Kính gửi quý anh chị bài viết của
Keith William Nolan – Huế, Trận đánh Mậu Thân
và nghe thêm nếu chưa đọc thấy
tết Mậu Thân năm 1968 ở Huế)
Keith William Nolan
hoànglonghải dịch
Vài lời của người dịch:
Có hai lý do chính thúc
đẩy tôi dịch tác phẩm nầy. Thứ nhất là vì chúng ta biết ít về việc người
Mỹ đã chiến đấu ở Việt Nam như thế nào. Tôi là nạn nhân trận đánh Tết
Mậu Thân ở Huế, tuy có theo dõi và quan sát tình hình xảy ra tại chỗ và
qua báo chí, đài phát thanh, cũng như trong thời gian phục vụ trong quân
đội Việt Nam Cộng Hòa, làm phóng sự phát thanh, phục vụ trong ngành
Cảnh Sát Quốc Gia, tại những vùng quê xa xôi hẻo lánh; tôi cũng không rõ
lắm về những người lính Mỹ đã chiến đấu, chịu nguy hiểm, thương vong
như thế nào.
Có lẽ điều đó không riêng gì tôi mà thôi. Do đó, tôi dịch cuốn sách nầy để người Việt chúng ta thấy người lính Mỹ đã chiến đấu và hy sinh ra sao, đã giải phóng những vùng ở Huế bị Việt Cộng chiếm đóng và giết chóc đồng bào như thế nào.
Ngày 9 tháng Giêng âm lịch Tết Mậu Thân, khi Thủy Quân Lục
Chiến Mỹ đẩy quân Việt Cộng ra khỏi Bến Ngự, đồng bào khu vực nầy lánh
nạn về trường Kiểu Mẫu Huế. Họ vui mừng biết bao nhiêu. Chính tôi cũng
như bạn bè gặp lại nhau, mừng mừng tủi tủi, vì vừa thoát khỏi vùng tử
địa. Chính gia đình của nhạc sĩ phản chiến Trịnh Công Sơn cũng từ khu
nhà cho thuê của Giám Mục Ngô Đình Thục bên cạnh cầu Phú Cam cũng chạy
về đây lánh nạn.
Thứ hai là vì gần đây, trong cuộc
tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2004, báo chí và truyền hình Mỹ nhắc lại
quá trình hoạt động của ông John Kerry, Thượng Nghị Sĩ. Sau khi tham
chiến ở Việt Nam về, ông John Kerry tham gia phong trào phản chiến ở
Tiểu Bang Massachusetts, tố cáo rằng lính Mỹ ở Việt Nam đã bắn giết bừa
bãi cả trẻ con, đàn bà, hãm hiếp phụ nữ và cướp bóc. Tất cả những gì mà
quân đội viễn chinh Pháp (trong đó có người Ma-Rốc, Senegal, v.v…) đã
làm trong cuộc chiến tranh Việt Pháp 1945-54, nay ông John Kerry đổ hết
lên đầu những chú lính GI của Quân Đội Hoa Kỳ. Đó là một sự vu cáo trắng
trợn, bôi đen Quân Đội Mỹ.
Đọc lời dẫn nhập trong phần sau đây, độc giả sẽ thấy những người lính Mỹ sau khi tham chiến ở Việt Nam, họ phải gánh chịu một tình cảnh hẩm hiu và đáng thương như thế nào. Điều đó, một phần nào đó là do lỗi chính ở ông John Kerry và những người trong phong trào phản chiến của ông ta vậy.
Massachusetts
tháng 9/04
tuệchương
tháng 9/04
tuệchương
Dẫn nhập
So với cuộc chiến tranh nổi
tiếng như Thế Giới Chiến Tranh thứ Hai mà Mỹ đã tham gia thì ngày nay,
trận đánh ở Huế vẫn là một tên tuổi gần gũi. Hơn thế nữa, những người
sống sót trở về, thay vì được hoan hô như những anh hùng, và những ai đã
ngã xuống phải được tưởng nhớ, thì những điều ấy đã không thành hiện
thực. Những người Mỹ từng chiến đấu ở Huế là một phần của một thế hệ kém
may mắn, những người chính đất nước họ không thể tách rời chiến tranh
ra khỏi chiến binh, và họ là những người bị xa lánh vì đã không từ chối
khi trách nhiệm đến với họ. Tuy nhiên, đối với chiến tranh Việt Nam, một
cuộc chiến không được dân chúng mong muốn, người dân Mỹ tuồng như quên
rằng binh lính của họ đã từng chịu đựng nhiều nỗi gian khổ và thiếu thốn
như những người đi trước họ, những người từng được tán dương mạnh mẽ
trong Thế giới Chiến tranh thứ Hai.
Cuốn sách nầy (The Battle for Hué) tập
trung nói lên những nỗi gian khổ ấy, – một cuộc chiến tàn bạo, kéo dài
suốt một tháng, đánh nhau từ nhà nầy qua nhà khác, chính yếu bằng ba đại
đội thiếu quân số và thiếu trang bị, thuộc các tiểu đoàn bộ binh Thủy
Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (TQLC/ HK).
Khi các người lính TQLC/ HK đang đánh
nhau với kẻ địch ở Huế hồi ấy, tôi mới có ba tuổi. Khi lớn lên thì cuộc
chiến đó càng lúc càng mờ nhạt, xa xôi mà người ta coi đó như là những
gì xấu xa. Trong niềm im lặng ấy, – pha hợp phức tạp bằng vẻ khiếm nhã
của các thầy giáo có trí óc cởi mở của tôi, khi nói về vụ Mỹ Lai, và với
những cựu chiến binh nghiện ma túy và thần kinh rối loạn, – đã làm nảy
sinh trong tôi sự yêu thích đề tài chiến tranh nầy. Điều làm tôi băn
khoăn là nhiều đồng bào tôi chẳng thể chịu đựng được nhiều như thế, hoặc
rất ít người quan tâm tới. Điều làm tôi băn khoăn nữa cũng là việc
những người bỏ trốn qua Canada hay ở nơi nào đó, để khỏi tham gia chiến
tranh Việt Nam, tán dương lòng nhân đạo của họ, trong khi những người
không trốn chạy thì phải đối đầu với gian khổ và hiểm nguy một năm trong
chiến tranh địa ngục Việt Nam, những người đó bị coi là đã bắn giết đàn
bà trẻ em, nghiện hút và non nớt, dễ bịp.
Tôi bắt đầu tìm kiếm tài liệu
cho đề tài tôi ưa thích và tôi tìm được một nguồn tài liệu độc nhứt
nhưng thực sự quan trọng: Những người từng có mặt tại trận chiến đó.
Dĩ nhiên cuốn sách nầy được viết bằng
cách phỏng vấn những người đó, là một câu chuyện lịch sử nói về thời
điểm, chiến thuật, đơn vị, tiếp liệu và những gì đã tạo ra cuộc chiến ở
Huế.
Nhưng những tài liệu hữu ích
của các cựu chiến binh nầy, còn có thể nói lên thêm vài điều nữa. Nó mô
tả sự hiện hữu hằng ngày của các chiến binh TQLC trong trận chiến dài
một tháng đó, những nỗi sợ hãi, chiến thắng, bạn bè mất mát, tình chiến
hữu, chán nản và mệt mỏi. Tôi được may mắn nói chuyện với các vị chỉ huy
trong trận đánh Huế, lại càng may mắn hơn được nói chuyện với những
người lính bộ binh. Cuốn sách nầy hầu hết nói về họ, về trận chiến được
nhìn bằng chính mắt họ vậy.
Tôi vẫn thường nhớ ơn một cách sâu xa
những cựu chiến binh đã giúp tôi hoàn tất tác phẩm nầy. Tôi cũng từng
nói chuyện với những người không ở Huế, và tinh thần những cuộc nói
chuyện đó được ghi lại trong sách nầy. Tôi có cơ may chuyện vãn với
khoảng 3/4 cựu chiến binh tham dự trận đánh Huế. Một số những người đó,
ngày nay là các tướng lãnh, mặc dù rất bận bịu, cũng dành thì giờ xem
lại bản thảo của tôi, cũng như rà soát lại tin tức tôi có được. Những
người khác, những người lúc ấy còn trẻ, đã giúp tôi công việc nầy, ngay
từ khi bắt đầu và kéo dài suốt nhiều năm. Tôi xin cám ơn tất cả mọi
người. Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn sự giúp đỡ của họ cũng như niềm tin đã
đưa tới một kết luận vững chắc.
Các cựu chiến binh đặc biệt giúp đỡ hoàn thành cuốn sách nầy gồm có:
-Tướng William C. Westmoreland (hồi hưu),
-Tướng Foster C. LaHue (hồi hưu), tướng John J. Tolson (hồi hưu).
-Đại tá Frank Breth, đại tá
James Coolican, đại tá Marcus J. Gravel, đại tá Robert H. Hamilton (hồi
hưu), đại tá Myron C. Harrington, đại tá Edward J. LaMontagne (hồi hưu),
đại tá Wayne R. Swenson, đại tá Robert H. Thompson (hồi hưu).
-Trung tá Gordon D.
Batcheller, trung tá Terry Charbonneau, trung tá William Harvey, trung
tá Ralph J. Salvati (hồi hưu)
-Thiếu tá James V. DiBernardo (hồi hưu), thiếu tá Harold Pyle (hồi hưu).
-Đại úy Dale A. Dye, William Dickman,
-Trung sĩ Frank Thomas, trung
sĩ Joseph L. McLaughlin (hồi hưu), trung sĩ Paul Thompson (hồi hưu),
trung sĩ Josef Burghardt (hồi hưu), trung sĩ Richard W. Carter, trung sĩ
Edward F. Neas, trung sĩ Steve Berntson (hồi hưu).
-Thiếu úy Richard Lyons (hồi hưu), thiếu úy Patrick Polk (hồi hưu).
-Hạ sĩ Dan Allbritton (hồi
hưu), Peter Braestrup, hạ sĩ Bill Jackson (hồi hưu), hạ sĩ Edward Landry
(hồi hưu), hạ sĩ Lewis C. Lawhorn (hồi hưu), hạ sĩ Brian Mayer (hồi
hưu), George Schamberger (hồi hưu), và Don Webster.
-Đặc biệt chân thành cám ơn Tướng O.K.
Steele (ra trường cùng lớp và cùng năm 1956 với thân phụ tôi, William F.
Nolan). Khi là đại tá, làm chỉ huy trưởng một đơn vị Hải Quân đóng tại
Washington D.C. Năm 1981, Steele mời tôi đến sống hai tuần với gia đình
ông ngay trong doanh trại quân đội. Đó là một cuộc thăm viếng kỳ lạ.
Tướng Steele không những kể cho tôi nghe những hồi ức của ông về Huế,
chỉ cho tôi thấy hướng thành công do TQLC đạt được, và sắp đặt cho tôi
phỏng vấn Bill Harvey và Harold Pyle.
-Cũng xin bày tỏ lòng cám ơn
với Trung Tâm Tư Liệu Lịch Sử Binh Chủng TQLC tại Washington D.C., đã
cung cấp cho tôi vô số tin tức cũng như tài liệu liên quan đến TQLC tại
Việt Nam. Hai vị trong cơ quan nầy, tướng hồi hưu Edwin H. Simmons và
Robert Skidmore đã tận tình giúp đỡ và khuyến khích tôi trong suốt mấy
năm tôi tìm kiếm tư liệu ở đây./
Keith W. NolanTháng Tám 1983
Vài lời của người dịch:
Có hai lý do chính thúc
đẩy tôi dịch tác phẩm nầy. Thứ nhất là vì chúng ta biết ít về việc người
Mỹ đã chiến đấu ở Việt Nam như thế nào. Tôi là nạn nhân trận đánh Tết
Mậu Thân ở Huế, tuy có theo dõi và quan sát tình hình xảy ra tại chỗ và
qua báo chí, đài phát thanh, cũng như trong thời gian phục vụ trong quân
đội Việt Nam Cộng Hòa, làm phóng sự phát thanh, phục vụ trong ngành
Cảnh Sát Quốc Gia, tại những vùng quê xa xôi hẻo lánh; tôi cũng không rõ
lắm về những người lính Mỹ đã chiến đấu, chịu nguy hiểm, thương vong
như thế nào.
Có lẽ điều đó không riêng gì tôi mà thôi. Do đó, tôi dịch cuốn sách nầy để người Việt chúng ta thấy người lính Mỹ đã chiến đấu và hy sinh ra sao, đã giải phóng những vùng ở Huế bị Việt Cộng chiếm đóng và giết chóc đồng bào như thế nào.
Ngày 9 tháng Giêng âm lịch Tết Mậu Thân, khi Thủy Quân Lục
Chiến Mỹ đẩy quân Việt Cộng ra khỏi Bến Ngự, đồng bào khu vực nầy lánh
nạn về trường Kiểu Mẫu Huế. Họ vui mừng biết bao nhiêu. Chính tôi cũng
như bạn bè gặp lại nhau, mừng mừng tủi tủi, vì vừa thoát khỏi vùng tử
địa. Chính gia đình của nhạc sĩ phản chiến Trịnh Công Sơn cũng từ khu
nhà cho thuê của Giám Mục Ngô Đình Thục bên cạnh cầu Phú Cam cũng chạy
về đây lánh nạn.
Thứ hai là vì gần đây, trong cuộc
tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2004, báo chí và truyền hình Mỹ nhắc lại
quá trình hoạt động của ông John Kerry, Thượng Nghị Sĩ. Sau khi tham
chiến ở Việt Nam về, ông John Kerry tham gia phong trào phản chiến ở
Tiểu Bang Massachusetts, tố cáo rằng lính Mỹ ở Việt Nam đã bắn giết bừa
bãi cả trẻ con, đàn bà, hãm hiếp phụ nữ và cướp bóc. Tất cả những gì mà
quân đội viễn chinh Pháp (trong đó có người Ma-Rốc, Senegal, v.v…) đã
làm trong cuộc chiến tranh Việt Pháp 1945-54, nay ông John Kerry đổ hết
lên đầu những chú lính GI của Quân Đội Hoa Kỳ. Đó là một sự vu cáo trắng
trợn, bôi đen Quân Đội Mỹ.
Đọc lời dẫn nhập trong phần sau đây, độc giả sẽ thấy những người lính Mỹ sau khi tham chiến ở Việt Nam, họ phải gánh chịu một tình cảnh hẩm hiu và đáng thương như thế nào. Điều đó, một phần nào đó là do lỗi chính ở ông John Kerry và những người trong phong trào phản chiến của ông ta vậy.
Massachusetts
tháng 9/04
tuệchương
tháng 9/04
tuệchương
Dẫn nhập
So với cuộc chiến tranh nổi
tiếng như Thế Giới Chiến Tranh thứ Hai mà Mỹ đã tham gia thì ngày nay,
trận đánh ở Huế vẫn là một tên tuổi gần gũi. Hơn thế nữa, những người
sống sót trở về, thay vì được hoan hô như những anh hùng, và những ai đã
ngã xuống phải được tưởng nhớ, thì những điều ấy đã không thành hiện
thực. Những người Mỹ từng chiến đấu ở Huế là một phần của một thế hệ kém
may mắn, những người chính đất nước họ không thể tách rời chiến tranh
ra khỏi chiến binh, và họ là những người bị xa lánh vì đã không từ chối
khi trách nhiệm đến với họ. Tuy nhiên, đối với chiến tranh Việt Nam, một
cuộc chiến không được dân chúng mong muốn, người dân Mỹ tuồng như quên
rằng binh lính của họ đã từng chịu đựng nhiều nỗi gian khổ và thiếu thốn
như những người đi trước họ, những người từng được tán dương mạnh mẽ
trong Thế giới Chiến tranh thứ Hai.
Cuốn sách nầy (The Battle for Hué) tập
trung nói lên những nỗi gian khổ ấy, – một cuộc chiến tàn bạo, kéo dài
suốt một tháng, đánh nhau từ nhà nầy qua nhà khác, chính yếu bằng ba đại
đội thiếu quân số và thiếu trang bị, thuộc các tiểu đoàn bộ binh Thủy
Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (TQLC/ HK).
Khi các người lính TQLC/ HK đang đánh
nhau với kẻ địch ở Huế hồi ấy, tôi mới có ba tuổi. Khi lớn lên thì cuộc
chiến đó càng lúc càng mờ nhạt, xa xôi mà người ta coi đó như là những
gì xấu xa. Trong niềm im lặng ấy, – pha hợp phức tạp bằng vẻ khiếm nhã
của các thầy giáo có trí óc cởi mở của tôi, khi nói về vụ Mỹ Lai, và với
những cựu chiến binh nghiện ma túy và thần kinh rối loạn, – đã làm nảy
sinh trong tôi sự yêu thích đề tài chiến tranh nầy. Điều làm tôi băn
khoăn là nhiều đồng bào tôi chẳng thể chịu đựng được nhiều như thế, hoặc
rất ít người quan tâm tới. Điều làm tôi băn khoăn nữa cũng là việc
những người bỏ trốn qua Canada hay ở nơi nào đó, để khỏi tham gia chiến
tranh Việt Nam, tán dương lòng nhân đạo của họ, trong khi những người
không trốn chạy thì phải đối đầu với gian khổ và hiểm nguy một năm trong
chiến tranh địa ngục Việt Nam, những người đó bị coi là đã bắn giết đàn
bà trẻ em, nghiện hút và non nớt, dễ bịp.
Tôi bắt đầu tìm kiếm tài liệu
cho đề tài tôi ưa thích và tôi tìm được một nguồn tài liệu độc nhứt
nhưng thực sự quan trọng: Những người từng có mặt tại trận chiến đó.
Dĩ nhiên cuốn sách nầy được viết bằng
cách phỏng vấn những người đó, là một câu chuyện lịch sử nói về thời
điểm, chiến thuật, đơn vị, tiếp liệu và những gì đã tạo ra cuộc chiến ở
Huế.
Nhưng những tài liệu hữu ích
của các cựu chiến binh nầy, còn có thể nói lên thêm vài điều nữa. Nó mô
tả sự hiện hữu hằng ngày của các chiến binh TQLC trong trận chiến dài
một tháng đó, những nỗi sợ hãi, chiến thắng, bạn bè mất mát, tình chiến
hữu, chán nản và mệt mỏi. Tôi được may mắn nói chuyện với các vị chỉ huy
trong trận đánh Huế, lại càng may mắn hơn được nói chuyện với những
người lính bộ binh. Cuốn sách nầy hầu hết nói về họ, về trận chiến được
nhìn bằng chính mắt họ vậy.
Tôi vẫn thường nhớ ơn một cách sâu xa
những cựu chiến binh đã giúp tôi hoàn tất tác phẩm nầy. Tôi cũng từng
nói chuyện với những người không ở Huế, và tinh thần những cuộc nói
chuyện đó được ghi lại trong sách nầy. Tôi có cơ may chuyện vãn với
khoảng 3/4 cựu chiến binh tham dự trận đánh Huế. Một số những người đó,
ngày nay là các tướng lãnh, mặc dù rất bận bịu, cũng dành thì giờ xem
lại bản thảo của tôi, cũng như rà soát lại tin tức tôi có được. Những
người khác, những người lúc ấy còn trẻ, đã giúp tôi công việc nầy, ngay
từ khi bắt đầu và kéo dài suốt nhiều năm. Tôi xin cám ơn tất cả mọi
người. Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn sự giúp đỡ của họ cũng như niềm tin đã
đưa tới một kết luận vững chắc.
Các cựu chiến binh đặc biệt giúp đỡ hoàn thành cuốn sách nầy gồm có:
-Tướng William C. Westmoreland (hồi hưu),
-Tướng Foster C. LaHue (hồi hưu), tướng John J. Tolson (hồi hưu).
-Đại tá Frank Breth, đại tá
James Coolican, đại tá Marcus J. Gravel, đại tá Robert H. Hamilton (hồi
hưu), đại tá Myron C. Harrington, đại tá Edward J. LaMontagne (hồi hưu),
đại tá Wayne R. Swenson, đại tá Robert H. Thompson (hồi hưu).
-Trung tá Gordon D.
Batcheller, trung tá Terry Charbonneau, trung tá William Harvey, trung
tá Ralph J. Salvati (hồi hưu)
-Thiếu tá James V. DiBernardo (hồi hưu), thiếu tá Harold Pyle (hồi hưu).
-Đại úy Dale A. Dye, William Dickman,
-Trung sĩ Frank Thomas, trung
sĩ Joseph L. McLaughlin (hồi hưu), trung sĩ Paul Thompson (hồi hưu),
trung sĩ Josef Burghardt (hồi hưu), trung sĩ Richard W. Carter, trung sĩ
Edward F. Neas, trung sĩ Steve Berntson (hồi hưu).
-Thiếu úy Richard Lyons (hồi hưu), thiếu úy Patrick Polk (hồi hưu).
-Hạ sĩ Dan Allbritton (hồi
hưu), Peter Braestrup, hạ sĩ Bill Jackson (hồi hưu), hạ sĩ Edward Landry
(hồi hưu), hạ sĩ Lewis C. Lawhorn (hồi hưu), hạ sĩ Brian Mayer (hồi
hưu), George Schamberger (hồi hưu), và Don Webster.
-Đặc biệt chân thành cám ơn Tướng O.K.
Steele (ra trường cùng lớp và cùng năm 1956 với thân phụ tôi, William F.
Nolan). Khi là đại tá, làm chỉ huy trưởng một đơn vị Hải Quân đóng tại
Washington D.C. Năm 1981, Steele mời tôi đến sống hai tuần với gia đình
ông ngay trong doanh trại quân đội. Đó là một cuộc thăm viếng kỳ lạ.
Tướng Steele không những kể cho tôi nghe những hồi ức của ông về Huế,
chỉ cho tôi thấy hướng thành công do TQLC đạt được, và sắp đặt cho tôi
phỏng vấn Bill Harvey và Harold Pyle.
-Cũng xin bày tỏ lòng cám ơn
với Trung Tâm Tư Liệu Lịch Sử Binh Chủng TQLC tại Washington D.C., đã
cung cấp cho tôi vô số tin tức cũng như tài liệu liên quan đến TQLC tại
Việt Nam. Hai vị trong cơ quan nầy, tướng hồi hưu Edwin H. Simmons và
Robert Skidmore đã tận tình giúp đỡ và khuyến khích tôi trong suốt mấy
năm tôi tìm kiếm tư liệu ở đây./
Keith W. NolanTháng Tám 1983
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire