Việc một doanh nghiệp gặp họa là chuyện thường tình. Nhưng doanh nghiệp ở đây là Volkswagen, hãng xe hơi đứng đầu thế giới, ngang ngửa với Toyota của Nhật.
Volkswagen lại là doanh nghiệp của quốc gia dẫn đầu Âu Châu về sản lượng kinh tế. Mà Âu Châu đang gặp quá nhiều vấn đề, từ kinh tế tài chánh trong khối Euro đến di dân và người tỵ nạn. Mối họa của Volkswagen không chỉ làm cổ phiếu sụt giá hơn một phần ba, mất 24 tỷ Euro (hơn 26 tỷ Mỹ kim) từ đầu tuần và Tổng quản trị CEO là ông Martin Winterkorn phải từ chức sau khi nhận lỗi. Nó có thể gieo thêm tai họa cho kỹ nghệ xe hơi và cả kinh tế Âu Châu. Vì vậy, Hồ Sơ Người-Việt mới tìm hiểu chuyện này hầu quý độc giả.
Giải Thuật Ma Mãnh
Hãng Volkswagen bán khoảng 10 triệu xe một năm, trong đó có nhiều nhãn nổi tiếng toàn cầu và còn theo trào lưu bảo vệ môi sinh của thế giới để sản xuất loại xe chạy bằng dầu diesel có ưu điểm là ít gây ô nhiễm. Diesel là tên nhà khoa học người Đức đã phát minh ra máy diesel từ cuối Thế kỷ 19 có khả năng mồi lửa từ than và các loại dầu khác sau này.
Cái tội của Wolkswagen là từ năm 2009 đã cài một nhu liệu điện toán trong máy diesel, với chương trình “thuật toán” có thể biết khi nào chiếc xe được trắc nghiệm về lượng khí thải nitrous oxide thì tự động giảm độ thải theo một trình tự tinh vi (algorithm hay “giải thuật”) để đạt tiêu chuẩn về môi sinh của nhà chức trách. Nhờ ma thuật ấy, xe diesel của Wolkswagen được đánh giá là “sạch” mà thực tế lại thải ra một lượng khí độc cao gấp 40 lần mức pháp định. Tại Hoa Kỳ, một phần tư lượng xe của Volkswagen là dùng máy diesel.
Hai cơ quan Hoa Kỳ là EPA (Quản trị Môi sinh) và CARB (California Air Resources Board, do Thống đốc Ronald Reagan thành lập từ năm 1967 để kiểm soát khí thải) đã điều tra và phát giác sự gian lận này khiến 11 triệu xe diesel của Wolkswagen là loại xe “có vấn đề”. Hãng xe sẽ bị Chính quyền Hoa Kỳ trừng phạt 18 tỷ đô la, xe bị thu hồi trên toàn thế giới để ra soát và điều chỉnh. Wolkswagen có thể bị kiện trong một chuỗi hoạn nạn kéo dài.
Được thành lập từ năm 1937 với tên gọi là “xe của dân” (volk-s-wagen), Volkswagen trở thành biểu tượng của tính chất khả tín, đáng tin, của kỹ nghệ Đức, một quốc gia nổi tiếng là có kỷ luật và tôn trọng phép nước. Nhưng lần này thì chưa biết Volkswagen còn có thể tồn tại được không sau một trách nhiệm quá lớn là cố tình dùng siêu kỹ thuật để đánh lừa nhà chức trách và khách hàng.
Ngay lập tức, EPA của Hoa Kỳ đã mở cuộc điều tra đồng loạt xem các loại xe khác có tội gian trá này không. Bộ Tư Pháp Mỹ sẽ thụ lý hồ sơ gian lận vả đành rằng mọi xe hơi của Volkswagen dưới các hiệu khác nhau đều bị chiếu cố, nhưng lần lượt mọi chiếc xe của Đức, của Âu Châu và của các xứ khác đều có thể bị nghi ngờ. “Con sâu làm rầu nồi canh” là vậy.
Nồi Canh Đức
Kinh tế Đức dẫn đầu Âu Châu, là nền kinh tế có sản lượng thứ tư sau Mỹ, Tầu và Nhật, một năm sản xuất ra một lượng hàng hóa và dịch vụ trị giá hơn ba ngàn 400 tỷ đô la. Đức là đầu máy của kinh tế Âu Châu, nền kinh tế đang gặp quá nhiều hoạn nạn kể từ năm 2009, ngẫu nhiên cũng là từ khi Volkswagen dùng ma thuật để lường gạt khách hàng và nhà chức trách.
Kinh tế Đức lệ thuộc mạnh vào xuất cảng (tới 45% của Tổng sản lượng Nội địa GDP) và 17% lượng xuất cảng của Đức là xe hơi. Kỹ nghệ xe hơi chính là đầu máy của kinh tế Đức nên Chính quyền của bà Thủ tướng Angela Merkel lập tức bày tỏ mối quan tâm: người ta không chỉ kết án xe Volkswagen mà còn hoài nghi xe hơi Đức theo những tin đồn đang lan rộng. Làm sao khoanh vùng và cô lập loại xe có tội để cứu lấy các loại xe khác?
Kỹ nghệ xe hơi của Đức không chỉ có các đại tổ hợp nổi tiếng như Volkswagen (với các loại Audi, Bentley, Porsche, Lamborghini, v.v… trong tổ hợp), như Mercedes-Benz hay BMW, mà còn cả vạn doanh nghiệp loại trung bình và nhỏ nằm trong chu trình cung cấp cơ phận đang hoạt động tại lưu vực sông Rhine và nhiều nơi khác. Từ trên đầu xuống, tai nạn này sẽ gieo họa cho các cơ sở sản xuất khác của nước Đức. Nồi canh Đức sẽ bị khoắng đục ngầu vì con sâu Volkswagen.
Uy tín và danh dự của nước Đức cũng vậy.
Mà chuyện không chỉ có vậy. Nước Đức là trưởng tràng đang cố giải quyết vụ khủng hoảng về nợ nần của các nước ở miền Nam như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và cả Ý Đại Lợi. Từ năm 2012, Đức vừa giải cứu vừa giáo dục các nước lâm nạn là sống quá lâu và quá cao so với thực lực kinh tế tài chánh và cứ trông cậy vào tín dụng của nước ngoài mà không tăng sức cạnh tranh nhờ các ngành có kỹ thuật cao hơn. Vụ Volkswagen gian lận lại làm khái niệm “cạnh tranh” trở thành điều mỉa mai và phương hại cho các giải pháp cứu vãn của nước Đức!
Tấm gương cần kiệm liêm chính và chi thu có chừng mực của nước Đức vừa bị nhiễm khói diesel và trở thành vấn đề chính trị cho cả Âu Châu.
Canh Bần Âu Châu
Các nước Âu Châu đã bị tê liệt vì vụ khủng hoảng trong khối Euro và đang bị thêm khủng hoảng vì di dân rồi nạn dân. Nhưng từ 12 tháng qua, tình hình đã chớm hy vọng nhờ dầu thô sụt giá và hối suất đồng Euro cũng giảm sau biện pháp bơm tiền (QE, quantitative easing) của Ngân hàng Trung ương Âu Châu ECB. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp Âu Châu có cải thiện và xuất cảng đã tăng. Từ Tháng Bảy năm ngoái đến Tháng Bảy vừa qua, số xuất siêu của Âu Châu với các nước khác đã từ 21 tỷ Euro lên tới 31 tỷ (tương đương với 34 tỷ đô la).
Đấy là bức tranh màu hồng của Âu Châu.
Nhưng đấy là “tranh tối tranh sáng” vì tình hình khả quan ấy không xuất phát từ các nước miền Nam trong vùng Địa Trung Hải mà từ khả năng, và tấm gương, xuất cảng của nước Đức. Khi kỹ nghệ xe hơi của Đức bị xì bánh thì số “xuất siêu” của Âu Châu có thể là số ảo và nồi canh của Đức làm nồi canh Âu Châu là canh bần.
Nhưng sự thật Âu Châu lại còn bi đát hơn vậy.
Hệ thống chi thu ngân sách của Âu Châu thường xuyên có vấn đề là chi nhiều hơn thu và Đức là quốc gia kêu gọi táp lập kỷ cương và giảm chi để cân bàng ngân sách. Năm ngoái, hai nước Pháp-Ý lại viện dẫn ngoại lệ và vi phạm mà chẳng bị trách nhiệm gì. Nhu cầu khắc khổ và kiệm ước về kinh tế bị đả kích và dẫn tới trào lưu cực tả trên các chính trường Âu Châu. Là tiêu xài thả giàn.
Chẳng hạn như Chính quyền Ý của Thủ tướng Matteo Renzi vừa nói tới việc giảm thuế (tức là sẽ giảm thu) và du di mức bội chi ngân sách từ năm ngoái qua năm tới. Và Hội đồng Âu châu có vẻ như bất lực nên cũng đành chấp nhận giải pháp của Ý. Trong hoàn cảnh dở khóc dở cười như hiện nay, Chính quyền Đức rất khó nói về kỷ cương và trách nhiệm với nước Ý, nước Pháp, chưa kể chuyện hạn ngạch từng nước phải nhận khối nạn dân đang trông chờ ngoài ngõ….
Khi nhìn trên toàn cảnh, tức là phải lùi một chút, thì người ta mới thấy ra tai họa Volkswagen là một vấn đề “toàn Âu” mà có hiệu ứng toàn cầu.
Khối Euro được thành lập với kỳ vọng xuất cảng nhờ đầu máy của Đức. Sống nhờ xuất cảng thì cũng có nghĩa là sống nhờ sức nhập cảng hay số cầu của các nước khác. Các nước khác, như Hoa Kỳ, thì vẫn chưa khá và lại có bộ máy kiểm soát môi sinh quá nhạy! Nhật Bản cũng là một đại gia về xuất cảng và xe hơi Nhật làm các xe Âu Châu hay Đức phải dạt vào lề. Trung Quốc thì đang hạ cánh, v.v…. Thành thử số cầu cho các sản phẩm Âu Châu thật ra vẫn chưa mạnh và người ta đành trông chờ vào mũi nhọn là kỹ nghệ xe hơi của Đức.
Bây giờ, đầu máy diesel của Đức bị phất cờ và phải đậu trên lề. Giấc mơ xuất cảng của khối Euro vừa biến thành cơn ác mộng. Cho dù chuyện tai tiếng của Volkswagen có thể được khoanh vùng, là điều cực khó, có lẽ chúng ta đang chứng kiến một vụ khủng hoảng khác của nền văn minh Âu Châu.
trích từ
http://dainamaxtribune.blogspot.no/
300 euros a provoqué l’affaire Volkswagen
En 2007, VW décidait d’adapter ses moteurs diesel aux normes américaines. Mais le groupe aurait choisi de se passer d’une technologie qui lui aurait coûté 300 euros par véhicule au profit d’un logiciel pour manipuler les tests...
C’est une décision prise il y a huit ans… qui provoque aujourd’hui un scandale mondial. L’histoire, qui est racontée par le journal allemand « Bild am Sonntag » (et rapportée par le quotidien suisse « Le Temps » ) donne un début de réponse à l’une des questions clefs de l’affaire Volkswagen : pourquoi le constructeur allemand a-t-il installé sur ses véhicules diesel un logiciel permettant de manipuler les résultats des tests antipollution ? Pour économiser l’installation sur ses moteurs d’un dispositif coûtant 300 euros par voiture…
Respecter les normes américaines
En 2005, le groupe Volkswagen décide de développer un moteur diesel pour le marché américain, une technologie peu utilisée par les constructeurs locaux. Le problème, c’est que les normes d’émission d’oxyde d’azote (NOx) sont plus sévères aux Etats-Unis qu’en Europe. Elles sont difficiles à respecter pour les moteurs de cylindrée moyenne de Volkswagen, qui émettent beaucoup de NOx. Le responsable de la marque VW, Wolfgang Bernhard, et l’ingénieur Rudolf Krebs réfléchissent alors à un prototype de moteur diesel « propre ». Celui-ci intègre une technologie dite SCR, déjà utilisée sur d’autres moteurs, qui neutralise une grande partie des émissions de NOx (80 %).
Mais l’installation de ce dispositif coûte 300 euros par véhicule. Trop cher, estime la direction de Volkswagen en 2007, alors en pleine chasse aux coûts et qui décide d’opter pour un équipement plus simple… auquel aurait été adjoint le fameux logiciel permettant de frauder les tests antipollution. Un logiciel qui lui aurait été fourni par Bosch , mais pour un usage uniquement interne : l’équipementier aurait prévenu Volkswagen de l’illégalité de ce système. Selon un autre journal allemand, le « Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung », un technicien de VW aurait à son tour averti dès 2011 sa hiérarchie sur ces procédures illégales. Sans suite…
C’est ce logiciel qui a fini par causer la mise à l’index de Volkswagen aux Etats-Unis suite à une enquête de l’agence de protection de l’environnement. Puis dans le reste du monde, le constructeur ayant reconnu la semaine dernière l’avoir installé sur 11 millions de moteurs.
Des conséquences à plusieurs milliards d’euros
Au final, cette décision originelle des dirigeants de VW pourrait coûter des dizaines de milliards au groupe : il risque une amende de 18 milliards de dollars aux Etats-Unis et a déjà provisionné 6,5 milliards d’euros pour couvrir les coûts du scandale (rappels des véhicules, remise aux normes des moteurs, effets sur les ventes…). Un montant encore provisoire tant il est difficile d’estimer aujourd’hui les conséquences de l’affaire. Surtout que la facture pourrait s’alourdir dans les années à venir avec les multiples plaintes déposées contre le constructeur à travers le monde.
De son côté, Wolfgang Bernhard a quitté Volkswagen en janvier 2007, avant le début de la production du moteur incriminé, tandis que Rudolf Krebs a, lui, été chargé d’autres missions à partir de 2007, année où Martin Winterkorn a pris les commandes du groupe. L’ancien président du directoire, contraint à la démission mercredi dernier, est aujourd’hui au centre d’une information judiciaire lancée par la justice allemande pour « fraude ». Le constructeur allemand, lui, poursuit son enquête interne pour faire la lumière sur les responsables du scandale.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire