caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 22 septembre 2012

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế - Kỳ 6:

Thiên Sứ
20-05-2006, 04:24 PM
Thứ Năm, 11/05/2006, 01:20 (GMT+7)
Lời thú tội của một sát thủ kinh tế - Kỳ 6:
Bóc lột Colombia và Ecuador
- Sau hai “chiến tích” Colombia và Ecuador, “gã nô lệ” Perkins quyết định nghỉ việc. Thân phận sát thủ ngày càng dằn vặt trong ông.
(http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=136920&ChannelID=20)
Đỉnh vòm của Mỹ Latin
Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đã từng đánh giá rất cao vai trò của đất nước Colombia. Có lần chỉ tay vào một tấm bản đồ, ông Roosevelt mô tả Colombia là “tảng đá đỉnh của mái vòm Nam Mỹ”. Thật vậy, Colombia nằm ở phía trên của lục địa Nam Mỹ, dường như liên kết toàn bộ lục địa lại với nhau.
Trong gần hai thế kỷ, nước Mỹ xem Colombia là cửa ngõ vào nam bán cầu về kinh tế lẫn chính trị. Colombia cung cấp cho Mỹ nhiều mặt hàng như cà phê, chuối, hàng dệt, ngọc, hoa, dầu, cocaine, và ngược lại nước này cũng mua nhiều hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.
Một trong những dịch vụ quan trọng nhất mà Mỹ bán cho Colombia cuối thế kỷ 20 là kinh nghiệm xây dựng và thiết kế. Giống như nhiều nước tôi từng đến làm việc, tôi dễ dàng chứng minh được là đất nước này có thể vay thêm nhiều khoản nợ và thanh toán chúng bằng tiền lời từ các dự án xây dựng và bằng nguồn tài nguyên nhiên nhiên của mình. Vì thế việc đầu tư ào ạt vào hệ thống truyền tải điện, xa lộ, viễn thông sẽ giúp Colombia khai phá nguồn dự trữ dầu khí khổng lồ của mình cùng với những phần lãnh thổ Amazon.
Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết. Thực tế nhiệm vụ của chúng tôi cũng như ở những nước kia là khuất phục Colombia để mở rộng đế quốc ra toàn cầu. Vào đầu những năm 1970, công việc của tôi tại đây, cũng như nhiều nơi khác, vẫn là chứng minh được sự cần thiết của những khoản vay khổng lồ. Bất hạnh thay, Colombia không có Torrijos và tôi không có chọn lựa nào khác là phải cung cấp những dự báo tiềm năng và kinh tế bị thổi phồng.

Với tôi, Roldos gieo ấn tượng là người đi theo con đường được Torrijos soi sáng. Cả hai đang trực diện với siêu cường mạnh nhất thế giới. Torrijos muốn lấy lại kênh đào, trong khi quan điểm dân tộc mạnh mẽ của Roldos đe dọa các công ty thế lực nhất thế giới. Họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc nhưng không chống Mỹ. Nếu tập đoàn trị được xây trên ba cực - các tập đoàn lớn, các ngân hàng quốc tế và các chính phủ thông đồng - thì Roldos và Torrijos đã loại được cực cấu kết của chính phủ.
</TD></TR></TBODY></TABLE>Chiến đấu với người khổng lồ dầu mỏ
Công việc ở Colombia và Panama cho tôi cơ hội giữ mối liên hệ và thường xuyên lui tới Ecuador, đất nước quê nhà đầu tiên của tôi ngoài nước Mỹ. Đất nước này chịu nhiều thao túng từ các nhà độc tài và đầu sỏ tài chính cánh hữu nhờ các lợi ích chính trị và thương mại của Mỹ.
Làn sóng khai thác nguồn dầu thô ở vùng lòng chảo Amazon bắt đầu từ cuối thập niên 1960. Điều này kích thích các gia đình cai trị Ecuador mạnh tay mua sắm và khiến đất nước lâm vào cảnh mắc nợ các ngân hàng quốc tế. Đường sá, khu công nghiệp, đập thủy điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện và các dự án năng lượng khác mọc lên như nấm khắp đất nước. Một lần nữa, các tập đoàn xây dựng và thiết kế nước ngoài lại ăn nên làm ra.
Vào lúc đó, có một người mà ngôi sao chiếu mệnh của ông trên bầu trời của đất nước này là một biệt lệ đối với sự thao túng của các chính khách tham nhũng và sự thông đồng của tập đoàn trị. Jaime Roldos là một giáo sư đại học, một luật sư ở tuổi 30 mà tôi đã nhiều lần gặp.
Ông nổi tiếng là một nhà dân túy và một người theo chủ nghĩa quốc gia tin tưởng mạnh mẽ vào quyền lợi của người nghèo và vào trách nhiệm của các chính trị gia sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước một cách khôn khéo. Khi ra tranh cử tổng thống năm 1978, ông nhận được sự quan tâm lớn của nhân dân mình và cả người dân những nước chịu sự thao túng của các công ty khai thác dầu khí nước ngoài.
Một lần nọ, ông Roldos cáo buộc Viện Ngôn ngữ học mùa hè (SIL) - một hội truyền giáo Phúc âm đến từ Mỹ chuyên nghiên cứu ngôn ngữ bản địa - thông đồng với các công ty dầu mỏ. Nhiều người nói rằng mỗi khi các nhà địa chất học cho biết một khu vực hẻo lánh nào đó có dấu hiệu sở hữu nguồn dầu dưới lòng đất là các thành viên SIL tìm đến và thuyết phục người dân bỏ đi nơi khác để được cấp thức ăn, áo quần miễn phí. Điều kiện đặt ra là những người dân làng phải chuyển nhượng đất đai của họ cho các công ty khai thác dầu.

Trong suốt mười năm, tôi đã trở thành kẻ hậu sinh của những người buôn nô lệ thời trước từng ào ạt tiến vào rừng rậm châu Phi rồi lôi hàng nghìn đàn ông đàn bà ra những chiếc tàu đang đợi sẵn. Cách làm của tôi phần nào hiện đại hơn, tinh vi hơn. Tôi chưa bao giờ phải chứng kiến những xác người chết, phải ngửi mùi thịt rữa, hay phải nghe những tiếng gào thét giận dữ. Nhưng những gì tôi làm đều muôn phần xấu xa tàn ác. Và bởi vì tôi có thể trốn thoát khỏi những tội ác đó; có thể chẳng can dự gì vào những con người, những xác chết, những súc thịt, những tiếng kêu thét ấy; nên cuối cùng, tôi trở thành kẻ mắc tội tày đình hơn gấp trăm lần.
</TD></TR></TBODY></TABLE>Nhờ vào chính sách Hydrocarbon (khai thác nguồn dầu khí theo hướng có lợi cho quốc gia), ông Roldos đắc cử tổng thống thông qua một cuộc bầu cử dân chủ. Trong bài diễn văn nhậm chức ngày 10-8-1979, ông phát biểu: “Chúng ta phải có những giải pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước. Nhà nước (phải) duy trì sự đa dạng của xuất khẩu và không được đánh mất sự độc lập về kinh tế... Các quyết sách của chúng tôi bắt nguồn chủ yếu vào lợi ích quốc gia và dựa vào việc bảo vệ quyền tự chủ của chúng ta”. Sau khi nhận nhiệm sở, ông Roldos tập trung chú ý vào Hãng Texaco - tay chơi chính trong canh bạc dầu mỏ. Mối quan hệ giữa tập đoàn này với chính phủ Rodlos hết sức lỏng lẻo.
Người khổng lồ dầu hỏa không tin tân tổng thống và không muốn tham gia bất kỳ chính sách nào có thể tạo ra tiền lệ. Ông Jose Carvajal, cố vấn của Tổng thống Roldos, đã đưa ra lập trường của Chính phủ Ecuador: “Chúng tôi tin rằng mối quan hệ với các công ty nước ngoài phải công bằng; chúng tôi phải cứng rắn trong cuộc tranh đấu; chúng tôi phải sẵn sàng đối mặt với mọi sức ép, nhưng chúng tôi không được để lộ mặc cảm tự ti khi thương lượng với những người nước ngoài”.
Bỏ việc
Đón năm mới 1980, bước qua tuổi 35, tôi đã đưa ra một quyết tâm rằng trong năm mới này, cuộc đời tôi sẽ có sự thay đổi lớn, và trong tương lai tôi sẽ học tập theo những anh hùng thời đại như Jaime Roldos và Tổng thống Omar Torrijos của Panama. Trước đó, một điều chấn động đã xảy ra: ông Bruno, chủ tịch thành công nhất của MAIN, đã bị Mac Hall sa thải bất ngờ.
Cuối tháng 3-1980, tôi đi nghỉ phép ở quần đảo Virgin. Tại đây, tôi nghiền ngẫm về công việc chuyên đi bóc lột các nước của mình. Tôi đối mặt với sự thật khủng khiếp là mình đã trở thành một kẻ buôn nô lệ, rằng công việc của tôi tại MAIN không chỉ là dùng các khoản nợ để lôi kéo những nước nghèo vào vòng kìm kẹp của đế quốc toàn cầu. Công việc của tôi còn ảnh hưởng đến nhiều người khác và gia đình của họ, những người đã chết để xây nên bức tường mà tôi ngồi lên, những người mà tôi đã bóc lột.
Tôi nhắm mắt lại để xua đuổi mọi thứ. Tôi biết mình phải làm gì. Tôi biết nếu trở lại cuộc sống cũ và làm việc cho MAIN, tôi sẽ đánh mất mình mãi mãi. Tôi biết mình đã trở thành một gã nô lệ. Hai ngày sau, tôi trở về Boston. Ngày 1-4-1980, tôi đến văn phòng và từ chức.
Lúc “sát thủ” Perkins rời chức cũng là lúc những ăn năn giày vò trong ông. Không còn là “nô lệ” của MAIN nhưng hậu quả của sự “chiếm hữu” vẫn còn.
Hai nhà lãnh đạo Jaime Roldos và Omar Torrijos “bất ngờ” chết trong hai vụ nổ máy bay. Đêm xuống, Perkins nhìn trân trối vào ảnh của họ, rã rời.
JOHN PERKINS
(SƠN NGUYỄN lược dịch)
Thiên Sứ

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire