Trong chiến tranh Việt Nam trước năm 1975, có những giao tranh ở những nước láng giềng như Lào và Kampuchia.
Vì vậy ở những nơi này còn rất nhiều di tích những cuộc bỏ bom của máy bay mỹ và ngày nay, người ta ghi lại những hình ảnh này ở góc độ giải trí.
Người Lào đã biến những cái xác chiến tranh thành vật dụng trang trí hay đồ dùng hữu ích cho cuộc sống.
Caroline Thanh Hương
Hàng triệu quả bom chưa nổ đang nằm rải rác trên lãnh thổ Lào. Chúng
gây nên hàng chục vụ tai nạn mỗi năm và khiến nhiều người mất mạng hoặc
tàn phế.
Lào là một trong những nước hứng chịu bom
đạn từ Mỹ nhiều nhất trong chiến tranh. Quân đội Mỹ thả gần 2 triệu tấn
bom xuống quốc gia này.
Cột nhà thật lợi hại vì nó không làm người ta thấy sợ hãi nữa khi dùng chúng làm vật liệu xây cất.
Số liệu từ chính phủ Lào cho thấy, từ năm
1964 đến 1973, các máy bay Mỹ thả hơn 270 triệu quả bom chùm xuống lãnh
thổ Lào. Một phần ba trong số chúng không nổ.
Khi cho người ta mượn đường tải đạn đánh miền Nam Việt Nam thì nước Lào cũng chịu chung số phận là tham gia cuộc chiến không mời.
Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) chủ
trương ném bom xuống lãnh thổ Lào hòng ngăn chặn hoạt động chi viện của
miền bắc cho chiến trường miền nam trên đường mòn Hồ Chí Minh trong thời
kỳ Chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra, Lào cũng là nơi các máy bay Mỹ trút
bom mỗi khi chúng không thể tấn công các mục tiêu ở Việt Nam.
5 năm trước, khi Kek - một thanh niên 28
tuổi - đào kim loại để bán, anh động phải một quả bom chưa nổ. Tiếng nổ
vang lên khiến Kek mất 2 tay. Nhưng Kek vẫn may mắn. Theo thống kê của
chính phủ, từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975, hơn 20.000 người Lào
mất mạng vì bom, mìn thời chiến.
Đời cha gây tai hoạ, đời con phải hứng chịu.
Nhà hàng xóm đánh đấm nhau, cớ chi mà ta tham gia để bị vỡ đầu.
Bom, mìn từ thời chiến khiến nhiều vùng
đất trở nên nguy hiểm đối với nông dân Lào. Ngành du lịch của Lào cũng
có thể đạt doanh thu lớn hơn nếu du khách không sợ giẫm trùng mìn khi
khám phá những quả đồi thơ mộng ở đây.
2 quả bom lớn án ngữ cổng của một ngôi
nhà. Chính phủ Mỹ muốn giúp Lào thống kê số lượng bom chưa nổ trên toàn
quốc, song nhiều chuyên gia lo ngại đây là mục tiêu bất khả thi, bởi số
lượng bom quá lớn.
Tôi thấy người Lào cũng không sợ hãi khi cất nhà lên mảnh đất còn những trái bom còn chung quanh miếng đất chưa khám phá ra hết.
Một người dùng máy dò kim loại để tìm
bom, mìn tại huyện Phaxay, tỉnh Xieng Khouang. Trong thời kỳ chiến
tranh, Xieng Khouang là tỉnh hứng nhiều bom nhất trên lãnh thổ Lào.
Soud, một người đàn ông 40 tuổi, mất đôi
mắt và một tay vì đào trúng bom khi làm việc trên thửa ruộng của gia
đình 30 năm trước. "Một tiếng nổ vang lên và tôi thấy con trai nằm trên
đất. Người dân trong làng khiêng cháu tới bệnh viện gần nhất. Các bác sĩ
phải cắt tay của Soud. Tôi khóc cạn nước mắt vì thương con", mẹ của
Soud, một phụ nữ 75 tuổi, kể.
Legacies of War, một tổ chức phi chính
phủ tập trung vào việc xử lý bom, mìn từ thời chiến tại Lào, tính toán
rằng chính phủ cần 25 triệu USD để ngăn chặn thương vong vì bom, mìn
trong 10 năm tới.
Người đàn ông trong ảnh nung chảy bom để
sản xuất thìa. Số vụ thương vong vì bom giảm dần theo từng năm. Nếu như
vào năm 2008, bom gây nên hơn 300 vụ tai nạn thì con số đó chỉ còn 42
vào năm 2015.
Quả bom cỡ lớn là vật liệu lý tưởng để
dựng những ngôi nhà.
Chủ một nhà hàng dùng những quả bom chưa nổ để trang trí ở lối vào của nhà hàng.
Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN
Thuyền, chuông, thùng từ bom thời chiến ở Lào.
Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc từ 40 năm trước, nhưng dấu vết của nó
vẫn hiện diện ở Lào, nơi người dân dùng bom để chế tạo nhiều đồ vật phục
vụ cuộc sống.
|
Khi những người nước ngoài tới Lào, họ cảm
thấy ngạc nhiên vì người dân ở đây dùng bom để tạo ra khá nhiều vật dụng
phục vụ cuộc sống như kẻng, thuyền, thùng chứa nước.
|
|
Nông dân biến mảnh bom thành chuông dành cho bò.
|
|
Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ ném
hơn 2 triệu tấn bom xuống lãnh thổ Lào từ năm 1964 tới năm 1973. Do dân
số thấp, Lào trở thành quốc gia hứng chịu nhiều bom nhất nếu tính số
lượng bom bình quân trên đầu người. |
|
Từ năm 1964 tới năm 1973, các máy bay Mỹ
xuất kích hơn 580.000 lần để ném bom xuống lãnh thổ Lào, tương đương một
chuyến trong 8 phút. |
|
Khoảng 30% trong tổng số bom mà Không quân
Mỹ ném xuống Lào không nổ. Chúng nằm trong đất và có thể nổ bất cứ lúc
nào, tạo nên mối họa tiềm ẩn đối với người dân. |
|
Nhưng mối họa lớn nhất phát sinh từ việc
người dân cưa bom để bán kim loại cho những người mua phế liệu. Một quả
bom lớn, với khối lượng lên tới 900 kg, có thể giúp họ thu về hơn 100
USD. |
|
Một thùng nước được làm từ bom. |
|
Bom là thành phần của khá nhiều ngôi nhà ở vùng nông thôn.
|
|
Nhiều tổ chức phi chính phủ đang tham gia
nỗ lực rà phá bom, mìn chưa nổ từ thời chiến ở Lào, song thành tựu của
họ còn khá khiêm tốn do ngân sách hạn hẹp.
|
|
Vô số mảnh đất không thể trở thành ruộng do sự tồn tại của bom, mìn chưa nổ từ thời chiến. |
|
Nửa quả bom cỡ lớn trở thành công cụ lý ưởng để trồng rau. |
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire