận Le Mythe de Sisyphe, xuất bản năm 1942, như sau:
tout commence dans cette lassitude teintée détonnement. Commence, ceci est
important. La lassitude est à la fin des actes dune vie machinale, mais elle
inaugure en même temps le mouvement de la conscience. Elle léveille et elle
provoque la suite. La suite, cest le retour inconscient dans la chaine, ou cest
léveil dé’étonnement.
Trong bài diễn văn vinh danh Albert Camus, John
Cruickshank đọc ngày 19 tháng giêng năm 1960 tại Institut Francais, Luân
Đôn, diễn giả đưa ra những nhận xét sau đây về hình ảnh con người hiện
sinh đối mặt với cái phi lý của cuộc sống. Một là con người hiện sinh
chợt thấy thời gian trôi chẩy qua cái suy nhược trên thân xác; thấy cái
trường tồn của thiên nhiên như diễu cợt cái phù du của kiếp người; thấy
khoảng cách giữa ta và tha như không cách nào thu ngắn lại nổi; thấy xa
lạ ngay cả vơi bản thân khi nhìn bóng mình trong gương hay hình mình
trong tấm ảnh. Sau cùng là nỗi bận tâm về cái phi lý của cái chết.
Nhìn ra tác dụng của thời gian trên bản thân, cũng như nhìn ra cái phù
du của cuộc sống, dường như là những điều Tản Đà gửi gắm trong bài Cảm
Thu Tiễn Thu trên đây. Thấy cái trường tồn của sự vật diễu cợt cái vô
thường của kiếp người; thấy xa lạ với người chung quanh cũng như chính
hình ảnh của
mình là ý thơ Tản Đà trong bài:
Nói Truyện Với Ảnh
Người đâu cũng giống đa tình,
Ngỡ là ai, lại là mình với ta.
Mình với ta dẫu hai mà một
Ta với mình tuy một mà hai.
Năm nay mình mới ra đời,
Mà ta ra trước đã ngoài đôi mươi.
Cuộc nhân thế câu cười tiếng khóc,
Nghề sinh nhai lối dọc đường ngang.
Đầu xanh ai điểm hơi sương,
Những e cùng thẹn, những thương cùng sầu.
Đôi ta vốn cùng nhau một tướng,
Lạ cho mình sung sướng như tiên,
Phong tư tài mạo thiên nhiên,
Không thương không sợ, không phiền không lo.
Xuân bất tận trời cho có mãi,
Mảnh gương trong đứng lại với tình.
Trăm năm ta lánh cõi trần,
Nghìn năm mình giữ tinh thần chớ phai.
Lẽ cùng kỳ phi lý của cái chết, theo Albert Camus, trong Le Mythe de Sisyphe như sau:
Qui de la terre ou du soleil tourne autour de lautre, cela est profondément
indifférent. Pour tout dire, cest une question futile. En revanche, je vois que
beaucoup de gens meurent parce quil estiment que la vie ne vaut pas la peine dêtre
vécue. Jen vois dautres qui se font paradoxalement tuer pour des idéQui de la terre ou du soleil tourne autour de l’autre, cela
Hai hình ảnh cái chết như Albert Camus hình dung ra
trên đây dường như tương đồng với hình ảnh cái chết của bốn vị nữ lưu
tiết liệt đài trang mà người ca nữ bày ra trong bài hát nói Đời Đáng
Chán Hay Không Đáng chán.
Trở lại bài ca trù nói trên, sau khi nêu câu hỏi đó với giai nhân, trong
tám câu kế tiếp Tản Đà ca tụng thanh sắc của người ca nữ và tiếc cho
nàng sa vòng tài mệnh tương đố. Dường như cũng trong tám câu đó, Tản Đà
đồng nhất số mệnh của mình cùng số mệnh người ca nữ, vốn tài cao mà lận
đận chốn hàng văn chợ chữ.
Trả lời Tản Đà, người ca nữ dẫn bốn điển, hai điển trích từ sử Việt Nam,
hai điển từ sử Trung Quốc. Điến thứ nhất tóm tắt trong ba chữ Châu Nam
Hải, trích từ truyện Mỵ Châu Trọng Thủy, chép trong Cổ Loa Ký Sự cũng
như trong Lĩnh Nam Chích Quái. Truyện tóm tắt như sau:
Thục Phán thâu dược nước Văn Lang, đổi quốc hiệu ra Âu
Lạc, Xưng là An Dương Vương, rời kinh dô về Phong Khê, nay là làng Cổ
Loa, Huyện Đông Anh, khởi công xây Loa Thành. Lúc đầu việc xây cất gặp
nhiều khó khăn, sau được thần Kim Quy, nổi lên hiến kế, việc mới thành.
Thần còn dâng vua một chiếc móng là máy nỏ thần có sức công phá một phát
giết hàng ngàn tên giặc.
Thủa đó, vua nước Triệu, là Triệu Đà ở Phiên
Ngung, ỷ thế mạnh mang quân xâm lấn núớc Âu Lạc. Chỉ sau ba phát tên
thần quân Triệu chết hàng vạn. Vua Triệu phải xin hòa, sai con trai là
Trọng Thủy sang nước Âu Lạc làm con tin. Vua Thục Phán tin lời, gả công
chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy. Trọng Thủy dỗ Mỵ Nương cho xem trộm nỏ
thần, rồi ngầm làm một lẫy giả thay lẫy vuốt rùa. Rồi nối dối là về
phương Bắc thăm nhà. Ngày lên đườngTrọng Thủy nói với vợ rằng:
- Tình vợ chồng là nặng, ta nay ngược về Bắc thăm cha, nếu như đến lúc
hai nước bất hòa làm sao ta tìm lại được nàng, lấy gì làm dấu?
Mỵ Châu đáp:
- Thiếp có áo lông ngỗng, thường mặc, nếu gặp cảnh loạn lạc, đi đến đâu
sẽ rút lông mà rắc ở ngã ba đường để là dấu, như vậy may có thể cứu được
nhau.
Trọng Thủy về đến nước, Triệu đà cất quân đánh nước Âu Lạc. Quân đến
chân thành vua Thục Phán lấy nỏ ra thần bắn, thì nỏ không còn công hiệu,
kéo theo công chúa Mỵ Châu lên ngựa chạy trốn.Trọng Thủy xua quân theo
dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua Thục Phán chạy đến núi Mộ Trạch gần biển Nam
Hải thi gặp thần Kim Quy. Nhà vua cầu thần giúp
đỡ. Thần Kim Quy bảo:
- Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đấy!
Vua Thục Phán rút gươm chém. Nàng vội chắp tay khấn trời đất:
- Ta không hề phụ cha, chỉ một niềm thương chồng. Nay chết đi xin hóa làm châu ngọc,
tỏ lòng trong sáng dể rửa hận.
Mỵ Châu chết ở bờ biển. Thần Kim Quy rẽ nước dẫn vua Thục Phán xuống lòng biển.
Máu Mỵ Châu trôi xuống biển Nam Hải, trai biển ăn được máu đó đều sinh
ngọc qúy. Quân Triệu kéo tới không thấy dấu vết vua Thục Phán, chỉ thấy
xác Mỵ Châu. Trọng Thủy ôm xác Mỵ Châu về táng tại Loa
Thành. Trọng Thủy thương tiếc Mỵ Châu vô cùng, nhìn đâu cũng thấy bóng
dáng nàng. Một hôm nhìn trong lòng giếng thấy bóng Mỵ Châu, Trong Thủy
lao đầu xuống giếng mà chết.
Người dời sau, mò được ngọc trai biển đông, lấy nước giếng này mà rửa thì ngọc thêm phần trong sáng.
Điển thứ hai gồm trong bốn chữ thuyền chìm sông Thúy Ái. Điển này rút từ sách
Đại Nam Nhất Thống Chí.
Nguyên Phan Thị Thuấn, quê tại làng Trảo Nha, huyện
Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, là vợ lẽ quan Quán Tiền Trạch Đội Ngô Cảnh Hoàn.
Năm Bính Ngọ, quân Tây Sơn kéo đến Thăng Long, Hoàn đem quân ra chống
cự, bị thua chết ở bến Thúy Ái, sông Nhị Hà. Quân lính chạy về báo tin,
nàng không hề tỏ ý thương xót. Họ hàng đến hỏi thăm, nàng nói:
- Chết vì việc nước là xứng đáng, việc gì phải thương xót.
Hôm sau nàng cùng người nhà ra bến Thúy Ái, chỗ chồng tử trận, bày đồ cúng tế. Xong việc, nàng bảo người nhà:
- Khi tôi chết đừng có thu táng, để cho hình hài được theo chồng chìm ở đáy sông này. Ấy là sở nguyện của tôi.
Nói rồi ngồi thuyền bơi ra giữa dòng sông, đục thuyền chìm tự vẫn chết.
Điển thứ ba là Sóng Tiền Đường, rút từ sử Trung Quốc.
Sông Tiền Đường có khúc chẩy qua tỉnh Triết Giang,
Trung Quốc. Đời Xuân Thu, có nàng Tây Thi đẹp nhất thiên hạ, vua nước
Việt là Câu Tiễn sai quan Đại Phu Phạm Lãi đưa 100 nén vàng mua nàng
dâng cho vua Phù Sai nước Ngô. Vua Phù Sai phong Tây Thi làm phu nhân,
xây đài Cô Tô cho nàng, nàng muốn gì vua cũng chiều theo. Vua say mê
nàng bỏ bê việc triều chính. Sau Câu Tiễn Phá được quân Ngô, Tây Thi bị
bắt đưa về nước Việt. Vợ Câu Tiễn trông thấy sai bỏ rọ quẳng xuống sông
Tiền Đường.Ngày nay sóng sông Tiền Đường cao như núi, người đời nói đấy
là oan hồn Tây Thi kết lại tạo ra lớp lớp sóng gào.
Điển thư tư là cỏ áy bến Ô Giang cũng trích từ sử Trung Quốc.
Bến Ô Giang thuộc Hòa Huyện tỉnh An Huy.
Cuối đời nhà Tần, Ngu Cơ là vợ Hạng Vũ, nhan sắc nghiêng thành nghiêng
nước, lại có tài đánh kiếm. Khi Hạng Vũ trúng kế Hàn Tín bị vây khốn tại
Cai Hạ, Ngu Cơ biết thế cùng, đâm cổ tự vẫn để Hạng Vũ khỏi vướng bận.
Hạng Vũ dùng gươm đào đất chôn nàng bên bờ sông Ô Giang. Sau đó chỗ mả
nàng mọc đầy cỏ thơm, người đời gọi là cỏ Ngu Mỹ Nhân.
Không thiếu gì lời hình dung bốn cái chết trên đây.
Có thể đó là định mệnh khe khắt, có thể đó là tiền oan nghiệp chướng,
v.v... Nhưng để hợp với mạch văn đời đáng chán hay không đáng chán,
dường như bốn cái chết trên đây thẩy là cùng kỳ phi lý.
Người ca nữ kết luận: biết đời đáng chán là đủ, và khuyến khích tri âm nghĩ lại câu truyện chán đời kẻo nhầm.
Phải chăng nhắn nhủ tri âm như trên, người ca nữ đã nhìn thấy là đối mặt
với cái phi lý của đời sống thường biến con người thành kẻ dấy loạn,
đôi khi đưa tới việc tự sát, như người ta thường thấy sau đó hai chục
năm sau, trong thời kỳ phong trào hiện sinh lan tràn tại Tây Âu, sau thế
chiến thứ hai ?
Ý muốn từ giã trần thế cũng đã có lần biểu lộ trong thơ Tản Đà:
Muốn Làm Thằng Cuội
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng trăng thế mới vui
Rồi cứ năm năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Phải chăng cái cảnh ở thế giới bên kia, theo Tản Đà
qua bài thơ trên đây, với chị Hằng dường như vui hơn ở cõi thế gian
này. Ý tưởng đó phải chăng như rất gần với hình ảnh bên kia cái chết của
Trang Tử?
Tản Đà không tự sát, nhưng dường như Tản Đà cũng từng là một nhân vật
dấy loạn trong giới văn học tại Việt Nam trong hai thập niên trước thế
chiến thứ hai. Tản Đà dấy loạn qua những bộc lộ về con người thật của
ông trong thơ văn. Điều đó đã khiến Phạm Quỳnh thốt ra lời thống trách:
Người ta phi người cuồng, không ai dám trần truồng mà
đi ngoài phố. Nhà làm sách cũng vậy, không ai đem thân thế mình mà làm
truyện cho người đời xem.
Nhưng theo H.J. Blackham, thì đối với Kierkegaard
(1813-1855) và Nietzche (1844-1900), hai người khơi nguồn cho phong trào
hiện sinh, thì triết gia là người tiêu biểu cho thời đại của mình, là
người đề ra những vấn đề trung thực mà chính mình đang đối mặt trong đời
sống thực hàng ngày.
Tản Đà không viết về thuyết hiện sinh, Tản
Đà sống theo nếp hiện sinh vốn có từ ngàn xưa.
Một trong nét sinh hoạt đó là cái say của Tản Đà.
Tiếp lời Lý Bạch trong bài Trương Tiến Tửu:
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh
dịch là
Cổ nhân thánh hiền nay nào thấy
Lưu danh chỉ có gã cuồng say
Tản Đà uống say để lại cho đời sau cả chục bài thơ say, bài sau đây
là bài tiêu biểu cho cái say của Tản Đà. Bài thơ bàng bạc sắc Đạo, và
không xa nẻo hiện sinh:
Thơ Rượu
Đời người như giấc chiêm bao
Nghìn xưa đã mấy ai nào trăm năm
Một đoàn lao lực lao tâm
Qúy chi chữ thọ mà lăm sống nhiều
Có tiền chưa dễ mà tiêu
Ham danh lắm kẻ như diều đứt dây
Thương ai cho bận lòng đây
Cho vơi hũ rượu cho đầy túi thơ
Cảnh đời gió gió mưa mưa
Buồn trông ta phải say sưa nỗi buồn
Rượu say thơ lại khơi nguồn
Nên thơ rượu cũng thêm ngọn giọng tình
Rượu thơ mình lại với mình
Khi say quên cả cái hình phù du
Trăm năm thơ túi rượu vò
Nghìn năm thi sĩ tửu đồ là ai.
Cái say của Tản Đà trong bài trên đây, hay trong
nhiều bài khác gợi cho người đọc hình ảnh cái say của Trang Tử trong
đoạn, quen gọi là Trụy Xa, sách Nam Hoa Kinh và Nguyễn Duy Cần dịch ra
như sau:
Người say rượu té xe, tuy mang tật mà không chết. Gân
cốt thì giống như mọi người, mà bị hại thì sao lại khác mọi người? Là vì
nó giữ toàn được cái thần của nó. Lên xe cũng không biết, té xe cũng
không hay: Tử, Sinh, Kinh, Cụ không sao vào được trong lòng. Cho nên, dù
có chống lại với vật mà không
biết sợ. Đó là kẻ đã hoà với rượu mà đã được thế, huống chi là kẻ hoà
được với Đạo.
|
||||||
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire