caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 8 décembre 2013

DUYEN LANG HA TIEN NHAT :NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT CỦA TT DIỆM


 
NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT CỦA TT DIỆM
 
 

(phần 1)
                                                                                     
 Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
 
 
     Vấn đề trên do nhà báo Đinh Từ Thức đặt ra. Nhưng theo thiển ý, cụ Thức giải thích thiếu minh bạch và chính xác. Người viết xin được làm tiếp công việc này.      
 
     Cụ ĐinhTừ Thức là một nhà báo gạo cội, nổi danh trong làng báo Saigon trước năm 1975 với bút hiệu “Sức Mấy,” thời mà chúng tôi chỉ là một tên lính mới tò te, vừa thay bỏ chiếc quần rách đít vì chà lết trên chiếc ghế nhà trường bằng bộ đồ kaki rộng thùng thình, trông chẳng giống con giáp nào. Cụ Thức mới vừa cho ra đời bài viết có nhan đề là “50 năm sau biến cố 1/11/1963: xét lại nguyên nhân và hậu quả.” Bài của cụ Thức tương đối hơi dài với rất, rất nhiều dữ kiện trưng dẫn. Điều đó chứng tỏ tác giả là một học trò ngoan của Cửa Khổng, thuộc và thực hành đúng câu giáo huấn nơi Sân Trình “tố đa, khán đa, thương lượng đa.” Tôi nhớ cụ Thức có gởi bài lên internet, nhưng lại do một nhân vật mà tôi “kỵ” posted nên không mở ra đọc và delete ngay. Mãi gần đây, có người bạn phương xa gọi hỏi tôi: “đã đọc bài của Sức Mấy chưa?” Tôi làm bộ như không biết, hỏi lại: “chưa, mà ở đâu?” Người bạn chắc không nhớ rõ nên trả lời dấm dớ: “thì tìm mà đọc chứ làm sao tôi biết nó ở đâu bây giờ.” Tôi phải khổ công mò mẫm vào mấy trang web thường lui tới mới thấy nó nằm trong “Ba Cây Trúc” của cụ Lê Hùng tận bên Bỉ. Tôi moi ra nghiền ngẫm - vì của cụ Sức Mấy mà - Thật tình, tôi đọc đi đọc lại rất nhiều lần, cố ý tìm cho ra, xem cái “HuyềnThoại Ngô Đình Điệm” của cụ Sức Mấy là gì, nhưng mơ hồ quá.
 
     Đọc chán mà vẫn không tìm ra. Tôi suy nghĩ đắn đo, có nên viết, và phải viết thế nào để giúp cụ Đinh Từ Thức tìm ra được cái nguyên nhân của việc lật đổ TT Ngô Đình Diệm và chính quyền của ông, trả lại hai chữ “HUYỀN THOẠI” về cho nguyên thủy của nó là “SỰ THẬT” mà không gây thêm rối rắm trong dư luận.

 Hiện nay,
bọn bất lương và bè lũ tay sai VGCS tung ra rất nhiều luận điệu hàm hồ nhằm mục đích nhục mạ TT Ngô Đình Diệm và nền Đệ I VNCH, điên cuồng và thậm tệ.

 
Nhiều người vì tinh thần yêu công lý và sự thật đã phải phản ứng lại vì không cầm được bực tức. Dư luận vì thế biến thành bất ổn, và cộng đồng trở nên xáo trộn do việc lời qua tiếng lại giữa đôi bên. Không phải tôi sợ bị chửi, mà sợ tình trạng do đó càng trở nên tồi tệ thêm. Chẳng ích lợi gì. Tôi đắn đo là vì thế. Hơn nữa còn sợ vô lễ với một bậc tôn trưởng.
 
SỰ THẬT hay HUYỀN THOẠI
 
     (Xin lưu ý bạn đọc trước: vì sợ dào dòng, chúng tôi sẽ cố gắng tối đa giới hạn việc trích dẫn và vắn tắt lời lẽ. Do đó, nếu cần tham khảo, xin bạn đọc xem bài của cụ Đinh Từ Thức mà chúng tôi có gởi kèm theo dưới dạng attachment.)
 
     Cụ Đinh Từ Thức trình bầy tư tưởng, nêu lên như một luận đề: Việc Mỹ giết TT Ngô Đình Diệm với mục đích để đổ quân vào VN, và từ đó mọi người xưa nay ca tụng TT Diêm là nhà lãnh đạo đã hy sinh vì Tổ Quốc chỉ là một huyền thoại. Sau đó, cụ đưa ra rất nhiều dẫn chứng để bảo vệ luận đề của mình. Cuối cùng, cụ kết luận bằng một lời khuyên cho những người ôm ấp cái huyền thoại này rằng:Những gì chưa rõ ràng từ nửa thế kỷ trước ngày nay đã được sáng tỏ. Chỉ với những sự thật được phơi bầy đã đủ chứng tỏ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tuy là người cũng có khuyết điểm, nhưng là một nhà lãnh đạo yêu nước, đạo đức và đáng kính. Những người yêu mến ông không cần hun đúc tình cảm của mình dựa trên một huyền thoại, là ông đã hy sinh chỉ vì chống lại chủ tâm của Mỹ đưa quân chiến đấu vào Việt Nam. Chính nghĩa chỉ tồn tại khi dựa trên sự thật. Chính nghĩa dựa trên huyền thoại, cũng chỉ là huyền thoại.  Cũng may mà cụ Thức còn thừa nhận, cố TT Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo yêu nước, đạo đức, và đáng kính.
 
     Bài viết của cụ Đinh Từ Thức đưọc chia ra làm 2 phần và đăng trên internet làm hai kỳ trước sau. Phần một, cụ ghi lại một số thông tin và nhận định của vài giới trí thức, học giả, và của một số người VN làm việc gần kề TT Diệm. Phần hai, cụ trình bầy những ý kiến xung đột trong chính quyền Kennedy về các vấn đề nên hay không nên lật đổ TT Diệm và đem quân tác chiến Mỹ vào VN.
 
     Ở phần một, cụ liệt kê tên tuổi của một số tác giả đã ấp ủ và nuôi dưỡng cái mà cụ gọi là “huyền thoại Ngô Đình Diệm.” Cụ viết lan man, không tập trung vào một chủ điểm nhất định. Có thể tóm tắt ý tưởng của cụ Thức trong một trích đoạn do chính cụ viết sau đây:Trong suốt 50 năm qua, đã có rất nhiều người, nhiều đến nỗi không thể liệt kê hết ở đây, gồm cả những “bình luận gia”, “học giả” hay “sử gia”, hầu như ai cũng nói giống nhau, như một sự thật hiển nhiên, không cần dẫn chứng, là Mỹ đảo chánh để có thể mang quân vào trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, vì ông Diệm chống lại việc này. Theo “huyền thoại” này, Mỹ phải lật ông Diệm như loại bỏ một chướng ngại vật, để có thể đổ quân vào VN. Đặc biệt là khẳng định này thông dụng trong dư luận người Việt, nhưng hầu như không được nhắc tới trong tài liệu và sách báo của Mỹ.
 
     Những vị thức giả và những nhân vật mà cụ Thức nêu tên như, phía ngoại quốc: bà Ellen T. Hammer, một sử gia, bà Monique Demery, người cầm bút hình như chỉ là nghề tay trái. Phía Vietnam có: BS Trần Kim Tuyến, Lm Cao Văn Luận, ĐT Nguyễn Hữu Duệ. Những người VN được nêu danh tánh tin tưởng rằng TT Ngô Đình Diệm chống việc đem quân đội chiến đấu Mỹ vào VN nên bị Mỹ lật đổ và giết chết. Nhưng theo cụ Đinh Từ Thức, lời họ nói không có căn cứ nên không đáng tin. Phía những người Mỹ còn tệ hơn, như bà Hammer chẳng hạn, chỉ thuật lại những gì nghe được từ những người VN kia nói ra. Nghĩa là chẳng có gì đáng tin cậy hơn. Cụ Thức chê người Mỹ: “Tôi chỉ được biết vài ba cuốn sách của Mỹ nói tới điều này, nhưng lại căn cứ từ sách báo Việt ngữ.” Ngoài ra cụ còn nhắc đến tên một số tác giả và nhân vật ngoại quốc nữa để làm chứng rằng, chính quyền Kennedy không chủ trương đem quân tham chiến tại VN. Những nhân vật này là: Arthur Schlesinger Jr. sử gia, Rufus Phillips, nhân viên CIA dưới quyền TT Lansdale, Robert Dallek, sử gia, Charles Barlet, nhà báo, Seymour Hersh, nhà báo, và một Linh mục Mỹ dòng Tên nhưng không có tên.
 
     Có một điều xác thực đáng lưu ý. TT Ngô Đình Diệm có xin Hoa Kỳ thêm quân viện để ông tăng quân số và vũ khí cho địa phương quân, nghĩa quân, cảnh sát, và yêu cầu gởi thêm nhân viên huấn luyện cho QLVNCH. Chuyện này khác hẳn với việc gởi quân tác chiến Mỹ. Sự việc có các tướng Taylor và Rostow làm chứng.
 
     Chuyện đáng thắc mắc là, tại sao cụ Đinh Từ Thức lại không tin tưởng ở những nhân chứng và các sách vở dù là của Mỹ. Muốn hiểu chuyện này thì tiên quyết phải biết cái nguyên tắc mà cụ tự đặt ra cho mình để đi tìm chân lý. Cụ viết: “Về phía Hoa Kỳ, ngay từ thời lập quốc, những lời nói việc làm quan trọng liên hệ tới chính quyền thường được ghi chép và lưu trữ. Nếu quả thật chính quyền Mỹ đã có ý định, hay chính thức đòi lập căn cứ quân sự, hay đưa quân vào trực tiếp chiến đấu ở Việt Nam, điều này chắc chắn phải được ghi lại trong những tài liệu công khai hay bí mật. Trong nửa thế kỷ qua, về mối liên hệ giữa Mỹ và Việt Nam, những người trong cuộc đã viết hồi ký, hoặc trả lời phỏng vấn về vai trò của mình, cũng như những tài liệu mật hay tối mật, phần lớn đã được giải mật, không thấy tài liệu nào nói tới ý định hay đòi hỏi của Mỹ muốn lập căn cứ quân sự thường trực tại Việt Nam.” Thì ra cụ Thức cho rằng chỉ có những sự kiện nằm trong các văn thư, tài liệu công khai hay bí mật của chính quyên phổ biến thì mới là sự thật, đáng tin cậy. Ngoại giả đều thiếu căn cứ và không đáng tin.
 
     Thế nhưng, điều lạ lùng là tác giả Đinh Từ Thức lại tỏ ra tin tưởng vào tiết lộ của thiếu tướng Lansdale, mặc dầu tiết lộ này cũng chỉ là chuyện “hearsay.” Cụ Thức kể rằng, vào tháng 10, 1961, TT Kennedy gửi cố vấn quân sự là Tướng Maxwell Taylor tới Sài Gòn để trực tiếp lượng định tình hình. Phái đoàn rời Washington ngày 17, ngoài Tướng Taylor còn cố vấn an ninh Walt Rostow, Tướng Lansdale và một số chuyên viên khác. Lansdale, chỉ được coi là chuyên viên trong phái đoàn, không được dự trù có mặt trong thành phần họp với ông Diệm.
 
     Nhưng khi phái đoàn vừa tới Sài Gòn, Lansdale đã được mời đi thẳng từ phi trường tới Dinh độc Lập họp riêng với anh em ông Diệm. Lansdale được ông Diệm cho biết ông vừa ban bố tình trạng khẩn trương để đối phó với trận lụt lớn ở miền Tây, và tình hình an ninh chung. Ông Diệm cũng hỏi thẳng Lansdale liệu ông có thể tin tưởng vào chính quyền Kennedy được không? Trong cuốn Edward Lansdale, the Unquiet American xuất bản năm 1988, tác giả Cecil B. Currey đã kể lại cuộc gặp gỡ giữa anh em Tổng Thống Diệm và Tướng Edward Lansdale tại Dinh Độc Lập ngày 18 tháng 10, 1961 (nguyên văn): Nhiều năm sau, Lansdale tiết lộ: “Tôi chưa bao giờ nói với ai điều này. Diệm xác nhận rằng ông đã yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ gửi quân chiến đấu Mỹ tới Việt Nam. Lansdale buồn rầu nhìn bạn mình. “Phải chăng ông đã đạt tới tình trạng khiến ông sẽ phải cần đến họ để sống còn?” Ông Nhu có mặt, và giống như chuyến trước của Lansdale, bắt đầu trả lời thay cho anh mình. Lansdale chặn ông ta. “Tôi hỏi anh ông những câu đó, không hỏi ông!” Cả hai người Việt ngồi yên lặng một lúc. Rồi ông Diệm trả lời. “Ông muốn nói rằng tôi không nên yêu cầu gửi quân? Lansdale hỏi một câu khác. “Ông có cần họ không?” Ông Diệm không trả lời ngay và cuối cùng nói “Thật ra, không cần”. Lansdale dịu giọng góp ý “Nên giữ như thế”. Sau này ông nói, “Tôi chống lại việc mang quân chiến đấu tới. Tôi đã nhìn thấy người Pháp làm và phác họa rằng chứng ta cũng sẽ làm như họ thôi - ngay cả với ý hướng tốt.” (tr. 238)
 
     Lansdale đã từng một thời là cố vấn của TT Ngô Đình Diệm lúc còn là một đại tá. Và theo cụ Thức, Lansdale rất thân với TT Diệm và được ông Diệm tin cẩn. Không biết Lansdale nói thế nào, nhưng nhà báo Currey khẳng định:Diệm xác nhận rằng ông đã yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ gửi quân chiến đấu Mỹ tới Việt Nam.” Cũng nên biết, Lansdale là người chống đem quân tác chiến Mỹ vào VN, nên khi nghe TT Diệm gợi ý việc Mỹ đem quân sang bảo vệ VN, Lansdale tỏ ra bất mãn. Thế nhưng ký giả Currey lại tự mâu thuẫn. Tức thì ngay sau câu “Diệm xác nhận rằng ông đã yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ gởi quân chiến đấu Mỹ tới VN,” Ông lại viết: Lansdale hỏi một câu khác: Ông có cần họ không? Ông Diệm không trả lời ngay và cuối cùng nói: Thật ra, không cần.” Như vậy thì TT Diệm tiền hậu bất nhất, hay nhà báo Currey viết câu sau chửi câu trước?
 
     Tóm tắt phần một, cụ Đinh Từ Thức khẳng đinh không có chuyện Mỹ đòi đem quân tác chiến vào VN, bởi vì không có tài liệu chính thức nào nói đến chuyện này cả. Và cụ còn nhấn mạnh thêm: tuy nhiên, có chứng cớ từ năm 1961 là, đã có nhiều đề nghị - từ cả giới quân sự và chính trị - đem quân Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam. Nhưng điều quan trọng là, tất cả những đề nghị này, đều đã bị Tổng Thống John Kennedy bác bỏ.  
 
     Trong phần hai, cụ Đinh TThức trình bầy sự bất đồng trong chính quyền Hoa Kỳ và cũng phân chia các ý kiến ra làm hai phe, tạm gọi là phe dân sự và phe quân đội. Phe dân sự phần lớn nằm trong Bộ Ngoại Giao, chủ trương phải loại trừ TT Ngô Đình Diệm và người em của ông là ông cố vấn Ngô Đình Nhu ra khỏi chính quyền bằng một cuộc đảo chánh. Phe quân sự đa số là tướng lãnh thuộc Bộ Quốc Phòng chủ trương ngược lại là chống đảo chánh, và vẫn duy trì TT Diệm. Phe dân sự gồm các nhân vật chủ chốt là: Averell Harriman, George Ball, Roger Hilsman, và Mike Forrestal. Averell Harriman là Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Đông Nam Á, George Ball, Thứ Trưởng Ngoại Giao, Roger Hilsman, Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Đông Nam Á, và Michael Forrestal, nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại Bạch Ốc. Trong số này, Harriman là đầu não của nhóm. Còn Forrestal chỉ là thứ thiên lôi chỉ đâu đánh đó theo chỉ đạo của Harriman. Những nhân vât chủ trương chống đảo chánh TT Ngô Đình Diệm nằm trong Bộ Quốc Phòng là Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara, Tướng Marxwell Taylor, và Tướng Paul Harkins. Robert Kennedy, Bộ Trưởng Tư Pháp, cũng nằm trong số này.
 
      Hai điểm chính yếu trong chủ trương của hai phe là việc thay đổi lãnh đạo tại VN, và chuyện Hoa Kỳ có nên đem quân tác chiến vào VN hay không. Hai phe hoàn toàn xung khắc nhau về hai vấn đề này. Tóm tắt như sau:
 
-  Phe dân sự chủ trương loại trừ TT Diệm, nhưng chống đổ quân tác chiến vào VN.
 
-  Ngược lại, phe quân đội chủ trương đem quân vào VN để thắng CS, nhưng chống lại việc lật
   đổ TT Diệm.
 
     TT Kennedy ý kiến ra sao? Theo cụ Thức thì TT John Kennedy đã nhìn nhận trách nhiệm về mình việc đảo chánh sát hại TT Diệm. Tuy nhiên theo cách trình bầy của Kennedy như báo chí sau này mô tả, thì đó chỉ là chuyện ông đứng mũi nên phải chịu sào. Nói cách khác là con dại thì cái phải mang. Thế thôi. Ông quyết định đảo chánh, nhưng rút lại quyết định không kịp nên phải chịu trách nhiệm. Thế nhưng, ông Kennedy tuyệt đối chống chủ trương gửi quân, và đã bác bỏ mọi đề nghị gửi quân sang VN. Như thế nên kể TT Kennedy đứng về phía phe dân sự trong Bộ Ngoại Giao.
 
     Còn TT Ngô Đình Diệm, nạn nhân của chính quyền Mỹ?
 
-  Thứ nhất, căn cứ vào bằng chứng của nhiều nhân vật có thẩm quyền xác nhận (có thể kiểm chứng qua nhiều bài viết trên các website) người ta tin rằng TT Diệm không đồng ý việc đưa quân đội Mỹ vào VN, tức là cùng lập trường với Kennedy và phe dân sự trong Bộ Ngoại Giao.
 
-  Thứ hai, theo tiết lộ của Lansdale, được ký giả currey thuật lại thì TT Diệm có yêu cầu Mỹ đưa quân vào VN. Đây là sự xác nhận duy nhất TT Diệm có yêu cầu đổ quân mà cụ Thức nêu lên. Nếu thế là TT Diệm khác lập trường với Kennedy và Bộ Ngoại Giao Mỹ.
 
     Lịch sử và thực tế cho thấy, chính Kennedy và Bộ Ngoại Giao Mỹ đã ra lệnnh đảo chánh và thuê bọn tướng tá côn đồ giết TT Ngô Đình Diệm, một người đứng trên cùng một lập trường với Kennedy và Bộ Ngoại Giao Mỹ. Như vậy có phải là chuyện vô lý và vô luân không? Cọp dữ không ăn thịt con. Chó không ăn thịt đồng loại. Làm sao người lại sát hại người cùng chí hướng. Điểm phi lý này rất cần được giải thích, nhưng rất tiếc, cụ Đinh Từ Thức đã không giải thích. Còn như bảo rằng Mỹ phải lật đổ TT Diệm vì ông đã yêu cầu Mỹ đem quân vào VN theo như Lansdale tiết lộ cũng không ổn. Bởi vì theo lý luận của cụ Thức, đây không là phải tài liệu chính thức của chính phủ nên không tin được. TT Diệm bị giết vì chống việc đem quân Mỹ vào VN thì quá vô lý. TT Diệm bị giết vì yêu cầu đổ quân là chuyện không đáng tin. Rõ ràng cả hai đều không thể là nguyên nhân đưa đến cái chết cửa TT Diệm. Thế nhưng cụ Đinh Từ Thức kết luận:  “việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam không phải là nguyên nhân, mà là hậu quả của cuộc đảo chánh 1-11-1963.” Và như thế thì, chuyện TT Ngô Đình Diệm bị giết vì chống lại việc Mỹ đem quân tác chiến vào VN chỉ là một huyền thoại.
 
     Đến đây thì người đọc nên hỏi tác giả Đinh Từ Thức để xem nguyên nhân đưa đến hai cái chết thê thảm của TT Ngô Đình Diệm và bào đệ là ông cố vấn Ngô Đình Nhu thực sự là gì?
 
(còn tiếp)
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire