caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 31 janvier 2016

Những bài viết của groupe Cát Bụi và bạn hữu thơ, nhạc.

Kính gửi quý anh chị những bài thơ, nhạc của groupe Cát Bụi và bạn hữu.

Caroline Thanh Hương

Afficher l'image d'origine
TỐNG CỰU NGHÊNH TÂN

Tống tiễn dê đi ,rước khỉ về
Nhà nhà thành thị đến thôn quê
Nơi nơi đón tết lòng vui vẻ ,
Chốn chốn mừng xuân dạ hả hê  .
Trẻ thấy lì xì đều khoái khoái  ...
Già nghe chúc thọ thẩy phê phê ...
Thái bình Thân Dậu đang lần tới
Cụ trang tiên tri đọc thích mê !

THƠ TIỆT HẬU (*)ĐỘC VẬN

Khỉ đến làm thơ "Tiệt Hậu" chơi
Truyện ngài Đại Thánh nói khơi khơi
Xin mời thánh bút ,thần thi họa
Cười được là ta đã quá lời

VỊNH CON KHỈ

Bụi rậm vin hoa cứ ngỡ là ...
Leo bần(1) hái quả thực ra là ...
So cùng "Đại Thánh" xem chừng vẻ ...
Sánh với Bạch Viên(@) ắt hẳn là ...
Nhíu mặt nhăn mày sao có dáng ...
Phùng mang trợn mép hệt như là ...
Dòm nhà móc vách hình như thể ...
ĐỎ đít dài đuôi ấy chính là ...

(1) Mượn ý câu ca dao :Trông xa ngỡ hoa thiên lý
                                           Lại gần hóa khỉ leo cây .
(2) Tích truyện Bạch Viên & Tôn Các
(3) Thơ "Tiệt Hậu"là một thể thơ đặc biệt câu nào
      cũng bỏ lửng lơ nhưng nói gì thì ý lại rõ ràng là đề
      tài đang nhắc tới .

Bài này đã có người họa nhưng không đáng nhắc tên
làm phiền bạn hữu .

Trân trọng mời họa vui đón tết mừng xuân

LTĐQB
Cám ơn chị đã  đọc bài thơ
Xuất khẩu viết vui thực chẳng ngờ
Có một tri âm ôi ! quý hóa  !
có chi thích thú đượng ngang cơ ?

LTĐQB
Afficher l'image d'origine
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.


Tết Nguyên Đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm “ơn trời mưa nắng phải thì” chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam…
Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng …
Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa “ông Táo “.
Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.
Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam.
Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày tết người ta còn “chơi” thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc…
Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất.
Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.
Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ… Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.
:
Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.
Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi thường được nhắc nhở: Không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy… anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.
Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi:
Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ.
Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người “nhẹ vía” mà mình thích đến xông nhà.
Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình “nặng vía”. Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.
Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích.
Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau “tai qua nạn khỏi”hay “của đi thay người”nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.
Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.
Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ… quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến…
Ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần… tính theo tuổi mụ. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.
Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương “Tứ dân bách nghệ” của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ.
Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày “Khai nghề”, “Làm lấy ngày”. Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu.
Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Ngườu thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.
Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi.
Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm… ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.
Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết:
Trong “Sưu thần ký” có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.
Afficher l'image d'origine
  
Kính chuyển
HV (HVC )

LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC
Không có mai vàng trong sân nắng
Không có hoa thơm gọi bướm về
Mây che khuất nẻo đường quê
Làm sao biết được Xuân về hay chưa!?
Cây đứng trơ cành. Sương tuyết phủ
Lạnh buốt hoàng hôn. Gió não nề
Xám trời giăng mắc sơn khê
Làm sao biết được Xuân về hay chưa?!
Nâng sầu viễn xứ lên môi đắng
Dáng Xuân biền biệt tận chốn nào!
Nắng còn ngủ muộn trên cao
Làm sao biết được khi nào Xuân sang!?
Không có mây trời xanh mắt biếc
Chẳng thấy nụ hồng trên áo hoa
và Em ở cuối trời xa
Làm sao biết được Xuân qua chốn này?!
Gom hết cô liêu vào nhật ký
cho buồn, vui lắng với đêm đông
Ngoài hiên tuyết trắng mênh mông
Làm sao biết được Xuân hồng sắp sang!?
Ước gì nắng cuốn trôi băng giá
cho đất trời vui nhịp hồi sinh
Bao năm Xuân nặng u tình
Còn bao lâu nữa bình minh sáng trời?!
HUY VĂN



mai vàng 2 photo hoa-mai-tet-1.jpg oooooo


Mai vàng 1 photo mai-vang-ben-tre.jpg

ooooo



 
Kính gởi bài đến diễn đàn để tùy nghi,
Kính chúc tất cả "Năm Mới 2016" an vui hạnh phúc
DTDB




RỪNG LÁ THẤP


                DTDB


Anh hát ca vang bài “Rừng Lá Thấp”

Lưng chừng đồi một tối mùa xuân

Gió thoảng, suối reo hòa khúc nhạc rừng

Cây lá xạc xào chim muông ca múa


Tiền đồn vắng nhưng tình xuân chan chứa

Không bánh chưng, không dưa hấu thịt kho

Không nhang trầm tuôn đợt khói thơm tho

Không kiều nữ áo dài hoa tươi thắm


Người lính chiến đón xuân ngày ngưng bắn

Cơm xấy khô cùng cá hộp, thịt lon

Nước lã thay trà trong chiếc bi-đông

Ca hát truyện trò, suốt đêm không ngủ


Trời đêm xuân, sáng ngời muôn tinh tú

“… Giữa rừng già anh có biết gì đâu?”

Giọng ngân nga chợt đứt quãng từng câu!

Tiếng súng nổ loạn cuồng, anh ngã sấp!


Anh đã hát dở dang bài “Rừng Lá Thấp”!

Dòng máu tươi thấm ướp cỏ cây rừng

Để chiều chiều nhìn mây tím bâng khuâng

Tôi nghe vẳng giọng buồn buồn anh hát


Có người bảo: ”Chuyện qua rồi đừng nhắc

Bảy Mươi Lăm, nay cũng đã đổi thay

Hãy quên đi, thù hận cũ nhạt phai

Trái hạnh phúc trong tầm tay đón đợi…”


Có những chuyện cố quên, không nhắc tới

Đêm từng đêm đi vùi xác bạn tù!

Hồn tả tơi như lá úa chiều thu

Trại cải tạo, chốn trả thù kẻ bại


“Rừng Lá Thấp” tiếng ai còn vọng mãi!

Nỗi đoạn trường còn tan nát lòng tôi

Tết Mậu Thân chôn tập thể vạn người

Trên lịch sử, vết thương còn rướm máu


Tôi đọc mãi bài “Bình Ngô Đại Cáo”

Mơ có ngày đuổi sạch bọn phi nhân

Đừng nói với tôi, hãy hỏi lòng dân

Căm Hờn đó! Nên thù hay nên xóa?



DƯ THỊ DIỄM BUỒN



ĐT: (530) 822 5622




Mai Tím Cần Thơ photo h5-6d8ce.jpg

Caroline Thanh Hương: Những bài viết của groupe Cát Bụi và bạn hữu thơ, nhạc.


image

Caroline Thanh Hương: Những bài viết của groupe ...
  Kính gởi bài đến diễn đàn để tùy nghi, Kính chúc tất cả "Năm Mới 2016" an vui hạnh phúc DTDB RỪNG LÁ THẤP                   DTDB   Anh hát ca vang bài “...

Aperçu par Yahoo



Caroline Thanh Huong

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire