Lê Hoàng Hoa là đạo diễn thực hiện 3 phim trên màn ảnh rộng đầu tiên ở Việt Nam, trong đó có Chân trời tím với chi phí cao nhất, mang lại doanh thu lớn nhất tại Sài Gòn đầu thập niên 1970.
Lê Hoàng Hoa và cô bạn Anita thời du học ở Mỹ - Ảnh: Tư liệu của tạp chí kịch ảnh xuất bản ở Mỹ năm 2002 |
Chúng tôi đến thăm, được ông đưa mượn cuốn bút ký Những tháng ngày làm phim do ông viết chưa xuất bản, chỉ mới đăng một phần trên tạp chí Kịch Ảnh ấn hành bên Mỹ. Dựa vào nội dung bút ký trên, cũng như một số hồi ức do ông trực tiếp kể lại, chúng tôi trích lược dưới đây những nội dung liên quan đến hoạt động của điện ảnh Sài Gòn năm xưa. Mà trước nhất là chuyện làm phim Chân trời tím - bộ phim điển hình đánh dấu đỉnh cao trong hoạt động nghệ thuật của ông thời trước, cũng là bộ phim để lại kỷ niệm đậm đà về một cuộc tình bất ngờ đã đến với ông ngoài đời đúng vào ngày bấm máy...
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương vào phim với Nửa hồn thương đau
Đó là ngày 11.12.1969 - ngày thu hình phân đoạn (sequence) đầu tiên của phim Chân trời tím tại khách sạn Continental với cảnh nhân vật chính là ca sĩ Liên (Kim Vui đóng) đang buồn thương rã rời khi biết tin người yêu mình bị đẩy ra tiền đồn xa xôi, khó mong ngày gặp lại nên đưa nỗi niềm vào tiếng hát. Để tìm bài hát thích hợp với tâm thái của Liên trong phân đoạn ấy, Lê Hoàng Hoa và Tổng giám đốc Liên Ảnh Công ty (đơn vị đầu tư sản xuất phim) là ông Quốc Phong (chủ nhiệm tạp chí Kịch Ảnh) cùng “đến phòng trà Đêm Màu Hồng gặp nhạc sĩ Phạm Đình Chương tức ca sĩ Hoài Bắc để nhờ sáng tác một bản nhạc riêng cho phim Chân trời tím. Đó là nhạc phẩm Nửa hồn thương đau” (Bút ký Những tháng ngày làm phim của Lê Hoàng Hoa). Như vậy, nhạc phẩm nổi tiếng ấy được Phạm Đình Chương viết cho phim Chân trời tím năm 40 tuổi (sau thời phải xót xa chia tay với vợ là ca sĩ Khánh Ngọc) và được phổ biến qua tiếng hát của em gái ruột Phạm Đình Chương là ca sĩ Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh). Nơi quay phân đoạn trên là phòng ăn của khách sạn Continental do nhân viên phụ trách dàn dựng của đoàn phim khéo sửa thành một “phòng trà ca nhạc” để nhân vật Liên sẽ lên hát. Theo ý đạo diễn, để gây ấn tượng mạnh về nỗi cô đơn của Liên, không nên có mặt toàn ban nhạc đệm ở phía sau Liên mà chỉ có “một nhạc sĩ kéo violon đứng cạnh ca sĩ và thật dễ thương khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương đồng ý với tôi là anh sẽ đảm nhận vai người kéo violon đó”. Ấn định sẽ bấm máy lúc 7 giờ tối hôm ấy.
“Tà áo tím” trên phim trường
Kiều Chinh, Kim Chi và Lê Hoàng Hoa trong phim Cảnh đẹp miền Nam - Ảnh: tư liệu |
- Vậy thì chỉ còn cách là cô đóng vai người yêu của đạo diễn mới vào trong sàn quay được.
Nghe thế, cô bé đỏ bừng mặt đứng im. Đó là “hình ảnh một buổi chiều” khó quên trong chuyện tình sẽ kể của ông...
Giao Hưởng
Chân trời tím (phim)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục lụcNội dungTruyện phim kể về Hạ sĩ Phi có biệt tài bắn súng máy, do bị thương nên được thuyên chuyển về lái xe cho Trung tá Trung đoàn trưởng. Cô con gái xinh đẹp của Trung tá thầm yêu Phi. Nhưng Phi lại yêu Liên, một ca sĩ phòng trà. Sống giữa đô thành với người yêu, anh vẫn bất mãn với công việc mình làm, bất mãn với chính anh. Vết thương đã lành, anh xin trở lại mặt trận, đóng tại tiền đồn hẻo lánh. Ở nhà, cô ca sĩ bị ép phải sống chung với một lái buôn giàu và hung hãn.Cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 xảy ra. Đơn vị của Phi được điều về tham gia trấn áp lực lượng đảo chính. Anh nghĩ rằng súng anh cầm chỉ nhả đạn vào quân thù, không thể bắn vào những người cùng hàng ngũ. Bị thương, Phi lết về nhà Liên. Gặp lại nhau sau cơn biến động, hai người quyết ra đi đến một chân trời mới, gây lại hạnh phúc. Nhưng tay buôn lậu xuất hiện, nhân lúc Phi vắng mặt, trong cơn ghen hắn giết Liên. Diễn viên
Ê-kípHậu trườngSự kiện thú vị
Nhạc phimSáng tác: Phạm Đình ChươngTrình bày: Thái Thanh
Trình bày: Thanh Lan Vinh danh
Xem thêm |
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire