caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 3 mai 2015

Số phận 10 chính khách quyền lực nhất Sài Gòn sau 1975.

Chương trình tưởng niệm tháng Tư đen phần 1 với bộ audio book Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.


Số phận của họ đi theo những ngả đường khác nhau, người được trọng dụng, ở lại đất nước và phục vụ chính quyền mới, người ra đi và sống lặng lẽ nơi xứ người…


Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) là Tổng thống chế độ Sài Gòn từ 1967-1975. Đêm 25/4/1975, ông rời Việt Nam đi Đài Loan dưới danh nghĩa phúng điếu Tưởng Giới Thạch, rồi bay thẳng sang Anh định cư. Đầu thập kỷ 1990, ông Thiệu chuyển sang sống tại Foxborough, Massachusetts, Mỹ và sống một cuộc sống thầm lặng trong quãng đời còn lại ở đây. Ông qua đời ngày 29/9/2001, sau khi đột quỵ tại nhà riêng ở Foxborough, thọ 78 tuổi.


Trần Văn Hương (1902-1982) là cựu Thủ tướng (1964–1965; 1968–1969), phó tổng thống (1971-1975), rồi Tổng thống trong thời gian 7 ngày (21-28/4/1975) của chế độ Sài Gòn. Sau 1975, ông chọn ở lại quê hương, tiếp tục sống ở căn nhà của mình ở Sài Gòn. Những năm tháng cuối đời, ông sống chung với em gái, em rể, và người con trai lớn là Lưu Vĩnh Châu – từng là một đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tham gia trận Điện Biên Phủ. Ông mất ngày 27/1/1982, hưởng thọ 80 tuổi.

 

Dương Văn Minh (1916-2001) là Tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Sau năm 1975, ông sống tại Saigon, cho đến năm 1983 thì sang Pháp định cư. Nhưng ngay sau đó, ông lại chuyển sang California (Mỹ), sống với gia đình con gái. Ông qua đời ngày 6/8/2001, thọ 86 tuổi. Thời gian cuối đời, Ông Dương Văn Minh đã bày tỏ mong muốn được trở về quê hương và sống như một người dân Việt Nam bình thường.

 

Nguyễn Cao Kỳ (1930-2011) là một sĩ quan cao cấp và là cựu Thủ tướng và Phó Tổng thống của chế độ Sài Gòn. Theo lời kể với báo chí Việt Nam, khi rời khỏi đất nước trước biến cố 30/4/1975, ông phải bỏ lại toàn bộ gia sản tại Đà Lạt và sau đó phải đi làm thuê kiếm sống trong hơn 10 năm đầu ở Mỹ. Từ 2004 ông đã về thăm quê hương trong tinh thần hòa giải dân tộc. Ông mất ngày 23/6 tại một bệnh viện ở Malaysia ở tuổi 81.

 

Nguyễn Xuân Oánh (1921–2003), là cựu Phó Thủ tướng kiêm Thống đốc Ngân hàng, 2 lần là quyền Thủ tướng trong chính phủ Sài Gòn. Sau 1975, ông tiếp tục được chính quyền mới trọng dụng. Trong tiến trình Đổi mới cuối thập niên 1980, ông đã có đóng góp lớn vào việc cải cách các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư nước ngoài… tại Việt Nam. Ông từng là cố vấn kinh tế cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cũng là Đại biểu Quốc hội, Ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông mất ngày 29/8/2003 tại Saigon.

 

Nguyễn Hữu Có (1925-2012) là cựu Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng quân lực chính quyền Sài Gòn. Sau năm 1975, ông ở lại Việt Nam và phải đi cải tạo đến năm 1987. Tuy vậy, đến cuối năm 2004, ông được bầu làm Ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và được chính phủ Việt Nam xem như một biểu tượng của sự hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù của 30 năm chiến tranh. Ông mất tại Saigon ngày 3/7/2012, hưởng thọ 87 tuổi.

 

Trần Văn Đôn (1917-) là tướng lĩnh cao cấp của Quân lực Sài Gòn và là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng trong nội các cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Vào ngày 29/4/1975, ông là một trong những người di tản trên chuyến trực thăng nổi tiếng của Mỹ xuất phát từ tầng thượng tòa nhà 22 phố Gia Long (nay là phố Lý Tự Trọng) ở Sài Gòn. Sau đó, ông sang Pháp định cư và sinh sống ở đó cho tới nay.

 

Vũ Văn Mẫu (1914-1998) là một chính trị gia kiêm học giả về ngành luật nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975. Ông từng giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao rồi Thủ tướng của chế độ Sài Gòn. Sau 1975, ông ở lại Việt Nam trong một thời gian, rồi sau đó sang Pháp và định cư ở đây cho đến tận cuối đời. Ông Vũ Văn Mẫu mất ngày 20/8/1998 tại Paris, thọ 84 tuổi.

 

Cao Văn Viên (1921-2008) là 1 trong 5 người được phong hàm đại tướng quân lực chế độ Sài Gòn. Ông là vị tướng giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng trong thời gian lâu nhất (1965-1975) và cũng là người cuối cùng giữ cương vị này của chế độ Sài Gòn. Năm 1975, trước các thất bại quân sự, ông từ nhiệm ngày 27/4 và lên máy bay di tản sang Mỹ. Sau 1975, ông sống lặng lẽ tại Arlington, Virginia. Ông mất ngày 22/1/2008 tại viện dưỡng lão, thọ 87 tuổi.

 

Vương Văn Bắc (1927-2011) là một luật sư và Tổng trưởng Ngoại giao vào những năm cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Sau ngày 30/4/1975, ông sang Pháp định cư. Nhờ học vấn uyên thâm, ông được ngành luật của nước Pháp trọng dụng và làm việc cho đến năm 80 tuổi mới nghỉ ngơi. Ông mất ở Paris ngày 20/6/2011.
 
Theo KIẾN THỨC

https://soundcloud.com/vien-xu-radio

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire