Á CHÂU: NATO PHƯƠNG ĐÔNG ĐANG THÀNH HÌNH?
NATO LÀ GÌ?
Đó là tên gọi tắt của “Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương” (North
Atlantic Treaty Organization) là một liên minh quân sự được thành lập
ngày 4/4/1949. Trụ sở chính đặt tại Bruxelles (Bỉ) gồm có Hoa Kỳ và
thành viên 28 quốc gia phần lớn các nước ở Châu Âu. NATO là một tổ chức
thiết lập một liên minh phòng thủ trong đó các thành viên thực hiện
phòng thủ chung khi bị tấn công bởi quốc gia bên ngoài.
Mục đích thành lập NATO là để ngăn chận sự phát triển ảnh hưởng của Chủ Nghĩa Cộng Sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà bành trướng rất mạnh ở Châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập Khối WARSZAWA để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối nầy là cuộc đối đầu chính của Chiến Tranh Lạnh
trong hậu bán thế kỷ XX. Năm 1966, Pháp rút khỏi NATO cho tới năm 2009,
với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của TT Nicolas
Sarkozy, Pháp mới quay trở lại NATO.
NATO lần đầu tiên tham dự quân sự tại Bosnia & Hercegovina từ năm 1992 – 1995 và sau đó thả bom xuống Serbia vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo. Ngày 1/4/2009, có hai thành viên thuộc khối Warszawa gia nhập NATO là Albania & Croatia. Ngoài ra, NATO còn có chương trình hành động thành viên MAP. Hiện tại MAP gồm Macedonia, Bosnia-Herzegovina và Montenegro.
Từ sau biến cố 11/9/2001, NATO tập trung vào thử thách mới là đưa quân tham chiến tại Afghanistan và Iraq. Chi
phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm
50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới.
Sau khi Đế quốc Liên Xô & khối CS
Đông Âu tan rã, khối Warszawa giải thể, NATO không còn đối thủ quân sự.
Những quan tâm về lợi ích chính trị, quân sự lớn nhất của khối NATO theo
truyền thống là bảo đảm an ninh trong khu vực Đại Tây Dương, bao gồm
Bắc Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, với sự trổi dậy của Trung Cộng làm khu vực
Châu Á-TBD sôi động hẳn lên, địa bàn ngày càng trở thành một trong
những trọng tâm bậc nhất của địa chính trị thế giới.
TT Obama hẳn muốn các đồng minh Châu Âu
dành sự ủng hộ cho chánh sách xoay trục trở lại Châu Á của Hoa Kỳ.
Nhưng, Sergei – Phó Giám Đốc viện Nghiên cứu Viễn Đông – nhận xét:
“Không phải tất cả đồng minh NATO đều sẵn sàng ủng hộ Mỹ vì Liên Minh
Châu Âu, có một số nước muốn phát triển, hợp tác kinh tế với Bắc Kinh.
Washington cũng nhấn mạnh rằng, việc thực thi chiến lược của Mỹ tại khu
vực châu Á-TBD cũng nhằm phục vụ lợi ích của Châu Âu.
Hiện nay, Washington đang duyệt xét về
cấu trúc an ninh khu vực như: mở rộng mô hình liên minh cũ sang hình
thức liên minh mới, rộng lớn hơn, ngoài các đồng minh truyền thống như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines…nó còn bao gồm các quốc mới ở
châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai, Singapore và
cả Mông Cổ trong chiến lược bao vây và cô lập Bắc Kinh…
Đại tá Không quân TC Dai Xu trong một bài viết với chủ đề: “Mỹ đang xây dựng NATO châu Á bao vây Trung Quốc”, Xu đưa ra nhận định rằng: “Mỹ đang xây dựng một NATO CHÂU Á
cùng với Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á
trong khối ASEAN bao vây và cô lập Trung Quốc. Nhưng, Bắc Kinh đã nhìn
thấy viễn cảnh nầy, song có lẽ chưa đủ thế và lực ngăn chận sách lược
nầy của Mỹ”.
Được biết Hải quân Hoa Kỳ có khoảng 285
chiến hạm đủ loại, 12 HKMH. Ngũ Giác Đài sẽ điều động 60% lực lượng Hải
quân sang châu Á – TBD, trong đó có 6 chiếc HKMH vào cuối năm 2016. Giới
chuyên gia phân tích cho rằng, Hoa Kỳ đang lên kế hoạch thông qua quan
hệ đối tác quân sự với 10 nước thành viên ASEAN để xây dựng cơ sở cho
một phiên bản “NATO – CHÂU Á”. Liên minh nầy sẽ được sủ dụng để bao vây, kiềm chế và mục đích cuối cùng là đối đầu với TC.
MỸ SẼ ĐẶT BTL NATO – PHƯƠNG ĐÔNG Ở ĐÂU?
Để kiềm chế sự trổi dậy đầy tham vọng của TC dựa vào chuỗi đảo thứ nhất, có thể gọi đó là “chiến lược chuỗi đảo” của Hoa Kỳ để ngăn chận sự bành trướng của TC, một khi Mỹ hoàn thành kế hoạch mở rộng “hệ thống phòng thủ tên lửa”
tại Châu Á-TBD, tạo thành một vòng cung án ngữ toàn bộ phiá Đông và
Đông Nam Hoa Lục để có thể theo dõi chính xác bất kỳ một quả tên lửa đạn
đạo (Ballistic Missile) nào được bắn ra từ nội địa Hoa Lục hướng ra
Thái Bình Dương, nhất là đảo Guam.
Trên thực tế từ năm 2002, Cố vấn an ninh Quốc gia Ấn Độ là Pat Narayan đã đưa ra ý tưởng về một “NATO – Phiên bản Á Châu”.
Trong những năm gần đây, sự hung hăng, ngang ngược của Bắc Kinh ở khu
vực Biền Đông, đồng thời leo thang tranh chấp lãnh thổ và lãnh hãi bằng
những đòi hỏi vô lý và bất hợp pháp với Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines,
Malaysia, Indonesia, Việt Nam…Trang Nikei mạnh dạnh đưa ra ý kiến về
việc thành lập khối “NATO – Phương Đông” đế đối đầu với tham vọng của
Bắc Kinh.
Liên minh nầy có thể có danh xưng “Tổ chức Hiệp ước Châu Á” (ATO)
phỏng theo mô hình của “Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương” giữa châu
Âu & Bắc Mỹ. Các thành viên ATO phải xác định nhiệm vụ phòng vệ tập
thể như NATO. Mỗi quốc gia thành viên yêu cầu phải có chi phí tối thiểu
cho quốc phòng như NATO là 2% tổng sản phẩm quốc dân và phải trợ giúp
bất kỳ thành viên nào trong khối ATO. Khối ATO cần mở rộng mối quan hệ
với các thành viên khối NATO,từ đó xây dựng một “Liên minh toàn cầu” để bảo vệ an ninh thế giới.
Australia là vị trí lý tưởng để Hoa Kỳ
chọn để xây dựng một Bộ Tư Lệnh “NATO – Phương Đông”. Rất có thể vì địa
chính trị của Australia cách xa Trung Hoa Lục Địa và không quá gần bờ
biển Hoa Lục như siêu căn cứ Guam hoặc Okinawa.
Theo Tiến sĩ Toshi Yoshihara – trường Đại
học Hải Chiến Rhodes (Mỹ) – đã đưa ý kiến là Mỹ cần tăng cường hơn nữa
sự hiện diện của Hải quân Mỹ tại Australia. Triển khai kế hoạch nầy để
khẳng định và nâng cao vị thế của Mỹ tại khu vực Châu Á-TBD nhằm đối
phó với Trung Cộng đang gây bất ổn khu vực nầy. Phân tích của TS
Yoshihara chỉ ra rằng, Hoa Kỳ nên mở rộng hơn nữa các căn cứ quân sự ở
Châu Á-TBD, vượt qua khỏi khu vực mà Bắc Kinh có thể gây ảnh hưởng trong
tương lai.
Trong chiến lược đó, Australia có vị trí
rất quan trọng vì bởi khoảng cách từ Australia tới các khu vực Mỹ quan
tâm rất thích hợp. Những cơ sở vật chất và căn cứ có sẵn ở Australia có ý
nghĩa lâu dài về chiến lược; thậm chí, có thể thay thế căn cứ quân sự ở
Guam và Diego Garcia. Việc TQLC Mỹ đã triển khai tại căn cứ Darwin,
thành phố thủ phủ của lãnh thổ phía Bắc Australia (Northern Territory)
vào đầu tháng 4/2012. Chuẩn tướng Gus Mclachlan – Chỉ huy trưởng Lữ đoàn
TQLC – cho biết sẽ hoàn tất việc điều động 2500 TQLC tới Darwin trước
năm 2015 nhằm dàn trải lực lượng hải quân Mỹ, không tập trung quá đông
tại một khu vực như siêu căn cứ Guam, sẽ trở thành mục tiêu tấn công của
Bắc Kinh trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
CÁC THÀNH VIÊN CỦA “NATO – PHƯƠNG ĐÔNG” TƯƠNG LAI GỒM NHỮNG NƯỚC NÀO?
Những ý kiến kể trên kết nối các nước
thành viên của “NATO – Phương Đông” trong tương lai nhằm đối phó hiệu
quả những thách thức, tham vọng bành trướng bá quyền ở Biển Đông của Bắc
Kinh trong bối cảnh hiện nay. Ngũ Giác Đài mở rộng và phối hợp giúp các
quốc gia đồng minh đào tạo các vũ khí hiện đại công nghệ cao, huấn
luyện cũng như tăng cường các cuộc tập trận hàng năm như sau:
[1] MỸ – NHẬT – AUSTRALIA TẬP TRẬN:
Cuộc tập trận có tên “Talisman Sabre” từ 5
tới 21/7/2015 tại vùng biển top end của Australia được mô tả là một
trong những cuộc tập trận lớn nhất từ trước tới nay, với tham dự 30.000
quân, 200 chiến đấu cơ, 3 tàu ngầm và 21 tàu chiến, diễn tập về đổ bộ bờ
biển, nhảy dù, tác chiến trên đường phố. Hoạt động tập trận nầy để cảnh
báo Bắc Kinh về những căng thẳng tranh chấp tại Biển Đông. TC là một
trong 30 nước cử quan sát viên theo dõi cuộc diễn tập.
Phó Đô đốc Australia David Johnston tuyên bố:
“Cuộc tập trận rất minh bạch. Chúng tôi thường xuyên giữ liên lạc với
phía TC. Không có bất kỳ hoạt động khiến Bắc Kinh lo ngại”. Trong
chuyến thăm viếng chớp nhoáng tại nơi diễn tập, Thủ tướng Tony Abott nói
rằng, Bắc Kinh hiểu rõ thực tế Australia là đống minh của Mỹ.
Theo dõi cuộc tập trận, Trung tướng John
Wissler – Tư lệnh lực lượng số 3 đóng tại Okinawa – nói rằng, ông chào
đón sự hiện diện của Nhật Bản vì liên minh lớn mạnh hơn là chỉ đứng
riêng một mình. Tham gia cuộc tập trận Talisman Sabre, Tokyo cho thấy họ
sẽ sẵn sang quan hệ sâu sằc hơn với các đồng minh. Ngày 16/7/2015, Hạ
Viện Nhật Bản đã thông qua dự luật về an ninh, cho phép quân độ Nhật có
quyền hỗ trợ quân sự cho đồng minh và tham chiến ở nước ngoài.
Giáo sư Hugh White – GS nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia – nhận định: “Mỹ
– Nhật Bản – Australia cho thấy là một liên minh 3 bên thực sự muốn đối
phó với thách thức mà Bắc Kinh đang tiến hành xây dựng bất hợp pháp
“đảo nhân tạo” quy mô rộng lớn ở Biển Đông có thể tạo ra một trật tự mới
tại Châu Á-TBD.”
Ông Euan Graham – Giám đốc chương trình An ninh Quốc tế Đại học Lowy (Sydney) – bình luận: “Liên
kết Mỹ – Nhật – Australia rõ ràng là một cân bằng cán cân quân sự tại
Biển Đông, với Nhật Bản ở phiá Tây, Australia ở phía Nam, cả 3 nước đều
có quyền lợi & tự do hàng hải và quan ngại đối với các tranh chấp
lãnh hải ở với Bắc Kinh.”
[2] MỸ – ẤN – NHẬT SẼ TẬP TRẬN TẠI ẤN ĐỘ DƯƠNG:
Mỹ – Ấn Độ – Nhật Bản sắp có tập trận hải
quân chung vào tháng 10/2015 tới đây. Các quan chức quân sự của 3 nước
kể trên có cuộc họp tại căn cứ quân sự của Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản để
thảo luận về cuộc tập trận chung. Đại diện các nước cũng đưa ra phương
án triển khai các loại tàu chiến và chiến đấu cơ và các vấn đề hậu cần
tại vịnh Bengal ở đông bắc Ấn Độ Dương. Mỹ & Ấn Độ đã từng đưa HKMH
và tàu ngầm hạt nhân đến các cuộc tập trận song phương trước đây.
Các nhà quan sát cho rằng việc New Delhi
quyết định mở rộng các cuộc tập trận hàng năm với Mỹ tên Malabar, có sự
tham gia của Nhật Bản cho thấy mối quan hệ thắt chặt hơn gữa 3 nước.
Malabar diễn ra trong bối cảnh Tokyo tăng cường vai trò của quân đội
Nhật trước các hành động hung hăng, ngang ngược của Bắc Kinh. Ấn Độ
Dương đang trở thành tâm điểm toàn cầu của dòng chảy thương mại và năng
lượng chiếm tới 50% số lượng Container hang hóa đi qua và 70% lượng vận
chuyển nhiên liệu xăng dầu.
Ngoài ra, Biển Đông còn có ý nghĩa chiến
lược đối với “Hành động hướng đông” của Ấn Độ, thông qua việc nhất trí
về lập trường giải quyết các tranh chấp Biển Đông và ký kết tầm nhìn
chiến lược chung với Hoa Kỳ về khu vực Châu Á – TBD. Chính phủ của Thủ
tướng Modi nhìn nhận Biển Đông là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ
của New Delhi với phương Đông, cả về thương mại lẫn chiến lược, với các
nước Đông Nam Á. Ấn Độ đã thể hiện vai trò đáng tin cậy đối với an ninh
khu vực.
Reuters ngày 3/6/2015 đưa tin, Ấn Độ và
Mỹ đã ký kết một số thỏa thuận hợp tác quốc phòng qui mô lớn trong khuôn
khổ chuyến thăm New Delhi của Bộ trưởng BQP Ash Carter để củng cố nỗ
lực chung nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Bắc Kinh.
Theo Times of India ngày 16/5/2015, Bộ
Quốc Phòng Ấn Độ đã quyết định đóng tàu sân bay hạt nhân INS Vishal thứ
hai trọng tải 65.000 tấn với sự trợ giúp công nghệ của Hoa Kỳ. Bước đi
nầy của Ấn Độ làm sâu sắc hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ.
Tóm lại , “TỨ GIÁC CHIẾN LƯỢC” Mỹ – Ấn –
Nhật và Australia đang tiến hành việc thành lập một “NATO – Phương Đông”
nhằm kiềm chế sự trổi dậy hung hăng của TC. Đặc biệt là tăng cường trên
lãnh vực an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương & Thái Bình Dương,
vì 2/3 lượng dầu nhập cảng của Ấn Độ phải chuyển qua Ấn Độ Dương. Còn
phần lớn tài nguyên xuất cảng của Australia phải qua khu vực Biển Đông
để sang Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ông Raja Mohan – Quỹ Nghiên cứu
Observer – nói rằng, cả New Delhi và Washington đều có chung một mục
tiêu là không muốn thấy một Châu Á – TBD bị Bắc Kinh khống chế.
[3] MỸ VÀ PHILIPPINES TẬP TRẬN:
Ngày 19/6/2014, Mỹ và Philippines bắt đầu
cuộc tập trận hải quân ở gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Tham
gia cuộc tập trận có 5 tàu chiến gồm một khu trục hạm của Mỹ trang bị
hỏa tiển dẫn đường và 1.000 binh sĩ tham dự cuộc tập trận kéo dài một
tuân lễ tại các vùng biển ở phiá Tây đảo Luzon của Philippines. Các hoạt
động tập trận được tiến hành ở địa điểm ngoài khơi bãì cạn Scarborough.
Hồi đầu tháng 5/2014, khoảng 5.500 binh
sĩ Mỹ & Philippines đã tham gia cuộc tập trận chung hàng năm trong
bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh. Cuộc tập trận mang tên Balikatan (vai
kề vai) diễn ra một tuần sau khi Hoa Kỳ và Philippines ký hiệp ước quân
sự.
Mới đây ngày 24/7/2015, Bắc Kinh đã bực
tức với Washington cho rằng, Hoa Kỳ đã gây ảnh hưởng đến Toà án Trọng
tài Thường trực (PCA) của LHQ ở Hòa Lan bắt đầu phiên điều trần đối với
đơn kiện của philippines nộp năm 2013. Bắc Kinh mạnh miệng từ chối tham
gia vụ kiện, cho rằng tranh chấp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của
công ước vì nó là vấn đề chủ quyền, không phải quyền khai thác. Nhưng
lại hối thúc Philippines rút đơn kiện đường lưỡi bò.
Philippines hoan nghinh quốc tế ủng hộ vụ
kiện Biển Đông và 4 Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Jack Reed, Bob
Corker, Ben Cardin tán dương nỗ lực của Philippines trong việc giải
quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông và hối thúc chính phủ hỗ
trợ các nước Đông Nam Á đối phó với mối đe dọa từ Bắc Kinh.
[4] NHẬT – PHILIPPINES TẬP TRẬN CHUNG:
Cuối tháng 6/2015 Nhật Và Philippines tập
trận qui mô tại khu vực gần quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Động
thái nầy của Nhật được mô tả để Nhật đóng vai trò lớn hơn tại vùng biển
đang có tranh chấp.
Một phi cơ do thám tiến hành tập huấn
chung với hải quân Philippines ngoài đảo Palawan. Phi cơ P-3C được xem
là nổ lực chính của Nhật trong hoạt động chống tàu ngầm từ trên không.
Nhật Bản mới đây đã tuyên bố không chấp nhận TC cải tạo đảo tại Biển
Đông và lãnh đạo khốI G7 vào tháng trước đó ra thông cáo chung kêu gọi
Bắc Kinh không bồi đấp đảo có qui mô tại khu vực nầy. Bộ ngoại giao TC
bày tỏ quan ngại về hoạt động tập trận giữa Nhật và Philippines ở Biển
Đông.
[5] MỸ – INDONESIA TẬP TRẬN CHUNG:
Ngày 13/4/2015, Manahan Simorangkir, phát
ngôn viên Hải quân Indonesia, cho biết nước nầy muốn tập trận chung
thường xuyên với Hải quân Mỹ trong vùng biển NATUNA, phía nam Biển Đông
sau cuộc tập trận “Sea Survex” diễn ra thành công vào tuần trước.
Vùng biển Natuna giàu dầu mỏ của
Indonesia bị phần chót của bản đồ “9 đoạn” do Bắc Kinh đơn phương tuyên
bố chồng chéo vào. Gần đây, chính quyền của TT Joko Widodo liên tục
tuyên bố đường “9 đoạn không hề tồn tạI” & “không có cơ sở pháp lý”.
Indonesia không ngừng tăng cường phương tiện quân sự và cảnh giác ở
Natuna. Tư lệnh Quân đội, tướng Moeldoko, nói thẳng: “Tình hình Biển
Đông hiện nay rất phức tạp. Chúng ta cần luôn cảnh giác vì sẽ có ảnh
hưởng đến Indonesia. Chúng ta phải tiên liệu mọi tình huống và chuẩn bị
cho điều không thể lường trước.”
[6] MỸ – MALAYSIA TẬP TRẬN:
Trong cuộc tập trận với Mỹ trên Biển
Đông, Không quân Hoàng gia Malaysia đã điều động nhiều loại máy bay
trong đó có cả tiêm kích đa năng Su-30 thuộc hạng hiện đại nhất, nó được
trang bị hệ thống radar, hệ thống điện tử tối tân. Nhóm tàu chiến đấu
HKMH USS Carl Vinson đã bắt đầu cuộc tập trận chung với không quân Hoàng
gia Malaysia từ ngày 10/5/2015 trên Biển Đông.
Tham gia cuộc tập trận, không quân
Malaysia đã điều động các chiến đấu cơ hiện đại gồm: tiêm kích đa năng
Su-30 và F/A-18D, MiG-29N cùng thực hiện hoạt động diễn tập với tiềm
kích F/A-18 Mỹ. Ngoài chiến đấu cơ, Malaysia còn triển khai tàu hộ vệ
hiện đại nhất KD Lekir (FGS-26) tập trận chống hạm.
[7] MỸ – SINGAPORE TẬP TRẬN:
Hải quân Mỹ và Singapore ngày 29/7/2014
bắt đầu cuộc tập trận rầm rộ chung kéo dài 10 ngày tại Biển Đông trong
khuôn khổ cuộc tập trận mang tên CARAT 2014 (Hợp tác huấn luyện &
sẵn sàng chiến đấu trên biển).
Phó Đô đốc Hạm độI 7 thuộc Hải quân Mỹ
(USN) Robert Thomas cho biết cuộc tập trận nằm trong chiến lược tái cân
bằng lực lượng Mỹ ở Châu Á – TBD va cam kết của Washington về “tự do
hàng hải” trong khu vực.
Hải quân Mỹ đã huy động 2 chiến hạm USS
Wayne E. Meyer và USS Halsey cũng như nhiều chiến đấu cơ hiện đại khác,
tham gia cuộc tập trận thường niên quy mô lớn lần thứ 20 với Singapore.
*
Mới đây, Thủ tướng Australia Tony Abbott
và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cùng đề cập mối lo ngại lan rộng
trong khu vực trước những diễn biến phá vỡ nguyên trạng tại Biển Đông.
Thủ tướng Tony Abbot cho biết, Australia phản đối các hành động đơn
phương nhằm thay đổi nguyên trạng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông nói:
“Chúng tôi ủng hộ duy trì tự do hàng hải, hàng không trong khu vực”. Rõ
ràng, sự hung hăng ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Đông chỉ thúc đẩy
khối ASEAN nghiêng về Mỹ – Nhật.
Philippines là một trong khối ASEAN có
phản ứng mạnh mẽ nhất chống đối sự hung hăng ngang ngược của Bắc Kinh ở
Biển Đông. Indonesia không có tranh chấp ở Biển Đông, nhưng “đường lưỡi
bò” phi pháp của Bắc Kinh liếm tới tận bờ biển của Indonesia.
Theo Strait Times cho rằng, Bắc Kinh đang
mất dần tầm ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, trong khi đó Mỹ & Nhật
đang ngày càng gắn bó với khu vực nầy. Thông qua việc can thiệp vào vấn
đề Biển Đông. Washington từ “can thiệp giới hạn” chuyển sang “vai trò
tích cực” ở Biển Đông. Nhật Bản cũng theo chân đồng minh can thiệp vào
Biển Đông. Bắc Kinh đang phá hỏng tiếng tăm của mình khi kiên quyết từ
chối dùng “Luật pháp Quốc tế” để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Ngày 3/7/2015, Thủ tướng Abe nghênh tiếp
lãnh đạo 5 nước vùng sông Mekong: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia,
Miến Điện tại Tokyo ngày 04/7/2015. Việc đẩy mạnh hợp tác với 5 nước
vùng sông Mekong nằm trong chánh sách Đông Nam Á mới của Nhật Bản. Theo
GS Yamamoto: “Hội nghị thượng đỉnh lần nầy nằm trong nỗ lực của Nhật Bản
nhằm duy trì các mối quan hệ vào lúc Bắc Kinh đang mở rộng ảnh hưởng
của mình trong khu vực”. Theo China Business news, việc Nhật Bản quyết
định viện trợ 6,1 tỷ USD cho năm nườc kể trên, được coi là một hành động
chống Bắc Kinh.
KẾT LUẬN:
Ngày 25/7/2015, phát biểu tại một cuộc
“hội thảo an ninh” tại tiểu bang Colorado, Đô đốc Harry Harris, nhân vật
đứng đầu BTL / Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ, nói rằng: “Hoa Kỳ
sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ và của các nước
đồng minh trước bất kỳ mối đe dọa nào phát xuất từ những hòn đảo nhân
tạo đó,” ông nói.“Bắc Kinh đang xây dựng chủ quyền giả tạo và
phá hoại hệ thống sinh thái qua việc xây dựng đảo nầy trên những rạn san
hô và những bãi cạn ở Biển Đông. Tác động môi trường nghiêm trọng đó là
hoạt động lấp biển lấy đất của TC, mà bảo vệ môi trường dễ bị tổn
thương của chúng ta là một trách nhiệm toàn cầu”.
Những phát biểu cứng rắn của Đô đốc
Harris đưa ra chưa được một tuần, Đô đốc Scott Swift đích thân tham gia
một phi vụ trinh sát ở Biển Đông nhằm nêu bật sự quan tâm của quân đội
Mỹ đối với tình hình trong khu vực chiến lược cực kỳ sôi động nầy.
Theo thiển nghĩ của tôi, để thống nhất hệ
thống chỉ huy và phân chia khu vực trách nhiệm, trong đó yếu tố Nhật
Bản sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khồi “NATO – Phương Đông”.
Sớm hay muộn gì tổ chức nầy sẽ được thành hình, phỏng theo mô hình của
“Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” để chận đứng chủ nghĩa bành trướng,
bá quyền khu vực của Bắc Kinh.
Tình hình hiện nay tại Biển Đông, Tập Cận
Bình cũng thừa hiểu rằng, Bắc Kinh đang đứng trước nguy cơ bị Mỹ – Nhật
và các quốc gia Châu Á – TBD bao vây, cô lập; vì vậy, Bắc Kinh xuống
giọng năn nỉ Philippines hủy bỏ vụ kiện. Mặc dù, Bắc Kinh đổi giọng về
Biển Đông, nhưng trên thực tế Bắc Kinh vẩn tiếp tục các hành động “phá
vỡ nguyên trạng” và khẳng định chủ quyền 80% lãnh hải trên Biển Đông.
Bắc Kinh vẫn ngang ngược theo đuổi kế hoạch sớm hoàn thành tất cả các
công trình, đã được lên kế hoạch, sau khi bồi đắp xong các “đảo nhân
tạo”.
Sự giả vờ xuống nước nầy cho thấy Bắc
Kinh đang cố gắng thuyết phục Mỹ & Nhật và chính phủ các nước ASEAN
rằng Bắc Kinh không hề gây ra bất kỳ sự đe dọa nào ở Biển Đông? Điều
đáng nói là Bắc Kinh chỉ thay đổi lời nói chứ không thay đổi hành động.
Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố sẽ không từ bỏ một tấc lãnh thổ nào,
bao gồm cà “đường lưởi bò 9 đoạn” ở Biển Đông. Tuyên bố nầy vẫn là mục
tiêu chiến lược cho hành động ngang ngược của Bắc Kinh trong việc tranh
chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông.
Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh không chịu
từ bỏ tham vọng mưu đồ “quân sự hoá” Biển Đông và nhất định Mỹ &
Nhật Bản cùng các quốc gia đồng minh châu Á – TBD sẽ lên kế hoạch thành
lập khối “NATO – PHƯƠNG ĐÔNG” đề đối phó với Bắc Kinh. Xin hãy chờ xem…
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire