caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

lundi 20 avril 2020

Đất chung quanh nhà máy điện hạt nhân Tchernobyl bị cháy có ai hay không?

Một đám cháy, không như những đám cháy bình thường, nhưng hình như nó không được báo chí nào đăng tải vì trên toàn thế giới chỉ quan tâm bệnh đại dịch mà quên nạn nhiễm phóng xạ cũng giết người một cách không âm thầm.
Mời quý anh chị nào quan tâm đến sức khỏe của mình có thể đọc tin tức này để thấy những hậu hoạ trong tương lai. Nhấn vào đường dẫn dưới đây, quý anh chị có thể nhìn thấy bản đồ về những luồng gió được loan tỏa ra sao đến các nước láng giềng.
Kính chúc quý anh chị một ngày bình yên.
Caroline Thanh Hương

Cháy lớn gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyn ở Ukraine

VOV.VN - Các đám cháy tại khu vực cấm xung quanh nơi từng là nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Hàm lượng phóng xạ tại khu vực này đang tăng cao.
Lực lượng cứu hỏa Ukraine hôm qua tiếp tục phải “căng mình” đối phó với các đám cháy tại khu vực cấm xung quanh nơi từng là nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, trong khi Bộ Tình trạng khẩn cấp nước này khẳng định hàng chục héc-ta rừng đã bị cháy.
chay lon gan nha may dien hat nhan chernobyn o ukraine hinh 1
Một khu vực gần đám cháy có mức phóng xạ 0,34 μSv, vẫn cao hơn mức cho phép. Ảnh: Time
Các đám cháy xảy ra gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, đã phát nổ hồi tháng 4/1986 và gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới. Sau vụ nổ, người dân đã được sơ tán và tái định cư tới những nơi ở mới cách vùng cấm 30 km.
Các đám cháy bùng phát hôm 3/4 ở phía Tây vùng cấm và nhanh chóng lan sang các khu rừng lân cận. Điều đáng lo ngại là hàm lượng phóng xạ đo được tại khu vực cấm đã tăng lên gấp hơn 10 lần so với mức bình thường.
Hàm lượng phóng xạ tăng mạnh tại một số khu vực đã gây khó khăn cho công tác cứu hỏa, nhưng chính quyền địa phương trấn an cộng đồng dân cư sống gần đó không đối mặt với nguy hiểm nào từ vụ cháy rừng. Bộ khẩn cấp Ukraine đã huy động hàng trăm lính cứu hỏa tới khu vực./.

Incendies à Tchernobyl en Avril 2020 : Modélisation de la dispersion du panache en Europe

Nucléaire

Tchernobyl : les incendies "sous contrôle", mais les fumées circulent en Europe

 

Thảm họa Chernobyl – Wikipedia tiếng Việt

Depuis dix jours, la forêt qui entoure la centrale nucléaire de Tchernobyl brûle. 20.000 hectares ont été réduits en cendre et des éléments radioactifs remis en suspension dans l'air. Mais l'impact sanitaire serait négligeable selon l'Institut de radioprotection et de sûreté nucléaire (IRSN).
Incendie à Tchernobyl
Les incendies qui ont succédé à une intense sécheresse en Ukraine ont réduit en cendres 20.000 hectares autour de la centrale nucléaire de Tchernobyl, l'approchant à 1 km.
AFP
Depuis le 4 avril, des incendies ont réduit en cendre 20.000 hectares de forêts autour de la centrale nucléaire de Tchernobyl, en Ukraine, un territoire hautement contaminé par la catastrophe de 1986, l'une des pires qu'ait connues l'Europe. Le feu n'était plus, à partir du 8 avril, qu'à 1 kilomètre seulement de la centrale. Depuis dix jours, près de 400 pompiers équipés d'avions et d'hélicoptères bombardiers d'eau, tentent de le maitriser. "Les autorités ukrainiennes affirment aujourd'hui qu'elles ont repris la situation en main, indique Marc Gleizes, adjoint au directeur de l'environnement de l'IRSN (Institut de radioprotection et de sûreté nucléaire). Il n'y aurait plus de feux ouverts, mais il subsiste des foyers isolés et des feux couvants. Ces feux sont la conséquence d'une longue sécheresse et de vents forts". Par chance, la pluie s'est alliée aux pompiers ce mardi 14 avril. Les images satellitaires analysées par l'IRSN ne montraient plus de foyers d'incendie le lendemain. "De plus, le périmètre autour du sarcophage qui sécurise la centrale est bien élagué, souligne Marc Gleizes. Les déchets radioactifs sont enfouis sous des coulées de terre, de sable et d'importants volumes d'eau. Il n'y a pas de risque de ce côté-là."

Des incendies susceptibles de remettre du césium 137 en suspension dans l’air

De nombreuses ONG, dont Greenpeace, s'inquiètent néanmoins, car ces incendies sont susceptibles de remettre du césium 137 en suspension dans l'air. De fait des taux plus élevés que la normale de cet élément radioactif ont été mesurés à Kiev, à une centaine de kilomètres au sud. "Les activités volumiques les plus élevées en césium 137 dans l'air ont été enregistrées pour la période du 9 au 11 avril 2020 avec une mesure à 470 micro becquerel par mètre cube", indique l'IRSN dans un communiqué publié ce 15 avril, qui signale également un pic à 1200 micro becquerel par mètre cube d'air dans la nuit du 4 au 5 avril. Le becquerel est l'unité d'activité d'un élément radioactif. Par comparaison, la concentration en radon –le gaz qui émane des sols granitiques– est en moyenne de 90 becquerels par mètre cube d'air dans nos habitations. "On parle ici de quantités infinitésimales, de l'ordre du millionième de becquerel par mètre cube d'air, souligne Marc Gleize. Pendant une journée, un habitant de Kiev inhale 10-10 sivert, alors que la dose acceptable est de 10-3 sivert, (l'unité utilisée pour donner une évaluation de l'impact biologique des rayonnements ionisants sur l'homme, NDLR), soit une différence de sept ordres de grandeur".
Modélisation de la dispersion du panache de l'élément radioactif Césium-137 en Europe. © IRSN

Des fumées "sans conséquence sanitaire"

Si les données indiquent clairement que les fumées de l'incendie, qui se sont d'abord dirigées vers la Biélorussie puis vers l'est de la Roumanie et de la Bulgarie, sont radioactives, elles sont "sans conséquence sanitaire" selon l'IRSN et les autorités ukrainiennes. Dans un périmètre de 30 km autour de la centrale – la zone dite "d'exclusion" - les détecteurs ont enregistré en revanche une contamination beaucoup plus importante de l'air. Selon les modélisations de l'IRSN, la radioactivité émise entre le 3 et le 13 avril y était de quelque 200 giga-bequerels (1GBq = 1 000 000 000 becquerels). "Cela pose le problème du lessivage des cendres radioactives par la pluie actuelle qui vont se déposer sur les potagers alentour, souligne Marc Gleizes. Cela pourrait avoir des conséquences non négligeables."
Les données de Météo-France et les simulations de l'IRSN ont montré que les rejets des incendies sont arrivés dans le sud-est de la France dès le 7 avril au soir. Mais les prélèvements des aérosols effectués sur tout le territoire par les capteurs de l'IRSN sont toujours en cours d'analyse et ne seront disponibles qu'en fin de semaine prochaine. Mais selon l'institut français, l'inhalation de cet air faiblement radioactif devrait avoir un impact insignifiant sur la santé.
1 réaction

Ukraine đã dập tắt đám cháy rừng gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl

Ngày 14/4, giới chức Ukraine thông báo lực lượng cứu hỏa đã dập tắt được ngọn lửa thiêu trụi các khu rừng xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl trong nhiều ngày qua.
Trong một tuyên bố, Bộ Nội vụ Ukraine cho biết hàng trăm nhân viên cứu hỏa đã sử dụng máy bay và trực thăng để dập tắt ngọn lửa. Hiện không còn ngọn lửa nào bùng phát, tuy nhiên vẫn còn sót lại tàn tro cháy âm ỉ dưới mặt đất.
Ngọn lửa bùng phát từ ngày 3/4 ở phần phía Tây của khu vực cấm gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vốn đã ngừng hoạt động từ lâu, và lan sang các khu rừng gần đó bất chấp những nỗ lực của lực lượng cứu hỏa.
Truyền hình địa phương phát đi những hình ảnh ngọn lửa đã thiêu hủy nhiều khu nghĩa trang, cánh rừng, khu vực đầm lầy và ít nhất 12 ngôi làng.
Ngày 12/4, ngọn lửa đã tiến sát hơn tới nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Một đoạn video được đăng tải trên Internet cho thấy nhiều loài động vật, gia súc bỏ chạy qua những cánh đồng; trực thăng cứu hỏa trút hàng tấn nước xuống khu vực mà lửa đang bao phủ...
Các nhà hoạt động môi trường ngày 13/4 cảnh báo rằng đám cháy gần nơi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới hồi năm 1986 có nguy cơ bức xạ.
Tuy nhiên, nhà chức trách Ukraine ngày 14/4 khẳng định dù có ghi nhận sự gia tăng đột biến trong ngắn hạn đồng vị phóng xạ Caesium-137 tại khu vực Kiev ở phía Nam của nhà máy, nồng độ phóng xạ vẫn ở trong mức bình thường và không cần triển khai các biện pháp bảo vệ.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã cam kết sẽ làm minh bạch vụ việc và triệu tập cuộc họp với người đứng đầu cơ quan khẩn cấp vào cuối ngày 14/4.
Cảnh sát cho biết họ đã xác định được một người dân địa phương, 27 tuổi, bị tình nghi cố tình gây ra vụ cháy trên.
Sự cố hồi tháng 4/1986 tại nhà máy điện hạt nhân này, trong đó lò phản ứng thứ tư của nhà máy phát nổ, đã khiến một vùng rộng lớn của châu Âu ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng triệu người ở Ukraine, Belarus, Nga, các nước vùng Baltic và một số quốc gia khác. Đây được xem là sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.
Sau vụ việc này, người dân không được phép sinh sống trong phạm vi 30km xung quanh nhà máy điện này. Ba lò phản ứng còn lại tại Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện cho đến khi nhà máy này chính thức ngừng hoạt động vào năm 2000./.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire