Ngày
Xuân nhớ đến Cha Mẹ
Tôi
vẫn nghĩ rằng mọi chuyện ở đời hình như là do duyên nghiệp cả.
Có những sự việc nhiều khi không đem đến cho chúng ta kết quả như chúng
ta hằng mong đợi hoặc đôi khi còn làm cho mình đau khổ nữa.
Trong phạm vi
gia đình nhỏ bé của chúng ta, đời sống vợ chồng đôi khi cũng đem đến cho chúng
ta nhiều điều phiền muộn vì nếu vợ chồng không thông cảm, hổ trợ tinh thần cho
nhau thì một “nữa cái xương sườn kia” kia có thể là “nữa hồn thương đau” của ta
đó. Một người thích thơ văn, nghệ thuật, thích hoạt động xã hội nếu không
đưọc sự thông cảm, ủng hộ, khích lệ của người phối ngẫu thì ít nhiều gì thiện
chí và khả năng của người ấy cũng bị hao mòn, giảm thiểu và ta cảm thấy đau
buồn lắm. Một người làm được việc tốt, giúp đỡ, chia sẻ những điều ích lợi
chung cho tha nhân thì thân nhân của họ cũng được chung hưởng phúc báo
của những việc tốt, thiện lành đó, cho nên chúng ta cũng cần nên khích lệ, ủng
hộ tình thần của họ. Có như thế thì cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn nhỉ?
Nếu
hiểu rằng, trong cuộc đời của ta có những thuận duyên làm cho tài năng và thiện
chí của ta phát triển tốt đẹp thì cũng có những nghịch duyên làm cho ta phải
kiên trì và phấn đấu khắc phục những trở ngại đó với cái tâm an bình và nhẫn
nhục. Hy vọng sẽ có một ngày, chúng ta sẽ đạt được kết quả mà ta mong
ước. Trong thực tế, người viết đã trải qua những kinh nghiêm đó.
Việc
gì cũng cần phải có thời gian để cho mọi việc được tiến hành tốt đẹp, phải
không bạn?
Xin
mời bạn cùng đọc với người viết mẫu chuyện ngắn dưới đây
Càng gấp
càng chậm
Có
chàng thanh niên lên núi xin một dị nhân truyền dạy kiếm pháp, anh ta thưa:
-
Bạch sư phụ, nếu
như con nỗ lực học tập, chừng bao lâu mới học xong?
-
Có lẻ mười năm.
-
Cha con tuổi
càng cao, con phải lo trở về hầu hạ. Nếu như con càng nhiệt thành
nỗ lưc học tập hơn nữa cần chừng bao lâu?
-
À! Như thế thì
cần ba mươi năm.
-
Sư phụ trước đã
nói mười năm, bây giờ lại nói ba mươi năm. Con không ngại bất cứ lao khổ
nào. Xin sư phụ dạy trong thời gian ngắn nhất để học thành đạt.
Vị
kiếm sư đáp:
-
Như thế thì phải
theo học nơi ta bảy mươi năm mới thành tựu.
Lời
bình:
Người mong thành công sớm để được lợi gần hơn phân nữa, là kẻ “dục tốc bất
đạt”.
“ Tâm
bình thường là Đạo”, chính là lẽ này, càng muốn mau thành công, tỏ ra thiếu
chí nhẫn nại thì không thể học thiền được.
(Nguồn:
Thiền là gì? Biên soạn – Giác Nguyên)
Một thuận duyên đến với người viết là tôi may
mắn được thừa hưởng cái tính ham đọc sách của cha tôi nên rất thích văn chương,
thơ phú.
Khi
cha mẹ tôi còn sống, tôi thường hay viết thư về thăm hỏi sức khoẻ ba má
tôi. Trong thư, tôi thường hay tả tình tả cảnh sinh hoạt của gia đình nhỏ
bé của tôi nơi xứ người như một bài văn, một bài thơ. Mỗi lần về Việt Nam thăm ông cụ, tôi thấy dưới gối nằm
của ba tôi là những bức thư của tôi được xếp cẩn thận trong một bìa
giấy. Ba tôi nói với tôi là cụ đọc đi đọc lại những bức thư này mãi vì
những bức thư này đem niềm vui tình cảm đến với cụ trong tuổi gíà. Ba tôi
cũng biết làm thơ. Ba tôi bảo tôi đọc, phê bình, thảo luận với cụ về những bài
thơ cụ viết vì trong gia đình tôi, có lẻ chỉ có tôi là người chịu nói chuyện
thi văn với cụ nhất vì tôi cũng thích thơ văn. Tôi thấy cha tôi vui, dĩ
nhiên là tôi cũng vui theo vì ít ra tôi cũng làm được một việc gì đó làm cho ba
tôi vui, dù rất tầm thường là tôi chỉ ngồi nói chuyện tào lao với cụ về thơ
văn cho cụ vui được ít phút giây. Rồi cũng từ đấy, tôi càng ngày càng
thích viết văn làm thơ vì lúc nào cũng có người luôn luôn ủng hộ và khích lệ
tôi. Người đó chính là ba tôi. Con xin cảm tạ ân đức của ba đã cho
con một niềm vui tinh thần thanh nhã.
Kể
từ ngày ba tôi qua đời năm 99 tuổi, tôi đã mất đi một người bạn tri kỷ ngoài
tình cha con. Bây giờ, tôi vẫn tiếp tục chia sẻ tâm tình của tôi với
những người bạn mà tôi quen biết trên cõi
thật cũng như trên cõi ảo vì chính nhờ có họ mà đời sống tình cảm và tinh thần
của tôi được phát triển tốt đẹp hơn vì họ luôn luôn khích lệ, hỗ trợ tinh thần
tôi. Đó là những thuận duyên tốt đẹp bên cạnh những nghịch duyên mà tôi
gặp phải.
Tôi lưu lạc xứ người đã ba mươi năm rồi. Lần đầu tiên về thăm cha mẹ
sau hơn 10 năm xa cách, tôi đã thấy cha mẹ tôi già yếu lắm rồi! Tôi cũng đã bật
khóc trong giây phút từ giã cha mẹ để quay về xứ Mỹ vì nghĩ đến qui luật sinh tử
của cuộc đời sẽ đến với những người già yếu như cha mẹ tôi, nhưng tôi đành phải
quay về lại một nơi mà ở đó có gia đình nhỏ bé của tôi, có chồng tôi, có con
tôi đang chờ đợi. Thôi thì đành phải mang tội bất hiếu vì hai chữ Tự Do và Gia
Đình! Cô em gái thứ hai của tôi đã ở lại quê nhà nuôi dưỡng, chăm sóc cho cha mẹ
tôi khi bịnh hoạn ốm đau trong lúc tuổi già xế bóng. Tôi phải cám ơn em tôi đã
hết lòng hiếu thảo với mẹ cha trong lúc:
Cha mẹ già như trái chín cây
Gió lay nắng động biết ngày nào rơi!?
Khi đã chọn lựa sự ra đi rời xa quê hương xứ sở ít nhiều gì tôi cũng đã có lỗi với gia đình và quê hương mà tôi đã sống hơn nửa cuộc đời vì tôi đã bỏ lại sau lưng những gì mà tôi yêu thương nhất để cho con mình, gia đình mình được có một đời sống tốt đẹp hơn!
Cha mẹ già như trái chín cây
Gió lay nắng động biết ngày nào rơi!?
Khi đã chọn lựa sự ra đi rời xa quê hương xứ sở ít nhiều gì tôi cũng đã có lỗi với gia đình và quê hương mà tôi đã sống hơn nửa cuộc đời vì tôi đã bỏ lại sau lưng những gì mà tôi yêu thương nhất để cho con mình, gia đình mình được có một đời sống tốt đẹp hơn!
Những năm đầu nơi xứ lạ, mỗi khi nghe câu hát “Một lần đi là một lần vĩnh biệt. Khi ra đi là mất lối quay về”, tôi lại bật khóc vì trong thời điểm đó có ai mà nghĩ đến một ngày sẽ được trở lại quê hương. Tôi chỉ biết làm thơ than thở mà thôi mỗi khi nhớ đến cha mẹ già:
Tóc Mẹ bạc hơn, dáng sầu áo não!
Dõi mắt buồn, phương trời thẳm xa xăm
Bóng hình con, chim cá vẫn bặt tăm
Thương cho trẻ có kịp về tang Mẹ!?
Hoặc là:
Lưng Cha còng thêm, đêm trường lặng lẽ
Bên chung trà héo hắt nhớ thương con
Ngày con về, chẳng biết có được còn
Vui xum họp, hay buồn câu tử biệt!!
(Thơ Sương Lam)
May mắn thay tôi đã được gặp mặt Mẹ tôi lần cuối trước khi người từ giã cõi đời và 14 năm sau tôi cũng lại được gặp mặt cha tôi trước khi người vĩnh biệt ra đi.
May mắn thay tôi đã được gặp mặt Mẹ tôi lần cuối trước khi người từ giã cõi đời và 14 năm sau tôi cũng lại được gặp mặt cha tôi trước khi người vĩnh biệt ra đi.
Bây giờ Xuân lại về. Mỗi lần Xuân về Tết đến là tôi lại nhớ đến
cha mẹ tôi nhiều hơn khi làm lễ giao thừa, cúng bái tổ tiên. Khi đi lễ chùa đầu năm, gặp những ông cụ bà cụ theo đàn
con cháu đi lễ chùa là tôi lại càng nhớ ngày xưa cha mẹ tôi đã dẫn hết cả gia đình
tôi đi lễ chùa Xá Lợi, chùa Giác Tâm vào
ngày Mồng Một Tết. Ngày đầu năm chúng tôi bắt buộc phải ăn chay theo lời
dạy của cha mẹ.
Sáng mùng hai là chúng tôi
“ngã mặn” ngay tức khắc với màn ăn hủ tiếu mì đìểm tâm ở quán mì gần nhà. Ngon
quá là ngon! Hồi còn nhỏ ở quê nhà Việt
Nam, chúng tôi ăn món gì cũng thấy ngon. Bây giờ ở xứ Mỹ, thịt cá ê hề nhưng ăn
không thấy ngon nữa. Có phải vì thịt cá
xứ người đông lạnh không còn tươi ngọt, tình cảm con người nơi xứ lạ không còn
nồng nàn, ấm áp như ngày xưa nên mọi thứ, mọi việc không còn ngon ngọt như ngày
cũ chăng? Nếu đúng thế, thì chẳng trách tại sao chúng ta vẫn cứ buồn ngui ngắt khi nhớ
đến kỷ niệm xưa, hình ảnh cũ, Bạn nhỉ?
Tuy nhiên chúng ta phải chấp nhận một sự thật
thực tế là chúng ta vẫn phải sống với hoàn cảnh và không gian mình đang sống
trong hiện tại dù có nhiều điều không vừa ý.
Điều quan trọng là chúng ta sống làm sao cho cuộc đời của mình có ý nghĩa
hơn, không làm hại mình hại người là tốt nhất.
Cha Mẹ tôi chỉ là những người tầm
thường, giản dị, không có địa vị cao sang quyền quí, không phải là những anh
hùng hào kiệt để cho mọi người phải ca tụng, kính sợ nhưng chúng tôi luôn luôn
hãnh diện vì nếp sống đạo đức của hai người.
Mẹ tôi hy sinh tần tão nuôi con. Cha tôi nghiêm khắc dạy con đạo nghĩa. Cha Mẹ tôi đã dạy cho chúng tôi phải biết làm lành lánh dữ, vun trồng cội phúc, sống như thế nào để cho trên thuận với thiên lý, dưới hòa với nhân đạo, hợp với đạo nghĩa con người.
Mẹ tôi hy sinh tần tão nuôi con. Cha tôi nghiêm khắc dạy con đạo nghĩa. Cha Mẹ tôi đã dạy cho chúng tôi phải biết làm lành lánh dữ, vun trồng cội phúc, sống như thế nào để cho trên thuận với thiên lý, dưới hòa với nhân đạo, hợp với đạo nghĩa con người.
Hôm nay nhân dịp Xuân về, chúng con xin đốt nén
tâm hương nguyện cầu cho ông bà, cha mẹ, thân nhân quá vãng an vui nơi chốn vĩnh
hằng và phù hộ cho chúng con biết làm điều thiện lành, sống thuận hòa với
nhau. Ở miền Lạc Cảnh xa xôi kia chúng
con tin tưởng rằng Cha Mẹ sẽ có:
“Những phút giây hài lòng và sung sướng
Khi thấy đàn con cháu biết yêu thương
Biết nghĩa ân, biết hòa ái, kính nhường
Nghe lời dạy của cha mẹ già yêu kính.
“Những phút giây hài lòng và sung sướng
Khi thấy đàn con cháu biết yêu thương
Biết nghĩa ân, biết hòa ái, kính nhường
Nghe lời dạy của cha mẹ già yêu kính.
(Thơ Sương Lam)
Xin cầu nguyên cho thế giới sớm hòa bình an lạc để cho mọi người được sống trong an bình, hạnh phúc.
Sương Lam
(Nguồn: Giai Phẩm XuânCDVNOR 2013 tại Portland, Oregon)
|
Sương Lam
Website: www.suonglamportland.http://www.youtube.com/user/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire