caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 8 décembre 2013

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất "Nguyên nhân cái chết của TT Diệm" (phần 2)

Phần 1
 
 
                 NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT CỦA TT DIỆM
                                                        (phần 2 và hết)
                                                                                                                                                                                                                                     
 
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
 
Trả SỰ THẬT lại cho LỊCH SỬ
 
     Trong bài viết, cụ Đinh TThức kể lể hơi nhiều, nhưng thực tế chẳng nói lên được bao nhiêu. Ngay với cái gọi là “nguyên nhân của cuộc phản loạn” mà cụ cũng không xác định cho minh bạch được, thế mà cụ lại căn cứ vào cái không xác định đó để “xét lại” cái mà cụ gọi là “huyền thoại.” Chúng tôi không biết lập trường của cụ Đinh Từ Thức về vấn đề TT Ngô Đình Diệm và nền Đệ I VNCH hiện nay ra sao. Nhưng nhận thấy, nhờ vào bài viết của cụ, bọn chống đối TT Diệm và VNCH được hưởng lợi rất nhiều. Lý do là vì, cái chính yếu nơi con người Ngô Đình Diệm là tinh thần yêu nước của ông. Và, từ cái tinh thần đó dẫn đến việc, với cương vị là người lãnh đạo quốc gia, ông đã kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước cho đến cùng, dù phải hy sinh tính mạng. Thế nhưng, qua bài biết của cụ Thức, TT Diệm xem ra chẳng còn là cái gì cả. Lòng yêu nước và quyết tâm giữ vững chủ quyền quốc gia của ông không phải là một SỰ THẬT như xưa nay người ta tưởng, mà không hơn không kém, chỉ là một HUYỀN THOẠI. Chả thế mà có nhiều tên tay sai VGCS và bọn bất lưong không bỏ lỡ cơ hội, vồ lấy bài viết của cụ Thức như một cái phao cứu mạng khi phe đảng của chúng phải đuối lý và uy tín bị tiêu ma trước cao trào “Phục hồi tinh thần Ngô Đình Diệm” nổi lên cuồn cuộn như hiện nay.
 
     Chúng tôi không dám nói tác giả Sức Mấy Đinh Từ Thức là CS hay tay sai CS, nhưng theo ngu ý thì bài viết của cụ quả thực đã đem lại rất nhiều lợi ích cho VGCS. Khó mà chối cãi được. Tâm ý của chúng tôi là đi tìm sự thật. Mục đích duy nhất của chúng tôi là trả sự thật lại cho lịch sử. Cũng giống như cụ Đinh Từ Thức, Chúng tôi không nói: TT Ngô Đình Diệm vì chống việc Mỹ đổ quân vào VN nên mới bị Mỹ lật đổ và sát hại. Nhưng khẳng định rằng: TT Ngô Đình Diệm vì bảo vệ chủ quyền Quốc Gia nên đã bị người Mỹ lật đổ và sát hại.” Đó là sự thật hiển nhiên. Chứng minh sự thật đó không có gì khó khăn cả.
 
     Trước hết chúng tôi thừa nhận là có phần thiếu chính xác, việc mà nhiều người nói rằng “TT Ngô Đình Diệm bị giết vì chống lại việc đổ quân Mỹ vào VN.” Nhưng cũng cần minh định là, chỉ thiếu chính xác nhưng không sai. Thiếu chính xác bởi vì, nói như thế không hợp lý và khó thuyết phục. Thứ nhất, TT Kennedy, Bộ Ngoại Giao Mỹ và TT Diệm cùng đứng trên một lập trường không chấp nhận đổ quân. Như thế thì, TTKennedy chỉ không đổ quân là xong chuyện, chứ đâu cần gì phải đảo chánh và giết TT Diệm? Thứ hai, Vào lúc đảo chánh TT Diệm, tình hình chiến sự không cần thiết phải nghĩ đến chuyện đem quân Mỹ vào VN. Sự thể này chính cụ Thức xác nhận: “Bộ Quốc Phòng và các tướng lãnh Mỹ chống lại, hoặc ít nhất không đồng ý đảo chánh, vì vào trước cuộc đảo chánh, tuy tình hình chính trị suy sụp, nhưng tình hình quân sự tương đối còn tốt đẹp.
 
     Sự thực là, khi toán thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ lên khu xóm Bắc Ninh, bờ biển Đà Nẵng ngày 8-3-1965, tình hình chiến sự lúc ấy đã thay đổi và trở nên tồi tệ rất nhiều so với thời gian trước đó hơn một năm vào lúc đảo chánh. Ôn lại một chút lịch sử, chúng ta sẽ thấy vấn đề hiện ra rõ ràng hơn.
 
     Sau Hiệp Định Geneve, TT Ngô Đình Diệm lên cầm quyền. Ông ổn định xong được tình hình rồi lo phát triển đất nước, được toàn dân tích cực hưởng ứng. Với phong trào tố cộng trên khắp nước, và với sự thành công của hệ thống an ninh tình báo lúc bất giờ, nhất là của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung, các cơ sở VC nằm vùng hầu như hoàn toàn tan rã. Bọn đầu sỏ Hànội thấy rằng không còn trông chờ vào một cuộc nổi dậy của nhân dân miền Nam, năm 1959 chúng cho quân đội xẻ Trường Sơn làm cuộc Nam Tiến với một đơn vị tiền phương cấp trung đoàn gọi là “Đoàn 559.” Hơn một năm sau, ngày 20-12-1960, CS cho ra đời tổ chức Mặt Trận Giải Phóng để uy hiếp TT Diệm cả về mặt chính trị lẫn pháp lý. Tháng 6-1961, cộng quân đã có khả năng tập trung lực lượng cấp trung đoàn quân địa phương để tấn công tỉnh Phước Thành nằm giữa chiến khu D và chiếm được tỉnh lỵ tuy rằng chỉ một đêm. Vì những cuộc tấn công đại qui mô này của CS, Chính Quyền của TT Diệm phải gấp rút triến khai quốc sách Ấp Chiến Lược và tăng cường quân số. Quốc Sách ACL tuy có những lạm dụng nhưng vẫn tỏ ra hữu hiệu để ngăn chặn cộng quân. Trước những khó khăn chồng chất, mà cái khó đáng ngại nhất là áp lực của người Mỹ qua chiêu bài cố hữu của họ là mở rộng dân chủ, TT Diệm tâm sự vói Lm Cao Văn Luận: “Nếu bây giờ chúng ta nhượng bộ một bước thì Mỹ sẽ lại đòi thêm, biết nhượng bộ đến bao giờ cho vừa lòng họ? Tôi muốn võ trang đầy đủ cho Bảo an, Dân vệ, thanh niên chiến đấu. Mỹ không chịu. Tôi muốn tăng cường quân đội, Mỹ từ chối không cấp vũ khí và phương tiện, Mỹ chỉ muốn đưa quân qua Việt Nam mà thôi. Mưu đồ tước đoạt chủ quyền VN của người Mỹ thực hiện qua các chiêu bài mở rộng dân chủ, tự do tôn giáo là con đường mòn bí mật đưa Mỹ sáp lại gần Hànội để hai bên cùng đi đến một mục tiêu chung là trừ khử TT Ngô Đình Diệm. Thực chất của cái mưu đồ này là gây rối loạn tại miền Nam để đưa đến hậu quả là đất nước càng phải lún sâu vào tình trạng lệ thuộc Mỹ. Chính quyền Ngô Đình Diệm hiểu rõ điều đó, nhưng không đủ sức chống lại. Vì thế bị tiêu diệt.

     Hơn nữa việc ông cố vấn Ngô Đình Nhu bí mật gặp Phạm Hùng có lẽ càng làm cho vấn đề (quyết tân loại trừ TT Diệm) trở nên bức bách hơn đối với người Mỹ. CIA sao lại không biết. Chuyện kín nhưng mà hở. Sự việc này một đàng làm bỉ mặt Hoa Kỳ, một đàng có nguy cơ làm cho mưu đồ của Mỹ phải xôi hỏng bỏng không nếu nó thành công.

     Do lời tâm tình của TT Ngô Đình Diệm với Lm Cao Văn Luận trên đây, cộng với quyết tâm của Bộ Ngoại Giao Mỹ với Averell Harriman đầu đảng là phải loại trừ TT Diệm bằng mọi giá, ta rút ra được hai nhận định:
-   Thứ nhất, TT Mỹ, nói chung, không phải là người hoạch định ra chính sách. Ông chỉ là người đề ra đường lối để thi hành chính sách. Người hoạch định ra chính sách cho nước Mỹ không ai khác hơn là CFR (counsil on Foreign Relations,) một tổ chức tư nhân gồm những tay tổ, nhất là trong ngành ngân hàng và truyền thông. Harriman là một hội viên cao cấp của tổ chức này. Ông có nhiệm vụ thi hành chính sách về VN do CFR đề ra. Tại sao phải loại trừ TT Diệm, và để làm gì, chuyện này chúng tôi sẽ trình bầy sau.
-  Thứ hai, TT Kennedy vì có ý định rút quân ra khỏi VN, tức là đi ngược lại chính sách, nên cũng phải chịu chung số phận như TT Diệm. Những nhận định trên phù hợp với sự hiểu biết của những người Mỹ giầu kiến thức về cái nền dân chủ được “định hướng” của họ.
 
     Vai trò của nhân vật Harriman trong biến cố TT Diệm bị thảm sát ngày nay đã hiện rõ. TT Johnson chỉ đích danh Averell Harriman là một kẻ tòng phạm giết người. William Corson, một nhân viên cao cấp CIA tại Saigon xác nhận: vào năm 1963, Harriman điều khiển (running) Việt Nam chẳng cần bàn hỏi gì với Tổng Thống hay Bộ Trưởng Tư Pháp.

     Sau khi TT Diệm bị lật đổ và sát hại, các ấp chiến lược bị bỏ ngỏ, các cơ quan tình báo chống CS xâm nhập hữu hiệu phải dẹp bỏ vì bị cho là Cần Lao ác ôn, tinh thần quân đội chao đảo. Tình hình trở nên suy sụp toàn diện. Tình trạng này xẩy ra là do các nguyên nhân sau:
1-   Bọn tướng tá võ biền tranh dành quyền hành và đảo chánh nhau như cơm bữa.
2-   Nhóm trí thức bất tài Caravelle đòi chia quyền dưới chiêu bài cải tổ dân chủ của Mỹ.
3-   Một nhóm sư sãi CS Ấn Quang được Mỹ yểm trợ nổi lên quậy phá trong cái vỏ bọc tôn giáo.  
4-  16.000 ấp chiến lược bị bọn tướng đảo chánh phá banh để cộng quân tràn chiếm nông thôn.  
5-  Người dân mất tinh thần và sự tin tưởng, trở nên thờ ơ, lãnh đạm đối với chế độ.
6.  Và cuối cùng là VC có cơ hội và điều kiện để gia tăng hoạt động.
 
     Trước tình trạng bi đát đó, cộng thêm sự vô lãnh đạo của các chính quyền sau TT Diệm, người Mỹ  đem quân đội của họ vào Việt Nam.
 
     Toàn bài viết của tác giả Đinh Từ Thức xin được giản lược như sau:
-  Để đổ quân (nguyên nhân) ----- Mỹ phải giết TT Diệm (hậu quả) - lý do không thuyết phục.
-  Vì TT Diệm bị giết (nguyên nhân) ------ nên Mỹ phải đổ quân (hậu quả) - do tình hình đòi hỏi.
-  Nhận định: việc đổ quân, từ là nguyên nhân đến trở thành hậu quả.
-  Kết luận: Việc TT Ngô Đình Diệm bị giết vì chống đổ quân như vậy chỉ là một huyền thoại.
 
     Nhận thức của tác giả Đinh Từ Thức căn cứ vào thực tế diễn ra có đôi chút lý sự, nhưng xem chừng rất ấu trĩ và thiển cận. Thật sự là một sai lầm tai hại. Tại sao? Bởi vì, trong vấn đề người Mỹ đem quân đội chiến đấu vào VN, mọi người cần phải tìm hiểu và suy nghĩ cho đến nơi đến chốn. Câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất phải đặt ra là, việc này được thực hiện qua Hiệp Ước nào giữa Hoa Kỳ và VNCH, hoặc do sự yêu cầu của giới chức nào trong chính quyền VNCH lúc đó, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, Thủ Tướng Phan Huy Quát, hay Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ? Cho đến bây giờ, người ta không hề được thấy một văn kiện chính thức nào nói về vấn đề này. Mà chắc chắc chẳng làm gì có. Có thể có người bắt bẻ rằng, nhưng mà Mỹ là đồng minh, bạn bè của VN. Theo thiển ý thì, cần phải bỏ qua một bên vấn đề bạn-thù, đồng minh hay đối địch, danh dự và quyền lợi của Dân Tộc phải được đặt lên trên hết. Những cái đó không thể bị hy sinh cho bất cứ ai, vì bất cứ lý do gì. Việc Hoa Kỳ đổ quân lên Đà Nẵng ngày 8-3-1965 là một hành động ngang nhiên, đơn phương, và trái phép, bất chấp luật lệ quốc tế, bất chấp chủ quyền về lãnh thổ của VNCH. Nếu TT Diệm không bị giết thì thử hỏi người Mỹ có dám ngang nhiên tự tung tự tác như thế không?  Sau khi Mỹ giết TT Diệm và nắm được chủ quyền của VN rồi thì vấn đề đổ quân hay không đổ quân không còn là chuyện tranh cãi nữa. Vấn đề này đã nằm trong tay của kẻ nắm chủ quyền VN là người Mỹ, chứ không còn là Chính Quyền VNCH. Tác giả Đinh Từ Thức vì coi nhẹ vấn đề chủ quyền của đất nước, nên cụ đã phạm một sai lầm nghiêm trọng là đem chuyện Mỹ đem quân vào VN ra bàn bạc, và biến TT Ngô Đình Diệm, người có công bảo vệ chủ quyền quốc gia thành ra là huyền thoại.
 
          Vấn đề đặt ra là tại sao người Mỹ lại cố tình giết TT Diệm để làm cho tình hình VN xấu đi? Câu trả lời là, vì Mỹ muốn nắm quyền điều hành chiến tranh theo đường lối của Mỹ, TT Diệm là một cản trở nên phải loại trừ. Tình hình càng xấu đi, VN càng phải dựa vào Mỹ, và Mỹ càng dễ lũng đoạn.  Có thể Kennedy đã không tiên liệu được tình hình, nhưng những tay tổ trong Bộ Ngoại Giao như Harriman, Hilsman v.v biết chứ, và họ phải biết. “on ne fait pas d'omelette sans casser les oeufs (không có món trứng tráng ăn nếu không đập bể trứng.)” Nhất thiết phải như thế. Đó là cái giá phải trả. Cũng có người nêu ra lý do khác khiến Kennedy chạy theo lập trường của nhóm Bộ Ngoại Giao. Theo GS Winters, cũng như nhiều người khác, cho rằng quyết định lật đổ TT Diệm của Kennedy có một cái gì bí ẩn mà họ không hiểu nổi. Đó là: tại sao Kennedy quyết định như vậy một khi ông có ý định rút lui khỏi Việt Nam vào năm 1965, dù rằng có báo cáo nói rằng Ông Diệm, và nhất là bào đệ ông, Ông Ngô Đình Nhu, muốn sự hiện diện của Mỹ bớt đi, và có ngay cả báo cáo nói rằng ông này đang điều đình hòa bình với Hà Nội, nghĩa là tạo điều kiện cho Hoa Kỳ sớm chấm dứt can thiệp của họ vào Việt Nam .... Cho nên Kennedy quyết định lật đổ Ông Ngô Đình Diệm năm 1963 vì nhu cầu cá nhân cải thiện hình ảnh về phía Tả và cả phía Hữu để chắc ăn trong cuộc tuyển cử 1964, và Ông Diệm được coi như là "một mối đe dọa" cho sự tái đắc cử của ông ta. Nhận xét của GS Winter cũng là một ý kiến thực tế rất nên lưu ý.
 
     Chủ quyền của đất nước là quyền tối thượng mà TT Ngô Đình Diệm tuyệt đối không bao giờ chịu nhượng bộ. Mỹ đòi, ông không chịu trao ra nên bị giết. Giản dị là như thế.  Có thật sự là Mỹ cướp đoạt chủ quyền của VN không thì cứ nhìn vào Hòa Đàm Paris là thấy liền. Phái đoàn VNCH không có mảy may quyền hành gì để tự định đoạt số phận đất nước của mình. Ngồi đó làm vì, chịu lép vế, và chịu bị người ta cắt cổ (tiếng của bà Nhu.) Rõ ràng là như thế. TT Diệm cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, điều này hiển nhiên, thiết tưởng chúng tôi khỏi cần phải dài dòng. Chỉ cần nhắc lại một vài mẩu đối thoại nhỏ sau đây là quá đủ để chứng minh:  NS Lê Châu Lộc kể, một lần khi đại sứ Cabot Lodge đề nghị Tổng Thống thay đổi nhân sự trong guồng máy chính quyền, Tổng Thống trả lời không nể mặt: “Xin Ông Đại sứ biết rằng Ông Đại sứ đang đứng trước mặt Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa.”  Chuyện khác, khi đàm đạo liên quan đến vấn đề chủ quyền quốc gia với ông đại sứ Nolthing, TT Diệm thẳng thắn bầy tỏ quan điểm: Việt Nam không muốn trở thành một xứ bảo hộ (của Mỹ.)”
 
     Muốn hiểu tường tận hơn về vấn đề người Mỹ tước đoạt chủ quyền của VN thì cần phải đặt VN vào trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh thời đó. Mỹ muốn chiến thắng trong cuộc chiến tranh không tiếng súng với Liên Sô. Để đạt được tham vọng này, điều quan trọng đối với Mỹ là phải lôi kéo cho bằng được Tầu cộng về phe mình. Tầu cộng và Liên Sô là hai đàn anh trong thế giới CS. Một rừng không thể có hai cọp cho nên chú Chệt ngả theo Mỹ là chuyện dễ hiểu. Chú Sam vuốt ve chú Chệt bằng nhiều hành động rất ngoạn mục. Chẳng hạn đá đít ông bạn Tưởng ra khỏi chiếc ghế Ủy Viên Thường Trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho Mao vô ngồi thế. Cho Tầu mượn đỡ hai nhà khoa học nguyên tử gốc Chệt để giúp Chệt chế tạođồ chơi.Tặng VN cho Chệt để xài làm thuộc địa. Vấn đề này không phải chúng tôi nói ngoa, mà đang từng ngày trở thành hiện thực không ai không nhìn thấy.
 
     VGCS miền Bắc trước đây nửa thế kỷ chỉ là một tên lỏi tì lưu manh, phải đu giây giữa hai thằng đàn anh để mà sống. Nghề đu giây không khéo tuột tay là tan xương nát thịt. Mỹ bắt thóp được điểm này, bèn lên kế hoạch sử dụng VC như một cái mồi câu thằng Tầu Cộng để  thắng chiến tranh lạnh. Chiến thuật diệt VC của Mỹ là vừa đánh cầm chừng vừa nuôi VC. Nhiều người không hiểu nổi tại sao, trong cuộc chiến VN, người Mỹ đã đánh VC theo một phương thức tác chiến rất ư là quái gở, hoàn toàn ngoài binh thư, binh pháp. Mới đổ quân vào mặt trận, mấy ông lớn tư lệnh đã tuyên bố ầm ĩ: cuộc chiến VN sẽ không có kẻ thắng người thua.Tức là huề. Có thứ chiến tranh nào đánh mà không cầu thắng, ngoài Mỹ? Các phi công Mỹ bỏ bom miền Bắc phải chừa ra nhiều mục tiêu không được bắn phá ẩu, trong đó là các dinh thự cơ quan đầu não của CS, hệ thống đê điều miền Bắc, những nhà máy sản xuất quan trọng như khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy dệt Nam Định v.v. Khu Khâm Thiên, Hànội, nằm trong kế hoạch giải tỏa để chỉnh trang thành phố của nhà nước VC, bỗng dung Mỹ đem bom đến san bằng. Thế có may không? Họ cũng không được phép xâm phạm biên giới Tầu nếu máy bay của VC khiêu khích rồi chạy trốn qua biên giới Tầu. Tầu cộng cấm máy bay Liên Sô chở tiếp tế cho VC bay qua không phận Tầu. Tầu đưa 3 trăm ngàn quân qua giúp bảo vệ lãnh thổ để cho miền Bắc xua quân chiếm miền Nam. Mỹ biết nhưng ngậm tăm. Trong khi đó, quân Lực VNCH chỉ được trang bị bằng các loại võ khí dưới cơ của quân đội miền Bắc. Họ không được phép vượt sông Bến Hải để tấn công miền Bắc theo binh pháp tấn công là phương pháp phòng thủ hữu hiệu nhất.Vân vân và vân vân.
 
     Cuối cùng, chiến tranh VN đưọc kết thúc đúng với chiến pháp của người Mỹ đặt ra: Cuộc chiến không có kẻ thắng người thua. Đối với Mỹ đúng là như thế.  Tuy về hình thức phải nói là Mỹ thua. Nhưng họ lấy về gấp triệu lần cái mà họ mất đi là bỏ VNCH. Họ đạt được mục đích to lớn vô cùng là thắng cuộc chiến tranh lạnh với Liên Sô. Còn về bên thắng cuộc tức VGCS, tuy nói là thắng, nhưng thắng được rồi, chúng phải quay mặt về phương Bắc, khấu đầu xưng THẦN với chú Chệt. Chú Chệt bất chiến tự nhiên thành, dĩ nhiên hẩu lớ, hẩu lớ. VN tủi nhục trở thành thuộc địa của Chệt. Dân Tộc VN lại một lần nữa, rơi vào vòng nô lệ giặc Tầu, không biết mấy trăm năm hay mấy ngàn năm nữa!?
 
Kết luận
     Ở trong nước, đảng VGCS chỉ còn là một cái thây ma thối rữa. Phải dựa vào cái huyền thoại Hồ Chí Minh để sống còn, chúng tô vẽ tượng thần rồi hô hoán lên: Hồ là người yêu nước. Hồ đuổi Pháp, thắng Mỹ. Hồ có công thống nhất Tổ Quốc v.v. Nếu người Việt Quốc Gia cũng lại dựa vào những huyền thoại để tiêu diệt CS thì mơ ước này sẽ mãi mãi là hão huyền. Chỉ có Sự Thật - chứ không phải huyền thoại - mới tiêu diệt được chế độ VGCS. Bè lũ bán nước VGCS ngày nay hiểu rất rõ Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại, và chúng cũng cầu mong sao cho mọi người tin rằng Ngô Đình Diệm cũng chỉ là huyền thoại như Hồ để hai bên huề vốn.

     Tất yếu của một người lãnh đạo yêu nước thực sự là trung thành với tổ quốc, ra công giữ gìn từng tấc đất giang sơn của tổ tiên để lại, và bảo vệ chủ quyền của quốc gia. Cụ Đinh Từ Thức thừa nhận, cố TT Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo yêu nước, đạo đức, và đáng kính. Như thế nơi con người Ngô Đình Diệm ắt phải hội đủ những tất yếu đó. Thế nhưng cụ lại đánh giá TT Diệm chỉ là huyền thoại căn cứ trên một sự kiện xẩy ra ngoài những tất yếu của tinh thần Ngô Đình Diệm. Đó là một mâu thuẫn, một sai lầm tai hại. Sự sai lầm này được những tay sai VGCS lợi dụng và khai thác. Tai hại ở chỗ đó. Hãy trả sự thật lại cho lịch sử để chống cộng, kẻo rồi tên tuổi “Sức Mấy” ngày nào bỗng dưng cũng biến thành huyền thoại thì uổng lắm. (HẾT)

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire