Bài sưu tầm trên net.
Caroline Thanh Hương
Hàng Tết ăn Vào Khó Toàn Mạng
Bánh kẹo, ô mai “ba không” lại tràn ngập thị trường mùa Tết
Những ngày cận Tết Nguyên đán, dưới sự chỉ đạo
tăng cường quyết liệt kiểm tra, giám sát của các nhà quản lý, những loại
bánh kẹo, ô mai, hoa quả sấy… không nhãn mác, ngày sản xuất, hạn sử
dụng vẫn được bày bán phổ biến tại các chợ đầu mối, chợ lẻ, các đại lý…
Bày bán phổ biến
Tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội, những mặt hàng bánh kẹo, ô mai tết đã được
nhập về khá nhiều và được bày bán phổ biến trong những gian hàng bánh
kẹo tại chợ.
Những loại kẹo có nhãn mác hao hao những sản phẩm bánh kẹo đã có
thương hiệu với giá bán khá rẻ chỉ từ 40 - 80 nghìn đồng/kg, đắt hơn
khoảng 90 - 130 nghìn đồng/kg với chủng loại đa dạng như kẹo dẻo,
chocolate, kẹo hoa quả…. Các loại bánh quy từ 25 - 50 nghìn đồng/kg.
Những loại bánh kẹo này đều được bày trong bịch nilon trong hay các rổ,
khay nhựa. Người mua có thể nếm thử vị thấy ngon và vừa giá thì mua.
Ô mai được bày bán trong những thau, khay nhựa không được che đậy.
Nếu những loại bánh kẹo đã được đóng gói dù để trong các bịch nilon hay rổ nhựa cũng khó bị nhiễm bẩn thì những loại ô mai khô, ướt… lại được người bán để trong những chiếc thau, khay không hề được che đậy và dễ dàng bám bụi, hư hỏng do thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường.
Khi hỏi về xuất xứ của ô mai hay bánh kẹo, người bán cũng chỉ nói
chung chung là “hàng công ty hay xưởng sản xuất trong nước và chất lượng
đảm bảo”. Nếu người mua hỏi kỹ về xuất xứ, nguồn gốc nơi nhập hàng dễ
dàng nhận được những lời gắt gỏng từ người bán. Những loại bánh kẹo, ô
mai này đang được khá nhiều cửa hàng, đại lý bán lẻ trong thành phố và
từ nhiều tỉnh thành lân cận tìm đến nhập về theo những bịch lớn từ
3-10kg rồi đóng thành những bịch nhỏ từ 300g-1kg. Các cửa hàng cũng có
cả chữ chúc mừng năm mới để khách đến lấy hàng cho vào mỗi túi nhỏ.
Tương tự, tại phố Hàng Buồm, Hà Nội, các loại bánh kẹo, ô mai Tết cũng
đã được các cửa hàng bày bán phổ biến với tình trạng không nhãn mác.
Ngoài ra, tại đây còn có thêm nhiều loại kẹo cũng được bày trong các
khay nhựa và được đề là kẹo thái với giá bán từ 150 - 220 nghìn đồng/kg.
Lo ngại cho sức khỏe người dùng
Những bịch chuối sấy được vứt ngay trên nền đất tại cửa vào chợ Đồng Xuân.
Ngoài việc lo lắng những loại bánh kẹo, ô mai không nhãn mác nêu trên
có thể biến chất hư hỏng thì thành phần tạo nên chúng cũng khiến nhiều
người phải lo lắng, băn khoăn.
Những loại bánh kẹo với giá siêu rẻ chỉ vài chục nghìn đồng/kg thường
được làm từ những đường hóa học hay chất bảo quản, phẩm màu không được
dùng cho thực phẩm, các loại nguyên liệu, hương liệu trôi nổi không đảm
bảo. Thời gian gần đây liên tục những vụ việc các xưởng sản xuất, gia
công hay các làng nghề chuyên sản xuất bánh kẹo trong môi trường kém vệ
sinh, sử dụng nguyên liệu trôi nổi đã bị phơi bày như: làng nghề bánh
kẹo La Phù (Hà Đông) - thủ phủ bánh kẹo giả nhái, giá siêu rẻ; Công ty
TNHH Quốc tế Sông Hồng (trụ sở tại P.17, Q.Gò Vấp, TP.HCM) dùng ca cao
phế phẩm làm bánh kẹo; tịch thu 3 tấn nguyên liệu, phụ gia, thành phẩm,
bán thành phẩm và trên 5.000 sản phẩm, 70kg bao bì chocolate hiệu Meiji
của Công ty TNHH Thương mại Ngọc Long (ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình
Chánh)… Tuy vậy, số lượng cơ sở bị xử phạt, thu hồi sản phẩm còn khá ít
so với thực tế và lượng lớn hàng hóa giả, nhái, không đảm bảo này vẫn
được tuồn bán ra ngoài thị trường.
Đối với các sản phẩm ô mai, một lượng lớn hàng hóa đang được tiểu
thương nhập theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc theo các bao, thùng lớn
và chia ra bán lẻ tại Việt Nam. Ngoài ra, ô mai giá rẻ cũng được nhập từ
những cơ sở, xưởng sản xuất trong nước. Tương tự như bánh kẹo, khó có
thể biết những loại ô mai mặn ngọt này có thành phần như thế nào và gây
hại cho người dùng hay không.
Năm nào cũng vậy, mỗi dịp Tết Nguyên đán là những mặt hàng bánh kẹo, ô
mai “ba không” lại được bày bán đầy rẫy ở các chợ lớn nhỏ, các cửa hàng
đại lý đến những hàng bán rong. Và để bảo vệ sức khỏe cho mình và người
thân thì mỗi bà nội trợ khi đi mua đồ Tết lại phải trải qua thử thách
“người tiêu dùng thông thái”. Tuy nhiên, đối với những người không có
điều kiện về kinh tế hay người dân ở những vùng quê, các loại bánh kẹo
này vẫn là lựa chọn phổ biến khi thị trường này còn chưa được nhiều nhà
bán lẻ để mắt đến, ít có sự lựa chọn “chính hãng” cho người tiêu dùng,
đồng thời việc ảnh hưởng tới sức khỏe không ngay lập tức phát tác cũng
khiến người dân trở nên buông lỏng cảnh giác.
Vĩ Thanh - Vũ Vũ
Vì sao người Sài Gòn gọi Kim Biên là chợ thần chết?
Hình thành trước năm 1975, chợ Kim Biên có hàng trăm cơ sở kinh doanh hóa chất, từ các chất dùng trong công nghiệp, thực phẩm đến hóa chất độc hại.
Phóng to |
Nằm trong khu Chợ Lớn nổi tiếng sầm uất về buôn bán đa dạng các mặt hàng của Sài Gòn, chợ Kim Biên (đường Vạn Tường, quận 5, TP HCM) chiếm vị trí khá trung tâm, sát khu chợ vải, đèn lồng. |
Khu chợ luôn tấp nập người buôn kẻ bán với nhiều chủng loại hàng hóa. Những con đường xung quanh chợ bị các cửa hàng lấn chiếm, trở nên chật chội. |
Ngoài các loại hàng hóa thông thường, đây là trung tâm, đầu mối mua bán các loại hóa chất công nghiệp, hương liệu, hóa chất thực phẩm. Dọc các tuyến đường xung quanh san sát các công ty, cửa hàng trưng đủ các loại thùng, can nhựa lớn nhỏ đựng hóa chất. Bất cứ khách hàng nào cũng có thể thoải mái mua hóa chất ở đây mà không cần phải chứng minh mục đích sử dụng. |
Hai bên mé chợ có khoảng 16 cửa hàng chuyên bán các loại hương liệu, hóa chất thực phẩm đựng trong các loại can, xô, bình nhựa đủ kích cỡ, đủ chủng loại. |
Những cửa hàng nhỏ xung quanh vừa bán hóa chất công nghiệp vừa bán hương liệu thực phẩm. |
Một cửa hàng chuyên bán hóa chất dựng đầy các can nhựa bên ngoài chợ. |
Những can nhựa hàng chục lít này dùng đựng các loại hóa chất công nghiệp, chất tẩy trắng và màu nhuộm vải đủ màu sắc, không ghi nhãn mác. |
Khu vực này luôn sặc mùi hóa chất nồng nặc xộc lên đến khó thở. Những người không quen rất dễ bị chóng mặt khi tiếp xúc lâu. Nhiều người dân sống ở khu vực gần chợ Kim Biên luôn phập phồng lo lắng trước nguy cơ cháy nổ vì tình trạng sang chiết, bảo quản hóa chất không kiểm soát. |
Từ nhiệm vụ ban đầu chỉ bán hóa chất công nghiệp, ngày nay, người ta có thể mua bất cứ loại hóa chất, hương liệu gì tại chợ Kim Biên. Nhiều nhất là các loại để pha chế hóa mỹ phẩm chứa trong can nhựa với bảng tên sơ sài. |
Các loại hương liệu để pha chế thức uống, đồ ăn được đựng trong những can nhựa nhòe chữ, ghi chú không rõ ràng. |
Các bao tải hóa chất ghi xuất xứ từ Trung Quốc để đầy dưới sàn cửa hàng. |
Việc mua bán mặt hàng này diễn ra rất dễ dàng và nhanh chóng. |
Một cửa hàng bán hương liệu, phụ gia thực phẩm trong lồng chợ. Chủ hàng quảng cáo, muốn hương liệu, phụ gia để chế biến các loại nước giải khát, nước lèo, ngâm thịt, làm thịt gà chết có màu vàng tươi,... đến chất ninh xương, làm bò kho, bún bò... nơi đây đều đáp ứng. |
Phụ gia bột nở làm xốp bánh. |
Không thiếu bất cứ hương liệu, phụ gia chế biến thực phẩm nào. |
Trong sáng 27/5, đoàn liên ngành TP HCM đã tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh. |
Một cửa hàng bị phát hiện can hương liệu cà phê không có nhãn phụ. Người chủ giải thích, do nhân viên dán "sót" can này. |
Lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm kg và hàng trăm lít hóa chất do không niêm yết giá, không hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. |
Phóng to |
Theo Sở Công Thương TP HCM, thành phố đã có phương án di dời chợ hóa chất Kim Biên ra khỏi khu dân cư. Từ năm 2015, UBND TP HCM giao cho Sở phối hợp với Tổng công ty Thương mại Sài Gòn tìm vị trí để thành lập trung tâm kinh doanh hóa chất tập trung. Ban đầu khu vực chợ Bình Điền được nhắm tới, tuy nhiên Tổng công ty Thương mại Sài Gòn cho rằng không phù hợp vì chợ Bình Điền đang kinh doanh thực phẩm. Sáng 20/5, làm việc với lãnh đạo Quận ủy, UBND quận 5, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng tiếp tục yêu cầu quận 5 có phương án di dời khu chợ này. |
Chủ cửa hàng bán hương liệu, phụ gia thực phẩm Lan Trung cho biết đã kinh doanh mặt hàng này hàng chục năm. Nhiều năm nay, cơ quan chức năng đã vận động hộ kinh doanh này chuyển đổi sang ngành nghề khác, hoặc dùng nhà ở để kinh doanh. Tuy nhiên, do nhà ở của gia đình nằm trong hẻm, rất khó để buôn bán hoặc làm các dịch vụ khác nên gia đình vẫn bám chợ, chờ phương án di dời của thành phố.
Lê Quân
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire