Kính gửi quý anh chị bộ ảnh nơi chôn cất hai anh em ông Ngô Đình Diệm.
Tiếp theo là bộ ảnh hầm bí mật của ông Ngô Đình Diệm hay còn gọi là Dinh Gia Long.
Caroline Thanh Hương
Nằm
cách Saigon khoảng 20km, nghĩa trang Lái Thiêu (thị xã Thuận
An, tỉnh Bình Dương) là một nghĩa trang lâu đời, có lịch sử gắn với mảnh
đất Sài Gòn - Chợ Lớn từ một thế kỷ qua.
Ở khu vực B của nghĩa trang có một khu
mộ mang lịch sử khá đặc biệt. Khu mộ này gồm 3 ngôi mộ bằng đá nằm song
song, được xây theo kiểu thức giống nhau.
Đây chính là nơi chôn cất Tổng thống Ngô
Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu, hai gương mặt từng kiểm soát
chính trường miền Nam một thời.
Bia của ngôi mộ bên trái ghi tên Giacobê Đệ, mất ngày 2/11/1963. Đây là mộ của ông Ngô Đình Nhu. Giacobê là tên thánh của ông.
Ngôi mộ bên phải là mộ ông Ngô Đình
Diệm. Bia mộ ghi tên Gioan Baotixita Huynh. Cũng như mộ người em, ngày
mất ghi trên mộ ông Diệm là ngày xảy ra cuộc đảo chính đẫm máu lật đổ
hai ông.
Ngôi mộ ở giữa ghi tên người mất là Luxia Phạm Thị Thân - thân mẫu của ông Diệm và ông Nhu.
Sau khi bị ám sát ngày 2/11/1963, ông
Ngô Đình Diệm và em trai được chôn cất ở khu đất phía sau Bộ Tổng tham
mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa (đường Võ Tánh, nay là đường Hoàng Văn
Thụ) ở Sài Gòn.
Được một thời gian ngắn, chính quyền VNCH rời mộ sang nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ở quận 1, Sài Gòn.
Khi nghĩa trang Mạc Đĩnh
Chi được giải tỏa năm 1985 để xây công viên Lê Văn Tám, các ngôi mộ
chuyển về nghĩa trang Lái Thiêu.
Ngày nay, ngôi mộ của hai người đàn ông quyền lực nhất miền Nam Việt Nam một thời đã được thân nhân xây dựng lại tươm tất.
Theo KIẾN THỨC
Bộ ảnh hầm bí mật của Ngộ Đình Diệm , còn gọi là Dinh Gia Long hay Viện Bảo Tàng Saigon.
Công
việc đào hầm được giao cho 200 tù binh chia thành 10 toán luân phiên
đào. Số tù binh này được đưa tới bằng xe bịt kín, bị bịt mắt cho tới khi
vào điểm thi công. Công việc đào hầm được thực hiện từ 12 giờ khuya để
giữ bí mật tuyệt đối...
Ngày 27/2/1962, Sài Gòn xảy ra vụ đảo
chính, ném bom mưu sát không thành gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm,
khiến Dinh Độc Lập bị phá hủy. Biến cố này khiến Ngô Đình Diệm phải dời
về Dinh Gia Long. Tổng thống quyết định cho xây dựng một đường hầm bí
mật tại đây để trú ẩn. Ảnh: Dinh Gia Long, ngày nay là Bảo tàng Saigon.
Căn hầm này được KTS Ngô Viết Thụ thiết
kế và nhà thầu Trương Đăng Khoa xây dựng từ tháng 5/1962. Hầm được đào
sâu xuống mặt đất 4m, đúc bằng xi măng cốt sắt (170kg sắt/m3 bê tông),
có tường dày đến 1m. Ảnh: Một lối thông xuống hầm nằm phía sau Dinh Gia
Long.
Theo thiết kế, hầm có thể chịu được cuộc oanh tạc của các loại trọng pháo và bom 500kg. Ảnh: Cầu thang dẫn xuống hầm.
Tổng diện tích mặt bằng hầm là 1392,3m2 (30,6m x 45,5m). Hầm được chia làm nhiều phòng, thông với nhau qua các hành lang hẹp.
Cửa ra vào phòng được làm bằng sắt tấm
đúc nguyên khối, đóng mở bằng cách xoay một bánh lái như cửa tàu thủy,
phía trong còn có chốt sắt thật lớn để cài khi cần.
Để bảo đảm bí mật, các giấy tờ liên quan
đến việc xây dựng hầm đều không dùng từ “hầm” mà chỉ ghi là “công tác
xây cất ở Dinh Gia Long".
Trong cuộc đảo chính ngày 1/11/1963, anh
em Diệm - Nhu đã trú ẩn trong căn hầm này. 6h45 ngày 2/11/1963, Dinh
Gia Long thất thủ, quân đảo chính đã tấn công vào hầm. Vào thời điểm
này, hai anh em họ Ngô đang ẩn náu tại nhà thờ Cha Tam. Họ bị bắt và bắn
chết ít lâu sau đó, khi quân đảo chính ập đến nhà thờ. Ảnh: Bàn ghế
trong phòng khách của hầm ngày xảy ra đảo chính.
Cho đến khi chế độ Diệm - Nhu sụp đổ,
các vật dụng tiện nghi trong hầm vẫn chưa được trang bị đầy đủ. Một hệ
thống quan trọng là máy điều hoà không khí khi đó chưa được lắp, dù máy
móc đã được nhập về Sở Nội dịch.
Theo ước tính, căn hầm bí mật của Ngô
Đình Diệm được xây dựng với tổng kinh phí là 12.514.114 đồng, một khoản
tiền khổng lồ thời đó. Ảnh: Bản dự trù kinh phí xây dựng hầm trú ẩn,
được lập sau cuộc đảo chính.
Đã có rất nhiều giai thoại ly kỳ xung
quanh căn hầm bí mật dưới Dinh Gia Long. Có lời đồn rằng căn hầm có
nhiều đường thoát hiểm thông ra các địa điểm khác nhau trong thành phố.
Trên thực tế, phạm vi của hầm chỉ giới hạn trong khuôn viên Dinh Gia
Long. Ảnh: Cầu thang dẫn từ hầm vào bên trong Dinh Gia Long.
Có tư liệu còn khẳng định, công việc đào
hầm được giao cho 200 tù binh chia thành 10 toán luân phiên đào. Số tù
binh này được đưa tới bằng xe bịt kín, bị bịt mắt cho tới khi vào điểm
thi công. Công việc đào hầm được thực hiện từ 12 giờ khuya để giữ bí mật
tuyệt đối...
Cho đến nay, căn hầm bí mật của Dinh Gia Long vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Theo KIẾN THỨC
https://soundcloud.com/vien-xu-radio
https://soundcloud.com/vien-xu-radio
Tự cổ chí kim tất cả các quốc gia trên thế giời đều xây hầm trú ẩn cho nguyên thủ và các nhân vật quan trọng trong đó có tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm. Xây một lần và bảo trì để sử dụng lâu dài. Tổng thống NĐD vị tồng thống của nền đệ nhất cộng hòa từ 1955 đến 1963. Lúc đó chính trường VN từ chế độ phong kiến chuyển qua còn trăm sự rối ren có thể nói như loạn 12 sứ quân. Thù bên trong là vậy, thù bên ngoài cả hai phe CS và Tự do cũng xúm nhau mà đánh... Thời đầu dựng nước VNCH lại bị miền Bắc liên tục đánh phá thử hỏi làm sao mà vừa lòng tất cả các phe phái, lẫn tôn giáo và những kẻ làm chính trị cơ hội. Họ xúm nhau tung ra những ngón đòn hiểm hóc kể cả vu khống - vu khống có kế hoạch để bôi lọ. Cuối cùng bị một đám tướng lãnh xôi thịt nhận tiền mà giết hai - giết hại một cách man rợ gia đình tổng thống NĐD. Đến bây giờ tuy mất nước nhưng trong phe quốc gia vẫn chia ra hai nhóm - Mhóm bài Ngô và nhóm Hoài Ngô - Người có công mà trên mộ chỉ có tên "Huynh & Đệ" thử hỏi có đau lòng không. Nghĩa tử là nghĩa tận vậy mà xúm nhau viết hồi ký chửi - nghĩa là sao? Lớn lên và thành danh dưới nền đệ nhất VNCH rồi phản bội chẳng khác gì Yuda. Ông HCM còn nói được một câu "Ông NĐD là người yêu nước...". Người tự cho mình là quốc gia thử hỏi có đau lòng không.? Vì thù hằn cá nhân mà chửi một lãnh tụ đơn thân suốt đời vì quốc gia tổ quốc. Vì trách nhiệm - danh dự - tôi nói, cho va chạm quý ai đó cho tôi xin lỗi vậy.
RépondreSupprimerCám ơn anh Trang Y Hạ đã đọc bài post và đóng góp quan điểm rất khách quan của anh về câu chuyện lịchi sử rất đau buồn của người dân miền Nam.
SupprimerNếu chúng ta có đủ người tài trí và yêu nước, yêu dân thì đâu có đi tới tình trạng ngày hôm nay, đúng không anh?
CRTH