caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 3 octobre 2012

NGUYỄN CHÍ THIỆN , Thơ



     THƠ TÌNH NGUYỄN CHÍ THIỆN


Anh yêu em, anh chỉ nói thế thôi

Nói thế thôi cũng đã thưà rồi

Vì Tình Ái đâu cần Ngôn Ngữ

Tình từ TIM , Ngôn Ngữ từ MÔI.

        NGUYỄN CHÍ THIỆN


Trong mấy trăm bài thơ  tập Hoa Điạ Ngục

Chỉ tìm được một ít bài diễn đạt tình yêu lưá đôi

Hầu hết nói lên cảnh khổ đau nơi chốn lưả bỏng dầu sôi

Hay cảnh đời rách nát, đói khổ cuả Đồng Bào đưới chế độ chà đạp Nhân Phẩm !

Đã đọc thơ cuả Người rất nhiều lần

Hình như có đủ các tập thơ được in, phát hành

Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, Bản Chúc Thư, Hoa Điạ Ngục

Ngay cả bản dịch  GIỌT MÁU THƠ cuả Giáo Sư Huỳnh Sanh Thông

Hay tập Ngục Ca được phát hành mấy chục năm

Nhờ bắt chước thơ Người bài đầu tiên

Rồi bỗng dưng NHẬP TÂM  thể không giống ai, tự diễn, tự biên

Bỏ luôn rào dậu loại thơ có quy luật

Diễn đạt thoải mái  hết ý ,bất luận ngắn dài

Miễn sao thi triển hết những gì ấp ủ, cảm xúc, ai hoài

Nhìn nhiều góc cạnh cuộc đời

Thơ Đời, thợ Đạo, thơ Quê Hương , thơ Đấu Tranh

Thỉnh thoảng cũng có thơ diễn đạt Nội Tâm

Hay cỡi ngưạ xem hoa, tuỳ thích

Thơ Tình cuả Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện nổi bậc hai bài

TÌNH MƠ, TÌNH CÂM  diễm tuyệt như ai

Bốn câu mào đầu ghi tâm khắc cốt

Tiếc cho bậc tài hoa bị dìm dưới đáy vực sâu

Nhưng nhờ đó diễn đạt thần sầu

Những giòng thơ khác chi bom, đạn

Mỗi khi xuống tinh thần đem ra đọc lại ,khôi phục liền

Nhắc nhở gương Bất Khuất từ đáy vực sâu

Kiên Cường không bao giờ quì cúi

Nay Người đã rũ sạch nợ đời

Sống kiếp người đáng NGƯỠNG MỘ, hưũ ích cho đời

Những giòng thơ BẤT TỬ lưu truyền mãi mãi

Nhắc các thế hệ tiếp nối chớ quên nỗi NHỤC , thương đau

Đừng bao giờ tái phạm

Nguyện cầu Hương Linh Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện sớm siêu thăng

Tìm được cõi An Lành hằng mơ ước.










                     KIỀU PHONG ( Toronto)


TIN BUỒN: NHÀ THƠ NGUYỄN CHÍ THIỆN QUA ĐỜI 


Vô cùng xúc động báo tin buồn: Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện, người Anh Hùng trong Thi Ca và Đời sống, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước Việt Nam, người đã thản nhiên chấp nhận 27 năm tù trong ngục tù Cộng Sản.. vừa từ giã chúng ta lúc 7 giờ 17 phút sáng nay, ngày thứ Ba 2 tháng 10 năm 2012 tại Santa Ana, California. 


Xin cùng cầu nguyện cho hương hồn người bạn chí thân của chúng ta được an nghỉ đời đời, không còn tranh đấu, không còn đau thương.
Chu Tất Tiến. ,__







 TƯỞNG NHỚ NHÀ THƠ NGUYỄN CHÍ THIỆN


TÌNH MƠ


Anh yêu em, anh chỉ nói thế thôi

Nói thế thôi cũng đã thưà rồi

Vì tình ái đâu cần ngôn ngữ

Tình từ tim, mà ngôn ngữ từ môi

Anh yêu em, em đã hiểu lâu rồi

Em đã hiểu từ ban đầu gặp gỡ

Anh hỏi thăm đường, em trỏ lối thế thôi !

Em hiểu anh trong dáng dấp bồi hồi

Trong ánh mắt ngập ngừng xao xuyến

Em hiểu anh từ tình mới đâm chồi

Từ hạnh phúc còn như bỡ ngỡ

Trong hồn anh quen nếp đau thương

Có những đêm trăng óng ánh trên đồng

Trăng tắm sáng lên đầu em tóc rối

Trăng lấp ló qua hàng cây gió thổi

Em là vầng trăng ngọc cuả đời anh

Anh không em, anh sẽ sống âm thầm

Như những tối trăng vàng lặn bóng

Đi bên em nghe ái tình đập sóng

Trong lòng anh hạnh phúc chan hoà

Ôi phút giây không thể xoá nhoà

Giây phút ấy, tình em chói toả

Ôi trong anh và tất cả xung quanh !

Anh ôm em, em ngạt thở vì anh

Nhưng em biết lòng anh say đắm quá

Ghì ngây ngất bằng hôn lên đôi má

Mịn như hoa và đượm hương da !

Nắm tay em bao đau khổ phai nhoà

Khắp vũ trụ chỉ còn thương mến

Tình cuả em nhiệm mầu vô bờ bến

Hồn anh như chim hót trên cành

Tươi mát tưạ muà xuân thơm ngát


Giọng ai buồn ngân nga câu hát

Bừng cơn mơ, trăng lạnh đã lên cao

Gió ngoài song hiu hắt thổi vào

Rơi mấy cánh hoa đào trên chậu sứ...

(1963)


TÌNH CÂM


Anh sợ lắm lòng anh siêu đổ mất

Anh ngăn anh đừng qua lại nơi đây

Nhưng than ôi, em vắng bóng một ngày

Anh đã sống như người điên loạn nhất

Anh lạnh lẽo , em ơi đừng tưởng thật

Anh cũng giống như vỏ ngoài cuả trái đất

Chưá trong lòng bao khói lưả hôn mê

Anh nhìn em, rồi lặng lẽ ra về

Để đau khổ,để âm thầm cay đắng

Giữ cho tình câm nín ở trong tim

Nhưng còn chi, ngoài khao khát im lìm

Khi thương tích tình anh thầm rỏ máu

Lòng cuả em hờ hững thấy chi đâu !

Em có nghe trong tiếng thở u sầu

Bao yêu dấu đè sâu trong thổn thức

Em có hay trong quãng đời cơ cực

Nếu có em, trời đất lại rờn xanh !

Hãy thứ cho mơ ước cuả lòng anh

Mơ ước để đời đau thêm lạnh tối

Đường vào tim em, anh không có lối

Mỏi mắt chờ, em chẳng hé một giây !

Tâm linh anh ôi đã bị đoạ đầy

Trong dáng dấp, trong nụ cười tiếng nói

Trong ánh mắt em, nàng tiên chói lọi !

Trong hững hờ, tan nát mộng cùng mơ

Tình cuả anh như một sớm sương mờ

Không được bóng vầng dương Em toả chiếu

Điều đau khổ em làm sao thấu hiểu !

Lòng cuả em chưa một vết thương ghi

Thế nên anh cam chịu ôm ghì

Bao gai sắc cuả tình đau buốt ấy

Niềm an ủi, anh chỉ còn trông cậy

Ở thời gian em hỡi, em có hay !

NGUYỄN CHÍ THIỆN ( 1963)



TÔI NGỘ RA NGUYỄN CHÍ THIỆN

thật ngượng ngùng khi viết viếng ông
hạt mưa phùn rải lên một đường thơ giông bão
ông vừa ra đi , không phải !
từ hơn nửa thế kỷ ông đã bị treo lên
những nhát đinh chí mạng "tôi biết nó"
"ngỡ cờ sao rực rỡ ... giáo giở đã lên đường "
là chấp nhận cú dứt điểm nát mạn sườn
"mi ngủ với ai mà là cha già của họ"
đến đây thì cả ngục đỏ lồng lên
bọn âm binh vẫn lai rai ném đá " tên ăn cắp"
              cách đây hai ngàn năm có người cũng bị treo
              cho một mùa cứu rỗi
              tôi ngộ ra ông và thông điệp
              mùa giải phóng đã gần !
              sẽ có một ngôi đền ...
             
    văn quảng         
    ngày 4-10-2012         



 Tiễn biệt nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
Vĩnh biệt nhà thơ, ngục sĩ, Nguyễn Chí Thiện
Người đã đi vào bầu trời miên viễn
Nhưng, để lại cho đời bao hương hoa
Những tháng , năm tăm tối, mịt mờ
Ông là người đã nhìn ra s thật
Ngẩng cao đầu, thẳng tay chỉ vào tội ác
̣i đồ Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt gian
27 năm ngục tù bị tra tấn, biệt giam
Đã luyện cho ông trở thành sắt, thép
Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện sẽ không thể chết
Lịch s cùng các thế hệ sau  ghi mãi tên ông
Lời dặn dò, nhắn nhủ chắt ra từ máu, óc, tim , gan
Ở mỗi vùng đất , khoảng trời ông đã đến
Chúng tôi đang làm tiếp những lời ông ước nguyện
Xin  vong linh ông được hòa quyện cùng núi sông
Xin tổ quốc, đất, trời cùng toàn thể nhân dân
Chứng giám, nguyện cầu, tiễn biệt một anh hùng đất Việt
Giang Hồng





Vài kỷ niệm với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.
Nguyễn Quang Duy

Tháng 1 năm 1995, anh Thiện rời Việt Nam sang Hoa Kỳ, khi ấy tôi đang làm Phó Ngọai Vụ cho Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu, nên đựơc Ban Chấp Hành thu xếp mời anh Thiện sang thăm đồng bào Úc châu. Tôi gọi điện thọai cho anh Thiện ngỏ lời và sau đó viết thơ bằng Anh Ngữ để anh Thiện lo thủ tục nhập cảnh. Vì lý do sức khỏe mãi đến cuối năm 1996 anh Thiện sang Úc lần đầu, tôi có trong Ban Tổ Chức nhờ đó tôi có vài kỷ niệm với anh Thiện.

Việc tiếp xúc với đồng bào thì anh Thiện đã quá quen nên rất nhẹ cho ban tổ chức. Về ngọai vận chúng tôi có tổ chức họp báo. Tôi nhớ hôm ấy anh Thiện vẫn đội cái nón anh thường đội đầu cúi xuống bàn không phải để đọc mà để tập trung thuyết trình. Anh nói tiếng Anh giọng Pháp nhưng rõ ràng mạch lạc dễ hiểu. Nhưng đến phiên người Úc đặt câu hỏi thì anh phải nhờ chúng tôi dịch lại vì anh không hiểu tiếng Anh giọng Úc.

Tờ báo chính tại thành phố Melbournee tờ The Age có gởi ký giả đến tham dự. Tôi ngồi cạnh người ký giả này, ngay khi kết thúc tôi hỏi anh ta :”anh có cần phỏng vấn hay thêm tin tức gì không ?” anh ký giả trả lời “không tôi đã viết xong bài”. Hôm sau Báo The Age có bài viết rất dài và rất hay với hình anh Thiện đội nón đúng phong cách của một nhà thơ Việt Nam đang dũng cảm đấu tranh cho tự do.

Hình Quỹ Tù Nhân Lương Tâm

Anh cũng được Viện Đại Học Victoria mời đến nói chuyện. Lúc ấy tôi đang học và làm việc tại Viện Đại Học Melbourne nên nhận ra nhiều anh chị sinh viên sang du học đã tham dự cuộc nói chuyện. Tôi có nói với anh Thiện để anh biết và quan tâm đến các anh chị em này. Anh rất vui khi biết được điều này.

Một Câu Lạc Bộ nay không còn sinh họat cũng mời anh thuyết trình, người chủ trương Câu Lạc Bộ này có quan điểm chính trị không đồng nhất với các Tổ Chức trong Cộng Đồng, nhưng do yêu cầu của anh "người ta mời thì mình nên tới", tôi được thu xếp đưa anh đến sinh họat với Câu Lạc Bộ này. Khác với các sinh họat khác anh thường rất từ tốn tại đây anh nói lớn, đôi khi gằn giọng lên án cộng sản và cả những người hải ngọai tiếp tay với cộng sản.

Cộng Đồng tại Victoria tổ chức nhiều buổi để anh Thiện có cơ hội tiếp xúc với đồng bào. Nói chung tại Victoria chuyến thăm viếng lần đầu của anh rất thành công.

Khi rảnh chúng tôi có hỏi anh có muốn chúng tôi chở đi đâu chơi không ? Anh Thiện cho biết anh làm thơ so sánh bác Hổ và bác Hồ nhưng chưa bao giờ được thấy con hổ (con cọp) nếu sở thú Melbourne có cọp thì cho anh đến xem. Nếu tôi không lầm lần ấy anh đã được gặp bác Hổ dù chỉ là bác Hổ trong chuồng. Tôi biết it nhất có hai bài thơ anh Thiện viết về bác Hổ:

THẦN HỔ
Ôi hổ đó đáng thờ như thần hổ
Chớp nhoáng vài giây tạt chết bốn bò!
Thịt lại có mùi, công an đành bỏ
Hổ chẳng miếng nào, tù được bữa no!
Từ bữa đó, tù gọi tôn là bác Hổ
Vẽ chân dung người rõ đẹp, rõ oai
Đem đóng treo lên ở phía cửa ngoài
Thay bác Hồ, ai cũng chán tận mang tai!
Những Ghi Chép Vụn Vặt
Thứ 27
Khổng Tử nói: “Hà chính sợ hơn mãnh hổ”
Tôi tưởng đó chỉ là lời văn cường điệu mà thôi
Chế độ này đã mở mắt cho tôi
Tôi sợ bác Hồ vạn lần hơn bác Hổ !

Anh Thiện là người sống nội tâm, ít nói, ai hỏi thì vui vẻ trả lời. Ngay giữa chỗ đông người ồn ào vui nhộn tôi vẫn thấy có lúc anh ngồi im lặng trầm ngâm như đang nghỉ ngơi tâm trí hay nghĩ ngợi chuyện gì.

Mười năm sau 2006 tôi gặp lại anh Thiện tại Canberra, anh vẫn bất khuất và kiên cường như ngày nào, sức mạnh nội tâm anh như truyền cho mọi người vững bước đấu tranh. Tôi hỏi xin anh email và anh cho biết không có, tôi không ngạc nhiên vì biết đó là cách sống của anh.

Năm 1996 anh Thiện có nói với tôi anh sẽ sống để chứng kiến sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Việt Nam. Tiếc thay chế độ cộng sản đang tan rã nhưng anh không còn để tận mắt chứng kiến.

Xin gởi đến gia đình Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện lời chia buồn và cầu chúc linh hồn Thomas More Nguyễn Chí Thiện sớm nhập cõi vĩnh hằng.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
2/10/2012


Tập thơ này Lưu Anh Tuấn đã lưu giữ hơn 30 năm qua, mang theo từ Arizona qua tới California, dọn nhà biết bao lần, và đã bỏ đi bao sách, báo vào sọt rác, nhưng tập thơ này vẫn được cất giữ. Tập Thơ do Tạp Chí Văn Nghệ Tiền Phong xuất bản lần thứ nhất vào tháng 10-1980. Và cũng muốn nói thêm là, đây là tập thơ đầu tiên LAT có được khi mới đặt chân đến đất nước Hoa Kỳ, được tặng bởi một anh bạn cựu Hải quân - QLVNCH. Tập thơ không có tên tác gỉa, nhà xuất bản chỉ ghi "Khuyết Danh". Nhưng một thời gian ngắn, thì ai cũng biết tác giả là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, lúc ấy ông còn đang ở trong tù tại Việt Nam. Hôm nay nghe tin nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã vĩnh viễn ra đi về bên kia thế giới lúc 7 giờ sáng (2-Oct-2012), thì LAT cảm thấy tiếc thương cho một người đã anh hung khong khuất phục trước chính quyền CSVN, dù cho bắt nhốt ông nhiều lần, hành hạ thể xác ông, suốt 27 năm trời. Rất tiếc LAT chưa một lần đuợc diện kiến người anh hùng mang tên Nguyễn Chí Thiện. LAT trích một bài thơ từ tập thơ Bản Chúc Thư cuả Một Nguời Việt Nam, đọc lên đây:
ĐÊM NAY
Đêm nay đông đã tìm về
Từng cơn gió lạnh, tái tê đất trời
Rừng cây trút lá bồi hồi
Non xa lạnh vắng sao trời mờ sương
Chạnh lòng nhớ tới quê hương
Cách xa kể cả gió sương mấy mùa
Buồn thay số phận thiệt thua
Sa chân một bước xót chua một đời
Mẹ cha ở chốn chân trời
Thương con chắc hẳn lệ rơi đã nhiều
Tuổi gìa sống đuợc bao nhiêu
Mà đau khổ tới xế chiều chưa thôi
Đời con, con đã liệu rồi
Sống hay thác cũng thế thôi khác gì?
Chỉ thương cha mẹ một khi
Con nằm dưới đất lấy chi khuây sầu
Ốm đau hai bóng bạc đầu
Sớm hôm thui thủi canh thâu nghẹn ngào
Đêm nay cây gió dạt dào
Trăng lu khuất bóng, lòng sao đượm buồn?
(1962, Nguyễn Chí Thiện)
Kính vĩnh biệt Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện.
Xin thắp ba nén hương.
Lưu Anh Tuấn
San Diego, California 2-Oct-2012









Thi sĩ - cựu Tù nhân Lương tâm
tác giả tập thơ Hoa Ðịa Ngục
Người đã dâng hiến cả cuộc đời
đấu tranh cho đất nước Việt Nam
với 27 năm đày đọa trong ngục tù
Cộng Sản ác ôn

Thomas More NGUYỄN CHÍ THIỆN

sinh 27 tháng 2 năm 1939 tại Hà Nộiđã thoát vòng tục lụy, giả từ cõi đời
lúc 7 giờ 17 phút sáng
ngày thứ Ba 2 tháng 10 năm 2012
tại Santa Ana, California

hưởng thọ 73 tuổi.

Nguyện cầu hương hồn của nhà thơ sớm về an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

Phan Đình Minh, Tâm Mãn, Trần Thanh Hiệp, Lưu Trung Khảo, MS. Trần Văn Oan, Võ Đại Tôn, Lê Dinh, Phan Văn Song, Trần Văn Thuần, Mai Thanh Truyết, Phan Kỳ Nhơn, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Hữu Của, Lê Bình, Vi Anh, Ngô Kỷ, Đặng Hùng Sơn, Phan Nhật Nam, Bùi Bảo Sơn, Phan Tấn Ngưu, Lê Duy San, Yung Krall, Ngô Minh Hằng, Phan Ni Tấn, Nguyễn Phục Hưng, Xuân Điềm, Tâm An Đỗ Văn Học, Dương Viết Điền, Bích Huyền, Cao Minh Hưng, Lưu Anh Tuấn, Hạnh Cư, BM Hùng, Nguyễn Lập, Nguyễn Thanh Huy, Hoàng Kim Loan, Mạc Phương Đình, Huỳnh Văn Của, Lê Tam Anh, Chu Tất Tiến, Paul Vân, Bùi Thế Trường, Trần Minh Xuân, Phùng Công, Trần Minh Nhật, Selon Ngọc Dung, Việt Dương Nhân, Tuấn Minh Tuyết Mai, Trần Trung Đạo, Vũ Đình Trường, Nguyễn Liệu, Vũ Duy Toại, Lý Tòng Tôn, Việt Loan, Nguyễn Quý Đại, Lê Tấn Tài, Vương Huê, Nguyễn Văn Bon, Phạm Đình Long, Trần Việt Hải và nhóm Từ Cánh Đồng Mây.


Đồng Thành Kính Phân Ưu


Đôi nét về những tác phẩm của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện:


Tập thơ Hoa Địa ngục của ông xuất hiện ở hải ngoại vào năm 1980 sau khi tác phẩm này được lén đưa vào toà đại sứ Anh tại Hà Nội và được giáo sư Patrick J. Honey thuộc Đại học Luân Đôn (University of London), nhân chuyến đi Việt Nam năm 1979, mang được ra ngoài nước để phổ biến. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:

Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Đó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm.

Vì tập thơ không ghi tên tác giả nên lần in đầu tiên năm 1980 do "Uỷ ban Tranh đấu cho Tù nhân Chính trị tại Việt Nam" phát hành tại Washington D.C. ghi tác giả là "Khuyết danh" hay "Ngục Sĩ" với tựa Tiếng Vọng Từ Đáy Vực.
Năm 1981, ấn bản khác của báo Văn nghệ Tiền phong phát hành ở hải ngoại được ra mắt dưới tựa Bản Chúc thư Của Một Người Việt Nam.
Nhan đề Hoa Địa ngục được dùng đầu tiên năm 1984 khi Yale Center for International & Area Studies in bản tiếng Anh Flowers from Hell do Huỳnh Sanh Thông dịch. Sau này người ta mới biết đến tên Nguyễn Chí Thiện.
Một số bài thơ trong Hoa Địa ngục đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc trong tập Ngục ca.
Cũng vì tập thơ này năm 1985 Nguyễn Chí Thiện đoạt giải "Thơ Quốc tế Rotterdam" (Rotterdam International Poetry Prize).
Trong khi ông bị giam cầm vì tên tuổi ông được biết đến nhiều, những hội đoàn như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cùng những chính khách như Léopold Senghor (cựu tổng thống Sénégal), John Major (cựu thủ tướng Anh) và vua Hussein của Jordan từng lên tiếng tranh đấu cho ông được thả.
Năm 2006 tập thơ gồm hơn 700 bài của ông được đúc kết lại với đúng tên tác giả đã ra mắt độc giả người Việt hải ngoại một lần nữa và được đón nhận nồng nhiệt.
Tập thơ Hoa Địa ngục còn được dịch ra tiếng Đức với tựa Echo aus dem abgrund, tiếng Pháp: Fleurs de l'Enfer, và tiếng Hà Lan: Bloemen Uit de Hel. Cái tên này tác giả đã chọn ghi ở cuối lá thư đính kèm với tập thơ khi đột nhập tòa đại sứ Anh ở Hà Nội.
Về văn xuôi:
Nguyễn Chí Thiện được phóng thích năm 1991 và sang định cư ở Mỹ năm 1995. Năm 2001, tập truyện Hoả Lò của ông được nhà xuất bản Cành Nam ở Arlington, Virginia đem in cùng Tổ hợp Xuất bản miền Đông Hoa Kỳ phát hành năm 2001, rồi tái bản năm 2007. Cũng trong năm 2007, tập truyện cùng với thơ ông được dịch ra tiếng Anh, nhan đề Hoa Lo/Hanoi Hilton Stories do Yale University Southeast Asia Studies xuất bản. Bản dịch có sự đóng góp của Nguyễn Ngọc Bích, Trần Văn Điền, Vann Saroyan Phan và Nguyễn Kiếm Phong.
Năm 2008 Hai Truyện Tù/Two Prison Life Stories, một tác phẩm song ngữ Việt-Anh được xuất bản ở Mỹ với sự cộng tác của Jean Libby, Tran Trung Ngoc và Christopher McCooey.
Ông Nguyễn Chí Thiện đã trút hơi thở cuối cùng lúc 7 g 17 phút sáng ngày 2 tháng 10 – 2012, tại Orange county, California.
More Infolink:
Thơ tiêu biểu của Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện

Tôi Tin Chắc Một Điều

Tôi tin chắc một điều
Một điều tất yếu
Là ngày mai mặt trời sẽ chiếu
Tôi lại nghĩ một điều
Một điều sâu thẳm
Là đêm tàn Cộng Sản tối tăm
Có thể kéo dài hàng mấy mươi năm
Và như thế sẽ buồn lắm lắm
Cho kiếp người sống chẳng bao lăm !

(1969)
Nguyễn Chí Thiện


Thơ Của Tôi

Thơ của tôi không phải là thơ
Mà là tiếng cuộc đời nức nở
Tiếng cửa nhà giam ngòm đen khép mở
Tiếng khò khè hai lá phổi hang sơ
Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ
Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ
Tiếng răng lạnh đập vào nhau khổ sở
Tiếng dạ dầy đói lả bóp bâng quơ
Tiếng tim buồn thoi thóp đập bơ vơ
Tiếng bất lực trước muôn ngàn sụp lở
Toàn tiếng của cuộc đời sống dở
Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ!
(1970)
Nguyễn Chí Thiện

Đảng

Đảng dìu dắt thiếu nhi thành trộm cướp
Giải phóng đàn bà thành đĩ, thành trâu
Giúp người già bằng bắt bớ rể dâu
Và cải tiến dân sinh thành xác mướp
Đảng thực chất chỉ là Đảng cướp
Dựng triều đình mông muội giữa Văn minh
Sống tạm thời nhờ thủ đoạn yêu tinh,
Nhờ súng đạn Tàu, Nga, bắt bớ
Đảng tắt thở cuộc đời mới thở
Đảng còn kia bát phở hóa thành mơ !
(1973)

Lãnh Tụ

Lãnh tụ béo nục
Dân đen gầy rục !
Lao động hùng hục
Họp hành liên tục
Đói ăn khắc phục
Kêu ca tống ngục !
Cộng sản đánh gục
Đời mới hết nhục !

Nguyễn Chí Thiện
(1962)

Bạn thơ, bạn tù Võ Đại Tôn tiễn đưa Nguyễn Chí Thiện

TẠM BIỆT BẠN TÙ: NGUYỄN CHÍ THIỆN
(Kính gửi hương hồn Bạn Tù Nguyễn Chí Thiện,
khi nhận được tin Bạn đã ra đi... ngày 2.10.2012 tại
Nam Cali, Hoa Kỳ)
VÕ ĐẠI TÔN

Một vài bi thuốc lào
Ném qua khung rào kẽm.
Ông bạn ơi,
Bọn mình bụng teo mắt kém
Tôi có thấy gì đâu ?
Trong vũng lầy địa ngục thâm sâu
Tôi chỉ nhặt được Tình nhau, thông cảm.
Tôi : xà lim số 8, tay trong còng số 8,
Còn Ông nằm số 7, thở ra Thơ.
Thoáng nhìn nhau qua khung cửa tò vò
Hai bóng ma chập chờn, lạng quoạng.
Ông miền Bắc, tôi miền Nam, chung kiếp nạn
Cùng toàn dân lũ lượt vào tù.
Tôi từ hải ngoại, vượt rừng núi thâm u
Trong một phút sa cơ đành ôm hận.
Giờ quanh tôi chỉ toàn rệp rận
Nhưng còn Thơ – và Bạn mới trong Đời.
Giữa đêm khuya, thoáng nghe giọng khàn hơi
Gõ vách tường, Ông “trao” vần, chuyển vận.
Bóng tối trùm đen, tôi “cảm” lòng hưng phấn
Đánh thức Nàng Thơ, “đáp” lại vài câu.
Bóng cai tù, sè sẹ dép râu
Đang rình rập. Nàng Thơ vờ im tiếng.
.......
Dòng sông Đời nước trôi bến chuyển
Ta lại cùng nhau chung kiếp lưu vong.
Từ Mỹ sang Âu, đến Úc, quay vòng
Cười kể lại chuyện thuốc lào, gai kẽm.
Giọng Ông vẫn khàn, mắt Ông vẫn kém
Nhưng còn Thơ, đúc đạn xuyên thù.
Ông : hai mươi bảy năm tù
Tôi : mười năm có lẻ.
Nhưng sá gì chuyện Đời, như gỡ ghẻ,
Miễn lòng son dâng hiến Núi Sông.
Rồi Sông Con về Biển Mẹ xuôi dòng
Khi Đất Nước bừng Xuân cùng vũ trụ.
Giờ ngồi bên nhau, cười vang vui thú
Không cần xua ruồi muỗi vẫn vây quanh.
Ta rít thuốc lào, mặt vẫn còn xanh,
Nhưng tim nóng, vẫn hồng chung huyết mạch.
Dân Tộc ta còn nhục nhằn, đói rách
Nhưng còn Hoa từ đáy ngục bừng lên. (Hoa Địa Ngục)
Một Đời Thơ không màng đến tuổi tên
Chỉ Tâm Nguyện góp hương đường Tổ Quốc.
.......
Rồi hôm nay, tôi cảm lòng cô độc
Nhìn mây trời thấy bóng của Ông xa.
Thơ của Ông : từng viên đạn vút qua
Nghe tiếng rít, cùng hơi cười khản giọng.
Tôi cúi nhìn, chỉ thấy còn một bóng
Bạn tù xưa, còn lại chỉ riêng tôi.
Thơ còn đây, xin gửi mấy vần thôi,
Ông đã hiểu lòng tôi qua Lẽ Sống :
- Đời Vô Thường, chỉ là hơi thoáng mộng
Nhưng trọn Tình, xin giữ mãi, bên nhau.
Dù bến Quê hay lưu lạc địa cầu
Ta vẫn mãi còn Thơ vì Dân Tộc !
Tạm biệt Ông, Đời sẽ qua cơn lốc
Trước sau gì cũng hẹn Bến Xuân Quê !

Võ Đại Tôn
3.10.2012
Úc Châu.

Ghi chú : Tôi bị tù tại trại Thanh Liệt (B-14) ngoại ô Hà Nội, 10/1981-12/1991, phòng giam số 8, Khu D, một thời gian có biết Ông Bạn Nguyễn Chí Thiện ở phòng giam số 7, cùng Khu D.


Bu`i Ba?o So+n CVA65
   &&&&&


 
Phạm Trần


Nhà thơ chống Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam lẫy lừng và gang thép nhất Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thiện, Tác gỉa Tập thơ nổi tiếng Hoa Địa Ngục, đã gĩa từ Thế giới ở Santa Ana, California ngày 02/10/2012 sau 17 năm được sống với tự do ở hải ngọai.

Ông thọ 73 tuổi nhưng đã phải nằm tù 27 năm qua nhiều trại giam cơ cực ở miền Bắc Việt Nam vì Cộng sản không kiềm chế được tư tưởng và chí khí muốn bảo vệ quyền làm người của ông.

Ông cho biết Cộng sản đã bỏ tù ông về tội “ăn bám nhân dân” !

Ông đến Mỹ năm 1995 sau khi Nhà cầm quyền CSVN phải nhượng bộ đòi hỏi trả tự do để ông ra nước ngòai của các Tổ chức Nhân quyền, các Tổ chức Văn Hoá và các Chính phủ Hoa Kỳ và Âu Châu.

Chặng dừng chân dừng chân đầu tiên của ông khi đến Mỹ ở vùng bắc Virginia là nơi sinh sống của gia đình người anh ruột, ông Nguyễn Công Giân, một cựu Sỹ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông Giân cũng đã bị bắt vào tù được gọi là “học tập cải tạo” 13 năm, sau khi quân Cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30/04/1975.

Tập Thơ Hoa Địa Ngục, còn có tên là “Tiếng vọng từ đáy vực” do Ủy ban Tranh đấu cho Tù nhân Chính trị tại Việt Nam và cơ sở Thời Tập ấn hành,hay “Bản chúc thư của một người Việt Nam” do bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong phát hành vào thập niên 80.

Cả hai ấn bản này đều không đề tên Tác gỉa vì vào thời điểm ấy ở hải ngọai không ai biết nguồn gốc của tuyệt tác này.

Tập thơ được chuyển đến tay người Việt Nam, sau khi Giáo sư Patrick J. Honey,một cố vấn của Bộ Ngọai giao Anh và là chuyên gia về Việt Nam nhận được, sau khi Nhà thơ Nguyễn Chí Thiệu liều mình vào Tòa Đại sứ Anh ở Hà Nội ngày 16-7-1979 để trao Tập thơ của ông cho nhân viên sứ qúan.

Tôi được gặp ông qua trung gian của Nhà báo Ngô Vương Tọai, sau một thời gian ngắn ông đến Mỹ.

Những mẩu chuyện đầu tiên chỉ để biết nhau, nhưng càng về sau, ông và tôi hiểu nhau hơn. Ông là người suy tư nhiều hơn nói, nhưng khi ông nói thì ai cũng muốn nghe, nhất là những chuyện tàn bạo của chế độ Cộng sản Việt Nam đối với người dân ở miền Bắc.

Có điều mà đến bây giờ, sau khi ông đã qua đời, tôi vẫn còn ngạc nhiên không hiểu nổi là vẫn còn có người “không tin” ông là Tác gỉa của tập Thơ chống Cộng mãnh liệt và sâu sắc nhất Việt Nam.

Thậm chí có người còn lên án ông đã “mạo nhận” để lừa bịp dư luận khiến một vị Giáo sư Đại học người Mỹ , Bà Jean Libby ở San Jose phải tự ý đứng ra tìm hiểu và giúp các chuyên viên giảo nghiệp chữ viết và hình dạng của ông.

Cuộc giảo nghiêm khoa học này đã bảo vệ danh dự cho ông. Nhưng Nhà Thơ không một chút phiền muộn gì.

Có lần tôi hỏi, ông chỉ cười bảo: “Ở đời là thế đấy. Cộng sản nó gian ác, tàn bạo đến biết bao nhiêu mà vẫn còn có người nghe và đi theo chúng thì hiểu làm sao được ?”

Sau khi ông rời Virginia sang định cư ở miền Nam California để tránh tuyết lạnh mùa đông, tôi và ông vẫn có dịp trò truyện với nhau, khi ngắn, khi dài.

Câu chuyện của chúng tôi thường liên quan đến tình hình Việt Nam và chuyện của Cộng đồng người Việt ở Mỹ mà ông đã có công đóng góp rất nhiều cho các nỗ lực đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tự do cho Việt Nam.

Có hai chuyện luôn bám sát theo ông như hình với bóng làm ông không có thời giờ sống cho riêng mình.

Chuyện thứ nhất là ngày tàn của chế độ Cộng sản Việt Nam có thể xẩy đến khi ông “không còn sống nữa”, và điều này đã khiến ông băn khoăn và ít vui. Ông rất muốn được còn sống và thấy chế độ Cộng sản ở Việt Nam thay đổi để ông có thể trở về quê hương.

Chuyện thứ hai là ông “rất buồn” khi thấy người Việt tị nạn Cộng sản, nhất là những người Việt đã từng bị tù Cộng sản trong nhiều năm bây giờ được sống tự do ở nước ngòai, nhất là ở Mỹ, mà không thể “đòan kết thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ” để tranh đấu !

Đem cả hai chuyện này gom lại, đối với một người độc thân như ông, cuộc sống đã mất đi nhiều ý nghĩa.

Nhưng tôi không nghĩ những sáng tác của ông sẽ mờ đi khi ông không còn ở cõi nhân gian nữa. Thơ ông tuy chưa được khắc lên đá nhưng đã nằm sâu trong tâm tư của không riêng nhiều người Việt Nam mà còn trong tim của nhiều dân tộc trên Thế giới vì Thơ văn của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước khác. -/-


Phạm Trần
(Kỷ niệm ngày Nhà thơ qua đời)


&&&&



 

“Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê

Tháng 10 5, 2012
Phạm Hồng Sơn
Ông Nguyễn Chí Thiện, sinh năm 1939 tại Hà Nội, tác giả của tập thơ nổi tiếng Hoa địa ngục vừa qua đời ngày 02/10/2012 tại nước Mỹ. Những dòng sau đây xin được thay cho lời cầu nguyện tốt đẹp nhất tới linh hồn người quá cố và những bạn hữu, thân nhân và những người yêu quí ông.
Kể cả sau này khi thời thế đã thay đổi và Hoa địa ngục được xuất bản chính thức ở Việt Nam thì có thể vẫn có nhiều độc giả không thiện cảm với những từ ngữ thường quá bộc trực, cay đắng hay mang tính chửi thẳng của tác phẩm này. Nhưng nếu đặt những cảm xúc hoặc những hình thức thể hiện sang một bên thì không thể không thừa nhận Hoa địa ngục đã dám phê phán ba yếu tố – ba vấn đề – mà cho đến tận bây giờ không phải ai cũng nhận ra hoặc dám đụng đến, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh thường được gọi là “Bác” và chủ nghĩa Marx-Lenin.
Ngay năm 1959, trước khi vào tù lần thứ nhất và khi mới chỉ chớm tuổi 20, Hoa địa ngục[i] đã chĩa sự phê phán không úp mở vào đúng Đảng:
“Tôi thường đi qua phố
Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ
Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo
Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên
Dốc tàn hơi thổi đứt đoạn như rên
Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Đảng
Đã mang lại Ấm no và Ánh sáng!”

(“Tôi thường đi qua”, 1959)
và bản chất gieo rắc cái ác của Đảng:
“Trên mảnh đất, Đảng gieo mầm tội lỗi!
Trong lành cũng phải tanh hôi!
Trẻ con chưa nứt mắt đã tù rồi!
Bạo lực đi về rất vội! “

(“Trên mảnh đất”, 1964)
Càng về sau, qua những lần tù càng dài thêm, sự phê phán và nhận thức về bản chất Đảng lại càng sâu hơn và, dĩ nhiên, gay gắt hơn:
“Không ai kêu nổi một lời
Mồm dân Đảng khóa đã mười mấy năm!”

(“Gửi Bertrand Russel”, 1968)
“Đảng bắt câm, bắt nói, bắt khóc, bắt cười
Bắt đói, bắt làm, hé răng oán thán
Là tù ngục mục xương độc đoán
Phải chăng đó giá công lao huyết hãn
Mấy ngàn ngày đánh Pháp những năm xưa”

(“Đồng lầy”, 1972)
“Đảng thực chất chỉ là Đảng cướp
Dựng triều đình mông muội giữa Văn minh
Sống tạm thời nhờ thủ đoạn yêu tinh,
Nhờ súng đạn Tàu, Nga, bắt bớ.”

(“Đảng”, 1973)
Và đây, Hoa địa ngục phác lên một hình ảnh toàn trị thu nhỏ của Đảng, kiểm soát hết các nhân quyền cơ bản:
“Nhà văn nhà báo
Nhà giáo nhà thơ
Nhà thờ nhà chùa
Đều sợ đều thua
Nhà tù – nhà Vua!
Chớ đùa với Đảng!”

(“Nhà văn”, 1980)
Còn về “Bác”, Hoa địa ngục đã đề cập nhiều lần trong nhiều giai đoạn khác nhau nhưng có thể nói bài “Không có gì quí hơn độc lập tự do” là bài điển hình cho cái nhìn tổng quát nhưng xuyên thấu qua mọi lớp vỏ tuyên truyền về Hồ Chí Minh hay của chính Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nếu vẫn thành kiến về những đại từ nhân xưng như “thằng”, “nó”, “con” thì có thể có hơi khó khăn để đồng cảm được với sự bộc trực, tinh ý của Hoa địa ngục lúc mới có 29 tuổi:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!

Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Đất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Đảng nó
Đó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Độc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó…”

(“Không có gì quí hơn độc lập tự do”, 1968)
Và chỉ bằng hai câu thôi, Hoa địa ngục đã có thể tóm gọn “Bác”:
“Bác Hồ chúng ta
Kịch gia xuất sắc”

(“Tên hề”, 1971)
Về chủ nghĩa Marx-Lenin tức chủ nghĩ cộng sản, điều đáng ngạc nhiên nếu không muốn nói là kinh ngạc, trong một hoàn cảnh ngặt nghèo thông tin, tuổi đời còn rất trẻ và chắc chắn không có nhiều thời gian để đi học hay tự đọc, vì đã phải liên tục đi tù, nhưng Hoa địa ngục ngay lúc chưa đầy 25 tuổi đã nhận ra sai lầm rất chính trị:
“Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản!”

(“Mỗi lầm lỡ”, 1963)
Dường như năm tháng tù đày triền miên lại làm cho Hoa địa ngụcnhận thức sâu hơn chủ nghĩa Marx-Lenin về sự bất tương thích và hệ lụy của nó đối với dân tộc:
“Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước, phá nhà.”

(“Đồng lầy”, 1972)
Và đây Hoa địa ngục đã nói về chủ nghĩa Marx cách đây gần 40 năm mà lại gần giống như những gì ai đó mới lần đầu lên tiếng gần đây:
“Chủ nghĩa Mác chỉ là không tưởng
Trái với bản chất con người, reo rắc tai ương

Nếu cứ ngu si ôm mãi chủ nghĩa này
Nếu cứ thẳng tay bóp mãi dạ dầy
Đất nước nở mặt nở mày làm sao được nữa!
Dân tộc ta phải quăng ngay nó vào bếp lửa
Nồi cơm mới có thể mong đầy
Tự do, no ấm mới sum vầy”

(“Chủ nghĩa Mác”, 1984)
Có thể nói, so với tuổi đời của bản thân, Hoa địa ngục đã nhận thức được rất sớm và cũng dám phê phán bác bỏ rất sớm, mặc dù không hệ thống, về ba trụ cột chính của quyền lực cộng sản tại Việt Nam: Đảng, Bác, Marx-Lenin.
Nếu nhìn lại “Nhân văn-Giai phẩm” và “Xét lại chống Đảng”, những hoạt động và biến cố xảy ra gần trước và sau so với Hoa địa ngục, trong ánh sáng nhận thức về ba trụ cột đó thì lại thấy nhận thức củaHoa địa ngục còn sớm cả so với thời đại nữa. Trong “Nhân văn-Giai phẩm” đã có những tiếng nói, bài viết và thái độ bất ưng, phê phán sâu sắc về sự chà đạp nhân quyền cơ bản hay vấn đề pháp trị của Đảng và có thể có cả những phê phán ẩn dụ về lãnh tụ nữa nhưng tất cả vẫn còn hoàn toàn trên tinh thần chấp nhận Đảng, tránh xa vấn đề “Bác” và không hề đề cập đến Marx-Lenin. Ở “Xét lại chống Đảng” cũng tương tự, chỉ là không đồng ý với chính sách của Đảng lúc đó, còn về chủ nghĩa Marx-Lenin, Hồ Chí Minh và Đảng đều vẫn được tôn trọng – tinh thần này gần như vẫn được các cựu thành viên của các biến cố đó giữ nguyên cho đến tận gần cuối những năm 1990.
Nhìn lại bối cảnh khắc nghiệt, tăm tối của Hoa địa ngục cách đây gần nửa thế kỷ và thực trạng hôm nay còn rất nhiều bậc trí giả vẫn tự coi Đảng, Bác là những thứ húy kỵ, lại càng thấy cái ghê gớm nhất, đáng kính phục nhất của Hoa địa ngục: không phải là bản lĩnh tù đày, kiên gan trong cô đơn hay trường thơ tố cáo in trong trí nhớ, mà là sự nhìn ra sớm, nhìn thấy triệt để nhưng lại không giấu mọi người về cái Ác rất to lớn – cái Ác ở tầm quốc gia, dân tộc.
Hoa địa ngục đương nhiên phải chia tay trần thế nhưng chắc chắn không bao giờ phải đi về địa ngục.
© 2012 pro&contra

[i] Các bài thơ trích dẫn ở đây đến từ hai nguồn: Hoa địa ngụcThơ Nguyễn Chí Thiện





Thơ Nguyễn-Chí-Thiện (sắp theo thứ-tự thời-gian sáng-tác)

Posted on 03/10/2012 by Lê Thy

(sắp theo thứ tự thời gian sáng tác do Lê Thy sưu tầm.
Xin bấm trên tựa bài trong Mục-lục dưới đây để đọc)


  1. Tôi thường đi qua (1959)
  2. Nắng đã lên rồi (1961)
  3. Lạc giống đem trồng (1962)
  4. Mẹ tôi (1963)
  5. Có thể cô ta (1964)
  6. Thương đôi mắt (1964)
  7. Anh gặp em (1965)
  8. Cánh thơ (1965)
  9. Ðất này (1965)
  10. Xuất cơm tối (1966)
  11. Những thiếu nhi (1966)
  12. Anh có biết (1966)
  13. Xưa Lý Bạch (1967)
  14. Không một chỗ (1967)
  15. Từ vượn lên người (1967)
  16. Tôi là bạn (1967)
  17. Tôi có thể ăn (1968)
  18. Này Nã Phá Luân (1968)
  19. Toàn toán đan (1968)
  20. Gởi Bertrand Rút Xen (1968)
  21. Sao có thể sống (1968)
  22. Không có gì qúy hơn độc lập tự do(1968)
  23. Tôi nhắm mắt (1969)
  24. Những tâm hồn mơ ước (1970)
  25. Mùa Ðông (1970)
  26. Bác Hồ rồi lại….(1970)
  27. Bước theo nỗi buồn(1970)
  28. Thơ của tôi (1970)
  29. Một tay em trổ (1971)
  30. Những võ sĩ (1971)
  31. Tôi chưa sống (1971)
  32. Tôi không tiếc (1971)
  33. Lý tưởng (1971)
  34. Từ tư tưởng (1971)
  35. Ðất nước tôi (1971)
  36. Sẽ có một ngày (1971)
  37. Ðược nghe Bà (1972)
  38. Ðảng đầy tôi (1972)
  39. Ðồng lầy (1972)
  40. Từ trẻ tới già (1973)
  41. Thế lực Ðỏ (1973)
  42. Núi (1973)
  43. Tôi im lặng (1974)
  44. Miếng thịt lợn (1974)
  45. Hãy cho qua (1975)
  46. Cuộc chiến đấu nầy (1975)
  47. Khi Mỹ chạy (1975)
  48. Thơ của tôi (1975)
  49. Ðừng sợ (1975)
  50. Khi muối chát (1976)
  51. Trong bóng đêm (1976)
  52. Ðất thảm (1976)
  53. Nếu ai hỏi (1976)
  54. Ðói, Khổ, Nghèo (1978)
  55. Nắng chang chang (1978)
  56. Ði về đâu (1978)
  57. Bóng ai (1978)
  58. Lệnh tha (1979)
  59. Sự đày ải (1979)
  60. Ta hỏi Ngươi (1979)
  61. Nàng Thơ (1979)
  62. Nhà văn (1980)
  63. Con thành thi nhân (1980)
  64. Ðảng ta (1980)
  65. Bác Hồ (1981)
  66. Chuyện tù (1981)
  67. Tuyệt thực (1982)
  1. Nếu cỏ (1982)
  2. Con trâu (1982)
  3. Những nàng Kiều (1982)
  4. Triệu cuộc đời (1982)
  5. Tôi đã tiếp thu (1983)
  6. Lúc đầu (1983)
  7. Mấy cái đầu (1984)
  8. Chủ nghĩa Mác (1984)
  9. Ðón Xuân (1984)
  10. Ngày Tết (1984)
  11. Nhớ thủa còn (1984)
  12. Anh như cô hồn (1984)
  13. Lâu lắm rồi (1985)
  14. Có tiếng còi tàu (1985)
  15. Nàng Thơ (1985)
  16. Tù lao thăm thẳm (1986)
  17. Trái tim hồng (1986)
  18. Người cao (1986)
  19. Ta nhớ (1986)
  20. Nhìn suất cơm (1987)
  21. Tù ăn chay (1987)
  22. Tù ăn đủ thứ (1987)
  23. Ta muốn (1987)
  24. Có những con thuyền (1987)
  25. Một đêm thức (1987)
  26. Ðất nước (1988)
  27. Nhà thơ ơi (1988)
  28. Văn là (1988)
  29. Ai đếm
  30. Trên khoảng trời xanh
  31. Cửa vào tim
  32. Tù chính trị
  33. Buồng tim chế độ
  34. Giật mình
  35. Trại khổ sai
  36. Chị tôi
  37. Hoa Ðịa Ngục
  38. Hoa độc
  39. Tiếng vọng từ đáy vực
  40. Hũ gạo
  41. Có những con đường
  42. Cây
  43. Nhớ
  44. Ðoàn Tụ
  45. Chia Lìa
  46. Trơ trọi
  47. Giả thử
  48. Chó đói
  49. Lòng xưa
  50. Tàn tắt
  51. Trôi về đâu
  52. Cộng sản
  53. Kẻ khát
  54. Hoả lò
  55. Hoả lò
  56. Tên hề
  57. Thần Hổ
  58. Cắt dạ dày
  59. Nhũng mảnh mộng tình
  60. Hồng vân
  61. Con tàu thơ
  62. Hờn căm
  63. Bóng hồng dương thế
  64. Bàn tay nhăn nheo
  65. Thiêu thân
  66. Trời mơ
  67. Ðảng
  68. Người và Chó

TÔI THƯỜNG ÐI QUA
Tôi thường đi qua phố
Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ
Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo
Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên
Dốc tàn hơi thổi đứt đoạn như rên
Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Ðảng
Ðã mang lại Ấm no và Ánh sáng!
Một buổi sớm anh hình như choáng váng
Gục xuống đường tiêu rớt sang bên
Tôi vội vàng chạy lại đỡ anh lên
Anh chỉ khẽ rên: Trời, đói quá!
(1959)
NẮNG ÐÃ LÊN RỒI
Nắng đã lên rồi, hè đã sang
Trước sân yên tĩnh bóng cây bàng
Anh em tù phạm đem chăn áo
Phơi khắp sân và giây thép cao
Quần áo chăn màn tuy chẳng mới
Phần đông rách và mầu bạc phai
Nhưng những con người trong khổ ải
Trầm ngâm ve vuốt, lo ngày mai
Bỗng dưng tôi thấy lòng bồi hồi
Vì tôi nghĩ tới ngày tháng trôi
Và vì những thứ phơi trong nắng
Là cả đông buồn trước mắt tôi
(1961)
LẠC GIỐNG ÐEM TRỒNG

Lạc giống đem trồng trộn lẫn tro phân
Ðể tránh tù ăn, nhưng vô tác dụng
Trộn D. D. T thử xem dám đụng ?
Kết quả là đớp vụng hàng cân !
Ngấm thuốc lạc giống không nẩy một nhân
Ðảng đã hoàn thành kế hoạch Ðông Xuân !
(1962)

MẸ TÔI
Mẹ tôi trong những ngày giỗ chạp
Thường ngồi chắp tay cầu khấn giờ lâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Tôi chỉ thấy mẹ dùng khi lễ bái
Ðời của tôi nhiều khổ đau oan trái
Mẹ bao giờ cũng cầu nguyện cho tôi
Ðứa con trai tù tội mấy phen rồi
Hàng nước mắt chảy dài trên má mẹ
Ngồi bên mẹ, tôi thấy mình nhỏ bé
Tình thương yêu của mẹ lớn bao nhiêu
Mẹ ơi, con lòng chỉ nguyện một điều
Ðược gần sống, đừng lìa xa khỏi mẹ!
Giờ hẳn mẹ mỗi khi ngồi cầu lễ
Cho đứa con tù bệnh chốn rừng sâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Phải đẫm ướt biết bao hàng nước lệ!
(1963)

CÓ THỂ CÔ TA
Có thể cô ta là người trong sách
Và hình như đã hiểu tôi nhiều
Biết đâu rồi, tôi chẳng được yêu
Yêu tha thiết, chân thành, trong sạch
Từ buổi đó, tháng ngày tôi cọc cạch
Ðạp chiếc xe tàng tới hiệu cô ta
Mua con tem, thiếp giấy gọi là
Tiền chẳng có, gia đình tôi thanh bạch
Song mấy năm rồi tôi chỉ là người khách
Chung thủy, hơi buồn, chẳng nói bao nhiêu
Hình ảnh cô ta như áng mây chiều.
Gợi thương nhớ mơ hồ, xa cách
(1964)

THƯƠNG ÐÔI MẮT
Thương đôi mắt không dám nhìn cái đẹp
Sợ rằng cái đẹp không vui!
Ðôi mắt sẽ ngượng ngùng cúi xuống
Bàn chân thầm lặng quay đi……
Ðôi mắt Trương Chi
Ðôi mắt sinh ra đã nhìn đáy nước
Nấm mồ định trước, xanh trong…
Năm tháng xuôi giòng…lãnh đạm
(1964)

ANH GẶP EM
Anh gặp em trong bốn bức rào dầy
Má gầy, mắt trũng
Phổi em lao, chân em phù thũng
Gió lạnh từng cơn rú qua thung lũng.
Em ngồi run, ôm ngực còm nhom
Y sĩ công an nhìn em, thôi nạt nộ om sòm.
Em ngồi lọt thỏm
Giữa bọn người vàng bủng co ro
Những tiếng ho
Những cục đờm mầu
Mớ tóc rối đầu em rũ xuống
Mình em, teo nhỏ, lõa lồ…
Em có gì đâu mà em xấu hổ!
Em là đau khổ hiện thân
Ngấn lệ đêm qua còn dấu hoen nhòa
Trên gò má tái
Trong lòng anh bấy lâu nay xám lại.
Nhìn em, lệ muốn chảy dài
Anh nắm chặt bàn tay em hơi rụt lại
Em nhìn anh, mắt đen, tròn, trẻ dại
Nước da xanh mái thoáng ửng mầu
Trong quãng đời tù phiêu dạt bấy lâu
Ðau ốm một mình tội thân em quá!
Chắc đã nhiều đêm em khóc như đêm qua
Khóc mẹ, khóc nhà.
Khóc buổi rời miền Nam thơ ấu
Chân trời hun hút nay đâu?
Rồi đây, khi nằm dưới đất sâu.
Em sẽ hiểu một điều
Là đời em ở trên mặt đất
Ðất nước đè em nặng chĩu hơn nhiều!
Nhưng nghĩ lúc thân mình bó trong manh chiếu
Anh biết lòng em kinh hãi hơn ai
Khi gió bấc ào qua vách ải
Những manh áo vải
Tả tơi
Vật vã
Vào thịt da..
Em có lạnh lắm không?
Mưa gió mênh mông
Thung lũng sũng nước bùn
Bệnh xá mối đùn,ẩm mốc
Những khuôn mặt xanh vàng gầy dộc
Nhìn nhau, đờ đẫn, không lời.
Nhát nhát em ho
Từng miếng phổi tung rời
Bọt sùi, đỏ thắm!
Em chắc oán đời em nhiều lắm.
Oán con tàu tập kết Ba Lan
Trên sóng năm nào
Ðảo chao
Ðưa em rời miền Nam chói nắng..
Sớm qua ngồi, tay em anh nắm
Muốn truyền cho nhau chút tình lửa ấm.
Mặc bao ngăn cấm đê hèn
Sáng nay em không trống không kèn
Giã từ cuộc sống
Xác em rấp trên đồi cao gió lộng.
Hồn anh trống rỗng, tả tơi…
(1965)

CÁNH THƠ
Ôi cánh thơ nhẹ nhàng là thế
Mà sao sợ hãi giam cầm?
Bởi cánh thơ chỉ là cánh chim,
nhưng cánh chim báo bão
Lại không phải bão thông thường,
mà bão trong tim
(1965)

ÐẤT NÀY
Ðất này chẳng có niềm vui
Ngày quệt mồ hôi, đêm chùi lệ ướt
Trại lính, trại tù, người đi không ngớt
Người về thưa thớt dăm ba
Trẻ con đói xanh như tàu lá
Cày bừa phụ nữ đảm đang
Chốn thôn trang vắng bóng trai làng
Giấy báo tử rơi đầy mái rạ
Buồn tất cả
Chỉ cái loa là vui!
(1965)
XUẤT CƠM TÔI
Xuất cơm tôi một hôm đánh đổ
Tôi còn đương đau khổ nhìn theo
Thì nhanh như một đàn heo
Bốn, năm, đầu bạc dẫm trèo lên nhau
Bốc ăn một loáng sạch làu
Miếng cơm, miếng đất, lầu bầu chửi nhau!
(1966)

NHỮNG THIẾU NHI
Những thiếu nhi điển hình chế độ
Thuở mới đi tù trông thật ngộ!
Lon xon không phải mặc quần
Chiếc áo tù dài phủ kín chân
Giờ thấm thoát mười xuân đã lớn
Mặt mũi vêu vao, tính tình hung tợn
Mở miệng là chửi bới chẳng từ ai
Có thể giết người vì củ sắn củ khoai!
(1966)

ANH CÓ BIẾT
Anh có biết giữa lao tù cay đắng
Rét không quần, không áo, đập hàm răng
Ðói xương sườn, xương sống chồi căng
Ốm không thuốc thân tàn xem khó thắng
Tôi vẫn có những đêm dài thức trắng
Tạo vần thơ câm lặng, anh ơi !
(1966)

XƯA LÝ BẠCH
Xưa Lý Bạch ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Rồi cúi đầu thương nhớ quê hương
Nay tôi ngẩng đầu nhìn nhện giăng bụi bám
Cúi đầu giết rệp nhặt cơm vương
Lý Bạch rượu say gác lên bụng vua Ðường
Tôi đói lả gác lên cùm rỉ xám
Lý Bạch sống thời độc tôn u ám
Phong kiến bạo tàn chưa có tự do
Tôi sống thời cộng sản ấm no
Hạnh phúc tự do, thiên đường mặt đất
Rủi Lý Bạch, mà may tôi thật!
(1967)

KHÔNG MỘT CHỖ
Không một chỗ trên con tầu quả đất
Tôi là người hành khách bơ vơ
Lỡ chuyến, lầm ga, mất cắp, bây giờ
Ðứng chen chúc trên sàn toa bẩn nhất
Sàn một toa đen dành cho súc vật
(1967)

TỪ VƯỢN LÊN NGƯỜI
Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao năm?
Xin mời thế giới tới thăm
Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm!
Tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm
Rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
Khoai sắn tranh giành cùm, bắn, chém, băm
Ðánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm!
Loài vượn này không nhanh mà rất chậm
Khác vượn thời tiền sử xa xăm
Chúng đói chúng gầy như những cái tăm
Và làm ra của cải quanh năm.
Xin mời thế giới tới thăm!
(1967)
TÔI LÀ BẠN
Tôi là bạn của cô gái đĩ
Ế khách ngồi ngủ gật ở vườn hoa
Tôi chẳng có gì an ủi cô ta
Ngoài tình cảm chan hòa và không khinh bỉ
Tôi là anh của những em nhỏ tí
Xó chợ đầu đường, ăn cắp vặt nuôi thân
Bé tí hon mà tù tội bao lần
Miệng tục tĩu, hồn như trang giấy trắng!
Tôi là con lão ăn mày cay đắng
Không gia đình, tàn phế lắt lay
Mời lão xơi một bữa rượu thực say
Nghe lão khóc kể những ngày xa cũ
Tôi, tóm lại, là trái tim ủ rũ
Thông cảm với nhiều số phận bùn đen
Vì chính tôi, tôi là gã nhiều phen
Khổ đói, lao tù, nhục khinh nếm đủ!
(1967)
TÔI CÓ THỂ ĂN
Tôi có thể ăn vài cân sắn sống
Ngon lành như nhai kẹo xô-cô-la!
Bạn phục tôi tài hơn cả lợn là?
Tôi đương sống trong nhà giam Việt- Cộng!
* * *
Mùa đông rét, ào ào gió lộng.
Ðứng ngâm mình vớt nứa giữa giòng sông
Bạn tưởng tôi xương sắt, da đồng?
Tôi đương sống trong nhà giam Việt Cộng!
* * *
Chỗ tôi nằm sáu mươi phân chiếu rộng
Hai người bên, một hủi, một ho lao.
Bạn bảo tôi còn biết làm sao?
Tôi đương sống trong nhà giam Việt Cộng!
(1968)
NÀY NÃ -PHÁ-LUÂN
Này Nã- Phá – Luân, này César
Sao nỡ đẩy bạn các con ngã thế!
Mẹ sợ lắm cái trò chơi hoàng đế
Mà các con thời quá say mê
Chẳng thương các mẹ già
Lệ rơi thấm đá !
(1968)
TOÀN TOÁN ÐAN
Toàn toán đan đôi, chất chồng một xó
Sàn dưới, sàn trên như hấp như nung
Bị lèn như trong một chiếc cạp lồng
Hơi đất hơi người bốc lên, thở khó!
Quần áo nồng hơi giăng đầy đây đó
Muỗi rệp tung hoành, chuột gián lông nhông
Mùi hố tiêu, hố tiểu cùng xông
Hủi, suyễn, ho lao, điên rồ, náo động!
Cứ như thế lui lần sự sống
Cứ như thế rụng dần từng mống…
(1968)

GỬI BERTRAND RÚT-XEN
Ông là một bậc triết nhân
Nhưng về chính trị ông đần làm sao
Ông bênh Việt Cộng ồn ào
Nhưng ông hiểu chúng tị nào cho cam
Mời ông tới Bắc Việt Nam
Xem nô lệ đói phải làm ra sao
Mời ông tới các nhà lao
Xem bò, lợn được đề cao hơn người
Không ai kêu nổi một lời
Mồm dân Ðảng khóa đã mười mấy năm!
Xem rồi ông mới hờn căm
Muốn đem bọn chúng ra băm ra vằm
Tuổi ông ngót nghét một trăm
Nhưng thua cậu bé mười lăm đói gầy
Về môn ” Cộng sản học” này!
(1968)

SAO CÓ THỂ SỐNG
Sao có thể sống thế này được mãi?
Hiện tại hung tàn đâm suốt tương lai
Quá khứ là chi? Một chuỗi ngày dài
Bị sắt thép nghiền tan, thảm hại!
* * *
Là võ sĩ đời treo găng mãi mãi
Ngay từ khi chưa kịp bước lên đài
Bị Mác Lê ập lại đánh thua dài
Nằm đo ván trong mưa rầu nắng dãi!
* * *
Là thi sĩ có hồn thơ khắc khoải
Có cuộc đời hạnh phúc sớm ly khai
Có niềm tin nát vụn ở ngày mai
Có tù, bệnh cặp kè nhau hủy hoại
* * *
Tôi sống mãi những ngày quằn quại
Những ngày khao khát sắn và khoai
Những ngày chôn sống cả đời trai
Trừ khí khái, tình thương, lẽ phải !
(1968)

KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN
ÐỘC LẬP TỰ DO
Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Ðộ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
Ðường nó đi trùng điệp bất nhân
Hầm hập trời đêm nguyên thủy
Ðói khổ dựng cờ đại súy
Con cá lá rau nhát nhầu quản lý
Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký
Tiếng thở, lời than đan họa ụp vào thân
Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
Nạn nhân của đường lối ” khoan hồng chí nhân” của nó.
Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Ðất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Ðảng nó
Ðó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Ðộc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Ðất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to!
(1968)

TÔI NHẮM MẮT
Tôi nhắm mắt nằm yên, không ngủ
Kẻng báo rền vang, sáng tự bao giờ
Tôi nằm yên, không nghĩ ngợi, không mơ
Mà lịm chết trong bóng mờ ủ rũ
Bóng mẹ cha già đớn đau hóa mụ
Ðêm tối mênh mông đốm lửa vật vờ
Bóng cuộc đời tôi lặng vắng như tờ
Thất thểu, bơ vơ, khóc cười lỡ dở
Bóng nhợt xám vài mối tình khổ sở
Lảo đảo đi về, tuyệt vọng, âm u
Bóng hình tôi ho ra máu, lưng gù
Mở mắt ra : sừng sững bóng trại tù
(1969)

NHỮNG TÂM HỒN MƠ ƯỚC
Tôi đã biết những tâm hồn mơ ước
Hóa oan hồn, không siêu thoát lang thang
Dưới bóng cờ ma máu lửa đỏ vàng
Rên xiết đau thương, giận hờn đất nước
(1970)
MÙA ÐÔNG
Mùa Ðông ập tới đêm rừng giá
Gió bấc mưa dầm lướt thướt qua
Củ khoai hà dím thành vô giá
Bệnh cũ âm thầm lại phát ra
Lũ tôi đã đoán bao người ngã
Trong vụ đông này khó đứng qua
Thân xác hình như nan cốt mã
Mong cầu Ðông giá nới tay tha !
(1970)
BÁC HỒ RỒI LẠI
Bác Hồ rồi lại Bác Tôn!
Cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng
Nước da hai bác màu hồng
Nước da các cháu nhi đồng màu xanh
Giữa hai cái mặt bành bành
Những khăn quàng đỏ bay quanh cổ cò!
(1970)
BƯỚC THEO NỖI BUỒN
Bước theo nỗi buồn, vĩnh biệt niềm vui
Hành trang có mồ hôi đất bụi
Chút tiền vốn_ thơ và mơ- nhẵn túi
Xó toa đen thôi chịu khó quen mùi
Chuyến xe đời lửa đỏ táp qua mui
Ðâu vũ bão xoay vần sông với núi?
(1970)
THƠ CỦA TÔI
Thơ của tôi không phải là thơ
Mà là tiếng cuộc đời nức nở
Tiếng cửa nhà giam ngòm đen khép mở
Tiếng khò khè hai là phổi hang sơ
Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ
Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ
Tiếng răng lạnh đập vào nhau khổ sở
Tiếng dạ dày đói lả bóp bâng quơ
Tiếng tim buồn thoi thóp đập bơ vơ
Tiếng bất lực trước muôn ngàn sụp lở
Toàn tiếng của cuộc đời sống dở
Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ!
(1970)
MỘT TAY EM TRỔ
Một tay em trổ: Ðời xua đuổi
Một tay em trổ: Hận vô bờ
Thế giới ơi, người có thể ngờ
Ðó là một tù nhân tám tuổi!
Trên bước đường tù tôi rong ruổi
Tôi gặp hàng ngàn em bé như em!
(1971)
NHỮNG VÕ SĨ
Những võ sĩ tài ba tuyệt đích
Ðể luyện rèn đau đớn nề chi
Hóa thân thành bị cát vô tri
Ðể sau đó hóa thành vô địch
Nghề văn sĩ giống y nghề võ sĩ
Muốn nên tài cần phải chịu đòn đau
Những cú vào tim, những cú nhiệm màu
Giúp cho nó đập ra tình ra ý
(1971)
TÔI CHƯA SỐNG
Tôi chưa sống cuộc đời tôi định sống
Tôi còn yêu bao giấc mộng thương yêu!
Philippovna, Marguerite, Thúy Kiều
Chiều Mạc Tư Khoa, nắng lòa đất thánh
Ðêm Danube nước trời sao lấp lánh
Ánh niềm vui trong hốc mắt người thân
Những vần thơ trong lao ngục nhục nhằn
Những khoản chót sâu vào tim óc khắc
Những khoản lớn lên là tôi đã mắc
Ước mong gì trang trả nữa anh ơi!
(1971)
TÔI KHÔNG TIẾC
Tôi không tiếc khi bị đời sa thải
Thân thể vùi tan rữa, hóa bùn đen
Nhưng vần thơ trong đêm tối đê hèn
Cùng rệp muỗi viết ra mà bị mất
Tôi sẽ tiếc, khóc âm thầm trong đất
(1971)
LÝ TƯỞNG
Lý tưởng, quang vinh, mộng tình, lẽ sống
Chuyện trên trời dưới biển xa xôi!
Thú thực là dân đói chúng tôi
Chỉ mơ ước được no bằng con vật
Vì giấc mơ được làm con người đã mênh mông
không thành sự thật
Lại rũ tù cả lũ như chơi!
Gạo, sắn, ngô, khoai- Tứ chướng trên đời
Quấn chặt, rối bời, điêu đứng!
(1971)
TỪ TƯ TƯỞNG
Từ tư tưởng bước sang hành động
Phải có cầu ngôn ngữ giao thông
Trên giòng sông chuyên chính mênh mông
Ðừng nghĩ chuyện xây cầu bắc cống!
Song ngôn ngữ ngày đêm vẫn sống
Âm thầm đưa tư tưởng sang sông
Qua muôn trùng hệ thống xiềng gông
Ðảng ra sức dựng thay cầu cống
Thoát khỏi đầu là tư tưởng sống
Sẽ có ngày tạo những kỳ công!
(1971)
ÐẤT NƯỚC TÔI
Ðất nước tôi yếu nghèo bé nhỏ
Lại chịu toàn tai họa quá to
Ðồng bào tôi sống yên lành như thỏ
Cũng mỏi mòn tù ngục nằm co
Các loại mồ hôi đều chảy vào kho
Máu nhuộm cờ, hoa trưng bày đây đó
Mắt địa cầu cận thị lòi to
Lệ cứ tha hồ lụt nhỏ
Miễn là mùi xoa thay thành cờ đỏ
Vẫy mừng bọn cướp tự do
Ðạo mạo, thung dung trên tàn tro xương xọ
Tôi không nhớ hết tên bọn nó
Duẩn, Giáp, Hồ Hề, Chinh Xu gì đó !
(1971)
SẼ CÓ MỘT NGÀY
Sẽ có một ngày con người hôm nay
Vất súng, vất cùm, vất cờ, vất Ðảng
Ðội lại khăn tang, đêm tàn ngày rạng
Quay ngang vòng nạng oan khiên
Về với miếu đường, mồ mả gia tiên
Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
Bao hận thù độc địa dấy lên
Theo hương khói êm lan, tan về cao rộng
Tất cả bị lùa qua cơn ác mộng
Kẻ lọc lừa, kẻ bạo lực xô chân
Sống sót về đây an nhờ phúc phận
Trong buổi đoàn viên huynh đệ tương thân
Ðứng bên nhau trên mất mát quây quần.
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ bồi hồi kính cẩn
Ðặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên tả trắng thắng cờ hồng!
Tiếng sáo mục đồng êm ả
Tình quê tha thiết ngân nga
Thay tiếng ” Tiến quân ca”
Và Quốc tế ca
Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la!
(1971)
ÐƯỢC NGHE BÀ
Ðược nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thật là đáng chết!
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước Nhân dân, trước Ðảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội!
Ðó là lời một cụ đồ ở ngoại thành Hà nội
Trước đấu trường giăng giối với con
(1972)
ÐẢNG ÐẦY TÔI
Ðảng đầy tôi trong rừng
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn, sừng tê
Ðảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu
Ðảng vùi tôi trong đất nâu
Mong tôi hóa bùn đen dưới đó
Tôi hóa thành người thợ mỏ
Và đào lên quặng quý từng kho
Không phải quặng kim cương hay quặng
vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏ.
Mà quặng uranium chế bom nguyên tử
(1972)
ĐỒNG LẦY
Ngày ấy, tuy xa mà như còn đấy
Tuổi hai mươi, tuổi bước vào đời
Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi
Bốn phía bao la chỉ thấy
Chân mây, rộng mới tuyệt vời.!
Ngất ngây, làm sao ngờ tới.
Bùn đọng hồ ao mạn dưới phục chờ!
Tuổi hai mươi tuổi của không ngờ.
Không sợ!
Viễn vông đẹp tựa bài thơ
Mơ ước
Ðợi chờ
Vĩ đại.
Nhưng rồi một sớm đầu thu mùa thu trở lại
Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại
Ngỡ cờ sao rực rỡ.
Tô thắm màu xứ sở yêu thương
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường.
Hung bạo phá bờ kim cổ.
Tiếng mối giường rung đổ chuyển non sông.
Mặt trời sự sống.
Thổ ra từng vũng máu hồng.
Ôi tiếc thương bao mùa lúa vun trồng.
Một mùa thu nước lũ.
Trở thành bùn nước mênh mông
Lớp lớp sóng hồng man dại.
Chìm trôi quá khứ tương lai.
Máu,lệ, mồ hôi, rớt rãi
Ði về ai nhận ra ai!
Khiếp sợ, sững sợ, tê dại!
Lịch sử quay tít vòng ngược lại
Thời hùm beo rắn rết công khai
Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai
Ðúng lúc đất trời nhợt nhạt
Bọn giết người giảo hoạt.
Nâng cốc mừng thắng lợi liên hoan.
Ðiệu nhạc cơ hàn thăm thẳm miên man.
Ðiệp khúc lìa tan thúc dục
Ngục tù cất bước oan khiên.
Thành thị thôn quê sơn hải trăm miền.
Hội tụ!
Bãi sú, bờ lau, rừng rú.
Thây người vun bón nuôi cây.
Ðạo lý tối cao của xứ đồng lầy.
Là lừa thầy phản bạn
Và tuyệt đối trung thành vô hạn.
Với Ðảng, với Ðoàn, với lãnh tụ thiêng liêng.
Hạt thóc, hạt ngô phút hóa xích xiềng.
Họa phúc toàn quyền của Ðảng.
Dần dà năm tháng.
Mắt ngả vàng, da sắc xám
Ði về ai nhận ra ai?
Ôi, ngàn hoa run tái!
Ðáng thương giữa chốn đồng lầy.
Sậy úa lau gầy,lạc loài thảm hại
Rồi đây, khi mặt trời thức dậy.
Chắc là hoa đã tàn phai.
Chẳng còn được thấy!
Tôi vẫn ngồi yên mơ màng như vậy
Mặc cho đàn muỗi quấy rầy.
Bóng tối lan đầy khắp lối.
Không còn phân biệt nổi.
Trâu hay người lặn lội phía bờ xa.
Gai ốc nổi trên da
Cái họa áo cơm không chừa ai hết!
Buồn nghĩ tới chuyện xưa thần chết.
Cùng lão tiều đốn cũi già nua.
Tôi ngước trông xem có một ngôi chùa.
Ngôi chùa đã trở thành huyễn mộng.
Con ác điểu hoài nghi xù đôi cánh rộng.
Truy lùng mồ mả cha ông.
Thánh thất miếu đường xáo động.
Con thuyền chở đạo nghiêng trao.
Sóng gió thét gào, man rợ.
Tiếng sinh sinh nức nở, âm thầm.
Mặt đất tím bầm, tiết đọng.
Lá cờ lật lọng.
Nhân buổi dương tàn âm thịnh cao bay!
Thần tượng cuồng quay, hình thay lốt rũ
Hang Pắc Bó hóa thành hang ác thú.
Bác Hồ già hóa dạng bác Hồ Ly.
Ðôi dép lốp nặng bằng trăm đôi dép sắt.
Bộ kaki vàng vàng như mắt dân đen.
Quỷ quái, đê hèn lừa đảo!
Gia tài tra khảo cướp trơn tay.
Từ buổi quỷ vương hớn hở mặt mày.
Ðứng trước Ðảng kỳ trịnh trọng.
Ðọc lời khai mạc thuở hoang sơ.
Tụ tập đảng viên đại hội dưới cờ.
Nguyện đem cuộc đời hơi thở.
Ðạp bằng, phá vỡ.
Ngàn năm văn hiến ông cha.
Ảo vọng dựng lên một thứ sơn hà.
Mê muội,nặng nề không hề nghiêng ngã.
Nó lùa, nó thả.
Lũ mặt người dạ thú xông ra.
Khiến đồng xa.
Nơi mấp mô mồ mả.
Các hồn ma cũng hả vong linh.
Vì thấy địa ngục của mình.
Còn ít nhục hình hơn dương thế!
Mạng sống không bằng con giun con dế.
Ðầu ngửng lên tuy nhìn thấy trời xanh.
Mà chân không thể nào rút khỏi.
Vũng lầy man mọi hôi tanh.
Ma quỉ rình canh, nghiệt ngã.
Rau cháo cầm hơi, mồ hôi tầm tã
Bọn sậy lau đã chán cả chờ trông.
Hầu cam phận sống trong bùn xám
Ðời càng u ám.
Quỷ vương càng đình đám liên hồi.
Ôi, dần dà tôi không phải là tôi.
Một khối rũ mòn nhức nhối
Mang đầy mộng ước thiu ôi.
Nếu tôi đổ mồ hôi
Mồ hôi sẽ hòa máu phổi.
Nhưng những niêu cơm quá vơi mà Ðảng đem phân phối.
Không nhường thịt gân một chỗ để đàn hồi!
Bao đêm rồi tôi nguyện luyện hồn tôi
Trút bỏ buồn đau tiếc hối.
Nén dập hờn căm dữ dội
Ngày đêm dìm luộc thân tôi.
Nhão nhừ, nóng hổi!
Nhưng làm sao trút và nén nổi.
Nhưng làm sao điếc, mù, câm nổi.
Khi con người chưa sống được bao nhiêu.
Cũng như khi chưa yêu mến thật nhiều
Làm sao biết ghét!
Chỉ quả bóng xì hơi đã bẹp
Mới để cho Người_ Ðịnh mệnh_ dẵm lên trên
Còn những đại dương sóng dậy vang rền.
Chỉ dịu lắng khi mệt vì bão táp!
Tôi ngồi yên nghe thời gian chậm chạp
Mang tâm hồn thấm hết cảnh trăng suông
Trên đồng không nước lội sông buông
Cây cỏ,lạnh mờ hoang vắng.
Ôi những bờ xa lời xanh nhạc nắng.
Nếu có kẻ cho đời là cay đắng.
Hãy vào đây nếm thử vị đồng lầy.
Cho dạ dầy, óc, tim , lưỡi , cổ.
Biết biệt phân tân khổ ngọt bùi!
Giữa biển vui không hiểu tiếng cười.
Là những kẻ cuộc đời chưa dậy sóng.
Trời cao, biển rộng có cũng như không!
Một tiếng quạ đêm ảo não rỏ xuống đồng.
Tôi tỉnh hẳn trở về cơn ác mộng.
Muỗi nhơn nhơn từng đàn vang tiếng động
Những con cưng của ngừng đọng tối tăm.
Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm.
Nên chúng tưởng màu đen là ánh sáng!
Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng
Chửi bới mặt trời, ca ngợi đêm đen.
Lũ sậy lau còm cõi đứng chen.
Hơi có gió là cúi đầu rạp hết.
Bát ngát xung quanh một mầu khô chết
Ðồng lầy mỏi mệt.
Lặng câm, lũ kiến đi về.
Ôi, cuộc đời hay một cơn mê,
Mà người, ngựa, trâu bò giống nhau đến thế!
Những chiếc sơ mi bỏ ngoài để che bụng phệ.
Ði về chễm chệ xe “dim”
Lúc vuốt xoa
Lúc hăm dọa.
Lúc gật gù
Với một lũ lù lù rác rơm ẩm mốc
Những loài thảo mộc.
Ngu ngốc, ù lì , nhẫn nhục
Nằm đợi ngày tàn mục thối tha
Mặc cuốc kêu thê thảm đêm ngày.
Xác gầy, khổ não!
Bọn gỗ đó phải chờ giông bão.
Mới chịu ào ào nhổ rễ đứng lên.
Nhưng hình như Trời đã bỏ quên
Mảnh đất đồng lầy xám ngắt.
Như tôi vẫn ngồi đây héo hắt
Mắt thâm quầng trông ngóng trời xanh
Bốn chung quanh ếch nhái vẫn đồng thanh
La ó mong làm hỏng tim hư óc.
Ðể trai tráng say mùi chết chóc.
Ðể người già yên vui tang tóc.
Tóm lại là để tình nguyện ly tan.
Nhưng mặt trời mùa thu mà như tiết đại hàn.
Súng ống từng đoàn run run, nhớn nhác.
Ðảng lùa đi, tan tác, thương vong.
Mái ngói, mái gianh lệ thảm ròng ròng.
Nhỏ xuống bốc hơi trong lòng vạc bỏng.
Ðảng dữ thét gào, hóc xương ngang họng.
Giọng thều thào, gượng gạo hung hăng.
Lưới thép nền chuyên chính tung quăng
Khốc liệt, bậy xằng, ức oan, cay đắng
Dân đen tay trắng cam đành.
Từ rừng núi hoang vu tới phố xá thị thành.
Từ hải đảo xa xôi tới ruộng đồng bát ngát
Mặc áo vàng cảnh sát.
Tràn lan, nhợt nhạt cả màu xanh!
Cuộc sống đồng lầy rộp rát, nhoét tanh
Bom đạn chiến tranh còn giật giành chút xương da thảm hại.
Cái cảnh mười đi, hai ba trở lại.
Caí cảnh một trai giành nhau chín gái.
Ðương diễn ra và sẽ còn diễn mãi
Nếu Ðảng còn nắm vận mạng tương lai
Lũ sậy lau xưa chỉ biết thở dài
Cũng phải ngước trông đất trời, vấn hỏi?
Trăng lặn…sao tàn.
Bình minh không mong mỏi.
Từ từ xuất hiện trong sương.
Một bình minh héo hắt thảm thương.
Ðẩy dân tộc trên giường xuống đất.
Hãy lắng nghe một điều chân thật!
Bình minh đây đau khổ nhất địa cầu.
Nó báo hiệu một ngày không một phút
Thảnh thơi, thoải mái, ngẩng đầu.
Bình minh đây muôn thuở một mầu.
Nó báo hiệu mồ hôi kiệt quệ.
Những con người, không, những chiếc máy thảm thê.
Không dầu, không mỡ
Hỏng vỡ trước thời gian
Hãy coi chừng phải giữ vẻ hân hoan.
Tiếng khóc, tiếng than làm yêu ma run sợ.
Tội chúng phạm vô cùng man rợ.
Lộ ra, ai để chúng sinh tồn?
Nên lo âu, hốt hoảng, bồn chồn.
Chúng nghe ngóng bỏ tù tiếng nói
Hỡi tất cả những chân trời sáng chói!
Hãy hiểu rằng yên lặng nơi đây
Giữa chốn đồng lầy.
Là tiếng gọi lâm ly đầy tuyệt vọng
Biết bao giờ mùa thu lật lọng
Bị lôi lên dàn lửa trời hè!
Tôi vẫn chờ trông muôn vạn tiếng ve.
Dạo khúc tưng bừng báo trước.
Mùa hè khắp nơi đang tiến bước
Tiêu diệt thu đông
Lấy lại sắc hồng.
Phá củi sổ lồng cho đàn chim bất hạnh.
Nhưng giờ đây thu lạnh
Vẫn thỏa sức tung hoành
Giết hại màu xanh.
Sặc sụa mùi tanh.
Nó dùng máu hãm những dòng nước mắt.
Vắt những giọt mồ hôi.
Bịt tiếng người câm bặt.
Mong bốn phương lặng ngắt giữa cơ hàn!
Ðể nó tự do vang dạo khúc đàn.
Yêu ma!
Lừa bịp người xa
Buốt có người gần.
Trời đất ơi, nếu có quỷ thần.
Quỷ thần sao dung tha mãi đó?
Ðôi lúc nghe mơ hồ trong gió
Tiếng đời qua sỗng vỗ vọng về đây.
Bao ước mơ chìm chết đã lâu ngày.
Lại nghẹn ngào trỗi dậy.
Ðau xót, thương tâm.
Bên ngoài kia cuộc sống vang ầm.
Sao đây mãi âm thầm trong nấm mộ?
Phẫn nộ.oàn lên,bao khổ!
Không gian hỡi hãy tan tành sụp đổ
Cho thời gian đừng làm khổ con người.
Cho đười ươi, khỉ đột hết reo cười.
Trong tối đen đày đọa
Ôi, cái buổi đất trời giáng họa
Cũng là ngày hể hả trái tim đau!
Nhưng gió kể làm gì chuyện bốn bể năm châu.
Chuyện những chân trời bấy alu yêu dấu.
Tuyết ấm rơi, lòng người đôn hậu.
Ðảo thần ngời sáng ngọc châu
Gió hãy thương kẻ bị đóng trên tọa độ thảm sầu.
Giấc chân trời mòn mỏi thương đau.
Bốn phía trước sau toàn bóng
Những người trâu đầm mình trong bùn đọng.
Hoặc trong hầm trong xưởng rũa gân xương.
Ðể tối về theo lệnh Diêm Vương.
Vác bụng đói tới nghe bầy quỷ dữ
Giả danh nghĩa là những vì thiên sứ.
Ðặt chương trình hút máu mài xương.
Nhưng lấy tên xây dượng thiên đường.
Ðể mong mộ thêm nhiều nô lệ mới.
Tôi không hiểu loài ễnh ương ca ngợi.
Cái thiên đường khủng khiếp của ma yêu
Ðược chúng cho công xá bao nhiêu.
Mà đêm tối to mồm , đinh nhức óc.
Ấy cơm cá ma vương đầy xương hóc
Hãy coi chừng kẻo khó nuốt trôi qua.
Cứ ca đi, hơi lạc điệu bài ca.
Là Ðảng ném toàn gia vào hỏa ngục!
Tháng năm trôi mùa thu ô nhục
Vẫn kéo dài ngang nửa dãy Trường Sơn
Chúng tôi tuy chìm ngập dưới bùn trơn
Song sức sống con người hơn tất cả
Trước sau sẽ vùng lên quật ngã.
Lũ quỉ yêu xuống tận đáy đồng lầy.
Huyệt chôn vùi thu nhục nhã là đây.
Hè xuân sẽ huy hoàng đứng dậy.
Dù chúng tôi hẩm hiu không được thấy.
Màu hè xuân thì đời của chúng tôi.
Cũng làm cho nhân loại đổ mồ hôi
Khi tưởng tới bóng cờ ma đỏ ối!
Mặt trời lên cao, lòng tôi nhức nhối.
Muốn cắt ngay cái phần hôi thối.
Trên thân mình dằng dặc của thời gian
Nhưng nổi tiếng lì gan.
Thời gian thản nhiên từ khước.
Tháng năm nặng nề lê bước.
Xót xa, ô nhục , đọa đầy.
Tôi muốn kêu to trong câm lặng đen dày.
Cho nhân loại trăm miền nghe thấy
Ồ ạt đổ về đây.
Lấp hộ đồng lầy.
Diệt bầy muỗi độc.
Ngày đêm phá hủy hồng cầu.
Nhưng giữa bùn sâu, ngập cổ ngập đầu
Tiếng kêu cứu khò khè trong cuống họng!
Trong khi ấy những lời lật lọng
Của muôn vàn ếch nhái vẫn vang ngân
Bịp bợm xa gần.
Năm châu bốn bể.
Tôi biết thế,nên càng không thể để
Cho thời gian trì trệ nhấc tôi lên.
Tôi xiết rên, quằn quại tự tìm đường.
Dù có phải bồi thường bằng xương thịt.
Tôi không thể an tâm nằm hít
Mùi bùn đen tanh tưởi khiếp kinh
Bốn chung quanh yêu quỉ nấp canh rình.
Súng ống sẵn sàng nhả đạn.
Con người tôi tiêu điều nứt rạn.
Có sợ gì viên đạn oan khiên.
Giải thoát bao đau khổ triền miên.
Hồn tôi tới trời quên bay bổng.
Màn thép kia dù không lổ hổng.
Tôi sẽ dùng răng cắn đứt một khâu.
Dù quỷ yêu bắt được quẳng vạc dầu.
Tôi vẫn sẽ lao đầu không hối hận.
Dưới bùn sâu, người trâu lận đận.
Ðuổi bắt mặt trời theo lệnh Ma Vương.
Lũ tiểu yêu ngang dọc đầy đường.
Ðốc thúc, nghe rình lời than tiếng thở.
Thằng này, sao mặt mày không hớn hở.
Thằng kia, sao dám thở dài?
Lũ chúng bây phải làm việc bằng hai.
Ðể quỷ chúa mừng sống dai trăm tuổi!
Giữa thời gian muôn người đương chết đuối.
Lòng cầu sao nhanh chóng khắp địa cầu.
Ðứng đều lên, ồ tới đánh toang đầu.
Con rắn đỏ vô cùng hung hiểm.
Nó sinh ra lớn lên nhờ súc siểm.
Nhả nọc hận thù, phờ phỉnh công phu.
Khéo léo đầu cơ lòng yêu nước đui mù.
Lạy lục Tàu Nga không nề điếm nhục.
Ðủ hơi sức nó hiện hình phản phúc.
Ngóc đầu, phì rít, bất nhân.
Cắn cổ lê dân, quăng quật mộ phần
Phá đạo, phá đời, uống khô sông suối!
Ôi thằng Tây mà trước khi người dân
không tiếc máu xương đánh đuổi.
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng.
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng.
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả.
Lòng ái quốc bị lừa còn đang nằm buồn bã.
Ðảng gian ma mong kiếm chác thêm gì?
Bây tha hồ viện tới Lý, Trần, Lê.
Người dân đã chán chê với cái trò hề chiến tranh cách mạng.
Cái họ được là khăn tang và nạng.
Cái mất đi ánh sáng cuộc đời.
Ðảng bắt câm, bắt nói, bắt cười.
Bắt đói, bắt làm, hé răng oán thán.
Là tù ngục mục xương độc đoán.
Phải chăng đó giá công lao huyết hãn.
Mấy ngàn ngày đánh Pháp những năm xưa?
Biết là bao ô uế,lọc lừa.
Người dân đã có thừa kinh nghiệm.
Bùa phép yêu ma không còn linh nghiệm.
Bạo lực đen ngòm trắng nhởn nhe nanh.
Trại lính, trại tù xây lũy thép vây quanh.
Song bạo lực cũng đành bất lực.
Trước sự chán chường tột bực của nhân tâm!
Có những con người giả đui giả điếc thầm câm.
Song rất thính và nhìn ra rất tốt.
Ðã thấy rõ ngày đồng lầy mai một.
Con rắn hồng dù lột xác cũng không.
Thoát khỏi lưới trời lồng lộng minh mông!
Lẽ cùng thông huyền bí vô cùng.
Giờ phút lâm chung quỷ yêu làm sao ngờ nổi!
Rồi đây.
Khi đất trời gió nổi.
Tàn hùng ơi,bão lửa, trốn vào đâu? Bám vào đâu?
Lũ chúng bây dù cho có điên đầu.
Lo âu, phòng bị.
Bàn bạc cùng nhau.
Chính đám sậy lau.
Sẽ thiêu lũ bây thành tro xám!
Học thuyết Mác, một linh hồn u ám.
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha.
Mấy chục năm phá nước phá nhà.
Ðã tới lúc lũ tông đồ phải lôi ra pháp trường tất cả!
Song bây vẫn tiệc tùng nhật dạ.
Tưởng loài cây to khỏe chặt đi rồi.
Không gì nghi ngại nữa!
Bây có hay sậy lau gặp lửa.
Còn bùng to hơn cả đề, da.
Những con người chỉ có xương da.
Sức bật lật nhào, tung hết.
* * *
Hoa cuộc sống Ðảng xéo dày mong nát chết.
Nhưng mà không, sông núi vẫn lưu hương.
Mỗi bờ tre, góc phố, vạn nẻo đường.
Hương yêu dấu còn thầm vương thắm thiết.
Nếu tất cả những tâm hồn rên xiết
Không cúi đầu cam chịu sống đau thương
Nếu chúng ta quyết định một con đường.
Con đường máu, con đường giải thoát.
Dù có phải xương tan thịt nát.
Trong lửa thiêng trừng phạt bọn gian ma.
Dù chết chưa trông thấy nở mùa hoa.
Thì cũng sống cuộc đời không nhục nhã.
Thì cuộc sống cuộc đời oanh liệt đã.
Nếu chúng ta đồng tâm tất cả.
Lấy máu đào tươi thắm tưới cho hoa.
Máu ươm hoa, hoa máu chan hòa.
Hoa sẽ nở muôn nhà muôn vạn đóa.
Hoa hạnh phúc tự do muôn đóa
Máu căm hờn phun đẫm mới đơm bông!
Ðất nước sa vào trong một hầm chông.
Không phải một ngày thoát ra được đó.
Con thuyền ra khơi phải chờ lộng gió.
Phá xích, phá xiềng phải sức búa đao.
Còn chúng ta phải lấy xác làm bè.
Lấy máu trút ra, tạo thành sóng nước.
Mới mong nổi lên vũng lầy tàn ngược.
Nắm lấy cây sào cứu nạn trên cao.
Tiếp súng, tiếp gươm bè bạn viện vào.
Phá núi, vén mây, đón chào bão lộng.
Mới có thể tiến vào hang động
Tiêu diệt yêu ma, thu lại đất trời.
Thu lại màu xanh, ánh sáng, cuộc đời.
Chuyện lâu dài, sự sống ngắn , chao ơi!
Nỗi chờ mong thầm thiết mãi trong tôi.
Tôi mong mãi một tiếng gì như biển ầm vang dội.
Một tiếng gì sôi nổi con tim.
Ðã bao nằm rồi teo chết nằm im
Trong những quan tài hình hài hèn đớn.
Âm tiếng đó dội lan qua các trại tù, tại tập trung rùng rợn.
Làm suy nghĩ lũ quân thù trâu lợn.
Tái tạo niềm tin cho tất cả những ai.
Ðã gần như tuyệt vọng ở ngày mai.
Lũ lau gầy,sậy úa, cỏ tàn phai.
Náo nức, reo hò, trông ngó.
Âm tiếng đó gây thành giông gió.
Khắp đại dương cùng khổ âm u.
Chớp xé trời đen, báo hiệu lũ quân thù.
Giờ hủy thể!
Tôi mong mãi một tiếng gì như tiếng ầm vang của bể.
Ðồng bào tôi cũng mong như thế.
Tôi lắng nghe.
Hình như tiếng đó đã bắt đầu.
Nhưng tôi hiểu rằng đó là tiếng của lịch sử dài lâu.
Nên trời đêm dù thăm thẳm ngòm sâu.
Dường như vô giới hạn ở trên đầu.
Tôi vẫn nguyện cầu.
Vẫn sống và tin.
Bình minh tới bình minh sẽ tới.
Cờ vô đạo đương ngang trời phất phới.
Tôi vẫn mơ chân lý tận xa vời.
Tới lùa tan ngàn vực tối trên đời.
Trong hào quang dữ dội hiển linh!
Muôn ầm ầm chấn động trời thinh
Báo hiệu bình minh sét nổ
Ôi, ghê sợ cả một trời phẫn nộ.
Cả một trời đau khổ khôn lường.
Ðã bao ngày nén xuống thảm thương
Dưới tận đáy đồng lầy tủi hổ
Sẽ trào dâng như sóng gầm thác đổ.
Bọn quỷ yêu sẽ tới ngày tận số.
Xác lũ bây sẽ ngập đường ngập phố.
Máu lũ bây hoen ố cả nền trời.
Kèn tự do đắc thắng nơi nơi.
Khai mạc bình minh khôi phục cuộc đời.
Ôi tôi sống và tôi chờ đợi.
Ngày triệu triệu trái tim bùng nổ tung trời!
Ðêm đồng lầy lõm bõm sương rơi.
Cú rúc, Trăng buồn
Rười rượi.
(1972)
TỪ TRẺ TỚI GIÀ
Từ trẻ tới già quét dọn nhà tu
Tới tuổi bảy mươi vô cớ đi tù
Mười năm lao động cần cù
Mưa nắng ngày công giữ đủ
Quản giáo đùa yêu dọa cùm cổ cụ
Cụ càng tăng năng xuất cần cù!
Cố còng thêm, thêm mãi cái lưng gù
Vãi cả ra quần, ra cót, khai mù
Ngoài tám mươi cụ bỏ xác trong tù
(1973)
THẾ LỰC ÐỎ
Thế lực đỏ, phải đồng tâm đập nát
Ðể nó hoành hành, họa lớn sẽ lan nhanh.
Nhưng không thể dùng bom A bom H
Phá nát địa cầu vì một lũ gian manh
Nên phải viết, phải muôn ngàn kẻ viết
Những tội tầy đình được bưng bít tinh vi
Nếu nhân loại mọi người đều biết.
Cọng sản là gì, tự nó sẽ tan đi
Thứ sinh thành từ ấu trĩ ngu si
Sự hiểu biết sẽ là mồ hủy diệt
(1973)
NÚI
Người đứng đó, cao to giữa loài cây cỏ
Song ngàn vạn mối lo ngày đêm chập chờn chực đó
Chắc người hiểu rõ
Bao kẻ thèm đặt chân lên đỉnh đầu người
Người nhô lên trong những cơn động đất nhất thời
Thì rồi cũng có thể nhất thời Người chìm chôn trong
những cơn đất động
Hỡi núi cao lồng lồng!
Chót vót song chon von và không lớn rộng
Quanh quẩn bên người toàn lũ phù vân
Người càng cao càng tê lóa tâm thần
Vận mạng của người nguy mất!
Người quên cả dưới chân người là đất
Năm tháng nặng đè, đất sụt, đứng vào đâu?
Người có chiều cao,mà chẳng có chiều sâu
Lòng dạ của Người tối tắm biết mấy!
Tục ngữ đo người không quá ba thân cây
Ôi chỉ những kẻ khờ ngây
Mới khiếp hãi coi Người là vĩ đại
Văn minh càng cao, Người càng thấp đi thảm hại
Trên đầu người bao kẻ đã bay qua
Hang vực người bao kẻ đã xông pha
Còn ta
Ta chỉ nhìn qua và lắc đầu buồn bã
Ta biết người chỉ là chất đá
Giá trị không bằng con cá là rau
Người ì ra, không xấu hổ với đàn sau
Nặng chịch, thù lù, thô lỗ
Cao mà chẳng chút thanh cao
Nói gì lớn lao đức độ
Những con người của thời đại cung trăng
diệu kỳ đồ sộ
Nếu người cản trở đường đi
Sẽ đục thủng ruột người hoặc san bỏ người đi
Bằng mọi cách!
Hỡi núi !
Biết bao kẻ trong bọn người thét ra lửa
một thời hổng hách
Ðã lần lượt từ lâu lạnh ngắt tàn tro
Thế giới này không thể để cho
Một lũ các người nhấp nhô hỗn độn
Trong tương lai các người sẽ không còn là nơi chốn
Cho các loài độc xà và ác thú nghênh ngang
Trái đất rồi đây chỉ có những ngai vàng
Cho những kẻ nhô lên từ Trái Tim vĩ đại!
(1973)
TÔI IM LẶNG
Tôi im lặng khi kẻ thù hành hạ
Sắt thép đưa vào, đau đớn, hôn mê
Câu chuyện anh hùng để trẻ con nghe
Tôi im lặng chỉ vì tôi tự nhủ:
Có ai đi rừng gặp loài dã thú
Lại mở mồm kêu xin chúng thương tha?
(1974)
MIẾNG THỊT LỢN
Miếng thịt lợn, chao ôi là vĩ đại!
Miếng thịt bò lại vĩ đại bằng hai!
Chanh, chuối, cam, đường, lạc, đỗ, gạo, khoai
Tất cả những gì người có thể nhai
Ðảng mó tới tự nhiên thành vĩ đại
Chuyện có thực mà tưởng như thần thoại
Mà tưởng như ác mộng bi ai!
(1974)
HÃY CHO QUA
Hãy cho qua những gì đã qua
Chớ nghĩ tới những gì đã tới
Ðiều đó được nhưng còn hiện tại
Hiện tại hung tàn, không chút dung tha
Tra tấn ta từng phút lại từng giờ
Bắt ta khóc những ngày qua đã mất
Ðợi ngày mai dù chẳng thấy tăm hơi!
Nghĩa là khi ta sống ở trên đời
Ðời lang sói ta càng không thể trốn
Phải chiến đấu giữa muôn trùng nguy khốn
Góp phần thất bại với tương lai
Ðó cũng là tia chớp của ngày mai
Dù mất hút trong trời đêm hiện tại
Tôi thừa nhận tia chớp này vĩ đại !
(1975)
CUỘC CHIẾN ÐẤU NÀY

Cuộc chiến đấu này chưa phân thắng phụ
Ta vẫn còn đây và sắt thép còn kia
Chết chóc thầm câm, cốt nhục chia lìa.
Ta vẫn sống và không hề lẫn lú
Ta muốn nói với loài dã thú:
Khúc hát khải hoàn ta sẽ hát thiên thu!
(1975)
KHI MỸ CHẠY
Khi Mỹ chạy, bỏ miền nam cho Cộng sản.
Sức mạnh toàn cầu nhục nhã kêu than
Giữa tù lao, bệnh hoạn, cơ hàn
Thơ vẫn bắn, và thừa dư sức đạn!
Vì thơ biết một ngày mai xa xôi nhưng xán lạn
Không giành cho thế lực yêu gian.
Tuyệt vọng dẫu lan tràn
Hy vọng dẫu tiêu tan
Dân nước dẫu đêm dài ai oán.
Thơ vẫn đó, gông cùm trên ván
Aâm thầm, thâm tín, kiên gan
Biết trái tim thành chiếu yêu kính
giúp nhân gian
Nhận rõ nguyên hình Cộng sản
Tất cả suy tàn, sức thơ vô hạn
Thắng không gian, và thắng cả thời gian
Sắt thép quân thù năm tháng rỉ han!
(1975)
THƠ CỦA TÔI
Thơ của tôi không có gì là đẹp
Như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao
Thơ của tôi không có gì cao
Như chết chóc, mồ hôi, báng súng
Thơ của tôi là những gì kinh khủng
Như Ðảng, Ðoàn, như lãnh tụ, như trung ương
Thơ của tôi kém phần tưởng tượng
Nó thật như tù, như đói, như đau thương
Thơ của tôi chỉ để đám dân thường
Nhìn thấu suốt tim đen phường quỉ đỏ
(1975)
ÐỪNG SỢ
Ðừng sợ cái cực kỳ man rợ
Dù nó đương thịnh thời rông rỡ nơi nơi
Phải vững tin vào bước tiến con người
Vì khi nó bị dìm ngang súc vật
Cũng là lúc nó tìm ra sức bật
Ðau thương kỳ diệu đi lên!
Từ muôn ngàn tàn lụi không tên
Sẽ bùng nở một trời hoa lạ quý
Từ đêm cùng chập chùng chuyên chế
Văn minh nghệ thuật hồi sinh
Chỉ xót cho lớp trẻ hiện hình
Của đói khổ, tù đầy, nhem nhuốc
Phải cứu chúng, phải tìm ra phương thuốc
Dù là thuốc nổ!
(1975)
KHI MUỐI CHÁT
Khi muối chát đưa vào mồm thấy ngọt
Và khi lá sắn hóa bùi thơm
Cũng là khi tôi lấy máu lẫn đờm
Quết vào mặt Mác- Lê bằng mọi giá
Kể cả giá treo cổ
(1976)
TRONG BÓNG ÐÊM
Trong bóng đêm đè nghẹt
Phục sẵn một mặt trời
Trong đau khổ không lời
Phục sẵn toàn sấm sét
Trong lớp người đói rét
Phục sẵn những đoàn quân
Khi vận nước xoay vần
Tất cả thành nguyên tử
(1976)
ÐẤT THẢM
Ðất thảm, trời sầu nào đâu đổi mới
Tất cả ngả vàng, đỏ mắt chờ chi?
Thời gian nào có mấy khi
Mang lại cho ta những gì mong đợi
Ôi, mọi thứ chân trời để tới
Con người phải dấn thân đi
Dù ngàn muôn họng súng đen xì
Phục đón trên đường thiên lý
Ta dám sống , và ta dám nghĩ
Chuyện dám làm, dám chết nhẽ đâu không
Ta sẽ dành cho sự thành công.
Bảo bối cuối cùng – mạng sống.
(1976)
NẾU AI HỎI
Nếu ai hỏi tôi mong gì trong cuộc sống
Biết tôi tù, anh sẽ nói: Tự do!
Tôi đói lâu rồi, anh sẽ nói: Ấm no!
Không, không phải, anh lầm, trên đất Cộng
Những thứ đó đã trở thành huyễn mộng
Ai người ôm ấp chờ trông
Tất nhiên phải sống
Quằn lưng, quỵ gối trước quân thù
Trong cuộc trường chinh đọ sức với lao tù
Tôi chỉ có lời thơ ấp ủ
Và hai lá phổi gầy sơ
Ðể đánh kẻ thù, tôi không được hèn ngu
Ðể thắng kẻ thù, tôi phải sống ngàn thu!
(1976)
ÐÓI, KHỔ, NGHÈO
Ðói, khổ , nghèo, hai bữa
Già, ốm yếu, một thân
Thân thích xa lánh dần
Công an thường gõ cửa
Cuộc sống tởm lộn mửa
Nhưng sống chỉ một lần
Phải bùng to ngọn lửa
Ðể chết đi đỡ ân hận đôi phần!
(1978)
NẮNG CHANG CHANG
Nắng chang chang
Gió mênh mang
Cánh đồng như gương, lấp loáng
Sau những lùm tre xa xa
Trưa vắng, xóm làng êm ả
Ngồi dưới bóng cây đa mầu hồng
Gió thổi, mồ hôi mát
Tán đa rào rạt
Bỗng thấy mình đang sống
Không gian đột nhiên sinh động!
Thân thiết lạ thường!
Một con ễnh ương
Một mùi cỏ hương
Một quê gái quê gánh nặng trên đường, lầm lũi
Tất cả sao gần gũi, yêu thương!
(1978)
ÐI VỀ ÐÂU
Ði về đâu mà sầu đau ngơ ngác
Các ngả đời đều tan tác xác xơ
Hãy xuống con thuyền vượt trùng dương hung ác
Ði về phương cháy đỏ những trời mơ
Cuộc sống tương lai đương đứng đón chờ
Chờ ta đó, bờ tự do tráng lệ!
(1978)
BÓNG AI
Bóng ai u ám, nặng nề
Phố xá đêm buồn hoang vắng
Số phận, con người, năm tháng
Mỏi mòn trong bước chân đi..
Thành phố về khuya, điện mất, đen xì
Gió thổi trời đông rầu rĩ
Ðâu rồi, thiện, mỹ
Ðâu rồi chân lý, lương tri?
Thưa thớt ba vì sao hiu hắt
Như tàn như tắt trong sương..
Ðất nước, quê hương
Vạn kiếp bi thương không ngóc nổi đầu
Bạo lực đỏ ngầu, man rợ
Móng nền tan lở, hoang hư
Một mái chùa rêu, một thảo lư
Một chiếc thuyền câu, thơ với rượu
Tất cả không còn, ai cũng hiểu
Mong gì hai chữ an cư!
Không mang chi ngoài đôi chút thi thư
Tôi cơ nhỡ giữa hai miền thương nhớ
Ðất xa lạ, xa mờ, tan vỡ
Trời quê hương vương máu tâm tư
Thực hóa ra hư, mọi thứ tạ từ
Gió bụi lừa qua cửa tử
Giòng thời gian trôi, trôi mãi, lê thê
Bóng ai, u ám, nặng nề..
(1978)
LỆNH THA
Vui nào bằng cái lệnh tha
Nhưng bao cảnh ngộ thực là xót xa!
Ra tù mất mẹ mất cha
Vợ bỏ lấy chồng, con hóa lưu manh
Hai bằng tay trắng, thân anh
Miếng cơm manh áo, quẩn quanh tháng ngày
Trong tù anh đã xanh gầy
Ra tù anh vẫn xanh gầy thảm thê
Công an o ép trăm bề
Nay đồn, mai sở,chán chê nhục nhằn
Kiếp nghèo cơm chẳng đủ ăn
Ốm đau ập tới khó khăn cùng đường
Một liều thuốc chuột thảm thương
Ðã đưa anh thoát thiên đường Mác Lê !
(1979)
SỰ ÐÀY ẢI
Sự đày ải dã man gấp trăm lần đem bắn
Có kẻ chết bụng mổ ra toàn vỏ sắn
Có người ăn cả cỏ như trâu
Dù họ làm ra đủ thứ hoa mầu
Hoa mầu đó Ðảng dùng nuôi lợn !
(1979)
TA HỎI NGƯƠI
Ta hỏi ngươi, Tố Hữu, đôi lời
Ngươi nói thủa ngươi ” chưa ra đời
Trái đất còn nức nở
Nhân loại chửa thành người”
Vậy bố mẹ ngươi
Là trâu, bò, chó, lợn, đười ươi?
(1979)
NÀNG THƠ
Nàng thơ, nàng tiên hững hờ
Những kẻ lượn lờ
Nàng khinh miệt
Chỉ bùng cháy trước tình yêu mãnh liệt
Bất chấp muôn ngàn hủy diệt
Tận cùng tha thiết yêu thơ !
(1979)
NHÀ VĂN
Nhà văn nhà báo
Nhà giáo nhà thơ
Nhà thờ nhà chùa
Ðều sợ đều thua
Nhà tù- nhà Vua!
Chớ đùa với Ðảng!
(1980)
CON THÀNH THI NHÂN
Con thành thi nhân cũng chính là nhờ
Công sức mẹ thầy nuôi cho ăn học
Gia cảnh bần hàn lo toan chăm sóc
Con chỉ nằm đọc sách luyện vần thơ
Không mảy may báo hiếu được một ngày
Thực có tội với mẹ thầy biết mấy !
Song lòng già rất thương, đâu nghĩ ngợi
Chỉ mong con nên sự nghiệp, nên người
Trước lúc qua đời, thầy mẹ còn lo
May quần áo để tù về con sẵn có
Tình thầy mẹ mênh mông như thế đó
Thế gian này không có thứ đem so !
(1980)
ÐẢNG TA
” Ðảng ta là đạo đức”
Bác Hồ nói đúng thực!
Búa đanh nện vào ngực
Bắt làm đủ định mức
Người thời hộc máu tươi
Chết sau vài hôm trời
Người thời thành ho lao
Sống cũng chẳng là bao
Nhưng giữ vững cao trào
Thi đua trong cải tạo
Ðảng ta rất nhân đạo
Bác Hồ không nói láo!
(1980)
BÁC HỒ
Mấy chục năm xa nước,
Bác không viết phong thư nào
về thăm gia đình trong nước.
Cách mạng thành công,
Bác vịn cớ bận, bất cần
Bác Hồ ơi!
Bác không yêu nhà,
Bác làm sao yêu được nước
Không yêu người thân,
Bác làm sao yêu được nhân dân!
Chỉ những kẻ ngu đần
Bị mê lóa bởi tuyên truyền điêu trá
Mới tin Bác là đạo cao đức cả
Yêu nước thương nòi, có nghĩa có nhân
Ðến chị ruột Bác kia, khi còn sống ở dương trần
Cũng từ Bác, coi là không có Bác.
Vì Bác đối với thâm tình quá bạc
Chị Bác- bà Thanh- nói vậy nhiều lần
Bác vu cho bà là bị tâm thần!
Bác ranh ma, Tây không bắt nổi một lần
Làm cách mạng ở nước ngoài thoải mái
Bác xứng đáng được tôn là cáo quái
Bác quái hơn nhiều so với lũ tay chân!
(1981)
CHUYỆN TÙ
Chuyện chốn tù lao
Tưởng tượng làm sao!
Khó tin làm sao!
Ðổi quần đổi áo
Ðược vê thuốc lào
Cuộn vào giấy báo
Quản giáo bất nhân
Cùm tới thối chân
Có người thiệt thân!
Còn lũ tù nhân
Chọc mắt cắt gân
Giết nhau tàn nhẫn!
(1981)
TUYỆT THỰC
Nói chi rừng rú âm u
Ngay giữa Hỏa lò Hà Nội
Bất cứ người tù nào tuyệt thực
Cộng sản cấm uống lập tức!
Chiếu chăn thu thẳng
Bắt nằm không trên sàn xi măng
Sát ngay hố xí
Ra lệnh cho tự giác canh gác kỹ
Cấm mọi người trò chuyện, can khuyên
Ai vi phạm cùm liền
Nhiều thanh niên bỏ mạng!
Ðây không phải tuyệt thực đấu tranh gì với Ðảng
Mà vì chuyện riêng gia cảnh
Chán đời muốn chết đi cho rảnh !
Nhưng Cộng sản coi đó là đấu tranh
Cần phải cho chết nhanh !
Người tuyệt thực muốn ăn
Cũng còn khó khăn
Phải làm đơn nhận khuyết điểm , xin ăn
Xin lỗi Ðảng
Rồi sau đó kỷ luật cùm hàng tháng !
(1982)
NẾU CỎ
Nếu cỏ bổ như gạo
Dân cũng chẳng được no
Ðảng quản lý ngay cỏ
Khan hiếm, giá vọt cao
Ðâu phải nói tào lao
Ðảng là như thế đó !
(1982)
CON TRÂU
Con trâu khỏe như hổ
Nó chủ yếu ăn cỏ
Vậy trong cỏ phải có
Chất bổ, đúng không anh?
Bạn luộc gô cỏ xanh
Ăn thí nghiệm không thành
Nôn ọe hết còn đâu
Tiếc thay người thay trâu!
(1982)
NHỮNG NÀNG KIỀU
Cộng sản kết tội phong kiến và xót thương
Nàng Kiều ngày xưa trong văn chương!
Còn những nàng Kiều ngày nay trong Hỏa lò, ai thương?
Ghẻ lở đầy, gầy giơ xương
Vét ăn từ hạt cơm dưới rãnh
Cũng cùm kẹp, đòn đánh
Cũng lén lút hút thuốc lào như những ông mãnh lưu manh.
Gót sen lướt qua là sặc mùi tanh !
(1982)
TRIỆU CUỘC ÐỜI
Triệu cuộc đời khổ oan
Nát tan trăm ngàn mảnh
Chắp lại mới hóa thành
Mấy vần thơ ai oán!
(1982)
TÔI ÐÃ TIẾP THU
Tôi đã tiếp thu
Những mối tình
Ði qua hồn tôi
Không như khúc hát êm ru
Hay làn gió mát
Mà như những mũi tên rực hồng độc ác
Xuyên thủng hồn tôi
Muôn lỗ thủng cháy đen
Hủy hết chất men
Hun hút gió lùa…hoang vắng.
Gió hồn tôi như vầng trăng
Sáng lạnh..
Thơ thẩn giữa trời xanh cô quạnh
Những lỗ tròn đen cháy năm xưa
Là những bờ núi lửa
Dấu vết một thời không còn nữa
Tan hoang..
Những đêm vàng
Sương gió mênh mang
Vạn vật mơ màng
Lơ đãng
Trăng nhìn xuống trần gian
Soi những mái đầu miên man
Ðương chụm lại..
Ðâu những mùa trăng cuồng dại?
Những mùa trăng tê tái lang thang?
Mây trắng ngàn năm
Quên lãng…
(1983)
LÚC ÐẦU
Lúc đầu tôi không ăn
Cơm thừa của những người no tiếp tế
Tù ngục đói khổ là thế
Của ngọc thực tôi đâu dám chê
Nhưng sĩ diện con người ai cũng có
Mãi sau
Khi nhìn cái đùi của tôi nó to
Bằng cái tay người khác
Tôi nghĩ đây là điều không nên thoái thác
Tôi còn phải sống
Phải vượt khó khăn
Tôi gục mặt nhận ăn
Ăn luôn cả cay đắng nhục nhằn
Rồi cũng quen dần, bạn ạ
(1983)
MẤY CÁI ÐẦU
Mấy cái đầu bé tẹo
Quản lý nước, nước nghèo
Cai trị dân, dân khổ
Chỉ được cái lỳ ra, không xấu hổ
Miễn là các đồng chí bố
Xoa đầu, cho bám vào đuôi!
Nhưng đằng nào cũng là bám đuôi
Sao không chọn cái đuôi màu mỡ
Cho dân được nhờ
Bám đuôi Nga là dân chết dở
Bản thân nó cũng đương quay cuồng, xoay sở
Ngô, mì lo chạy cong đuôi!
(1984)
CHỦ NGHĨA MÁC
Chủ nghĩa Mác chỉ là không tưởng
Trái với bản chất con người, reo rắc tai ương
Lũ tông đồ, hay đồ tể vô lương
Ðã gây bao là máu lệ bi thương
Ðã phạm bao tội ác tày trời!
Hơn nữa nó ra đời
Khi Luân Ðôn, Paris còn đi xe ngựa
Nay là thời tên lửa, máy bay!
Nếu cứ ngu si ôm mãi chủ nghĩa này
Nếu cứ thẳng tay bóp mãi dạ dầy
Ðất nước nở mặt nở mày làm sao được nữa!
Dân tộc ta phải quăng ngay nó vào bếp lửa
Nồi cơm mới có thể mong đầy
Tự do, no ấm mới sum vầy
(1984)
ÐÓN XUÂN
Ðón xuân chân trong cùm
Trà thuốc không một hơi, một hụm
Xung quanh ta một mùi thum thủm
Con người ta xương da một dúm
Dốc chút hơi tàn dành dụm
Thơ xuân vẫn nở một chùm!
(1984)
NGÀY TẾT
Ngày tết ngàn năm thiêng liêng đã đến
Xà lim lạnh tím xương da
Âm tối, thối khai, khám xét phiền hà
Muối trắng khô lòng hai bữa
Chân phù, nước lã thay cơm..
Hôm sớm, ảo mờ choáng váng
Nấm mồ vùi táng nhớp nhơ
Mờ mắt, meo mồm, mọt mốc mộng mơ
Ngoài trời lâm thâm mưa…
Linh hồn năm tháng xa xưa
Khơi dậy bao mùa xuân rực rỡ
Làm ta thương nhớ
Làm tim ta nghẹn ngào muốn vỡ
Lại trở về đây
Trong cảnh đọa đầy thảm hại
Ôi làm sao sống lại
Những mùa xuân ngất ngây
Những mùa xuân không bao giờ còn thấy
Ðể ta tận hưởng cảnh sum vầy
Ấm cúng
Tràn đầy yêu thương!
Ngàn đời yêu thương!
Sàn xi măng băng giá lạ thường
Hơi lạnh toát ra làm ta đau buốt
Suốt xương lưng
Ngồi bánh chưng mẹ luộc vẫn bập bùng
Qua bóng đêm buồn xứ sở
Thắp sáng chân trời xưa cũ, xót xa
Bát canh măng, canh bóng, đĩa giò hoa
Không khí thiêng liêng, thành kính
Ðã ngấm sâu vào trong máu xương ta
Như những thâm tình ruột thịt
Không thể nào quên nổi, thiết tha!
Kia, mẹ cha ta
Anh chị, bạn bè
Hương khói, ly trà, chén rượu
Những cảnh những tình khi ta hiểu
Thời không còn, tan tác từ lâu !
Riêng khối sầu đọng lại
Tàn đời không tan
Ngàn đời không tan
Tê tái tim gan người tóc bạc..
Tiếng pháo mừng xuân ngơ ngác
Xã hội đảo điên xơ xác
Rơm rác nở hoa
Con người, nhục mạ
Bao mùa xuân thăm thẳm trôi qua..
Rồi ra
Gió núi mưa ngàn hú gọi
Mồ hoang dang đón tương lai
Khép mọi chân trời mơ ước
Tắt mọi lửa lòng.
Mọi cay đắng ưu tư
Ðâu cái thuở ta cười trong nắng
Hát trong mưa
Bừng bừng sinh thú
Giờ xương da ủ rũ muốn tiêu tan
Tiếng pháo bên ngoài ảo não, khô khan
Ta nằm như chó ốm, lụi tàn
Bụi mưa xuân ẩm ướt lưỡi dao hàn
Lửa đói không hề sưởi ấm
Ta như cô hồn đi giữa đêm đông
Âm thầm, câm điếc
Mơ về tổ ấm xa xưa
Cho trái tim máu ứa, lệ chan hòa
Xóa nhòa thực tại
Giây phút chập chờn sống lại mẹ cha ta
Hiền hòa mà trang nghiêm nhất!
Ta đứng bên cành đào, cây quất
Rượu ngà say..
Hương khói vờn bay
Ðỉnh đồng, mâm ngũ quả
Ngàn xưa ngát tỏa, xanh tươi..
Pháo nổ, vang trời, ấm áp!
Song sàn đá xi măng lạnh toát
Thân gầy run rẩy toàn thân
Tê nhức đôi chân
Ðau đầu, buốt thận
Ðâu phút cam lai?
Ðâu giờ khổ tận?
Ta khát, ta thèm ca nước đun sôi
Pháo nổ liên hồi
Nhức óc!
Ta trùm chăn kín mặt
Run run..
Giao thừa như đã đến
Sốt lên cơn
(1984)
NHỚ THỦA CÒN
Nhớ thủa còn say giấc mơ hoa
Tôi thường quá vội xây ngôi nhà mộng ảo
Và tin yêu tự bảo:
- Ngôi nhà này sẽ thắng mọi phong ba
Sương gió không lùa qua
Bụi bặm không lọt vào trong nổi
Chỉ có hai trái tim nóng hổi
Sưởi cho nhau mà thôi!
Thế rồi năm tháng qua trôi
Cuộc đời biến đổi
Tôi đã thành người luống tuổi
Chứng kiến trải qua nhiều gian dối phôi pha
Tôi vẫn thấy ngôi nhà đó đẹp
Dù từ lâu cửa khép
Im lìm, rêu mốc, thâm u..
(1984)
ANH NHƯ CÔ HỒN
Anh như cô hồn
Trong đêm buồn phiêu lãng
Em như chim xanh
Hát ca mừng nắng sáng
Em là mặt trời đang lên
Anh là vầng dương xế bóng
Cùng là tinh cầu rực lửa
Trên bầu trời dương gian
Sao anh buồn?
Sao em vui?
Bởi anh là quá khứ
Còn em là hiện tại, tương lai
Khoảng cách không dài chi lắm
Mà chẳng bao giờ có thể gặp nhau !
(1984)
LÂU LẮM RỒI (72)
Lâu lắm rồi không được thấy trăng
Xa vắng tưởng chừng như quên lãng
Nay chợt thấy, trời trăng đẹp lắm!
Lồng lộng giữa trời xanh vàng thắm!
Ta sững sờ kêu lên
Gõ tường gọi bạn xà lim bên cùng ngắm
Trăng rất gần mà xa xôi lắm
Mơ hồ mang ký ức xa xăm
Những vầng trăng ngây ngất bao năm
Ta không được hưởng
Nhưng ai chẳng có một vầng trăng
trong tâm tưởng
Ðể nhớ, để thương!
Ðời ta vắng bóng chị Hằng
Ta thương nhớ thời ” ông giẳng ông giăng”
Bạn xà lim bên thở dài im lặng
Chắc cũng đương mơ về một
vầng trăng chìm đắm..
(1985)
CÓ TIẾNG CÒI TÀU
Có tiếng còi tàu vang vọng tận ga xa.
Tiếng chửi la, tiếng chó, tiếng gà
Tiếng đàn bà
Hương lúa, tiếng chim ca
Tiếng trẻ nô đùa đâu đó quanh ta
Một đám người cười nói đi qua
Một khúc hát ngàn xưa ai hát ngân nga
Trong hoàng hôn sương sa
Bao tháng năm dài thăm thẳm trôi qua
Ta nằm im như một thây ma.
Trong xà lim như trong ngôi mả
Dương thế bao la, tiếc thương tất cả!
(1985)
NÀNG THƠ
Nàng thơ của ta khát thèm rau muống
Mộng bát cơm đầy, quỷ đói hay ma?
Thiếu chất nhiều khi chân đứng dạy là
Ðầu choáng mắt hoa tối xầm gục xuống
Nên rượu thánh ta chưa hề được uống
Câu thơ thần ta vẫn tạo ra
Những vần thơ từ đau khổ bao la
Trào ra, máu óc tim còn sủi nóng!
(1985)
TÙ LAO THĂM THẲM
Tù lao thăm thẳm chữ nghĩa quên tiệt
Mọi tin tức đều không được biết
Một tờ báo cũng không được đọc
Một đòn hiểm đánh vào bộ óc!
* * *
Gia đình lãng quên hay âm thầm thương khóc?
Khỏe, ốm, vui, buồn, cưới xin, tang tóc
Một phong thư không được nhận, vắng im
Một đòn hiểm đánh vào trái tim!
* * *
Tháng năm biền biệt nằm miết xà lim
Hạt muối, cọng rau hết phương kiếm tìm
Một bát cơm đầy mơ mới thấy
Một đòn hiểm đánh vào dạ dầy!
* * *
Y sĩ đao phủ, tiếng lừng lẫy
Nước thiếu, nước bẩn ghẻ lở đầy
Một chăn mỏng mùa đông độc ác
Một đòn hiểm đánh vào thể xác!
* * *
Bao năm tê tái, một mái đầu bạc
Không nói, không cười, không người tâm tình
Một nấm mồ câm, âm thầm một mình
Một đòn hiểm đánh vào thần kinh!
* * *
Trong các ngón đòn cộng sản yêu tinh
Thời đòn dạ dầy là kinh tởm nhất
Thể xác, óc, tim nó chơi hỏng tất
Nó rất có thể vùi tất trong đất
(1986)
TRÁI TIM HỒNG
Ta có trái tim hồng
Không bao giờ ngừng đập
Căm giận, yêu thương tràn ngập xót xa
Ta đương móc nó ra
Làm quà cho các bạn
Mấy chục năm rồi
Ta ngồi đây
Sa lầy trong khổ nạn
Như con tàu vượt trùng dương mắc cạn
Mơ về sóng nước xa khơi
Khát biển, khát trời
Phơi thân xác trong mưa mòn, nắng gỉ
Thân thế tàn theo thế kỷ
Sương buồn nhuộm sắc hoàng hôn
Ký ức âm u vất vưởng những âm hồn
Xót xa tiếc nuối
Ta vẫn chìm trôi trong dòng sông đen tối
Lều bều rác rưởi tanh hôi
Hư vô ơi, cập bến tới nơi rồi
Cõi bụi chờ mong chi nữa!
Một trái tim hồng với bao chan chứa
Ta đặt lên bờ dương thế trước khi xa
(1986)
NGƯỜI CAO
Người cao hạ thấp vẫn cao
Kẻ thấp, đề cao vẫn thấp
Tuyên truyền đảo điên là không đáng chấp
Toàn dốt ngu thán phục, nhục làm sao!
Lịch sử đâu phải chuyện tào lao
Ðể chúng bay tha hồ lếu láo
(1986)
TA NHỚ
Ta nhớ những năm, những ngày, những tháng
Mặt trời, mặt trăng, như thần thoại huy hoàng
Tình cảm trên đời lai láng làm sao
Chút ít đắng cay, còn toàn thơm thảo!
Ta nhớ thuở ăn cắp tiền nhà, ăn thịt bò khô,
đánh nhau khó bảo
Ði xem thường vượt tường, hay trốn học, mê chơi
Ta nuốt bao cay đắng trong đời
Riêng thuở đó đẹp như là mộng ảo
Ta nhớ tết, ti toe khoe quần áo
Pháo đốt vang, tiền chưa gấp nếp, mới toang!
Khách tới mừng xuân, ai cũng mở hàng
Lời chúc tết cũng là lời dạy bảo
Ta nhớ những tối mùa Ðông
Ði xi nê về, ăn phở ấp chảo
Phở nóng rượu cay, tỏi ớt càng cay!
Bè bạn ngà say bàn luận cuốn phim hay
Khinh ghét gian ma, xót xa tài hoa mà đời bất hạnh
Ta nhớ những buổi sáng Chủ nhật, chuyển mùa
trời hơi se lạnh
Ta ngồi bên ly cà phê pha rượu mạnh
Nhìn dòng người, dòng xe khoe tươi lộng lẫy
Thấy người quen nào ta cũng siết chặt tay!
Ta nhớ những ngày không uống rượu mà say
Ðời đã như cốc rượu dâng đầy
Tình bạn, tình thầy, tình văn chương kim cổ
Nào học, nào chơi, nào thi, nào đỗ !
Ta nhớ những hàng quà rong, linh hồn đường phố
Trăm thứ rao vang, người Việt lại người Tầu
Cuộc sống bình dân no ấm muôn mầu
Sáng, tối, trưa , chiều, ăn gì cũng có !
Ta nhớ những đền chùa linh thiêng, những tòa
miếu cổ
Những bà già chắp tay cầu khấn thành tâm
Những pho tượng ngồi trong hương khói trầm ngâm
Lũ trẻ vây quanh, đứa nghịch hư, cũng thành ngoan,
im lặng
Ta nhớ những đêm êm đềm thấm vào hồn ta, bao la
trong trắng
Những trang truyện trang thơ mơ mộng tràn đầy
Thiết tha tình Kim, Cổ , Ðông, Tây.
Ta thường xúc động phải bỏ sách, đi một vòng
quanh phố vắng..
Ta nhớ những buổi mai mượt mà, đẹp nắng
Quanh hồ Gươm ta mặc toàn đồ trắng dạo chơi
Ðeo kính màu xanh, ta ngắm cuộc đời
Hồ hởi, nói cười, đẹp tươi trong gió..
Ta nhớ những tối nhá nhem tiếng chó
Như có linh hồn, ấm áp xóm quê
Trong những mái gianh là tình cảm tràn trề
Mưa lụt cũng xách đèn đón ta đi ăn cỗ!
Ta nhớ những ngày cúng giỗ
Cha mẹ, cô dì, chú bác, chị em ta
Mời gắp cho nhau thân mến xum hòa
Hương khói ngạt ngào yêu thương biết mấy !
Ta nhớ những ngày lội bơi vùng vẫy
Ðánh bốc, chơi thuyền, cường tráng nở nang
Mơ gặp khó nguy bắt nó quy hàng
Trong cuộc sống dễ dàng, êm ấm ấy !
Ta nhớ những chiều thứ bảy
Mùa hè, ăn bánh tôm bên Hồ Tây
Cô bạn ngồi bên như nàng tiên vậy
Vạn vật tưng bừng ngất ngây !
Ta còn nhớ nhiều, nhưng tất cả giờ đây
Ðã thành truyện cổ
Tất cả từ lâu búa liềm băm bổ
Nát tan, oan khổ, chôn vùi
Cuộc sống dưới lá cờ đỏ máu đen thui
Ðời buồn nhớ mãi đời vui…
(1986)
NHÌN SUẤT CƠM
Nhìn suất cơm- cực hình tra tấn
Vừa khổ đau, vừa căm giận bừng bừng
Chúng đang xẻo của ta từng miếng thịt
Hút của ta từng giọt máu bi thương
Chúng cho ta ăn thua một con mèo
Và khoái trá nhìn ta xương da lủng củng
Ði đứng lờ đờ, xanh bủng, mắt mờ run
Chúng bảo ta vẫn còn nghị lực
Vẫn ngấm ngầm sáng tác
Tiếp tục nuôi ý đồ xấu xa bôi xấu Ðảng
Lần thứ hai trước mắt địa cầu
Chúng hứa bắt ta phải quỵ gối, cúi đầu
Ngậm đắng nuốt sầu tới ngày lấp lỗ
Mang theo thơ phú xuống mồ
Nhờ Diêm Vương xuất bản
Cho loài giun đất đọc ngâm!
Ta không trả lời
Lấy mùi xoa lau qua vầng trán
Vầng dương còn cháy đỏ
Dẫu hoàng hôn!
(1987)
TÙ ĂN CHAY (74)
Tù ăn chay nghĩa là không có muối
Cơm không mà dăm suất có vần xuôi!
Giá được điều lao động toán chăn nuôi
Lấy lại sức nhờ sắn, khoai, bẹ chuối
Nhà thơ sẽ đỡ còm nhom yếu đuối
Chuồng lợn kia sẽ hóa tháp ngà thôi!
(1987)
TÙ ĂN ÐỦ THỨ
Tù ăn đủ thứ, trừ phân
Nói vậy là chưa thành khẩn
Chảo rau muống có giẻ chùi nấu lẫn
Ai người ghê tởm không ăn?
Lạc giống đem trồng trộn lẫn tro phân
Lén lút nuốt nhai, sá gì nhơ bẩn
Tôi không muốn nói điều tàn nhẫn
Nhưng thực tế là như vậy, kiếp tù nhân!
(1987)
TA MUỐN
Ta muốn hồn ta như cảnh trời thu xa xanh, êm ả
Nhưng đất nước như cánh rừng tối đen, hoang dã
Lang sói tung hoành, tanh tưởi bao la
Hồn ta ngâm trong máu lệ muốn tan ra
Mỗi khi ta mơ về những chân trời nhân ái thiết tha
Ngây ngất tưng bừng như rượu, như hoa
Cảnh trại tù đen lạnh, bãi tha ma
Lại sừng sững hiện ra xóa nhòa tất cả
Ta đứng trầm tư, hóa đá
Linh hồn sông núi nhập vào ta
Ðỡ ta không gục ngã
Nhắc ta không được ngã!
(1987)
CÓ NHỮNG CON THUYỀN
Có những con thuyền đầy ước mơ vỡ đắm
Có những phương trời rỏ máu mắt đăm đăm
Có dáng thân yêu trong đất im nằm
Có hối tiếc trong tim này ai oán lắm
Ðâu cả ngàn đêm mắt không hề nhắm?
Ðâu vạn bình minh lao ngục tối tăm?
Ðâu triệu nấm mồ chôn triệu khối hờn căm?
Câu giải đáp đen ngòm như vực thẳm!
Bằng phong ơi, gió buồn vạn dặm
Vầng trăng quê hoen máu xa xăm
Tất cả tàn theo dấu tháng năm
Cờ rũ giữa tâm hồn tôi đã cắm!
(1987)
MỘT ÐÊM THỨC
Một đêm thức trắng làm thơ
Sáng dậy lờ đờ, lảo đảo
Bê bát cơm tù thiểu não
Nhớ ra phải sống để chờ
Thi nhân chó đói vật vờ
Ðảng vẫn rình mò lo sợ !
(1987)
ÐẤT NƯỚC
Ðất nước thâm bầm ngâm trong khốn cực
Bạo lực giam cầm, giải thoát không phương
Không thể nào khác được!
Ta đã lao vào cuộc chiến đấu bi thương
Ta muốn quên đi mọi thứ chân trời
Tìm an ủi trong hai bữa cơm nghèo hiu hắt
Song bộ máy khổng lồ bằng sắt
Cuốn hút ta vào, định đập nát óc tim ta
Ta phải đương đầu
Ðớn đau, khốn khổ
Mấy chục năm dòng tim óc cháy đỏ
Bao lần tiếp cận với tiêu vong
Ta vẫn một lòng chiến đấu
Nấu nung đau đớn với căm hờn
Thành vũ khí tiến công vào tội ác
Giờ óc tim đã vạc
Xác thân đã mòn
Tất cả đen ngòm, hôi hám
Ta vẫn nằm đây
Giành giật với quân thù
Từng phút, từng giây, từng nhịp thở!
(1988)
NHÀ THƠ ƠI!
Nhà thơ ơi, phải biết
Giữ linh hồn luôn luôn tinh khiết
Như đóa sen hồng thơm ngát giữa tanh nhơ
Như vì sao trong đêm tối hoang sơ
Thăm thẳm mịt mùng, lung linh sương tuyết..
Nhà thơ còn phải biết
Sống trong cõi đời như không bao giờ chết
Dẫu cơ hàn thảm thiết nguy nan
Dẫu xác thân, bệnh hoạn, teo hàn
Khí tiết vững bền hơn thạch thiết
Giữa thời gian hủy diệt trơ trơ
Có thế mới mong thả nổi hồn thơ
Bay bổng tung hoành ngay trong cũi sắt
Còn thoát xổng hay là lụi tắt
Là việc của Trời, không phải việc nhà thơ!
(1988)
VĂN LÀ
Văn là tim là óc
Là linh hồn văn gia
Trong chế độ chúng ta
Có nhiều cái quái ma
Tim óc thực đâu cả
Chỉ thấy tim óc giả
Ðem trình bày thối tha
Nhìn kỹ thì hóa ra
Ðó là cái dạ dầy
Lũ bồi văn mất dạy
(1988)
AI ÐẾM
Ai đếm đêm dài thao thức
Trôi cùng năm tháng qua trôi
Thương những con thuyền mang ký ức
Ði về sông nước xa xôi….
TRÊN KHOẢNG TRỜI XANH
Trên khoảng trời xanh nao nao
Ðôi phút lung linh một buổi chiều nào
Xa lắc như vì sao, xao xuyến
Hoàng hôn ơi, thương nhớ vẫn y nguyên!
CỬA VÀO TIM
Vì cửa chính vào tim là mắt
Nên tiếng hát Trương Chi giữa chừng phải tắt
Và giọt lệ Mỵ Nương tuy rằng chân thật
Chỉ khiến ly trà càng thêm đắng ngắt
TÙ CHÍNH TRỊ
Miền Bắc có vô vàn tù chính trị
Mục đích tối cao là được sống an thân
Gần vợ con, dù khổ đói nhục nhằn
Không dám hé răng phàn nàn một tị
BUỒNG TIM CHẾ ÐỘ
Mười mấy năm sống giữa lao tù
Sống giữa buồng tim chế độ
Tôi đã hiểu tới tận cùng bể khổ
Mà trước kia Phật tổ hiểu lơ mơ..
GIẬT MÌNH
Bắt chước mọi người tôi giữ vẻ hân hoan
Chẳng dám thở than dù đời đói khổ
Nhưng khi tiếng bên lề đường xe đỗ
Tôi vẫn giật mình tưởng xe sở công an
TRẠI KHỔ SAI
Làm, bắt phải làm, cùm, đánh, đớn đau
Ăn, bắt phải ăn, ăn toàn rau, muối.
Bộ đội, công an, cởi trần tắm suối
Chúng tôi ngồi bên lửa vẫn còn run!
CHỊ TÔI
Trong những năm dài tù tội
Chị hiền thay mẹ nuôi em
Ðời chị nghèo nuôi thân còn chẳng đủ
Mỗi miếng chị cho là mỗi miếng thương tâm!
HOA ÐỊA NGỤC
Hoa địa ngục tưới bằng xương máu thịt
Trộn mồ hôi chó ngựa, lệ ly tan
Hoa trưởng sinh trong tù bệnh, cơ hàn
Hương ẩm mốc, mầu nhở nham, xám xịt
HOA ÐỘC
Tình mộng nở thành hoa oan trái
Vườn hồn ủng nhiễm sắc hương
Lũ hồ điệp ngày xưa quen đường
vờn bay đụng phải.
Mùi hương, rụng xuống thảm thương.
TIẾNG VỌNG TỪ ÐÁY VỰC
Trong muôn ngàn tiếng muốn tìm ra
Tiếng nào thiết tha
Tiếng nào trung thực
Hãy lắng nghe tiếng vọng từ đáy vực.
HŨ GẠO
Ðảng gói ước mơ vào trong manh áo
Ðảng nhét chí trai vào trong hũ gạo
Bảo quản thế Ðảng còn sợ hão
Ðem xếp cả vào trong các nhà lao!
CÓ NHỮNG CON ÐƯỜNG
Có những việc người già không làm được nữa
Những việc trong tim cần có lửa!
Có những con đường người già không dám nghĩ
Những con đường phải vừa phá vừa đi !
CÂY
Cùng với muôn loài, ta sinh ra và lớn lên trong
không gian man rợ
Gốc rễ của ta nằm sâu trong lòng đất đai xứ sở
Nhờ ánh sáng mặt trời và những hạt nước mưa
Từ những chất vô cơ ngày đêm vận hành trong vũ trụ
Ta hút vào, nhả ra, thành hoa, thành nụ
Và lớn lên, nhọc nhằn từng vụ
Quê hương ta thường ăn chẳng đủ
Nắng hạn, sâu trời, binh lửa, ly tan
Ðàn em ta còi chột, cơ hàn
Nhựa sống kiệt dần, héo rũ
Bao năm qua sài lang làm chủ
Bách tính muôn loài hiến máu phơi da
Ðêm đêm thường thao thức cùng ta
Sông núi âm thầm chẳng ngủ
Ta không có giấc mơ, mơ mình thành loài tượng thụ
Muôn đời trụ với thời gian
Ta chỉ mong sao trên mảnh đất suy tàn
Ðược góp một phần trái hoa phong phú
Thân mình ta thời gian tụ mủ
Những mũi tên thù, những vết dao đâm
Nơi rừng thiêng giam hãm thầm câm
Hoa trái của ta thâm bầm nở nụ
Xung quanh ta màu rêu xám phủ
Lá rụng, thu buồn, mốc ẩm, âm u
Ta đứng im, in bóng xuống ao tù
Gió lộng tầng cao ào ào nhắc nhủ
Ta vững tin, đất trời kiachẳng phụ
Công đất vun bồi nuôi dưỡng thân ta
Trong đêm cùng vùng nhiệt đới bao la
Trái lửa của ta sẽ bùng lên vạn ánh
NHỚ
Nhớ mẹ cha nhớ anh chị
Nhớ người tử biệt, nhớ người sinh ly
Nhớ cuộc đời trong mộng sớm tan đi
Nhớ lửa sống bừng bừng đã một thời
Giúp ta vượt qua kiếp khỉ !
ÐOÀN TỤ
Ta lại gặp nhau, tình xưa lai láng
Trăng xưa lại vàng, lại sáng, em ơi!
Dù màn sương xưa, ngây ngất tuyệt vời
Có tan loãng đi nhiều trong năm tháng….
CHIA LÌA
Ruột thịt chia lìa đớn đau
Gặp nhau anh chị em mình sẽ khóc
Chìm đắm giữa lao tù đầy chết chóc
Em vẫn cầu trời cho bốn anh chị em mình
Có ngày được ăn bữa cơm đoàn tụ bên nhau.
TRƠ TRỌI
Không vợ con, nhà thơ tóc trắng
Có tù lao, đao phủ mõm đen
Tất cả bắt ta phải chết, phải hèn
Ta sống, không hèn, thơ tất thắng!
GIẢ THỬ
Giả thử Ðảng và Bác
Cho đi lại tự do
Thời thiên đường cụ Mác
Sẽ khỉ gáy, cò ho !
CHÓ ÐÓI
Ta như chó đói vật vờ
Ngửi thấy mùi cơm hau háu
Song ta vẫn chắt ra từng hạt máu
Năm rồi năm chăm sóc nuôi thơ
LÒNG XƯA
Lòng xưa một vầng Ðông
Tháng năm dìm đắm, giữa dòng chìm đâu?
Ðông buồn dần xám mái đầu
Lòng leo lét ngọn đèn sầu chờ mong..
TÀN TẮT
Khi ngọn lửa thiêng trong tâm hồn tàn tắt
Mọi thứ chân trời cũng lụi tắt theo
Cuộc sống nổi nênh như một cánh bèo
Thường bị cuốn trôi theo giòng vật chất
TRÔI VỀ ÐÂU
Trôi về đâu những năm buồn tháng nản
Sắt thép chập chùng, in bóng cô đơn
Ðường ta đi thăm thẳm non ngàn
Tim óc tan hoang, hoàng hôn rùng rợn
CỘNG SẢN
Vợ con có thể bỏ
Cha mẹ có thể từ
Cộng sản thời sinh tử
Mới thoát và tự do
KẺ KHÁT
Trong cõi đời băng hoại điên nguy
Tôi có lẽ suốt đời là kẻ khát
Tìm đâu giọt ngọt ngào tươi mát
Khi đắng cay từ trong mộng đắng cay đi!
HỎA LÒ
Ở Hỏa lò giấy vệ sinh khó có
Nhiều người không dùng, như trâu như chó
Phải có quà, có ngoại giao, mới có thể mong xoay
Xoay nó còn gay hơn xoay vé máy bay!
HỎA LÒ
Giầy dép thu, bắt đi đất
Giấy giẻ vệ sinh, vất tất
Hỏa lò gần Trung ương nhất
Con người gần con vật nhất!
TÊN HỀ
Chân đi dép lốp
Mồm đốt đô la
Bác Hồ chúng ta
Kịch gia xuất sắc!
THẦN HỔ
Ôi hổ đó đáng thờ như thần hổ
Chớp nhoáng vài giây tạt chết bốn bò!
Thịt lại có mùi, công an đành bỏ
Hổ chẳng miếng nào, tù được bữa no!
Từ bữa đó, tù gọi tôn là Bác Hổ
Vẽ chân dung người rõ đẹp, rõ oai
Ðem đóng treo lên ở phía cửa ngoài
Thay Bác Hồ, ai cũng chán tận mang tai!
CẮT DẠ DÀY
Cắt dạ dày, đầy xà lim
Ngỡ là thơ phải chết chìm
Sống bằng óc, sống bằng tim
Thơ vẫn tỏa sáng xà lim!
NHỮNG MẢNH MỘNG TÌNH
Tất cả những mảnh mộng tình đau nhức
Ngập vào tim, mưng tấy lấy không ra
Lý trí của tôi – Người bác sĩ già
Vết dao kéo nhiều phen, đành bất lực
HỒNG VÂN
Bao lâu rồi, có thấy gì đâu
Anh thôi đợi, nhưng cà phê nguội đắng
Anh ngồi lặng, nhìn ra phố vắng
Làm bận lòng em, anh biết lỗi từ lâu
Buổi gặp em như một phép nhiệm màu
Lòng anh, cảnh trời Ðông bảng lảng
Em hiện ra, thành một mùa hè sáng
Tưng bừng huyết phượng nở ngàn bông
Nhưng thời gian không hơi ấm tình nồng
Hoa phượng đỏ thâm bầm tiết đọng
Trời Ðông về, ảm đạm, mênh mông.
Lãng đãng bay xa, xa mãi, vết mây hồng
CON TÀU THƠ
Nhiên liệu: Ngàn rên xiết
Bệ phóng: Ngàn ước mơ
Người lái con tàu thơ
Thần tự do bất diệt!
HỜN CĂM
Hờn căm năm tháng nấu nung sôi
Sôi mãi cũng bốc hơi rồi cạn
Phải sử dụng hờn căm, ôi các bạn
Ðúng vào lúc nó sục sôi!
BÓNG HỒNG DƯƠNG THẾ
Có người thiếu nữ mắt bồ câu
Lưu lạc, ly hương từ thuở xuân thì
Ðất Mỹ
Trời Âu
Xa lắm !
Nơi rừng sâu
Người cha rầu rầu
Thường mang ảnh con mình ra ngắm
Ðêm tù
Âm khí âm u..
Mấy chàng trai mắt trũng, chân phù
Thờ thẫn cầm nàng trong tay
Cầm cả mùa xuân hạnh phúc
Bóng hồng dương thế xa bay…
BÀN TAY NHĂN NHEO
Ta muốn hái hoa thơm gài lên mái tóc em
Ðịnh sống lại những ngày xưa êm ả
Nhưng mái tóc sương pha, bàn tay nhăn nheo cả
Khiến ta ngừng, cây gió, lá khô rơi..
THIÊU THÂN
Bởi em là ánh lửa
Anh người lữ khách lạc rừng mưa
Nên giống thiêu thân, anh chẳng ngại ngần
Cháy cánh bay vào nơi hấp dẫn!
TRỜI MƠ
Ðất khổ càng tối đen
Trời mơ càng xanh thẳm
Nhưng đó là mầu xanh yêu thương lỗi hẹn
Xa dần, hun hút tháng năm ….
ÐẢNG
Ðảng như hòn đá tảng
Ðè lên vận mạng quê hương
Muốn sống trong hòa hợp yêu thương
Việc trước nhất, phải tìm phương hất xuống!
NGƯỜI VÀ CHÓ
Chó xích có một ngày
Thả ra mừng cẫng nhảy
Người cùm có một năm
Thả ra buồn chống gậy!

Bu`i Ba?o So+n CVA65




Flowers From Hell by Nguyen Chi Thien

Amazon.com

Cover of Nguyen Chi Thien's collection, "Flowers from Hell," of poetry he composed and memorized while in prison.
The Vietnamese dissident poetNguyen Chi Thien died earlier this week in Santa Ana, Calif., at the age of 73.
Nguyen's story is a remarkable one: Imprisoned for years by Vietnamese authorities, he secretly composed poems without pen or paper and memorized them. He eventually turned these into a 400-poem manuscript that was published after he smuggled it into the British embassy in Hanoi in 1979.
He was soon imprisoned again, and while he languished there, his poetry collection "Flowers from Hell" was translated and published in multiple languages.
Nguyen finally made it to the United States in 1995 and settled in Orange County's Little Saigon, where he continued to write.
The Viet Nam Literature Project published this excerpt from "Flowers from Hell":
There is nothing beautiful about my poetry
It’s like highway robbery, oppression, TB blood cough
There is nothing noble about my poetry
It’s like death, perspiration, and rifle butts
My poetry is made up of horrible images
Like the Party, the Youth Union, our leaders, the Central Committee
My poetry is somewhat weak in imagination
Being true like jail, hunger, suffering
My poetry is simply for common folks
To read and see through the red demons’ black hearts
Read an autobiographical excerpt from Nguyenhere.



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire