Thật là dễ sợ, con vật như thế này mà cũng bị bắt để làm thịt và làm thuốc uống.
Caroline Thanh Hương
Tê tê hay còn gọi là trút, xuyên sơn, là các loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê (Pholidota). Bộ Tê tê hiện nay chỉ còn một họ Manidae, có một chi Manis, bao gồm tám loài. Thân tê tê có vảy lớn và cứng. Chúng là loài thú ăn kiến sinh sống ở miền nhiệt đới châu Á và châu Phi. Phần lớn các loại tê tê sinh hoạt vào ban đêm, dùng khứu giác rất thính để tìm côn trùng. Ban ngày thì cuộn tròn như quả bóng để ngủ.
Toàn thân tê tê có lớp vảy cứng bao bọc, chỉ chừa phần phía bụng. Mép vảy sắc và nhọn để giúp việc phòng thủ. Vảy cấu tạo bằng chất keratin giống như móng vuốt, sừng, và lông các động vật có vú khác. Khi mới sinh ra, vảy tê tê mềm nhưng rồi cứng dần với thời gian. Chúng còn tự vệ bằng cách xịt dung dịch axit hôi từ tuyến gần hậu môn.
Tê tê có móng dài và cứng; móng hai chân trước được dùng để phá tổ côn trùng tìm thức ăn. Vì móng dài nên chúng không đi bằng cách đạp chân xuống đất mà ngược lại, tê tê di chuyển bằng cách co hai chân trước lại và giẫm lên mu bàn chân. Miệng chúng không có răng; thức ăn chủ yếu là kiến và mối. Chúng dùng lưỡi dài (đến 40 cm) với nước dãi rất dính để bắt mồi. Cuống lưỡi nằm sâu trong lồng bụng.
Phần đuôi tê tê có khả năng cầm nắm, để giúp vin vào cành cây khi leo trèo.
Các loài tê tê đo được từ 30 đến 100 cm. Con cái thường nhỏ hơn con đực. Chúng làm ổ trong những hốc cây rỗng hay đào hang sâu dưới đất.
Tê tê được coi là loài động vật có vú bị buôn lậu nhiều nhất thế giới. Toàn bộ tám giống tê tê đều trở thành mục tiêu ăn thịt và làm thuốc theo cách chữa bệnh cổ truyền Trung Quốc.
'The pangolin pit' đã đem về cho
tác giả giải thưởng thuộc hạng mục Wildlife Photojournalist Award trong
cuộc thi Wildlife Photographer of the Year 2016
Tại cuộc họp của Công ước về buôn bán
quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (Cites) tại Nam Phi
hồi tháng Chín 2016, loài động vật này đã được thêm những bảo hộ
chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp.
Nhiếp ảnh gia chuyên chụp đời sống hoang
dã Paul Hilton ghi lại những hình ảnh về cảnh ngộ khốn khổ của loài
vật này. Ông đã giành được giải nhiếp ảnh Wildlife Photographer of the
Year, hạng mục phóng viên ảnh, cho bức hình "Tiêu hủy Tê tê" (The
Pangolin Pit).
Bức ảnh chụp khoảng 4.000 con tê tê đã
chết đang được để rã đông, nặng chừng năm tấn. Đây được cho là lần thu
giữ được với số lượng lớn nhất loài động vật này từ trước tới nay.
Bên cạnh những con đã chết còn có 96 con
tê tê sống, được cho sống bởi kích cỡ của chúng. Việc nhồi nhét cho ăn
khiến chúng to ra, và có giá hơn đối với những kẻ săn trộm.
Những con tê tê chết được đem đi thiêu, còn những con sống được thả vào khu rừng địa phương.
"Tội liên quan tới đời sống hoang dã là
một mảng làm ăn béo bở," Hilton nói. "Tội này chỉ chấm dứt khi nhu
cầu tiêu thụ không còn nữa."
Các bạn có thể xem dưới đây những hình ảnh khác về tê tê mà ông chụp:
Một kẻ săn trộm tê tê ở Kalimantan, Indonesia
Một kẻ săn trộm giữ con tê tê đang
cuộn tròn như quả bóng. Vảy tê tê được dùng là một loại thuốc Bắc theo
cách chữa cổ truyền của người Trung Quốc
Một nhà buôn Trung Quốc giới thiệu tê tê trước một nhà hàng tại Myanmar
Một nhà bảo tồn thiên nhiên cầm trong tay con tê tê non tại Sumatra, chuẩn bị thả nó đi
Một con tê tê non, bé xíu, bám vào
người mẹ sau khi được thả. Gần 100 con tê tê sống đã được thu giữ khi
đang trên đường vận chuyển sang Trung Quốc, nơi chúng sẽ bị đưa lên bàn
ăn
Cảnh sát Indonesia đứng trước một trong những vụ thu giữ tê tê lớn nhất từ trước tới nay
Một trong những vụ thu giữ tê tê lớn
nhất từ trước tới nay, với chừng 4.000 con tê tê đông lạnh được đưa
xuống hố để thiêu hủy tại Sumatra, Indonesia
Tê tê được cho là loài động vật có vú bị buôn lậu nhiều nhất
Theo BBC EARTH
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire