caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 22 septembre 2012

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (Kỳ 5, 6 và 7)

oooo ooooo oooo  

 Đọc lại bài trước

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế - Kỳ 4.



Sat Thu Kinh Te (5)

viphan tran


Sat Thu Kinh Te (7-HET)

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (kỳ cuối)
Cái chết của hai tổng thống

Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (trái) bắt tay Tổng thống Panama Omar Torrijos tại lễ ký kết hiệp ước kênh đào Panama - Ảnh tư liệu
TT - Không chấp nhận trở thành "nô lệ" của MAIN, Perkins xin từ chức vào ngày 1-4-1980. Hai vụ "tai nạn" máy bay xảy ra giết chết hai vị tổng thống mà ông từng xem là hình mẫu cho thế hệ lãnh đạo mới không phụ thuộc vào Mỹ. Nhà Trắng đổi chủ
Dù không còn trực tiếp liên hệ với châu Mỹ Latin nữa nhưng tôi vẫn tiếp tục theo dõi các sự kiện diễn ra ở đấy. Lúc bấy giờ, Ecuador đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới trong lĩnh vực chính trị dầu mỏ quốc tế. Tổng thống Jaime Roldos đã nghiêm túc thực hiện những cam kết mà ông đưa ra trong đợt vận động tranh cử và đang tiến hành một cuộc tấn công tổng lực lên các công ty dầu mỏ.
Tháng 11-1980, Jimmy Carter để vuột chức tổng thống Mỹ về tay Ronald Reagan. Hiệp ước kênh đào Panama (ký ngày 7-9-1977, trao trả quyền kiểm soát kênh đào Panama cho người dân Panama) mà Carter đã đàm phán với Tổng thống Panama Omar Torrijos, tình hình Iran - đặc biệt là vụ bắt cóc con tin tại đại sứ quán Mỹ và thất bại trong việc giải cứu con tin - là những nguyên nhân chính.
Một tổng thống có mục tiêu lớn nhất trong đời là hòa bình thế giới, người đã làm hết sức để cắt giảm sự lệ thuộc của Mỹ vào dầu mỏ đã bị thay thế bởi một người tin rằng chỗ đứng duy nhất của Mỹ là trên đỉnh kim tự tháp thế giới được dựng nên bằng sức mạnh quân sự, và việc kiểm soát các mỏ dầu bất cứ nơi nào chúng tồn tại là một phần trách nhiệm của Mỹ.
Reagan ủng hộ một nước Mỹ kiểm soát cả thế giới và những nguồn tài nguyên của nó, một thế giới phục tùng mệnh lệnh của Mỹ, một quân đội Mỹ thực thi những nguyên tắc do người Mỹ viết ra và một hệ thống thương mại và ngân hàng quốc tế xem Mỹ như vị giám đốc điều hành.
Chuyến bay định mệnh
Đầu năm 1981, chính quyền Roldos chính thức đệ trình dự luật về khí thải hydrocarbon lên Quốc hội Ecuador. Nếu được thực thi, nó sẽ cải tổ mối quan hệ của nước này với các công ty dầu mỏ. Xét theo nhiều tiêu chuẩn, luật này thật sự là một cuộc cách mạng. Ảnh hưởng của nó sẽ vượt ra khỏi Ecuador đến nhiều quốc gia châu Mỹ Latin và toàn thế giới.
Chỉ vài tuần sau khi đệ trình dự luật lên Quốc hội, Roldos đã cảnh cáo tất cả các công ty nước ngoài, kể cả công ty dầu mỏ, rằng nếu họ không thực thi những kế hoạch giúp ích cho người dân Ecuador, họ sẽ bị buộc rời khỏi đây. Sau khi đọc bài phát biểu tại sân vận động Atahualpa Olympic ở thủ đô Quito, Roldos lên máy bay đến một cộng đồng dân cư nhỏ ở miền nam Ecuador. Ông đã qua đời trong chuyến bay định mệnh ấy. Hôm đó là ngày 24-5-1981.
Cả thế giới bị sốc. Người Mỹ Latin giận dữ. Báo chí khắp nơi sục sôi với tiêu đề "Vụ ám sát của CIA!". Ngoài bằng chứng hiển nhiên là Washington và các công ty dầu mỏ rất căm thù Roldos, còn có nhiều sự kiện khác cho thấy cáo buộc trên là có cơ sở. Các nhân chứng nói rằng Roldos biết trước sẽ nguy hiểm đến tính mạng nên đã cẩn thận điều đến hai chiếc máy bay. Người ta kể lại vào phút chót, một cận vệ thuyết phục ông đi lên chiếc máy bay bị giăng bẫy. Nó đã nổ tung sau đó.
Osvaldo Hurtado lên ngôi tổng thống Ecuador. Đến cuối năm, ông ta tiến hành một chương trình đầy tham vọng để giúp Texaco và các công ty nước ngoài khác tăng cường hoạt động khoan dầu ở vịnh Guayaquil và lưu vực sông Amazon.

John Perkins giảng bài tại Đại học Saint Peter's ngày 27-2-2006 - Ảnh tư liệu

Sau khi "rửa tay gác kiếm" vào năm 1981, John Perkins sáng lập và trở thành giám đốc điều hành của Hệ thống điện độc lập (IPS), một công ty tiên phong trong lĩnh vực công nghệ năng lượng thay thế.
Năm 1990, ông bán IPS rồi thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên gọi Liên minh biến đổi ước mơ (thường gọi là Dream Change), hợp tác mật thiết với cư dân vùng Amazon giúp họ bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa.
Hiện nay công việc chính của John là viết văn và giảng dạy sinh viên các trường đại học ở Mỹ với chủ đề tư duy về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông đang sống với vợ và con gái ở bang Florida.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, John nói rằng: "Người Mỹ đã bội ước những qui tắc với thế giới về quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Và chúng ta đang tiếp tục bội ước...
Sự thay đổi luôn nằm trong tầm tay và dành cho tất cả mọi người. Tôi biết mình phải thay đổi, để thế hệ con gái tôi có thể được hưởng những gì tốt nhất!".
Quả cầu lửa của Torrijos
Cái chết của Jaime Roldos làm tôi choáng váng. Không còn nghi ngờ gì nữa, tai nạn này có tất cả các dấu hiệu của một vụ ám sát do CIA đạo diễn. Nó được tiến hành hết sức trắng trợn để gửi đi một thông điệp.
Chính quyền Reagan muốn những người còn sống như Omar Torrijos và bất kỳ ai muốn tham gia cuộc thập tự chinh chống chế độ tập đoàn trị phải biết điều đó. Nhưng Torrijos không nhụt chí trước những đòi hỏi của chính quyền Reagan để tái đàm phán về hiệp ước kênh đào Panama.
Hai tháng sau cái chết của Roldos, cơn ác mộng của Torrijos trở thành sự thật. (Trước đó ông nói rằng thường nằm mộng thấy mình bị rơi xuống từ trên cao trong một quả cầu lửa khổng lồ). Ông chết trong một vụ rơi máy bay đêm 31-7-1981.
Cả thế giới và châu Mỹ Latin chao đảo. "Vụ ám sát của CIA!" một lần nữa trở thành tiêu đề nóng hổi trên các mặt báo. Họ yêu cầu Washington điều tra các hoạt động của CIA. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Theo tôi biết, Torrijos được xem là "món nợ" phải thanh toán của chính quyền Reagan cùng nhiều giám đốc điều hành của các tập đoàn sừng sỏ.
Trong danh sách kẻ thù của Torrijos còn có các tướng lĩnh quân sự - những người đặc biệt cáu tiết về các điều khoản trong Hiệp ước Torrijos - Carter, vì nó đã buộc họ đóng cửa Trường quân sự Mỹ và Trung tâm chiến tranh nhiệt đới của Bộ tư lệnh miền nam Mỹ.
Bây giờ thì Torrijos đã chết (ở tuổi 52) và được thay thế bởi Manuel Noriega - một tổng thống theo phái bảo thủ, người được dự đoán sẽ không chống lại nổi những Reagan, những Bush và những tập đoàn lớn của thế giới.
Một đêm nọ, tôi ngồi nhìn trân trối vào bức ảnh Torrijos đăng trên một quyển tạp chí và nhớ lại đêm đầu tiên của tôi tại Panama. Tối hôm ấy, chiếc taxi chở tôi đã dừng lại trước tấm apphich khổng lồ in ảnh của ông. "Lý tưởng của Omar là tự do; tên lửa được tạo ra không phải để giết chết một lý tưởng". Câu chú thích dưới bức ảnh ấy khiến tôi rùng mình.
Lúc đó tôi chưa biết được rằng Torrijos sẽ đàm phán với Carter để trả kênh đào Panama về đúng chủ. Tôi nào có hay chiến thắng của ông trong việc hòa giải khác biệt giữa các nhà xã hội Mỹ Latin với các nhà độc tài lại gây khó chịu cho chính quyền Reagan - Bush đến độ họ phải tìm cách thủ tiêu ông.
Nếu Torrijos còn sống, tôi đoan chắc ông sẽ trở thành hình mẫu lý tưởng cho thế hệ các nhà lãnh đạo mới ở châu Mỹ, châu Á và châu Phi - một hình mẫu mà CIA, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) và các sát thủ kinh tế không bao giờ chấp nhận.
JOHN PERKINS (THANH TRÚClược dịch)
Bản quyền tiếng Việt thuộc về NXB Văn Hóa Thông Tin, báo Tuổi Trẻ được phép đăng tải trích đoạn với sự đồng ý của NXB Văn Hóa Thông Tin. Bản dịch của cuốn Lời thú tội của một sát thủ kinh tế sẽ được NXB Văn Hóa Thông Tin xuất bản vào tháng 6-2006. Thiên Sứ giới thiệu


Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (Kỳ 5)
Gặp Omar Torrijos và Graham Greene

Tàu đi vào kênh đào Panama - Ảnh tư liệu

TT - Đến Panama làm việc với tư cách là chuyên gia kinh tế của MAIN "xúc tiến các kế hoạch phát triển Panama", thật sự "sát thủ" John Perkins được mật giao nhiệm vụ hấp dẫn nhà cầm quyền bằng những chỉ tiêu phát triển được thổi phồng, sao cho Panama chấp nhận những khoản đầu tư hàng tỉ USD của nước ngoài.

Trò chuyện với tướng Torrijos

Nhà văn Graham Greene. Ảnh tư liệu

Trong thời gian ở Panama, Perkins đã làm một việc mà các nhân viên MAIN bị nghiêm cấm: tiếp xúc với báo giới và công khai bày tỏ quan điểm của mình. Năm 1975, nhật báo Boston Globe đăng một bài báo lớn của Perkins nhan đề: "Không có chỗ cho chủ nghĩa thực dân ở Panama năm 1975". Bài báo kêu gọi Mỹ nên trả kênh đào về cho người Panama, khiến Perkins nhận nhiều đe dọa, kể cả từ một số đồng nghiệp.
Hai năm sau đó, một bài báo đình đám khác về Panama lại xuất hiện, lần này tác giả là nhà văn Graham Greene. "Đất nước với năm biên giới" của Greene chỉ trích nạn tham nhũng trong lực lượng Đội cận vệ quốc gia Panama, cho biết chính tướng Torrijos thú nhận đã trao nhiều đặc quyền, nhà cao cửa rộng cho thuộc cấp của mình, lý do là "nếu tôi không chi thì CIA sẽ chi". Bài báo ngầm hé lộ rằng tình báo Mỹ rắp tâm phá hoại thiện chí của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và nếu cần, họ sẵn sàng chi tiền cho các lãnh đạo quân sự Panama để phá hoại hiệp ước (trao trả kênh đào). Perkins đọc bài báo này tại một nhà hàng Panama, nơi ông tình cờ gặp Graham Greene. Perkins tìm cách làm quen với Greene.
Một buổi sáng năm 1972, tôi nhận được lời mời của Tổng thống Omar Torrijos. Tướng Torrijos ăn mặc giản dị, đặc trưng của người Panama: quần kaki, áo tay ngắn màu xanh nhạt với những hoa văn tinh tế... Ông hỏi tôi về những chuyến đi của tôi tới Indonesia, Guatemala và Iran.
Torrijos và Perkins thảo luận về việc nhà vua Ba Tư Mohammad Reza Pahlavi lên nắm quyền năm 1941, sau một âm mưu lật đổ cha ruột mình, về việc Pahlavi có quá nhiều kẻ thù và nguy cơ ông ta bị ám sát.
"Ông cho là ông ta có thể bị giết sao?", tôi hỏi. "Ông ta có những kẻ thù hùng mạnh". "Nhưng cũng có những vệ sĩ giỏi nhất thế giới". Torrijos mỉa mai nhìn tôi: "Cảnh sát mật của ông ta, SAVAK, khét tiếng sát nhân. Anh không thể kiếm bạn theo cách đó". Im lặng một hồi, ông dõi mắt ra cửa: "Cận vệ à? Tôi cũng có - ông phẩy tay về phía cửa - Ông nghĩ là họ sẽ cứu tôi nếu nước ông muốn tống khứ tôi sao?... Chúng tôi có kênh đào. Nó còn lớn hơn cả vấn đề Arbenz và United Fruit!".
Tôi đã nghiên cứu Guatemala và vì thế tôi hiểu ông muốn nói gì. Tập đoàn United Fruit đối với Guatemala về chính trị cũng giống như kênh đào đối với Panama. Được thành lập những năm 1800, United Fruit trở thành một trong những tập đoàn thế lực nhất Trung Mỹ. Đầu thập kỷ 1950, ứng cử viên cải cách Jacobo Arbenz đắc cử tổng thống Guatemala trong cuộc bầu cử mà cả Tây bán cầu tung hô là "hình mẫu của tiến trình dân chủ". Arbenz hứa giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo, và sau khi thắng cử đã bắt tay vào thực hiện một cuộc cải cách ruộng đất qui mô lớn.
Torrijos kể: "United Fruit chống lại cải cách, bởi chính nó là một trong những ông chủ đất tàn bạo nhất Guatemala. Nó có những đồn điền lớn ở Colombia, Costa Rica, Cuba, Jamaica, Nicaragua, Santo Domingo và ở đây, Panama". Còn tôi thì biết đoạn kết: United Fruit khởi sự cuộc vận động lớn ở Mỹ để thuyết phục công luận và Quốc hội Mỹ rằng Arbenz đang bắt tay với người Nga và rằng Guatemala là vệ tinh của Liên Xô.
Năm 1954, CIA đạo diễn một cuộc đảo chính, Arbenz bị lật đổ và bị đại tá Carlos Castillo Armas - một nhà độc tài cánh hữu bạo tàn - thay thế. Chính phủ mới nợ United Fruit mọi thứ. Để trả ơn, chính quyền dừng cải cách ruộng đất, bãi bỏ thuế đánh vào tiền lãi và cổ tức, tống giam hàng nghìn nhà đối lập...
"Arbenz đã bị ám sát", Torrijos tiếp. Im một lát, ông cau mày: "Tôi không dễ đầu hàng vậy đâu. Quân đội trong tay tôi. Ám sát chính trị tôi sẽ không thành". Ông cười: "CIA phải thân chinh giết tôi thôi!". Rồi Torrijos phá tan sự im lặng, chồm người về phía tôi, hạ giọng: "Giờ thì tôi đang chống lại Bechtel".
Giao ước
Tôi giật nẩy người. Bechtel là công ty thiết kế xây dựng mạnh nhất thế giới, thường thực hiện những hợp đồng với MAIN. "Ý ông là sao?", tôi ngạc nhiên. "Chúng tôi đang nghĩ đến khả năng xây một con kênh mới, ngang mực nước biển và không có cổng. Thuyền lớn có thể đi lại. Người Nhật chắc là thích đầu tư dự án này". "Nhật là bạn hàng lớn nhất Panama". "Chính xác. Dĩ nhiên, nếu họ chi tiền, họ sẽ được xây". Tôi hiểu ra: Bechtel sẽ bị loại khỏi cuộc chơi xây những công trình xây dựng lớn nhất lịch sử hiện đại.
"Thưa tướng quân, tại sao ngài mời tôi tới đây?", tôi hỏi thẳng. Ông liếc nhìn đồng hồ và cười: "Vâng, đã tới lúc chuyển sang việc riêng của chúng ta. Panama cần ông giúp đỡ. Tôi cần sự giúp đỡ của ông". Tôi sửng sốt: "Sự giúp đỡ của tôi? Tôi có thể giúp gì?". "Chúng tôi sẽ lấy lại kênh đào. Nhưng điều đó thôi không đủ - ông ngả người tựa vào lưng ghế - Chúng tôi phải trở thành hình mẫu. Chúng tôi phải chứng tỏ cho thế giới rằng Panama là một đất nước công bằng, chúng tôi đấu tranh không phải để chống Mỹ, mà vì quyền lợi của dân nghèo".
Ông bắt chéo chân: "Để làm điều đó, chúng tôi cần phải có tiền, tiền của các ông, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển liên Mỹ". Rồi ông lại chồm người về phía trước, nhìn vào mắt tôi: "Tôi hiểu, công ty của ông muốn có thêm nhiều việc làm và thường là nhận được chúng bằng cách phóng to qui mô các dự án, vẽ cho đường sá rộng thêm, các trạm điện to hơn, các cảng sâu thêm. Lần này tất cả phải khác. Hãy trao cho tôi những gì thích hợp nhất với nhân dân tôi, và các ông sẽ nhận được tất cả những công việc mà các ông muốn".
Đàm đạo với Graham Greene
"Xin thứ lỗi", tôi nói khi ngồi cùng Graham Greene. Greene giận dữ nhìn tôi (hay tôi có cảm giác vậy): "Vâng?". "Tôi ghét làm khách không mời. Nhưng có phải ông là Graham Greene?". "Tại sao? Đúng vậy - ông cười ấm áp - Nhiều người Panama không nhận ra tôi". Tôi thổ lộ ông là nhà văn tôi yêu thích, và giới thiệu ngắn gọn về mình.
Ông hỏi có phải tôi là nhà tư vấn từng viết bài báo về việc Mỹ nên rút khỏi Panama không. "Trong tờ Boston Globe ấy, nếu tôi nhớ không lầm. Một việc làm can đảm ở vị thế của ông". Tôi chuyển sang bàn ông và chúng tôi đàm đạo suốt tiếng rưỡi đồng hồ. Trong cuộc trò chuyện, tôi nhận ra Torrijos thân thiết với ông đến dường nào. Ông nói: "Tướng quân mời tôi viết một quyển sách về đất nước của ông. Tôi đang làm việc đó. Lần này sẽ là một thiên tài liệu, một việc không thuận tay tôi lắm".
Tôi hỏi tại sao ông thường viết tiểu thuyết hơn là tư liệu. "Tiểu thuyết hư cấu an toàn hơn. Đa số đề tài của tôi gây tranh cãi. Việt Nam, Haiti, cách mạng Mexico. Nhiều nhà xuất bản sợ in thể loại tài liệu về những đề tài này". Nói rồi ông nhìn tôi chăm chú: "Nhưng quan trọng là viết về những thứ thật sự có ý nghĩa. Như bài báo về kênh đào của ông trên Boston Globe". Có vẻ như nhà lãnh đạo Panama đã gây được ấn tượng với nhà văn mạnh mẽ như ông từng làm cho người nghèo ngưỡng mộ. Trong Greene có cả nỗi sợ của Greene cho cuộc sống của bạn mình, ông lắc đầu buồn bã: "Tôi lo cho sự an nguy của ông ấy".
Đã đến lúc Greene phải lên đường, ông nói: "Tướng quân sẽ lấy lại được kênh đào". Torrijos quả đã lấy lại được con kênh. Năm đó, 1977, ông thương lượng thành công các hiệp ước mới với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Sau đó, Nhà Trắng phải thuyết phục Quốc hội Mỹ phê chuẩn chúng. Lại thêm một trận chiến dài, ác liệt. Cuối cùng, Hiệp ước kênh đào đã được phê chuẩn với đa số nhỉnh hơn chỉ một phiếu. Phe bảo thủ thề sẽ trả thù.
Quyển sách tư liệu của Graham Greene Làm quen với tướng Torrijos ra đời nhiều năm sau đó.
--------
Chủ tịch của MAIN từ chức, "sát thủ" Perkins ngẫm về thân phận kẻ nô lệ của mình, ông quyết định từ chức. Nhưng trước đó, "kẻ sát thủ nô lệ" đã thực hiện xong hai nhiệm vụ lớn cho MAIN.
JOHN PERKINS (DUY VĂN lược dịch)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire