caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 14 mai 2017

Chiến lược thương mại toàn cầu với hàng Made in China.

Chiến lược thương mại toàn cầu đã bắt đầu từ khi công cụ sản xuất và người làm việc cho nguồn máy thế giới được phân phát lại theo những châu.
Trước đây, chúng ta có những nước chậm tiến, nhân công rẻ tiền và hàng hoá giả mạo để bán được nhiều và rẻ hơn hàng hiệu.
Khi nhân công được hiện đại hoá theo đòi hỏi thị trường kinh tế, những cánh cửa khác từ từ được trnag bị thêm cho người dân nước đó và gây nghèo đói lại những nước chỉ tham tiêu thụ mà mất đi công cụ sản xuất.
Theo chiều hướng đó, các hãng xưởng âu châu ngày càng gìa đi mà tiền trả nhân công cũng đắt hơn ở những nước đang phát triển thì các chủ hãng chỉ có cách dọn đi tìm đặt hàng nơi nào giá rẻ nhất.
Thế nhưng, những hàng từ những nước chậm tiến lúc đầu, giờ đây đả đối mặt được với những đòi hỏi mới và đã được trang bị lại những ưu tiên hiện đại khoa học tinh vi nhất.
Họ bắt đầu ngẩng mặt lên và cười lại chúng ta đấy, chúng ta những nạn nhân của xã hội tiêu thụ.
Mời quý anh chị quan tâm về kinh tế quốc tế đọc như-̃ng bài sưu tầm và từ đó có quan điểm riêng cho mình.
Caroline Thanh Hương

 

Trung Quốc cứu chiến lược "Made in China 2025" trước nguy cơ phá sản
Ngọc Việt
09:36 21/02/17
 (GDVN) - Tư duy hàng giá rẻ vẫn chi phối ngay cả ở tầm hoạch định chiến lược tại Bắc Kinh.
Chiến lược "Made in China 2025" – mâu thuẫn nội tại và nguy cơ phá sản
 

Như người viết đã từng phân tích, dù chiếm lĩnh kênh hàng giá rẻ của thế giới nhưng lợi ích thực sự mà kinh tế Trung Quốc có được từ thị trường này không nhiều.
Hàng giá rẻ chỉ giúp kinh tế Trung Quốc lớn chứ không mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là giá trị vô hình chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong cấu thành giá trị của sản phẩm. [3]
Điều đó được ví như “người Trung Quốc không những đã làm không công mà còn phải bỏ tiền ra phục vụ người nước ngoài”.
Chính vì vậy khi tái cơ cấu nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc cũng đồng thời tìm cách làm gia tăng giá trị vô hình cho hàng hoá Trung Quốc, qua đó thay đổi vị thế cho người Trung Quốc trong cả sản xuất cũng như tiêu dùng.
Để hiện thực hoá được ước mong đó, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng một chiến lược mang tên "Made in China 2025". 

Hình minh họa: The Malaysian Times.
Theo đó công nghệ sản xuất hàng giá rẻ sẽ dần được thay thế bằng công nghệ cao của Trung Quốc, với tỷ lệ thay thế đạt 40% vào năm 2020. Đến năm 2025 thì hàm lượng công nghệ cao phải chiếm tới 70% trong sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. [1]
Hai mũi nhọn của chiến lược "Made in China 2025" là phát kiến kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
Trong đó mũi nhọn thứ nhất là phát huy khả năng sáng tạo của người Trung Quốc, từ phát minh sáng chế đến nghiên cứu cải tiến kỹ thuật. Mũi nhọn thứ hai là khai thác những thành quả công nghệ cao của các nước tiên tiền và vận dụng vào quy trình sản xuất tại Trung Quốc.
Mỗi mũi nhọn đều có những lợi thế, ưu điểm riêng biệt. Tuy nhiên cả hai có một điểm chung là, thời gian để có thành quả không thể xác định được. 
Trong khi chiến lược "Made in China 2025" đã xác định thời gian phải cho kết quả và lộ trình cho việc áp dụng hiệu quả chiến lược, điều đó khiến ngay từ xây dựng, chiến lược "Made in China 2025" đã có mâu thuẫn nội tại.
Điều đó có thể nhận diện bởi hai nguyên nhân chính.
Thứ nhất là sự nóng vội của những nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc trước bối cảnh thiệt hại do hàng giá rẻ quá lớn với kinh tế Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh chính sách tái cơ cấu đang chuyển kinh tế Trung Quốc từ lớn về quy mô sang mạnh về thực lực. 
Thứ hai là người Trung Quốc xây dựng chiến lược sản xuất hàng công nghệ cao với tư duy sản xuất hàng giá rẻ. 
Đây được xem là nguyên nhân chính khiến cho một chiến lược tầm cỡ như một cuộc cách mạng trong khoa học và kỹ thuật, nhưng nó lại chỉ được xem như việc thay đổi một thói quen trong đầu tư sản xuất tại Trung Quốc.
 

Hiện nay, thời điểm cho mục tiêu thứ nhất – hàm lượng công nghệ cao phải chiếm 40% trong công nghiệp sản xuất tại Trung Quốc – đang đến gần nhưng kết quả vẫn còn rất khiêm tốn, chưa thể đáp ứng được mức đại trà trong công nghiệp sản xuất. 
Điều này khiến cho chiến lược "Made in China 2025" đối mặt với nguy cơ phá sản.
Trong khi đó, chủ nghĩa biệt lập trong kinh tế đang được Tổng thống Mỹ Donald Trump khích lệ dần trở thành một xu hướng đối lập với toàn cầu hoá – xu hướng hướng mà Trung Quốc đã được lợi rất nhiều từ việc tạo ra bất bình đẳng trong sân chơi bình đẳng trong kinh tế toàn cầu.
Điều này là một sự cảnh báo tai hại cho cà ba mũi nhọn chiến lược trong “Tái cơ cấu” của ông Tập Cận Bình.
M&A by Chinese cứu chiến lược "Made in China 2025" khỏi nguy cơ phá sản
Thực tế nguy hại với chiến lược "Made in China 2025" đặt ra yêu cầu phải làm sao có thể đi tắt đón đầu, đảm bảo cho chiến lược "Made in China 2025" tránh được phá sản và thậm chí phải về đích sớm hơn dự kiến.
Có thể nhận diện một kế hoạch “Made for China” đã được Bắc Kinh xây dựng và thúc đẩy để cứu nguy cho chiến lược "Made in China 2025".
Theo đó hàng hoá của Trung Quốc không những không phải được sản xuất tại Trung Quốc, bởi người Trung Quốc, mà sẽ được sản xuất ở bên ngoài Trung Quốc, bởi người nước ngoài.
Nhưng tất cả thành quả, kết quả đều thuộc quyền sở hữu của người Trung Quốc. Đó chính là nhiệm vụ được trao cho những M&A by Chinese ở nước ngoài.
Hiện nay, Mỹ và Đức là hai quốc gia có quy mô công nghiệp sản xuất, chế biến bởi công nghệ cao hàng đầu thế giới và người Trung Quốc được cho là đã tập trung thực hiện M&A mạnh ở hai thị trường này. 
Có thể nhận diện đây là hướng đi chuẩn xác của giới lãnh đạo Bắc Kinh trong việc hiện thực hoá kế hoạch “Made for China”.
“Người Trung Quốc đánh giá cao các doanh nghiệp Đức, bởi Đức là nền kinh tế mạnh nhất châu Âu.
Hàng hóa "Made in Germany" có thương hiệu tốt, lao động ở Đức chất lượng cao, được đào tạo tốt và có kỷ luật cao, ít đình công. 
 

Hơn nữa, các doanh nghiệp Đức thường dẫn đầu trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tế, nắm giữ nhiều bằng sáng chế”. [2]
Trong khi đó nền kinh tế Đức lại đang vận hành đúng nghĩa theo cơ chế thị trường tự do, còn giới kinh tế Đức lại ủng hộ đầu tư của Trung Quốc vào các doanh nghiệp Đức.
Đây là là cơ hội cho các nhà đầu tư của Trung Quốc, vốn được sự hậu thuẫn của chính phủ nước này, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, từ đó mang lại những lợi ích lớn hơn cho mình. 
Như vậy, hệ thống các doanh nghiệp mục tiêu tại Đức có quá nhiều tiêu chí hấp dẫn để các nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện những phi vụ “M&A by Chinese” cho mục đích tìm kiếm công nghệ cao. 
Thậm chí điều đó còn có thể giúp Bắc Kinh gây sức ép cho những vấn đề khác như việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí hay trao quy chế  thị trường tự do cho kinh tế Trung Quốc.[2]
Điều đó cho thấy cả doanh nghiệp và nhà nước Trung Quốc cùng thúc đẩy kế hoạch “Made for Chinese” nhằm cứu nguy cho chiến lược "Made in China 2025". 
“Sau khi mua các công ty của Đức, nhà đầu tư Trung Quốc vẫn giữ nguyên mọi thứ, từ địa điểm đến nhân sự.
Trung Quốc giữ lại bộ máy quản lý có từ trước và các công nhân lành nghề, và thậm chí tạo thêm việc làm thông qua việc mở thêm các công ty con để hình thành nên mạng lưới các công ty phụ trợ”.[2]
Có thể thấy rằng, với kế hoạch “Made for Chinese”, sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ cao tại các doanh nghiệp “mình ong xác ve” sẽ nhanh chóng chiếm tỷ trọng đáng kể trong hàng hoá của Trung Quốc.
Chỉ có điều quy trình vận dụng, áp dụng không diễn ra tại Trung Hoa đại lục. Và trong tình huống này thì người Trung Quốc chỉ có thể làm chủ sở hữu chứ chưa hẳn làm chủ được những quy trình công nghệ cao ấy.
Như vậy là chiến lược "Made in China 2025" đã có thể thoát khỏi nguy cơ phá sản nhờ những sàn phẩm với hàm lượng công nghệ cao có được từ kết quả của những “M&A by Chinese” mang lại. 
Tuy nhiên, việc đi tắt đón đầu như vậy thì không thể được xem là thành công của một chiến lược mang tầm cỡ một cuộc cách mạng khoa học kỹ - thuật, mà nguyên nhân chính là do tư duy hàng giá rẻ vẫn chi phối ngay cả ở tầm hoạch định chiến lược tại Bắc Kinh.
Tài liệu tham khảo
Ngọc Việt
 



    Made In China    Làm tại Trung quốc

Sinh sống ở Hoa Kỳ, chúng ta có dịp mua hoặc biết rất nhiều sản phẩm xuất xứ từ Trung quốc. Nói về vấn đề xuất cảng, Trung quốc là quốc gia đứng hàng đầu về xuất cảng từ những hàng hóa về điện tử cho đến áo quần, vật dụng trong nhà và dụng cụ y khoa. Hoàng hóa Trung quốc tràn ngập khắp thị trường Âu châu và ngay cả Hoa Kỳ. Sau đây là những hàng hóa sản xuất có tầm vóc quan trọng ở Trung quốc:
1)Apple Computers: Tất cả những IPhone, Ipad và những Computer Mac Book đều được sản xuất tại Trung quốc. Mặc dù tổng hành dinh của hảng Apple đặt tại Cupertino, California được hoạt động bởi hai Campuses: Apple Campus 1 và Apple Campus 2 với số kỷ sư điện tử (Computer Engineer), điện toán (Software Engineer) và designers lên đến gần 70,000 người.

Apple Campus 2
Cứ mỗi năm hảng Apple redesign lại tất cả những sản phẩm của họ cho nó chạy nhanh hơn, sắc bén hơn, thu gọn hơn, chứa nhiều dữ kiện hơn và batteries lâu dài hơn…sau đó, họ mới gởi đến hàng trăm hảng thầu trên khắp thế giới để sản xuất từng phần một và sau cùng họ đưa tất cả những thành phần đó về Trung quốc để ráp lại bởi nhà thầu Foxconn. Thí dụ như chiếc điện thoại Iphone 6 được chế tạo bởi các nhà sản xuất như sau:
 -Máy đo gia tốc (accelerator) do hảng Bosch của Đức sản xuất
-Cơ năng xử lý baseband (Baseband processor) do hảng Qualcomm tại Mỹ sản xuất
-Audio Chipsets and Codec: Con chip điểu chỉnh âm thanh do hảng Cirrus Logic sản xuất tại Mỹ
-Batteries do hảng Samsung của Nam Hàn và hảng Huizhou Desay Battery của Trung Hoa sản xuất
-Cameras do hảng Sony của Nhật bản. OmniVision của Hoa kỳ sản xuất phần phía trước của FaceTime, nhưng công ty TMSC của Đài loan thầu phần còn lại.
-Chipsets and Processrs do hảng Samsung của Nam Hàn và TSMC ở Đài Loan sản xuất. Cộng thêm với hảng GlobalFoundries của Hoa kỳ.
-Controller chips do hảng PMC và Broadcom Corp của Hoa Kỳ sản xuất
-Display do hảng Japan Display và Sharp của Nhật Bản và LG của Nam Hàn
-Main Chassis Assembly: do hảng Foxconn và Pegatron của Trung quốc.
-Touch ID sensor do hảng TSMC và Xintec của Đài loan sản xuất
-TouchScreen Controller do hảng Broadcom của Mỹ sản xuất
Và nhiều nhiều thứ khác…
Lý do công ty Apple vẫn giữ nhãn hiệu sản xuất tại Trung quốc “Made in China” bởi vì phần lớn những thành phần (components) được chế tạo từ Trung quốc , mặc dù có rất nhiều thành phần khác đến từ Nam Hàn, Mỹ và Đài loan…đặc biệt công trình nghiên cứu hoàn toàn do Hoa Kỳ thực hiện tại Mỹ.
Không phải Trump là Tổng thống đầu tiên kêu gọi Apple đem hảng xưởng về Hoa Kỳ, mà gần ba năm trước, TT Obama đã kêu gọi hảng Apple nên chuyển về Hoa Kỳ. Sau đó, Apple cho ra đời chiếc laptop MacPro tại Mỹ cách đây vài năm. Tuy nhiên giá nhân công cao khiến cho giá sản xuất tăng vọt cho nên đến ngày nay hảng Apple không bán được số lượng MacPro như đã tiên liệu. Thí dụ một chiếc MacPro 15 inches giá trên 2500 USD trong khi những chiếc laptop của Dell cùng kích thước và chức năng có giá khoảng 1500 USD. Trong khi đó, Microsoft cũng sản xuất những loại computer có tên Surface cho laptop, PC, hay tablet…cũng tại Trung quốc với giá rẽ hơn. Iphone cho đến ngày nay vẫn là sản phẩm mang đến lợi nhuận nhiều nhất cho Apple. Tháng 9 năm nay (2017) khi Iphone cho ra đời chiếc Iphone 8, dựa theo tiên đoán của những nhà nghiên cứu thị trường điện tử, sẽ có số bán kỷ lục, hạ đo ván đối thủ Samsung vì những thay đổi mà Iphone 7 chưa có.  
Tháng 11 năm 2016, lúc vừa đắc cử, TT Trump đã mời Tim Cook, tổng giám đốc Apple, đến Trump Tower ở New York với ý định muốn Apple quay về sản xuất toàn bộ những sản phẩm của Apple ở Hoa Kỳ ngay cả chiếc điện thoại Iphone 8 sắp ra. Muốn thực hiện điều đó, những nhà sản xuất ở Hoa Kỳ, phải cần đến trên 7 tỷ đô la và như thế mới có thể tạo nên từ 30,000 đến 50,000 việc làm cho giới công nhân Hoa kỳ.
Đối với những đại công ty như Apple, thuế thương mãi là một vấn đề được họ chú ý nhiều nhất vì dựa theo tiên đoán của Wall Street, mức thu nhập năm nay của Apple có thể lên đến 46 tỷ USD cho nên trong quá khứ, những công ty lớn thường trốn thuế bằng cách đặt bản doanh của công ty tại những quốc gia rất thấp thuế như Netherland, Luxembourg hay the British Virgin Islands…Thí dụ nếu ở California, Apple phải trả 8.84% thuế thương mãi (corporate tax) trong khi đó nếu đặt văn phòng tại tiểu bang Nevada thì không có thuế này.
Không phải Apple là công ty sản xuất tất cả những Iphone, Ipad, những laptop hay những desktop computers mà Apple chỉ là công ty nghiên cứu (software and hardware development) để chế tạo còn hảng Foxconn là công ty thầu lại để sản xuất (production company) những sản phẩm này. Foxconn là đại công ty chuyên thầu sản xuất lại gần như 95% những sản phẩm liên quan đến điện tử trên thế giới ngày nay. Công ty Foxconn được thành lập năm 1974 bởi Terry Gou ở Đài Loan. Foxconn sản xuất những sản phẩm điện tử như BlackBerry, Ipad, Iphone, Ipod, Kindle, Nintendo 3DS, Nokio, Play Station 3&4, Wii U and Xbox One…
Riêng tại thành phố Longhua, thuộc tỉnh Shenzhen miền nam Trung quốc, Foxconn đã tuyển dụng trên một triệu nhân viên làm việc cho các nhà máy.  Riêng tại tỉnh Henan, có một thành phố gọi là Zhengzhou Technology Park có trên 120,000 nhân viên nữa.
Ngày nay ngoài Trung quốc, Foxconn muốn nới rộng thêm những hảng chế tạo đến những quốc gia khác như Ấn Độ, Ba Tây, và Âu châu…Do đó, Apple hiện nay đang thương thuyết để thiết lập mối quan hệ mật thiết với Ấn Độ và có lẽ một phần những sản phẩm của Apple không nhất thiết quay về Hoa Kỳ mà có thể bay sang Ấn Độ nơi mà nhân công vẫn còn rất rẽ và không có luật lệ về công đoàn lao động (Union) như ở Hoa Kỳ. Do đó, vấn đề không đơn giản như TT Trump muốn mà nó còn tùy thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác như: nhân công, luật lệ để cho giá sản xuất không quá cao mà có thể cạnh tranh với những công ty khác như Samsung, Sony, Google, Microsoft…Tuy TT Trump có thể giảm thuế, nhưng với số lượng nhân công quá lớn và làm việc trong những môi trường đúng tiêu chuẩn lao động như ở Hoa Kỳ, Foxconn rất khó dời những nhà sản xuất của họ về Mỹ vì quá tốn kém cho nên giá sản xuất của một sản phẩm sẽ rất cao và dĩ nhiên đây không phải là giải pháp tốt nhất cho các công ty thương mãi. Nên nhớ mỗi nhiệm kỳ của  Tổng thống Hoa Kỳ chỉ có 4 năm, nhưng đường lối xây dựng cho một đại công ty là lâu dài nên vì lợi nhuận và sinh tồn của tư bản, nhiều công ty phát lờ (ignore) đến những ý kiến (proposals) của chính phủ. Đây chính là siêu quyên lực mà các Tổng thống Mỹ cũng không làm gì được. https://vietbao.com/a235248/ quyen-luc-va-sieu-quyen-luc 

Trang chủ » Nguyễn Vĩnh Long Hồ » CLB BILDERBERG TRUNG TÂM QUYỀN LỰC CỦA THẾ GIỚI? – Nguyễn Vĩnh Long Hồ CLB BILDERBERG TRUNG TÂM QUYỀN ...
 Quý vị có thể hình dung một thành phố nào đó ở Hoa Kỳ có thể huy động gần một triệu nhân viên làm việc tối đa với đồng lương rất khiêm tốn thì công nhân Mỹ nào chịu nhận lãnh công việc này. Đó là điều không thể thực hiện được.
Tuy nhiên, nếu Apple trong tương lai không thể chuyển những công ty sản xuất về  Hoa kỳ, họ có thể dời từ Trung quốc sang những quốc gia đang phát triển như Ấn Độ hay Ba Tây thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế hiện nay của Trung quốc vì nạn thất nghiệp sẽ tăng vọt làm cho người dân ta thán. Đây là mối nguy cơ có lẽ làm cho chính phủ Trung quốc lo âu không kém và nếu xảy ra thì đây sẽ là một cú đấm thí mạng cho chế độ Cộng sản Trung quốc.
Rất nhiều năm, hảng Microsoft đã thương thuyết và tiếp tục thương thuyết với chính quyền Trung quốc về việc ăn cắp bản quyền của Window, nhưng cho tới ngày hôm nay vẫn chưa có đạo luật nào bảo đảm những sản phẩm của Hoa Kỳ không bị copy trái phép. Đó là bản chất lọc lừa của người Trung quốc, mua một copy của Window rồi sao chép lại thành ra cả trăm bản free hoặc bán với giá rẻ.
Năm 2017, số lượng bán của Iphone tại Trung quốc giảm rất lớn so với năm trước tới 43% cho Iphone 7, 54% cho iphone 6s và 64% cho iphone 6 làm cho giá cổ phần của Apple giảm xuống 2% khi thông báo nầy đưa ra. Tại sao? Lý do chính là Trung quốc mới đưa ra thị trường một loại phone của chính mình, đó là Xiaomi và Huawei với giá rất rẻ so với Apple. Trung quốc rất nổi tiếng về tài ăn cắp kỷ thuật cho nên họ có thể copy bất cứ sản phẩm nào của thế giới với giá rẻ hơn rất nhiều. Điều này làm cho những công ty lớn của Hoa Kỳ rất thất vọng, nhưng không làm gì được. Do đó, ý niệm về thị trường to lớn béo bở mà ngày xưa TT Nixon một thời từng ôm ấp không còn hấp dẫn cho các công ty phát triển về kỷ thuật nữa. Tuy nhiên, có một điều rất thú vị là kỷ thuật của Hoa Kỳ phát triển thay đổi hàng năm do vậy cho dù Trung quốc có tài ăn cắp cách mấy thì họ vẫn áp dụng cái cũ chớ không bao giờ có thể trực tiếp cạnh tranh ngang hàng dựa theo tiến trình phát minh kỷ thuật hiện đại. Những hảng như: Samsung, Intel, Microsoft, Apple, IBM, Boeing, Lockheed Martin …đã bỏ ra hàng tỷ, tỷ USD hàng năm cho việc nghiên cứu những phát minh mới trong khi đó Trung quốc không chịu chi mà chỉ lo đi ăn cắp vặt. Không lẽ đây là niềm hãnh diện về 10 ngàn năm văn hiến của Trung Hoa?
Năm 1999, Jack Ma thành lập công ty Alibaba chuyên bán trên Internet tất cả những hàng hiệu từ vật dụng trong nhà, đồ thiết bị điện tử và hàng triệu món hàng khác. Công ty Alibaba có giá trên thị trường chứng khoáng năm 2015 lên đến trên 212 tỷ USD. Jack Ma hiện nay đang ở vị trí thứ nhì trong số những người giàu nhất Trung quốc với tài sản trị giá khoảng 28.7 tỷ USD. Người giàu nhất Trung quốc hiện giờ là Wang Jianlin có gia tài khoảng 31.5 tỷ USD, làm chủ công ty Dalen Wanda Entertaiment và dĩ nhiên y còn là một tay tài phiệt về địa ốc.
Forbes’ definitive list of wealth in China, profiling and ranking the country’s richest citizens by their estimated net worths.
            
                 
Khi Jack Ma khai trương công ty Alibaba năm 1999 với số vốn đầu tư rất khiêm tốn 50,000 USD vay mượn từ gia đình và bạn bè. Lúc bấy giờ, ở Hoa lục hệ thống internet chưa được hoạt động rộng rãi và phải bị sự kiểm duyệt của chính phủ cho nên trong 3 năm đầu, Jack Ma không kiếm được một đồng tiền lời. Tuy nhiên, Jack Ma là người đầu tiên ở Trung quốc đưa ra một triết lý mới về nghệ thuật mậu dịch để đánh tan tập tục cổ truyền của người Trung quốc từ ngàn xưa. Đó là bản chất không bao giờ tin ai. Cốt lõi của triết lý đó là Jack Ma bảo đảm uy tín giữa người bán và giới tiêu thụ nghĩa là khi giới tiêu thụ đặt mua một món hàng nào thì công ty Alibaba nhận số tiền, nhưng số tiền này chưa được trả cho công ty bán hàng cho đến khi nào người mua đã nhận được món hàng đó và sau đó Alibaba mới chuyển số tiền bán được cho công ty bán. Từ đó giới tiêu thụ bắt đầu tin tưởng vào hệ thống của hảng Alibaba.  Năm 2016, hảng Alibaba đã phá kỷ lục với số bán trên 463 tỷ USD. Với những thành công lớn đó, Jack Ma có tham vọng sẽ tạo nên trên 100 triệu công ăn việc làm trong vòng 20 năm tới cho người Trung quốc. Có một điểm đặc biệt cần nói ở đây là phần lớn những công ty sản xuất hàng hóa để bán cho Alibaba là tiểu thương chớ không phải đại công ty. Khi TT Trump vừa đắc cử, Jack Ma đã đến Trump Tower ở New York để tham kiến với TT Trump. Jack Ma đề nghị sẽ đem lại trên 5 triệu việc làm cho công nhân Hoa Kỳ. (Is it too good to be true?) Dựa theo Jack Ma, năm 2016, có trên 7000 công ty Hoa Kỳ bán cho Trung quốc trị giá trên 15 tỷ USD. Bây giờ nếu tất cả những công ty tiểu thương đó gắn thêm hệ thống e-commerce (buôn bán bằng điện tử) của công ty Alibaba vào thì chắc chắn số lượng bán sẽ tăng vọt vì thị trường to lớn ở Trung quốc và kết quả họ sẽ mướn thêm nhân viên. Rõ ràng Jack Ma có tham vọng muốn xen vào thị trường e-commerce của Hoa Kỳ bằng đề nghị như trên và nếu đề nghị này được chấp thuận thì Hoa Kỳ chưa chắc sẽ phát triển mạnh, nhưng công ty Alibaba chắc chắn sẽ giàu có thêm rất nhanh. Nói cách khác, Jack Ma muốn vươn cánh tay bạch tuộc từ Trung quốc sang Hoa Kỳ vì hiện nay ông ta đang gặp một đối thủ hạng nặng ở Mỹ là Amazon.com.

Online shopping from the earth's biggest selection of books, magazines, music, DVDs, videos, electronics, computers, software, apparel & accessories, shoes, jewelry, tools & hardware, housewares, furniture, sporting goods, beauty & personal care, broadband & dsl, gourmet food & just about anything else.
Ở Hoa Kỳ, quý vị đã quen với công ty Amazon.com online, đây là một loại shopping mới mà không cần đến shopping mall. Quý vị chỉ cần gỏ mấy ngón tay vào computer để chọn bất cứ món hàng nào mình thích và ngày hôm sau món hàng đó sẽ được giao tận cửa nhà của mình. Trong tương lai, Amazon còn dùng Drone để giao hàng cho khách trong vòng 30 phút nếu quý vị ở không xa nhà kho của Amazon. Đây có lẽ là lối shopping trong tương lai vì con người sẽ bận rộn hơn do công ăn việc làm và gia đình. Amazon đã làm cho rất nhiều công ty lớn ở Mỹ xiểng niểng như Walmart, Macy, Nordstrom và ngay cả Costco cũng ảnh hưởng không kém. Alibaba cũng giống như Amazon của Mỹ vậy, nhưng chất lượng còn kém xa (what do you expect!).

Online shopping from the earth's biggest selection of books, magazines, music, DVDs, videos, electronics, computers, software, apparel & accessories, shoes, jewelry, tools & hardware, housewares, furniture, sporting goods, beauty & personal care, broadband & dsl, gourmet food & just about anything else.
Mặc dù Gross income của Amazone năm 2016 lên đến 47 tỷ USD, nhưng chỉ lời có 2.37 tỷ USD. Đối với Amazon, shopping online chỉ là một lối quảng cáo cho công ty chớ không phải là nguồn lợi tức duy nhất bởi vì lợi tức chính và đứng đầu của Amazon vẫn là bán Data cho các công ty lớn nhỏ trên khắp nước Mỹ và cho toàn thế giới. Amazon phải cạnh tranh (neck to neck) với Google và Microsoft về phương diện này. Đó là lý do tại sao hiện nay nhu cầu kỷ sư về điện toán (Software Engineer) rất cao và họ trả lương khá hậu hỉnh ngay cả cho những kỷ sư mới ra trường. Amazon đặt bản doanh tại thành phố Seattle, Washington cho nên ngày nay Seattle chính là một Silicon Valley thứ hai của Mỹ. Ở Seattle, ngoài Amazon, còn có Microsoft và Boeing cho nên nhu cầu về kỷ sư điện toán rất cao.
2)Whole Foods 365 Organic Products: Ở Hoa Kỳ năm 2010 xuất hiện một loạt  siêu thị rất mắc tiền chuyên bán những sản phẩm Organic có nghĩa là những đồ ăn từ rau cải cho đến thịt đều không có thuốc sát trùng , không có thuốc kích thích sinh trưởng, không có thuốc trụ sinh…Trong siêu thị Wholefoods, khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm từ 365 hảng khác nhau, đặc biệt đều nhập cảng từ Trung quốc. Tại cửa hàng này bảo đảm rằng sản phẩm không nhất thiết phải sản xuất tại Hoa Kỳ mới có chất lượng Organic (Really?).  Nên nhớ ở Trung quốc không có luật lệ hay inspectors để khám xét loại nào vi phạm hay không? Good luck các ông bà nhà giàu! Ngoài ra, hầu hết trong các siêu thị Á Châu trên khắp nước Mỹ, thực phẩm của Trung quốc tràng ngập với những sản phẩm từ đồ đông lạnh, lạp xưởng, đồ hộp, mì gói, bánh kẹo, bột nêm…đặc biệt, để dánh lừa giới tiêu thụ, các sản phảm từ Trung quốc thay vì để nhãn hiệu “Product of China” thì họ viết tắc “PROC’ nghĩa là People’s Republic of China.
3)Motts and Tree Top Apple Juice: Tiểu bang Washington là nơi sản xuất hàng đầu về apple của Hoa Kỳ, nhưng apple được bán dưới dạng trái cây ăn. Trong khi đó, ở Trung quốc thì apple sản xuất dưới dạng xay nước và họ đem bán ngược lại cho thị trường ở Hoa Kỳ. Do đó khi thấy hai nhãn hiệu trên thì nó là sản phẩm của Trung quốc. (FDA cảnh báo số lượng Arsenic chứa trong apple juice từ Trung quốc rất cao.)
4)High-end medical devices: Trung quốc sản xuất rất nhiều loại máy móc điện tử như X ray machines và các ghế cũng như dụng cụ cho các văn phòng nha sĩ, bác sĩ…
5)Trung quốc sản xuất phần lớn những furniture mà chúng ta thấy bày bán ở phần lớn các thương hiệu như Macy, J.C Penny…
6)Năm 2017, các hảng xe như Volvo của Thụy Điển (Sweden) bắt đầu chuyển trên 1000 chiếc xe VolVo đời S60 sản xuất tại Trung quốc sang Hoa Kỳ. Theo sau đó, các hảng của Mỹ như GM, Buick và Cadillac lần lượt bán xe sản xuất từ Trung quốc bắt đầu từ tháng 7 năm nay bất chấp sự chống đối của các lãnh tụ thuộc Liên Đoàn Công Nhân Xe Hơi (United Auto Workers). https://www.forbes.com/sites/ jimgorzelany/2015/01/15/first- china-built-car-headed-to-the- u-s-this-year/#6
Ironically, this is a model Volvo is heralding as being “tailored to meet the discerning requirements of U.S. consumers.” It’s particularly ...
GM says it will start to sell the Buick Envision, built in China, in the U.S. market next year, prompting criticism from the union.
7)Ngày 22 tháng 2 năm 2017 hảng Boeing đã ký hợp đổng với ba công ty của Trung quốc để sản xuất những thành phần và thiết kế toàn bộ bên trong và sơn bên ngoài cho những chiếc máy bay rất thông dụng của Boeing là 737. Đây là kết quả sau chuyến công du của Chủ Tịch Tập Cận Bình đến Seattle vừa rồi. Tuy nhiên trong quá khứ, Boeing đã mua các phần của máy bay 737 từ công ty Xian Aircraft vì giá rẽ hơn các công ty của Mỹ.
Dựa theo ước tính của hảng Boeing, Trung quốc ngày nay với nền kinh tế phát triển mạnh cho nên trong tương lai họ sẽ mua hoặc thuê lại rất nhiều máy bay đủ hạng mà đặc biệt nhất là Boeing 737. Nếu hảng Boeing không làm như thế thì Trung quốc lại chuyển sang mua máy bay của hảng Airbus bên Âu Châu. Boeing dự tính trong 20 năm tới, họ sẽ bán cho Trung quốc khoảng 6300 máy bay đủ loại (737, 757, 777, 787 và 747) mà trong đó có trên 4800 thuộc về máy bay thông dụng nhất như Boeing 737.
Forbes Welcome page -- Forbes is a global media company, focusing on business, investing, technology, entrepreneurship, leadership, and lifestyle.
Mới đây nhất, ngày 2 tháng 3 năm 2017, hảng Boeing vừa ra thông báo sẽ layoffs 1500 thợ cơ khí và trên 300 kỷ sư nằm trong địa phận Seattle. Lý do là số lượng bán máy bay đã sút giảm cho năm vừa rồi mà trong đó máy bay dân sự chiếm khoảng 69% tổng số thu nhập của hảng Boeing. 31% số thu nhập còn lại của hảng Boeing là những sản phẩm bán cho quốc phòng mà nổi tiếng nhất là F18 Super Hornets. Hiện nay hải, không quân và thủy quân lục chiến Hoa kỳ đang chuẩn bị thay thế F18 và hàng loạt chiến đấu cơ cũ khác bằng máy bay tàng hình F35 do hảng Lockheed Martin sản xuất. Nhưng chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới ngày nay là F22 Raptor (stealth fighter) cũng do hảng Lockheed Martin chế tạo. Đây là chiến đấu cơ thuộc thế hệ thứ năm có khả năng tàng hình và được trang bị với những kỷ thuật hiện đại nhất làm cho địch thủ không thấy và không biết. Ngay cả Mig 35 hay Sukhoi 30M2 mới nhất của Nga cũng chưa chắc là đối thủ của F22. Chiếc F22 là chiến đấu cơ mắc nhất thế giới với giá chiếc đầu tiên là 339 triệu USD và sau đó mỗi chiếc là 150 triệu USD. Đây là sự tranh đua có thể nói như là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử cạnh tranh để chế tạo chiến đấu cơ thế hệ thứ năm tàng hình giữa hai công ty lớn nhất của Mỹ là Northrop và Lockheed Martin để thay thế những chiến đấu cơ thuộc thế hệ thứ tư là F15, F16 và F18. Hảng Northrop chế ra chiếc F23 Black Widow trong khi đó Lockheed Martin sản xuất chiếc F22 Raptor. Sau khi bay trắc nghiệm, Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ Donald Rice quyết định chọn chiếc F22 Rapter cho không quân Hoa Kỳ. Đây có lẽ là ngày đau buốn nhất cho hàng ngàn kỷ sư, designers và thợ cơ khí của hảng Northrop đã làm việc ngày đêm trong bao nhiêu năm để sáng tạo ra chiếc F23. Chính ông Thomas Jones, tổng giám đốc Northrop nói rằng: “Cho tới ngày nay, ông vẫn tin rằng Bộ quốc phòng quyết định sai lầm khi chọn F22 thay vì F23 bởi vì F23 có rất nhiều điểm xuất sắc hơn F22”.” Người cùng phát minh ra F23 cho hảng Northrop là Tiến sĩ Yu-Ping Liu (Chief Scientist), một người Mỹ gốc Á Châu. Chính ông đã rơi nước mắt khi chiếc F23 không được chọn. Dr. Liu trong quá khứ đã từng cộng tác để chế tạo những loại chiến đấu cơ như B-2 hay F18…và ông là người rất nổi tiếng trong giới khoa học về không gian. Vì lý do cơ mật, chiếc F23 duy nhất ngày nay được tháo bỏ những phần kỷ thuật tinh vi bên trong và bỏ nó ngoài sa mạc.
Unfortunately, this page does not exist. Please check your URL.
8)Nhưng có lẽ một điều làm cho mọi người ngạc nhiên nhất là những bộ phận của các máy bay thuộc về Không và Hải quân Hoa Kỳ như F-35, B-1 Bombers và F-16 Fighters…được sản xuất tại Trung quốc. Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ rất lo ngại về sự trộm cắp những bí mật về những máy bay cấp cao, tàng hình, nhưng hảng Lockheed Martin là hảng chính sản xuất F-35 đã cho phép hai hảng thầu Northrop Grumman và Honeywell International được mua lại những bộ phận thuộc về hệ thống radar, hệ thống bánh xe lên xuống và nhiều bộ phận khác từ các hảng chế tạo tại Trung quốc. Điều này đã khiến cho Quốc hội bắt đầu điều tra vì sự an ninh bí mật quốc phòng của Hoa kỳ.
9)And much much more…
Trong khi tranh cử, TT Trump hứa sẽ trả đủa Trung quốc về thuế mậu dịch bất công mà Trung quốc đã áp đặt lên Hoa kỳ bao nhiêu năm và hứa sẽ đem việc làm từ Trung quốc về Mỹ. Ban đầu TT Trump tuyên bố sẽ trừng phạt Trung quốc bằng cách tăng 45% thuế nhập cảng vào Hoa Kỳ, rồi sau đó lại giảm từ 45% xuống còn 20%. Nhưng cho tới hôm nay, trên một tháng sau ngày nhậm chức vẫn chưa thấy chính phủ TT Trump động tỉnh gì về vấn đề này. All talk but no action yet.
Ngày xưa có Cộng sản là do bởi thực dân, phong kiến, nhưng ngày nay Cộng sản (Tàu hay Việt Nam) chính là siêu thực dân, siêu phong kiến. Chính Jenny Marx, vợ của Karl Marx (Tổ sư thuyết Cộng sản) cũng thốt lên rằng:”Tôi ước rằng Karl dành nhiều thời gian hơn để kiếm tiền, hơn là chỉ có viết về nó” tức là lý thuyết của Karl Marx toàn là cho ăn bánh vẽ nên chính bà Jenny không no được. Từ bài học đó,  bất cứ ai lên cầm quyền của chế độ Cộng sản Việt Nam hay Trung quốc cũng đều vơ vét cho đầy túi bất chấp người dân đang sống dở, chết dở tạo nên một thể chế thối nát từ trên xuống dưới.
In 36 years, only two presidents will have skipped the White House Correspondents Dinner. Why…?
Reagan: Recovering from a gunshot wound.
Trump: Nursing a bruised ego.
Cám ơn quý vị đã theo dõi.

Linda Nguyễn



Tin khác
Tiêu điểm







Chuyên đề





Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire