caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 5 février 2017

Ký ức của đại uý Nguyễn Kim Quý.

Có một chút gì xưa cũ chăng khi người ta ở cái tuổi Còn Một Chút Gì Để Nhớ và Để Quên.

Ngày tháng cứ theo nhau đi tới một tốc độ như cái xe xuống dốc.

Đúng như thế, vì có ai còn trẻ mãi đâu, và người viết lại kỷ niệm thì đau thương đó đã đến và mãi mãi còn lại dấu tích trong tận cùng thâm tâm người qua biển một mình.

Cám ơn các anh chị đã tiếp chuyển cho tôi đọc lại một câu chuyện cũ trong ngày tháng của năm mới trên đất nước tự do.

Đọc lại để thấy 2 chữ Tự Do mà mình đang hưởng là công sức của bao nhiêu người đã bảo vệ, chiến đấu, ngã xuống hay đời sau vẫn luôn tranh đấu để giữ gìn cái mình đang hưởng.

Caroline Thanh Hương
 photo Diapositive1.png

Thưa các anh chị
Tôi phải cám ơn anh BS Ton Thất Sơn đã chuyển lại bài của Tiến Sĩ Nguyễn Kim Quý vào Forum cho chúng ta đọc và suy nghĩ.
Cách đây ít hôm thì tôi đã đọc được bài Chuyện Noel Năm Cũ cũng của Tiến Sĩ Nguyễn Kim Quý , nhưng dưới bút hiệu Kim Thanh.
Hôm này tôi lại được đọc bài diễn văn về Stendhal và nhưng năm  tác giả nằm tù Cộng Sản (8 năm) và tại sao tác giả - một đại uý Miên Nam Việt Nam – đã sống sót được ngục tù này nhờ ở đức tin của ông và lòng yêu tha thiết các tac phẩm của Stendha, l mà ông nhớ in trong óc, nhớ từng nhân vật, từng lời nào và ý nghĩ của các nhận vật trong tiểu thuyết Stendhal.
Trong email của BS Tôn Thất Sơn có nguyên văn bài viết cũa Tiến Sĩ Nguyễn Kim Quý bằng tiếng Pháp và bản dịch sang tiếng Việt.
Tôi đọc bản viết  tiếng Pháp thay vì đọc bản tiếng Việt một phần vì – theo tôi nghĩ – bài viết khởi thuỷ là bản tiếng Pháp, sau này tác giả - hay một người khác – mới dịch sang tiếng Việt cho cộng đồng Việt Nam tại Hải Ngoại đọc.
Tôi rất khâm phục cách tác giả trình bầy suy nghĩ nội tâm của mình,  cũng như cách hành văn của tác giả.
Tác giả viết văn xuôi (prose) nhưng tôi có cảm tưởng như đang đọc một vầng thơ.
Cách viết văn của tác giả hết sức giản dị mà luôn luôn chải chuốt, quý phái, đài các , rất quyến rũ người đọc.
Stendhal là một tác giả không viết nhiều tiểu thuyết lắm và như TS Quý có viết trong bài diễn văn của ông, ít người đọc Stendhal khi ông còn sống và nhiều thập niên sau khi ông qua đời.
Là một tiểu thuyết gia, Stendhal không gần gũi với đọc giả như một Victor Hugo, một Alexandre Dumas hay môt Guy De Maupassant.
Hồi còn ở Trung Học thì tôi cũng chỉ đọc qua Stendhal , vì nhu cầu thi Bac phần I hồi đ, chứ không hề ham mê Stendhal gì cho lắm.
Đọc nhiều hồi ký của các sĩ quan bị đi tù cải tạo rôi, nhưng khi tôi đọc lại những lúc tác giả kể cho ta nghe cách Cộng Sản đối xử hàng ngày với ông và các bạn của ông thì tôi không khỏi cầm được nước mắt.
Tiến sĩ Quý và tôi cùng học một trường trong những năm Trung Học, tôi tiếc thời đó tôi không quen biết ông, có lẽ một phần vì ông trẻ hơn tôi và học sau tôi.
Về sau  khi qua Mỹ nhều năm  thì tôi mới biết là Trinh Công Sơn cũng có học trường này (như trong email của BS Sơn cho biết)  .
Tôi nghỉ bản văn của Tiến Sĩ Quý nên được giữ lại như lời một nhân chứng đã từng sống trong ngục tù Cộng Sản, giữ lại cho các thế hệ con cháu chúng ta và làm một tài liệu lịch sử phê phan sự tàn nhẫn, vô nhân đạo của Bên Thắng Cuộc.
Xin cám ơn BS Tôn Thất Sơn và xin BS Sơn chuyển lại tác giả lòng khâm phục của tôi
Thân mến
Nguyen Thuong Vu

From: VMAFORUM@yahoogroup
To: HUE Y. KHOA <ykhoahue@yahoogroups.com>
Subject: [VMAFORUM] Chuyện Nô-En năm cũ/ Xin nói qua về tác giả

 
 photo Diapositive2.png


Kim Thanh là bút hiệu của TS Nguyễn Kim Quý. Ông còn có một bút hiệu khác nổi tiếng hơn là NLGO ( Người Lính Già Oregon), ký trên nhiều bài viết chống Cộng.
Trước 1975, ông động viên vào Khóa 20 Thủ Đức, và có thời gian phục vụ cùng đơn vị tác chiến với tôi, Trung Đoàn 44/SĐ23BB, trong vai trò một Sĩ Quan CTCT. Ông lớn tuổi hơn tôi và mọi trình độ đều đáng là bậc Thầy của tôi, nên troing giao tình, tôi luôn xem ông là một ông anh khả kính
Ông học cùng lớp với Trịnh Công Sơn ở trường Jean-Jacques Rousseau Saigon) và với bà Ngô Đình Lệ Thủy ( ở Đại Học Văn Khoa Sài gòn),nên biết rất rõ về hai nhân vật này, đặc biệt về ông nhạc sĩ phản chiến (và phản thùng)TCS. (Ông đã có bài viết rất tỹ mỹ về 2 nhân vật này)
Trước khi vào lính, ông là giáo sư dạy ở Trường College Francais Nha Trang và dạy tiếng Latin trong các tu viện (cho cả nhiều vị linh mục)Công giáo. Sau này, nhờ có trình độ Pháp văn (cao) nên ông được thuyên chuyển về dạy Trường Đại Học CTCT Đà Lạt và cả Viện Đại Học Đà Lạt. Sau 75, bị tù đày nhiều năm. Vượt biên sang Mỹ, ông vừa đi làm vừa đi học và tốt nghiệp Tiến Sĩ Pháp Ngữ và Văn Chương Pháp(?), và ra dạy văn chương & ngôn ngữ Pháp và Latin tại một trường Đại Học Mỹ. Hiện ông đã về hưu và sống ở Oregon. Điều đặc biệt hơn, Ông là một chiến sĩ chống Cộng rất kiên quyết không mệt mỏi.
      Đặc biệt, luận án tiến sĩ (1990) của giáo sư Nguyễn Kim Quý có tựa đề: “ La prison dans l’œuvre romanesque de Stendhal” (Tù ngục trong tiểu thuyết của Stendhal). Tháng 3, 1992, cùng với một số giáo sư đại học trên thế giới, ông được mời thuyết trình về Stendhal nhân ngày mất lần thứ 150 của văn sĩ được tổ chức tại Paris, dưới sự chủ tọa của Tổng thống Pháp François Mitterrand. Bài của các thuyết trình viên đều được in thành sách bán tại Paris. Trong bài thuyết trình có tính văn học này, ông cũng đã đề cập đến sự tàn ác của bọn CS với thảm cảnh tù ngục mà những người lính miền Nam đã phại chịu đựng.

Dưới đây là bản dịch ( và nguyên văn) bài thuyết trình rất tuyệt vời của Ông:

STENDHAL ET MES SAISONS EN ENFER COMMUNISTE
 
lê khánh thọ (nữ họa sĩ, Châteauroux, Pháp quốc) giới thiệu và dịch

      Hè 1991, sáu năm sau ngày đến Mỹ, cựu đại úy Nguyễn Kim Quý, cựu tù nhân cải tạo, cựu thuyền nhân, tiến sĩ và giáo sư Pháp văn và Latin tại Đại Học Eastern Washington University, đã được Phù Luân Hội (Rotary Club) Antony, mời đến Paris thuyết trình về đề tài "Việt Nam sau 1975". Ông đã chọn nói về những năm ông bị giam trong các trại cải tạo Việt Cộng. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện bằng tiếng Pháp trong đó ông mô tả các trại tù và sự độc ác của Việt Cộng và cho biết nhờ ơn Thượng Đế và tiểu thuyết của Stendhal ông đã được sống còn như thế nào, sau tám năm đày ải.
      Bài thuyết trình của Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý (tựa đề lấy theo từ một bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Rimbaud, “Une saison en enfer”) là một phối hợp độc đáo, lý thú, giữa văn chương huyễn mộng qua Stendhal và thực tế ghê tởm qua những tù ngục Việt Cộng.
     Stendhal, tên thật Henri Beyle, là văn sĩ Pháp, thế kỷ XIX, tác giả những tiểu thuyết nổi tiếng, Le Rouge et le Noir, La Chartreuse de Parme... mà những nữ nhân vật đều tuyệt đẹp, và những nam nhân vật đều bị vào tù, thực tế hoặc theo nghĩa bóng. Thế giới trong tiểu thuyết của Stendhal, kể cả những truyện về tù ngục, vì thế, ngạt ngào phấn hương nhờ tình yêu, hạnh phúc và hình bóng mỹ nhân. Lúc Stendhal còn sống, không ai đọc sách của ông. Mãi 50 năm sau khi chết, ông mới được nổi tiếng và trở thành một hiện tượng trong văn học sử Pháp. Hiện tại, ông là một trong những văn sĩ hiếm hoi được nghiên cứu, phê bình, ái mộ nhiều nhất. Có cả một Hội gọi là Stendhal Club, tại Paris và Grenoble.
      Ngoài ra, luận án tiến sĩ (1990) của giáo sư Nguyễn Kim Quý có tựa đề: “ La prison dans l’œuvre romanesque de Stendhal” (Tù ngục trong tiểu thuyết của Stendhal). Tháng 3, 1992, cùng với một số giáo sư đại học trên thế giới, ông được mời thuyết trình về Stendhal nhân ngày mất lần thứ 150 của văn sĩ được tổ chức tại Paris, dưới sự chủ tọa của Tổng thống Pháp François Mitterrand. Bài của các thuyết trình viên đều được in thành sách bán tại Paris.

    

STENDHAL VÀ NHỮNG MÙA DƯỚI HỎA NGỤC CỘNG SẢN

      1. Tôi không bao giờ biết tại sao tôi yêu thích Stendhal và tiểu thuyết của ông nhiều đến thế. Và điều đó, ngay từ thời trung học khi mà tôi thích thú đọc đi đọc lại những trang đầy hương của Đỏ và ĐenTu Viện thành Parme, mặc dù cha tôi, một giáo dân Công giáo mộ đạo gần như cực đoan, rất ghét. Về chuyện này, tôi sực nhớ câu mà ông Victor del Litto, Hội trưởng Stendhal Club, đã bất thình lình hỏi tôi nhân dịp tôi đến Grenoble lần chót, cách đây bốn năm: “Tại sao anh thích Stendhal?” Tôi bối rối, không biết trả lời sao. Trong những lần phỏng vấn xin dạy học ở Mỹ, tôi cũng nghe lặp lại câu hỏi tương tự. Nói thực, tôi thú nhận hoàn toàn không biết những lý do nào khiến tôi ái mộ văn sĩ ngoại biên lỗi lạc này –nhưng được ít người biết, và có lẽ ít người thích trong đám độc giả cùng thời với ông.
     Quả vậy, đối với tôi, yêu thích Stendhal cũng giống như yêu một người đàn bà, hay một người đàn ông. Yêu hay không yêu, thế thôi. Nhất là với Stendhal, khởi đầu như một tiếng sét ái tình rất êm ái. Sự kết tinh, để dùng chữ của ông trong De l’amour, chỉ đến chậm và rất lâu sau đó. Và một tiếng sét ái tình, “nạn nhân” nào cũng biết, là không cắt nghĩa được.
     Năm tháng trôi qua. Và bây giờ tôi lại ngồi trước tờ giấy trắng tìm lại một câu cắt nghĩa mới có thể –hoặc đúng hơn không có thể. Tôi yêu thích Stendhal, có lẽ bởi những tiểu thuyết của ông, và trong tiểu thuyết của ông, bởi các nhân vật nữ bất tử, tuyệt đẹp, dịu dàng quá đỗi, đã mê hoặc không chỉ những nam nhân vật, tình nhân của các nàng, và  những độc giả  như  tôi có tâm hồn đa cảm, mà còn những phê bình gia hiện đại nghiêm khắc nhất nữa trong số có Paul Valéry, Jean-Paul Sartre và Julien Gracq chẳng hạn, giữa nhiều người khác.
     Tôi yêu, hơn nữa, trong tác phẩm của Stendhal, mùi hương thần tiên, ngất ngây, trường cửu như trong Proust, không gian diễm ảo, phi thời gian, cấu thành bởi thực và hư trộn lẫn, biến hình, đã vỗ về lòng tôi trước bao nhiêu  “sự thật thô bạo”, như chính Stendhal đã viết, của cuộc đời, và làm tôi mơ đến những khoảng trời xanh hơn, những âm thanh tinh tuyền hơn cho những ca khúc vĩnh cửu tôi dâng cho ái tình và nhan sắc.

      2. Trong thời chiến tranh Việt Nam, lúc ấy là sĩ quan của quân lực Miền Nam, tôi luôn mang theo trong túi quần áo trận tuyệt phẩm trữ tình Truyện Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du, tập Les Fleurs du Mal của Baudelaire và một quyển tiểu thuyết của Stendhal mà tôi đọc giữa hai trận đánh, dưới giao thông hào, trong trại binh hay quán rượu... Nguyễn Du, Baudelaire, và nhất là Stendhal, như thế ấy, đã giúp tôi thoát khỏi cái thực tế trĩu nặng mà, theo Nerval nói, “không luôn luôn là em gái của mộng mơ”. Tôi thường để hồn ru theo nỗi êm đềm của một cuộc đời tưởng tượng trong tất cả vẻ rạng ngời của nó, tràn ngập những mây hồng, những tình yêu thắm xanh, những nụ hôn vô tận, một cuộc đời không có tên ở trần gian này. Cái chết rình rập chúng tôi mỗi giờ, nhưng văn xuôi Stendhal, còn hơn là rượu và mỹ nhân, hay ma túy trong thơ Baudelaire, đã cho tôi sự can đảm phi thường để đương đầu với nó, trực diện: tôi đã quên nó, chưa đủ, tôi đã khinh bỉ nó, một cách rõ ràng, dứt khoát. Như những nhân vật của Stendhal: Julien, Fabrice, Octave, Lucien  v.v...
     Giai đoạn hậu chiến sắp cho quý vị thấy tiểu thuyết, và đặc biệt của Stendhal, đã làm tôi mê đắm một cách vừa chuyên chế vừa lợi ích như thế nào

     Rồi một ngày đẹp trời, bọn họ quyết định chuyển ra Miến Bắc khoảng một trăm ngàn “phần tử” bị xét là “phản động” nhất, nghĩa là nguy hiểm nhất, trong đó có Tổng giám mục Sài Gòn Nguyễn Văn Thuận và một số tướng lãnh. Trên biển. Trong vài chiếc tàu chở than cũ kỹ tịch thu của “ngụy quyền”. Chúng tôi bị còng tay, bị nhốt hàng ngàn người trong các hầm tàu, và như thể súc vật. Chuyến đi kéo dài ba ngày. Ba thế kỷ. Không khí thiếu. Nước cũng thiếu. Thức ăn cho cả ngày là một ảo tưởng: mỗi tù nhân được phát hai phong bánh bích qui mốc của lính made in China, lớn bằng hai hộp diêm, 3. Chúng ta đang ở vào năm 1975. Nền hòa bình nhục nhã, áp đặt bởi những siêu cường lực trên đất nước chúng tôi ngày 30 tháng 4, chấm dứt một cuộc chiến cũng không kém nhục nhã và khai tử quốc gia VNCH từ nay bị trao vào tay bọn bạo tàn Miền Bắc, kẻ chiên thắng không ngờ. Ngày đó, bỗng nhiên tôi trở thành “tù binh” và “kẻ thù của nhân dân” mà không biết chính xác tại sao. Chế độ mới, tự gọi là “cách mạng”, đỏ từ đầu đến chân, nhanh chóng tự gắn cho mình một nhiệm vụ “vĩ đại”: lùa tất cả sĩ quan và cán bộ Miền Nam vào tù. Tại đó bắt đầu mọi bất hạnh của chúng tôi. Nhưng rồi, lòng tin vào Thượng Đế bỗng nhiên thức dậy trong tôi và sự mê say không phai nhạt đối với Stendhal và những tiểu thuyết của ông thực sự đã cứu vớt tôi, không chỉ thoát khỏi những xấu xí của đời sống mà còn sự tàn nhẫn của cái chết –cái chết mà bây giờ tỏ ra ngàn lần đe dọa hơn trong lúc chiến tranh. Như thế, nhờ ơn Chúa và nhờ Stendhal, tôi đã có thể sống sót sau tám năm giam hãm, đói khát, đau khổ, thiếu thốn, trong những trại tù khác nhau và cuộc đọa đày khủng khiếp xuống dưới hỏa ngục.
     Hỏa ngục Cộng sản, dĩ nhiên. Nhưng không có ngôn ngữ nào có thể mô tả đủ sự tàn ác của một trại tù do bọn Cộng sản Việt Nam –tức là Việt Cộng– thiết lập. Đó là bọn cai ngục bẩm sinh, quý vị hãy tin tôi đi, phô diễn một khả năng và kinh nghiệm canh phòng vô địch. Không một nơi giam giữ nào, hư cấu hay có thực, mà tôi được biết, kể cả Quần đảo Goulag của Soljenitsyne, hay Hồi ức về căn nhà tử tội của Dostoïevski, có thể so bằng những trại Việt Nam trong cái mà tôi gọi là “độc ác tinh vi”: ở đây người ta giết tù nhân một cách khoa học, tiệm tiến, nhẹ nhàng một cách khủng khiếp, bằng cái đói triền miên. Để chế ngự chúng tôi hiệu quả hơn, bọn khốn nạn đã khai thác khéo léo cái bản năng thấp nhất, tệ nhất của con người: nhu cầu ăn. Ít ra trong tù, những nhân vật của Stendhal có thể ăn và uống đầy đủ: Fabrice lại còn có sô-cô-la của Clélia và Julien có sâm banh và xì-gà của Mathilde gửi cho. Còn chúng tôi, còn tôi, mỗi ngày, bắt buộc phải tự nhìn thấy mình chết lần chết mòn như con vật bị vây hãm, sống một cái chết hoàn toàn đúng nghĩa tồi tệ, nhục nhã, hèn hạ, cố tình bày ra bởi lũ Cộng sản –đồng hương của chúng tôi. Một cái chết đến chậm, kéo dài, kéo dài, với trong hồn mỗi người tù sự phẫn nộ bất lực, sự xấu hổ bị dồn vào thế buộc phải thường trực, mỗi ngày, nghĩ đến cái dạ dày trống không và cách nào để làm đầy nó.
     Bọn họ đã ra lệnh cho các sĩ quan phải trình diện những “ủy ban cách mạng nhân dân”, chuẩn bị một khóa học cải tạo mà theo thông cáo chính thức với lối hành văn mơ hồ và bịp bợm sẽ kéo dài chỉ mười ngày hoặc một tháng tùy theo cấp bậc. Lúc ấy vào tháng sáu 1975. Tuy nhiên, không ai ngờ rằng đối với tất cả đó sẽ là một “cuộc hành trình cuối đêm” xứng đáng với Céline, kéo dài từ tám, mười, cho tới mười bốn năm, và đối với nhiều người, một vé đi không về, một lần vĩnh biệt cuộc đời và thế gian, trong hai nghĩa đen và bóng. Đầu tiên chúng tôi bị giam giữ trong những trại ở Miền Nam.chỉ vừa đủ để khỏi chết đói. Phía trên, không có gì ngoài một vòm tối đen. Chung quanh, những thân xác bất động chất đống cạ vào nhau và mình mẩy dính đầy bụi than. Cái nóng kinh hồn hành hạ tù nhân. Ngay những giờ đầu, bốc lên một mùi hôi thối, làm ngộp thở, đầu độc căn hầm đầy người. Khắp nơi, im lặng như chết.
     Từ cảng Hải Phòng, nơi mà cuối cùng chúng tôi được cập xuống, đến những trại tập trung khác nhau, còn một chuyền đi nữa không kém kinh hoàng, kéo dài khoảng hai hoặc ba ngày, bằng tàu lửa hay xe cam nhông. Vì biện pháp an ninh, cửa lớn và cửa sổ xe lửa phải đóng kín mít, dưới cái nắng nung người. Trong những hỏa lò lưu động ấy, sự ngộp thở kinh khủng đến nỗi một số tù nhân già yếu và kiệt lực sau chuyến vượt biển đã chết trước khi đến nơi chỉ định.
     Những trại tù ở Miền Bắc, tôi nghĩ khoảng ba mươi, dành cho chúng tôi, đều nằm trong vùng núi –nơi sinh sống của những sắc dân thiểu số lạc hậu nhất hay gia đình của những người bị đi đày biệt xứ vì lý do chính trị từ thời Pháp thuộc và sau Điện Biên Phủ– gần biên giới Tàu và Lào, ở đó những con muỗi to bằng những con ruồi hoặc gần như thế. Trên đường, những trẻ em và bà già, bị thúc đẩy bởi mối hận thù từ lâu nuôi dưỡng và luôn kích thích do sự tuyên truyền thô bỉ, đã ném thẳng tay vào chúng tôi đất đá, đồ dơ và hét lên những tràng chửi bới thậm tệ. Cũng như các bạn đồng cảnh khổ, tôi cố gắng nuốt những giọt nước mắt. Tủi nhục, đắng cay, uất giận.
     Cuộc sống tại các trại Miền Bắc còn hơn là hỏa ngục. Không cách nào đào thoát được. Chúng tôi bị bao vây một cách tuyệt vọng bởi những rặng núi trùng điệp làm thành những tường lũy thiên nhiên kiên cố. Nhưng rồi, ngay cả nếu thoát được, làm sao, ở trên núi, có thể sống sót với cái lạnh, đói khát và sức kiệt? Chúng tôi bị giam trong những túp nhà cũ thấp mái rạ, nằm ngủ trên một thứ giường tập thể làm bằng những tấm gỗ thô, không chiếu, không gối, không đệm, để rồi sáng mai thức dậy mặt mày, mình mẩy rải đầy những vết rệp và muỗi cắn. Ngoài ra, cái lạnh tột độ, làm buốt xương. Về quần áo, người ta chỉ phát cho chúng tôi một bộ đồng phục màu xanh da trời bằng vải thô dùng trong kỳ hạn hai năm và một tấm chăn cũ nát nhỏ xíu bằng len xấu. Không săng đan, không tất vớ, không mũ nón. Những thứ này, chúng tôi phải tự xoay xở lấy, người ta bảo chúng tôi, hoặc là mặc kệ! Vào mùa đông hay mùa mưa, không tài nào ngủ được, vì cái lạnh và ẩm ướt khắc nghiệt, không thể chịu nổi nữa và chúng tôi bị cấm đốt lửa trong nhà.
     Tuy nhiên, tất cả những thứ ấy không là gì so với cái đói, cực hình tồi tệ nhất. Phần ăn hằng ngày của chúng tôi, quả vậy, là một chén sắn (khoai mì) cho một trong hai bữa. Không có ăn sáng. Không cơm. Không sữa không đường. Không thịt không rau. Khoai mì mà người ta cho chúng tôi đã được phơi khô và được dành những khi mất mùa cho heo –mà heo, tôi đoán, cũng từ chối không ăn. Vì nó có màu đen đen, vị chua chua, mùi thum thủm. Nhưng cái đói chiến thắng mọi ghê tởm và chọn lựa. Với món ăn kinh khiếp này, những anh chàng to con nhất, sau vài tháng, có màu da xanh mét, vẻ hốc hác, mặt teo lại. Sau một năm, trở thành những bộ xương biết đi. Óc đặc lại, người ta không thể suy nghĩ hay phản ứng gì nữa. Quên đi phẩm cách, một số người chỉ còn nghĩ đến cái ăn, và đó cũng tự nhiên thôi. Tệ hơn, người ta đánh mất ý chí chống đối, phản kháng, tự trọng, và tất cả điều đó hoàn toàn phù hợp với kế hoạch dự trù của Việt Cộng. Sự thiếu dinh dưỡng và thiếu  thuốc men sinh ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo, không tránh khỏi, ví dụ bệnh thiếu sinh tố và phù thũng –mỗi ngày, cùng với bệnh sốt rét, chóng vánh đua về bên kia thế giới, một cách nhẹ nhàng, một hay hai tù nhân khốn khổ.
     Những người còn sống sót cứ tiếp tục nhai sắn khô bằng thích, tiếp tục đói, tiếp tục đau, và nhất là tiếp tục lao động khổ sai. Cai tù không ngớt lặp đi lặp lại rằng lao động là nguồn gốc mọi vinh quang, rằng khởi thủy, con người đầu tiên, nghĩa là ông tổ của chúng ta, là một con khỉ, rằng con khỉ ấy vì phải trèo lên cây hái trái, xuống ruộng trồng lúa, vào rừng săn thỏ, vắn tắt, lao động vất vả, đã dần dần mất bộ lông dài để trở thành đẹp đẽ, trơn tru như chúng ta hôm nay. Vì thế, người ta hét vào tai chúng tôi, hãy tống cổ những kẻ chây lười lao động, ăn bám, mình còn đầy lông lá, ra khỏi thiên đàng Cộng sản!
     Về lao động hằng ngày, chúng tôi được chia thành nhiều đội và tổ, và phải ra hiện trường làm việc tám tiếng mỗi ngày và sáu ngày mỗi tuần, ngày Chúa Nhật dành cho học tập chính trị và những công việc vặt vãnh khác nhau. Chúng tôi làm tất cả mọi thứ, thay đổi việc làm, tổ đội, đồng đội cứ mỗi sáu tháng, đại khái: trồng rau cải, xà-lách, lúa, bắp  –những sản phẩm mà chúng tôi không được quyền ăn. Hoặc sáng sớm vào rừng chặt gỗ, đốn tre. Xây hay sửa nhà, cầu, đường với dụng cụ thô sơ từ thời Thượng cổ. Hoặc thay bò kéo cày trong ruộng, giữ trâu, nuôi heo, còn gì nữa? Nói ngắn gọn, làm tất cả những công việc đối với chúng tôi –đại úy, đại tá, và tướng lãnh– cho đến lúc ấy hoàn toàn xa lạ, chưa hề biết, kỳ quặc, vì thế rất mệt. Thêm vào đó là cái đói, cái lạnh, sự tàn tạ thể xác và suy nhược tinh thần, và quý vị hiểu tại sao mức độ tử vong trong các trại tù lên cao như vậy.
     Nhất là sự suy nhược tinh thần. Nó giết người cũng tàn nhẫn như cái đói và bệnh hoạn. Trong cảnh khổ, người ta không thể bỏ qua sức mạnh của tinh thần và chịu đựng của tâm hồn. Không có sự can thiệp cứu rỗi của tinh thần, án tử hình sẽ không được bãi bỏ, không hoãn lại. Có nhiều người trải qua suốt tháng, kể cả suốt năm, ngồi than vãn số phận, tiếc hão một hạnh phúc, một vinh quang, hay một tình yêu vĩnh viễn bay mất, hay bám víu một cách tuyệt vọng vào thực tại ghê tởm. Những người ấy, cái chết không bao giờ bắt hụt.
     Nhưng đó cũng chính là điều tôi đã làm thời gian đầu. Tôi cũng đã khóc như mọi người trong đêm Giáng sinh đầu tiên tại trại. Và như mọi người, tôi thấy đói kinh khủng, không cử động nổi, thường té vì mệt. Sức mạnh thể xác và tinh thần suy sụp chầm chậm, nhưng chắc chắn. Rồi một ngày, được nhìn thấy, bất lực, một người bạn thân thiết chết trong hoàn cảnh hãi hùng và bất xứng của một con vật người ta đem đi thọc huyết, tôi giật mình sợ hãi. Tôi không muốn chết như vậy, tôi lặp lại cho chính mình trong cơn giận dữ đè nén. Chuyện kể trong Terre des hommes của Saint-Exupéry về chàng Guillaumet mệt nhoài, nhưng cứ lầm lũi bước đi trong tuyết ngày này qua ngày khác, để khỏi gục ngã, bỗng trở về trong ký ức, rất đúng lúc. Và rồi, phục hồi sinh khí tôi không biết nhờ sức mạnh thần linh nào, tôi bắt đầu buông lại lời thách đố năm xưa cho cái chết hỗn láo, cái chết xanh xao trong một bài thơ của Horace, cái chết mà tôi đã vất vả vật lộn với, từ thời chiến tranh, nhưng nó không bao giờ chụp bắt được tôi, nhờ ơn Chúa. Nhất là, tôi la lớn, không bao giờ bỏ cuộc.
     Bấy giờ, tôi bắt đầu cầu nguyện trở lại, ban đêm, và đọc lại với sự say mê của một người tình cũ những tiểu thuyết Stendhal, nhưng bằng trí nhớ, dĩ nhiên. Từ đó, tôi sống một thực tế khác, tự xem mình đã chết đối với cuộc đời, như Octave trong Armance. Tôi quên, cố gắng quên, bọn cai ngục và trại tù, đói và bệnh, quần áo tả tơi và thân xác khô héo –tất cả những điều nhắc tôi không ngừng vẻ xấu xí của địa ngục. Tôi chiến thắng nỗi bất hạnh của tôi bằng cách thôi tưởng nhớ những người đàn bà đẹp mà tôi đã quen biết và có khi yêu thương trong cuộc đời và bây giờ đã trở thành một thực tế còn khó với nắm, còn xa xôi hơn cả chính mộng mơ. Trái lại, tôi chỉ nghĩ đến những nữ nhân vật của Stendhal –Mathilde, Mme de Rênal, Clélia, la Sanseverina, Armance, Mme de Chasteller, giữa những nàng khác– mà hình bóng trác tuyệt, vĩnh viễn trẻ và đẹp, đã đưa tôi rất nhẹ nhàng ra khỏi thực tế phũ phàng và tầm thường, cái thực tế mà tôi nghĩ tôi không phải sinh ra để ôm lấy, ngay cả thời trước khi vào tù. Ngày tháng của tôi trôi qua như thế, êm đềm, như nước trôi qua cầu, và tôi dám nói thêm, hạnh phúc, dưới bóng những tình nhân đẹp như hoa, ít nhiều như trong Proust, ít nhiều lạ thường, nhưng sẽ chung thủy, tôi hy vọng, với tôi cho đến phút lìa trần  –những người yêu dấu duy nhất đã đến thăm tôi trong tù, đem lại bình an và ánh sáng. Nhờ các nàng và sự hiện diện thường trực, vỗ về, tù ngục của tôi, tuy không bao giờ có thể trở thành thiên đường như của Julien Sorel hay Fabrice del Dongo, cũng đã mất đi vẻ thê thảm để cho tôi kéo lê, trong nghĩa cụ thể, cuộc sống của tôi, hay đúng hơn cái chết của tôi, một cách xứng đáng nhất, cho đến ngày 18 tháng ba 1983, thời điểm tôi được thả. Sau tám năm trời!
     Sau hơn một năm thất bại ê chề trong những mưu toan vượt trốn quê hương và nỗi khổ bị bắt lại –lần này như một thuyền nhân kém may mắn– tôi và cô em gái, một đêm đen, được lên trên một chiếc thuyền đánh cá nhỏ một hôm đã thả chúng tôi xuống căn cứ hải quân Subic Bay của Mỹ tại Manila sau tám ngày, tám đêm trôi dạt trên Thái Bình Dương, giữa cơn bão lớn. Nhưng đó là chuyện khác. Tôi trải qua một năm rưỡi tại hai trại tỵ nạn ở Philippines trước khi đến Mỹ định cư ngày 25 tháng giêng 1985. Tôi hứa với lòng một ngày nào sẽ đến viếng Đúc Mẹ Lộ Đức và viết điều gì đó về Stendhal. Trong năm năm, tôi đã thực hiện hai lời hứa ấy. Luận án tiến sĩ của tôi –được chấp nhận với lời khen của các giáo sư trường Đại Học Oregon, và được ông del Litto nhận in trong thư mục Stendhal qua nhà xuất bản Droz, Genève– có chính cái tựa đề Tù ngục trong tiểu thuyết Stendhal. Tôi không bao giờ có thể cảm tạ đủ Thượng Đế đã cứu vớt tôi như thế bằng cách cho tôi một tâm hồn rất lãng mạn, rất mơ mộng và cho tôi niềm si mê về văn chương và, mâu thuẫn thay, về Stendhal, người ta còn nhớ, không luôn luôn dễ thương đối với Ngài.

     4. Tôi đã quá tuổi tiếc thương hư ảo rồi, nhưng mỗi tiểu thuyết của Stendhal rực rỡ trong tôi như ánh sáng thiên đường tìm thấy lại. Một mảnh đời tan vỡ. Tôi không thể sống mà không mộng mơ. Cũng giống như những ngày trước, trong địa ngục Cộng sản. Thật là chán nản vô cùng khi phải luôn bám vào thực tế, khi mỗi ngày không đọc một trong những trang sách Stendhal đầy ắp yêu thương, mừng vui, và mùi hương phấn. Dầu sao, để bắt chước Pascal trong cuộc cá độ hy hữu của ông, quý vị sẽ mất gì khi đọc một tiểu thuyết của Stendhal? Không mất gì hết. Nhưng nếu thắng, quý vị sẽ được cả một trời mơ, trước mặt, cùng với, và chung quanh quý vị. Và để kết thúc, tôi mạn phép được trích những dòng cuối từ quyển sách của tôi về tù ngục trong Stendhal mà từ nay “là một cõi niết bàn, thực ra, không tưởng (có tù nhân nào hưởng được số phận của Julien và Fabrice?), nhưng vô cùng quý hóa cho tất cả chúng ta bị ném vào cuộc khiêu vũ giả trang được gọi là đời sống, ở thế giới của giờ thứ hai mươi lăm này trong đó con người, sau những chấn song và kém may mắn hơn những nhân vật Stendhal, phải luôn đi tìm kiếm, như Henri Beyle trong suốt cả đời, một hạnh phúc hão huyền, một dòng sông Léthé không còn chảy nữa, một giọt lệ không bao giờ được khóc.”

STENDHAL ET MES SAISONS EN ENFER COMMUNISTE

nguyên bản Pháp ngữ bài thuyết trình của cựu Đại úy Nguyễn Kim Quý

Mesdames et Messieurs,

     1. Je ne sais jamais pourquoi j’ai tant aimé Stendhal et ses romans. Et ça depuis le lycée où je me plaisais à lire et relire les pages odoriférantes du Rouge et le Noir, de La Chartreuse de Parme, malgré l’aversion de mon père, catholique fervent, voire extrémiste. A propos, je me souviens de cette question que me posa à brûle-pourpoint M. Victor del Litto, président du Stendhal Club, lors de mon dernier séjour à Grenoble, voilà quatre ans: “Pourquoi aimez-vous Stendhal?” Je demeurai perplexe, ne sachant que répondre. Au cours des interviews pour mon poste de professeur, aux États-Unis, j’entendais se reposer la même question. A vrai dire, j’avoue que j’ignorais tout à fait les raisons de ma prédilection pour cet écrivain marginal, génial –pourtant très mal connu, et peut-être, très mal aimé des lecteurs de son époque. Pour moi, en effet, aimer Stendhal, c’est comme aimer une femme, ou un homme. On aime, ou on n’aime pas, c’est tout. Surtout avec lui, il y eut au début une sorte de coup de foudre très doux. La cristallisation, pour reprendre son propre mot dans De l’amour, ne vient que lentement et très longtemps après. Et un coup de foudre, aucune “victime” ne l’ignore, ça ne s’explique pas.
     Des années ont passé. Et me voici, pourtant, devant la page blanche à la recherche d’une nouvelle explication possible –ou plutôt impossible. J’aime Stendhal, peut-être à cause de ses romans, et dans ses romans, à cause de ses héroïnes immortelles, si belles, si tendres, qui ont exercé une séduction irrésistible non seulement sur les héros, leurs amants, et les lecteurs comme moi à l’âme sensible, mais encore sur les critiques contemporains les plus sévères dont Paul Valéry, Jean-Paul Sartre et Julien Gracq, par exemple, entre beaucoup d’autres. J’aime, en plus, dans ses œuvres ce parfum féerique si enivrant, impérissable comme chez Proust, cette atmosphère si enchanteresse, a-temporelle, faite de fiction et de réel entremêlés, transfigurés –qui me consolent de bien des “âpres vérités”, selon le mot de Stendhal lui-même, de la vie, et me font rêver des cieux plus bleus, des sons plus purs pour mes éternels hymnes à l’amour et à la beauté.

     2. Pendant la guerre du Viêtnam, comme officier des Forces Armées du Sud,  j’avais toujours dans les poches de mon treillis le chef-d’œuvre lyrique Truyen Kieu de notre grand poète national Nguyen Du, Les Fleurs du Mal de Baudelaire et un roman de Stendhal que je lisais entre deux batailles, dans les tranchées, aux casernes ou aux snacks... Nguyen Du, Baudelaire et surtout Stendhal m’aidaient ainsi à m’évader hors de la lourde réalité qui, comme dit Nerval, n’est pas toujours la sœur du rêve. Je me laissais souvent charmer par les douceurs d’une vie imaginée dans toute sa splendeur et remplie de nuages roses, d’amours vertes, de baisers infinis, d’une vie qui n’a pas de nom ici-bas. La mort nous guettait à chaque instant, mais la prose de Stendhal, mieux que le vin et la femme, ou le haschisch dans la poésie baudelairienne, me donnait le courage inoui de la défier, bien en face: je l’oubliais, c’est peu dire, je la dédaignais carrément. Tout comme les héros stendhaliens, Julien, Fabrice, Octave, Lucien, etc...
     L’épisode de l’après-guerre va mieux montrer comment les romans, et spécialement ceux de Stendhal, m’ont tenu sous leur charme à la fois tyrannique et bénéfique.
                  
     3. Nous sommes en 1975. La paix honteuse, imposée par les super-puissances internationales à notre pauvre pays le 30 Avril, met fin à une guerre non moins honteuse et sonne le glas pour le Sud du Viêtnam désormais livré aux mains des bourreaux du Nord, vainqueurs malgré eux. Ce jour-là, je devins tout d’un coup “prisonnier de guerre” et “ennemi du peuple”, sans savoir exactement pourquoi. Le nouveau régime, qui se fit appeler “révolutionnaire”, rouge jusqu’au bout des ongles, s’est vite donné une “grandiose” tâche: envoyer en prison tous les officiers et cadres Sudistes. Là commencèrent tous nos malheurs. Mais ma foi soudain réveillée en Dieu et mon inaltérable passion pour Stendhal et ses romans me sauvèrent non plus seulement des laideurs de la vie, mais encore des brutalités de la mort qui se révéla maintenant mille fois plus menaçante, plus moche qu’en temps de guerre. Grâce à Dieu et à Stendhal donc, je pus survivre à mes huit ans d’incarcération, de faim, de souffrances, de privations, dans de multiples camps de labeur, et à mon horrible descente en enfer.
     Enfer communiste, bien sûr. Mais aucun langage ne peut assez décrire les atrocités d’une prison tenue par les Viêtnamiens Communistes –alias Viet Cong. Ce sont des geôliers nés, croyez-moi, faisant preuve d’une vigilance et d’une expérience hors de pair. Aucun lieu de détention, fictif ou réel, que je sache, pas même L’Archipel du Goulag de Soljenitsyne ou Souvenirs de la maison des morts de Dostoïevski, n’arrive à égaler les camps Viêtnamiens en ce que j’appelle “raffinement de cruauté”: ici, on tue d’une manière scientifique, progressive, affreusement douce, par l’obligation à une faim permanente. Pour mieux nous maîtriser, ces salauds exploitaient habilement l’instinct le plus bas, le plus dégradant de l’homme: besoin de manger. Au moins, dans leurs prisons, les héros stendhaliens peuvent manger et boire à loisir: en plus, Fabrice a le chocolat de Clélia, et Julien, le champagne et les cigares envoyés par Mathilde. Quant à nous, quant à moi, chaque jour, nous étions forcés de nous voir mourir lentement en bêtes traquées, de vivre pratiquement une mort ignoble, humiliante, avilissante, inventée exprès par les Viet Cong –nos compatriotes. Une mort à retardement qui traînait, traînait, avec dans l’âme de chaque prisonnier la rage impuissante, la honte d’en être réduit à songer constamment, chaque jour, à l’estomac creux et au moyen de le remplir.
       On avait ordonné aux officiers de se présenter aux “comités révolutionnaires du peuple”, faire les préparatifs d’un stage de rééducation qui, d’après le communiqué officiel utilisant une phraséologie vague et trompeuse, ne devrait durer que dix ou trente jours, selon les grades. C’était en Juin 1975. Nul ne s’est jamais douté, cependant, que ce serait pour tous un long voyage au bout de la nuit digne de Céline, qui durait huit, ou dix, ou même quatorze ans, et pour plusieurs un aller simple, un adieu à la vie et au monde, littéralement. D’abord nous avions été détenus dans les camps du Sud. Puis, un beau jour, on décida de transférer au Nord environ cent mille “éléments” jugés les plus “réactionnaires”, c’est-à-dire les plus dangereux, dont l’archevêque de Saigon Nguyen Van Thuan et un bon nombre de généraux. Sur mer. Dans quelques vieux charbonniers confisqués au “gouvernement fantoche”. On nous passe les menottes, on nous enferme par milliers dans les cales, on nous réduit ainsi à l’état de bétail. La traversée dure trois jours. Trois siècles. L’air nous manque. L’eau aussi. La nourriture est une chimère: pour toute la journée, chaque détenu reçoit deux biscuits moisis, sorte de ration militaire made in China, grands comme deux boîtes d’allumettes, juste assez pour ne pas crever. Au-dessus, rien qu’un plafond noir. Autour, des corps inertes empilés les uns contre les autres et tout couverts de résidus de charbon. La canicule exerce son pouvoir néfaste. Dès les premières heures, une exhalaison méphitique et asphyxiante empoisonne les cales bondées. Partout, un silence de mort.
     Du port de Haiphong, où nous débarquâmes enfin, aux différents camps de concentration, il nous restait à effectuer un autre voyage non moins affreux, qui durait à peu près deux ou trois jours, par le train et en camion. Par mesure de sécurité, nous dit-on, les portières et les fenêtres devaient être complètement fermées, et cela, sous un soleil brûlant. Dans ces fourneaux roulants, la suffocation était telle que plusieurs prisonniers, âgés et déjà bien affaiblis par l’épreuve de la mer, succombèrent avant d’arriver à destination.
     Les prisons du Nord Viêtnam, au nombre d’une trentaine, je crois, à nous destinées, étaient toutes sises dans des régions montagneuses où vivaient les peuplades minoritaires les plus arriérées ou les familles des déportés et exilés politiques depuis l’occupation française et après Dien Bien Phu, près des frontières chinoise et laotienne et où les moustiques avaient la grosseur des mouches, ou presque. Sur le chemin, des gamins et des vieilles femmes, pressés par la haine contre nous longtemps nourrie et sans cesse attisée par une grossière propagande, nous lancèrent à pleine main des cailloux, des ordures et hurlèrent des bordées d’injures. J’essayai, comme mes confrères dans le malheur, d’avaler mes larmes. De honte, d’amertume, de fureur.
    La vie dans les camps nordistes était plus qu’infernale. Aucune possibilité d’évasion. Nous étions désespérément encerclés par d’interminables chaînes de montagne formant des murailles naturelles solides. Et puis, même si on réussissait à les atteindre, comment survivre, là-haut, au froid, à la faim, à la soif, à l’épuisement physique? Nous étions casés dans de vieilles baraques basses en toit de chaume, couchions sur une espèce de lit collectif fait de rugueuses planchettes de bois, sans nattes, sans oreillers, sans paillassons, pour nous réveiller au matin, le visage et le corps criblés de piqûres de punaises et de moustiques. Par ailleurs, le froid était à son comble. Pour tout habillement, on nous donnait à chacun un uniforme bleu en tissu grossier à utiliser pour deux ans, et une minuscule couverture râpée de mauvaise laine. Pas de sandales, ni chausettes, ni chapeaux. A nous de nous démerder, nous dit-on, ou tant pis! En hiver et en saison des pluies, c’était impossible de dormir, tant le froid et l’humidité devenaient intolérables, impitoyables, et on nous interdisait de faire du feu dans la baraque.
     Tout ça, cependant, n’était rien à côté de la faim, le pire des tourments. Notre ration alimentaire, en effet, se limitait à un bol de racine de manioc pour l’un des deux repas quotidiens. Pas de petit déjeuner. Pas de riz. Ni lait ni sucre. Ni viande ni légumes. Le manioc qu’on nous donnait avait été séché au soleil et, ainsi, servait de nourriture en cas de mauvaise récolte aux cochons qui, je devine, l’auraient même refusé, car il avait une couleur noirâtre, un goût douteux, sinon aigre, une odeur fétide. Mais la faim avait raison du dégoût et du choix. Avec cette horrible boustifaille, les plus costauds gars, au bout de quelques mois, avaient le teint pâle, l’air hagard, la figure décharnée. Après un an, ça devenait des squelettes ambulantes. La cervelle devenue pâteuse, on ne pouvait plus réfléchir, ni réagir. Oubliant leur dignité, plusieurs ne pensaient plus qu’à la bouffe, et c’était tout à fait normal. Pire, on perdait ainsi toute velléité de résister, de se révolter, de se respecter, et tout ça se conformait parfaitement au plan prévu par les geôliers. La malnutrition et le manque de vitamines et de médicaments engendraient de nombreuses inévitables maladies graves, l’avitaminose et le béribéri par exemple, qui, avec le paludisme, ne tardaient pas à envoyer, tout doucement, chaque jour, dans l’autre monde un ou deux pauvres diables.
     Les survivants, eux, continuaient de plus belle à mâcher du manioc sec, à avoir faim, à être malades, et surtout à travailler dur. Les gardiens ne cessaient de répéter que le travail est source de toute gloire, et qu’au commencement, le premier homme, à savoir notre ancêtre, avait été un singe, que ce singe à force de grimper sur l’arbre pour cueillir les fruits, descendre dans le champ pour semer les grains, courir dans la forêt pour chasser les lièvres, bref, de travailler dur, avait, peu à peu, perdu ses longs poils pour devenir beau, lisse comme nous le sommes aujourd’hui. Que les paresseux, les parasites, les gens velus, nous hurlait-on à l’oreille, soient donc éliminés du paradis communiste!
    Pour le labeur quotidien, nous étions divisés en plusieurs compagnies et sections, et sortions travailler aux champs huit heures par jour, six jours par semaine, le dimanche étant réservé à l’éducation politique et aux diverses menues besognes. Nous faisions tout et devions changer de job, de compagnie, de compagnons tous les six mois, grosso modo: planter des choux, des salades, du riz, du maïs –que nous n’avions d’ailleurs pas le droit de manger. Ou aller de grand matin dans la forêt ou la montagne couper du bois, du bambou. Construire ou réparer des maisons, des ponts, des routes avec les outils rudimentaires datant de l’Antiquité. Ou labourer la terre en tirant la charrue à la place des bœufs, garder les buffles, élever les porcs, que dirais-je encore ? Bref, faire tout ce qui pour nous –capitaines, colonels, et généraux– était jusque-là tout à fait inconnu, étranger, bizarre et partant très épuisant. Ajoutez à cela la faim, le froid, l’affaiblissement physique et la dépression morale, et vous comprenez que le taux de mortalité dans les camps soit si élevé.
     Surtout la dépression morale. Elle tue avec la même cruauté que la faim et la maladie. Dans le malheur, on ne peut pas se passer de la force morale et de la résistance spirituelle. Sans l’intervention rédemptrice de l’esprit, la peine de mort est irrévocable et n’admet point de sursis. Or, nombreux étaient ceux qui passaient des mois, voire des années, à se lamenter sur leur sort, à nourrir le vain regret d’un bonheur, d’une gloire, ou d’un amour perdus pour toujours, ou à s’agripper désespérément à la réalité répugnante. Ceux-là, la mort ne les ratait pas.
     Mais voilà exactement ce que j’avais fait, au début. J’avais pleuré à chaudes larmes comme tout le monde au premier Noël. Et comme tout le monde, j’avais horriblement faim, bougeais à peine, tombais souvent de fatigue. La force du corps et de l’esprit périclitait lentement, mais sûrement. Puis un jour, en regardant, impuissant, un de mes chers amis mourir dans les conditions affreuses et indignes d’un animal qu’on allait égorger, je tressaillis de peur. Je ne veux pas mourir de cette manière, me suis-je répété avec une colère sourde. Le souvenir de Guillaumet dans Terre des hommes de Saint-Exupéry, qui, fourbu, s’obstine à marcher dans la neige pendant des jours, pour éviter de succomber, me revint soudain à l’esprit, très à propos. Et alors, animé de je ne sais quel souffle divin, je me mis à relancer le grand défi d’autrefois à l’insolente Mort, cette pallida Mors dans un poème d’Horace, avec laquelle je m’étais colleté tant bien que mal, depuis la guerre, et qui m’a toujours loupé, grâce à Dieu. Surtout, ai-je crié, il ne faut jamais capituler.
     Alors, je recommençai à réciter mes prières, la nuit, et à relire avec l’ardeur d’ancien amoureux les romans de Stendhal, mais mentalement, bien sûr. Dès lors, je vivais une autre réalité, me voyant déjà mort au monde, à l’instar d’Octave dans Armance. J’oubliais, j’essayais d’oublier, les geôliers et les camps, la faim et la maladie, mes guenilles et mon corps désséché  –tout ce qui devait me rappeler sans cesse la hideur de l’enfer. Je triomphais de ma misère en ne pensant plus à ces belles femmes que j’avais connues ou même aimées dans la vie, et qui sont maintenant devenues un réel plus inaccessible, plus lointain que le rêve lui-même.  Par contre, je ne songeais qu’à ces héroïnes stendhaliennes –Mathilde, Mme de Rênal, Clélia, la Sanseverina, Armance, Mme de Chasteller, entre autres– dont l’image sublime, éternellement jeune et belle, me délivrait bien doucement de cette réalité cruelle et banale pour laquelle je ne me croyais jamais être fait, même à l’époque anté-carcérale. Mes journées coulaient ainsi, tranquilles comme l’eau sous le pont, et même, je dirais plus, heureuses, à l’ombre des ces amantes en fleurs, plus ou moins proustiennes, plus ou moins singulières, mais fidèles, j’espérais, jusqu’à mon dernier souffle –les seules femmes qui fussent jamais venues me consoler dans mes prisons, me rendre la paix et le soleil. Grâce à elles et leur présence permanente et réconfortante, ma prison, sans jamais pouvoir être paradisiaque comme celle de Julien Sorel et de Fabrice del Dongo, perdit quand même son aspect lugubre pour me permettre de traîner, au sens propre, ma vie, ou plutôt ma mort, d’une manière aussi digne que possible, jusqu’au 18 Mars 1983, date de ma délivrance. Huit ans déjà!
    Un an plus tard. Après d’infructueuses tentatives d’évasion hors du pays, d’échecs, de déboires et un nouvel emprisonnement –cette fois comme un boat-people malchanceux– j’ai pu, dans une nuit sombre, avec ma jeune sœur, m’embarquer dans un petit bateau de pêche qui nous a déposés un jour à la base navale américaine de Subic Bay à Manille après avoir flotté à la dérive pendant huit jours et huit nuits sur le Pacifique, en pleine tempête. Mais là, c’est une autre histoire. J’ai passé un an et demi dans deux camps de réfugiés aux Philippines avant d’arriver aux États-Unis le 25 Janvier 1985. Je me suis promis d’aller un jour à Lourdes et d’écrire quelque chose sur Stendhal. Pendant cinq ans, j’ai réussi à remplir ces deux promesses. Ma thèse de doctorat, reçue avec les félicitations des professeurs de l’Université d’Oregon, que M. del Litto a accepté de faire publier par Droz, à Genève, dans sa collection stendhalienne, s’intitule justement La prison dans l’œuvre romanesque de Stendhal. Je ne puis jamais assez remercier Dieu de m’avoir ainsi sauvé en m’accordant une âme très romantique, très rêveuse, et  m’inspirant cette passion folle pour la littérature et, paradoxalement, pour Stendhal qui, on s’en souvient, n’est pas toujours gentil envers Lui.

    4. J’ai déjà dépassé l’âge des vaines nostalgies, mais chaque roman de Stendhal brille toujours en moi comme l’éclat d’un paradis retrouvé. Un morceau de ma vie brisée. Je ne peux plus vivre sans rêver. Comme autrefois au fond de l’enfer communiste. Quel irrémédiable ennui de ne s’accrocher toujours qu’au réel, de ne pas lire chaque jour une de ces pages stendhaliennes palpitantes d’amour, de joie, de parfum ! Après tout, pour imiter Pascal dans son fameux pari, qu’allez-vous perdre en lisant un roman de Stendhal? Rien, dirais-je! Mais si vous gagnez, vous auriez tout un ciel du rêve, devant, avec et autour de vous. Et pour finir, je me permets de vous citer les dernières lignes de mon livre sur la prison stendhalienne, qui devient désormais “tout un nirvana, utopique certes (quel prisonnier a connu le sort de Julien et de Fabrice ?), mais infiniment précieux pour nous tous jetés dans ce bal masqué appelé la vie, dans ce monde de la vingt-cinquième heure où l’homme, derrière ses barreaux et moins chanceux que les héros stendhaliens, est en quête perpétuelle, comme Henri Beyle sa vie durant, d’un bonheur impossible, d’un Léthé qui ne s’écoule plus, d’une larme qui n’est point pleurée.”

Antony, France, Juillet 1991
Portland, USA, Août 2012
  




Fra: Simon TON THAT <stonthat259@gmail.com>
Til: "hnvtnnauy@googlegroups.com" <hnvtnnauy@googlegroups.com>
Sendt: Tirsdag, 24. januar 2017 8.23
Emne: Fwd: Chuyện Nô-En năm cũ


Xin chuyển tiếp câu chuyện BUỒN KIẾP NÀO NGUÔI của
Kim Thanh mà sau khi tôi đọc xong, nước mắt ứa từ trái tim .

Tôn-thất Sơn/ĐHV Nước Việt
______________________________ _________________

On Sunday, January 22, 2017 2:18 AM, Julien Bui <buijulien15@gmail.com> wrote:

Thưa quý vị, quý bạn thân mến,
Thứ bảy cuối tuần, ngoài trời Portland mưa rơi không dứt, Kim Thanh xin gửi quý vị bài nhỏ sau đây, đã viết vào Nô-En vừa rồi, nhưng chưa kịp phổ biến thì bão tuyết đến liên tiếp, gây ra nhiều phiền phức, rồi bị chuyện thời sự chính trị Mỹ cuốn hút, rồi chuyện ca-nô Mai Khôi và Django Khải Bựa làm bực mình, nên quên bẵng. Hôm nay, mở "documents" tình cờ gặp lại nó, và thấy chúng ta thỉnh thoảng cũng cần trở về dĩ vãng với những kỷ niệm buồn, vui ngày xưa mà ai cũng đều có ít, nhiều... Bèn gửi cho quý vị xem, như món quà mọn đầu năm âm lịch, với lời chúc Tết bình an và hạnh phúc.


BUỒN ĐẾN KIẾP NÀO NGUÔI

kim thanh


      1.  Quận Hoài Nhơn, 1969, một năm sau Tết Mậu Thân. Tôi nhận lệnh dẫn một nửa Đại đội 202 CTCT, từ Ba Gi (Qui Nhơn), đại bản doanh của Sư Đoàn 22BB, ra tăng phái cho Trung đoàn 40 –lúc ấy đóng tại Đệ Đức, trên đường Bồng Sơn và Tam Quan. Nửa đại đội được chia làm hai toán. Mỗi toán gồm trên dưới mười người do một chuẩn úy chỉ huy, hằng ngày, theo lịch trình, đi xuống các xã ấp thuộc quận, hoặc bằng xe dodge cơ hữu, hoặc thỉnh thoảng, vì lý do an ninh, bằng trực thăng của Sư đoàn I Không Kỵ (1st Cav) Hoa Kỳ, để làm công tác, một cách độc lập, nhưng đôi khi phối hợp với một toán Dân sự vụ Mỹ. Xuống những xã, ấp xa xôi, hai toán chúng tôi phải tự bảo vệ lấy, và vì thế được trang bị tương đối đầy đủ, và các toán viên thường là lính tác chiến lâu năm hoặc bị thương đổi về, có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Ít khi phải nhờ đến sự trợ giúp của những đơn vị địa phương quân hay nghĩa quân.

      Tôi nhớ buổi sáng hôm đó là ngày 25 tháng 12, đúng lễ Giáng Sinh. Chuẩn úy Hoàng*, một trưởng toán, bị bệnh. Tôi phải đi thay, dẫn toán của anh đến ấp Vĩnh Phụng, xã Hoài Xuân –nằm dọc, cũng như những xã khác của quận Hoài Nhơn, trên hai bờ sông Lại chảy lững lờ ra biển. Không khí cuối năm vắng lặng, đơn điệu, đến độ nhàm chán. Tại những vùng quê hẻo lánh Việt Nam thời ấy không có nhà thờ, không tổ chức mừng Giáng Sinh rầm rộ như dân thành thị, Sài Gòn, hay Nha Trang của tôi, chẳng hạn, dù có đạo hay không. Không có tiếng chuông giáo đường ngân nga, rộn rã. Không có, như bây giờ, cây sapin giăng đèn lấp lánh, và ông già Nô-En đứng trước cửa siêu thị, rung chuông leng keng, chúc lễ và phát quà cho trẻ em. Chỉ có một ngôi nhà thờ duy nhất tại thị trấn Bồng Sơn cho toàn quận Hoài Nhơn, và dân Công giáo, từ các xã ấp, phải lên đó để dự lễ mỗi sáng Chúa Nhật.
      Chúng tôi đến Vĩnh Phụng làm công tác Dân sự vụ và Tâm lý chiến. Như thường lệ. Nghĩa là bắc loa kêu gọi dân trong ấp đến tập họp trên một khoảng đất trống, rộng, và chung quanh có bóng cây xanh mát, gần trụ sở ấp, rất an toàn. Tại đây, họ được y tá khám bệnh thông thường, phát thuốc tại chỗ, hoặc được xe của toán chở về bệnh xá Bồng Sơn trong trường hợp bệnh nặng, cấp cứu… Hay được nghe một toán viên nói chuyện, nhắc nhở: đề cao chính nghĩa quốc gia, kêu gọi đồng bào đừng bỏ xóm làng, “lên núi thoát ly” theo Việt Cộng, đừng “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản” v.v... Các em nhỏ được phát kẹo bánh, tập vở, bút mực, và sau đó được tập bài quốc ca VNCH hay những bài hát quen thuộc, ví dụ, tôi nhớ, Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời... Việt Nam, nước tôi…hay Đây Bạch Đằng giang, sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng…
 
      Làm xong bấy nhiêu công việc thì đã hết buổi sáng. Tôi cho cả toán nghỉ ngơi, ăn trưa và tự do đi lại trong ấp, nhưng không quá xa, chờ đến giờ trở về Đệ Đức. Còn tôi và một vài anh lính trải poncho nằm trên cỏ, bên gốc cây, ngước nhìn ánh nắng lấp lánh chiếu qua vòm lá và nghe tiếng chim hót líu lo trên cành. Một số toán viên, còn trẻ, xin đi vào nhà dân, để thăm hỏi các cụ già và, tôi đoán, để nhân dịp, tán gẫu với các cô mơn mởn đào tơ, má hồng môi thắm tự nhiên. Thực vậy, theo nhận xét cá nhân hoàn toàn chủ quan, gái Bồng Sơn và Tam Quan nổi tiếng đẹp nhất vùng Bình Định.

      2.  Tôi đang lim dim mắt, miên man suy nghĩ chuyện đời, và một anh lính đang nghêu ngao một bài vọng cổ, thì bỗng một tiếng mìn nổ vang, từ bờ ruộng, không xa chỗ tôi nằm. Giật mình nhổm dậy, chụp vội cây súng, và thấy một làn khói đen tỏa bay trong không gian. Nghe tiếng kêu la của vài em nhỏ hớt hải chạy về phía tôi: “Ông Thiếu úy ơi, có con nhỏ Út bị thương nằm kia kìa…” Cũng đoán biết được chuyện gì đã xảy ra, chúng tôi tất tả đi theo các em, về phía cánh đồng, súng cầm tay, trong tư thế sẵn sàng nhả đạn. Đến nơi, thấy nằm gục nửa dưới ruộng, nửa trên bờ, một bé gái, tức “con nhỏ Út”, độ tám, chín tuổi, cao và gầy đét như khúc củi, mình mẩy đầy máu, nhuộm đỏ cả chiếc áo cụt trắng. Mấy đứa trẻ mách: Út ra ruộng sớm, mót lúa, đã đạp phải mìn gài sẵn. Chưa biết của bên nào. Tôi thận trọng, đưa mắt quan sát hiện trường, xem có quả mìn hay lựu đạn nào chưa nổ, hay một tên du kích nào đang rình chờ chúng tôi.
      Y tá Thám* cúi xuống, cầm lấy tay Út bắt mạch, rồi đặt ống lên ngực nghe nhịp thở, tiêm một mũi thuốc không tên, mà anh nói để “cầm máu”, và cho uống hai viên aspirine để giảm đau, trong khi tôi choàng tay, cẩn thận, đỡ bé ngồi dậy. Người bé mềm nhũn, miệng rên nho nhỏ. Vì trái mìn bẫy đặt ngược hướng, sợi dây kíp khá dài, và nổ khi Út đứng khá xa, nên thân thể còn nguyên vẹn, không nát bấy, chỉ bị ghim đầy những miểng sắt li ti. Gương mặt xinh xắn của bé, có vẻ già dặn trước tuổi, lúc ấy xanh như tàu lá, và cặp mắt lờ đờ ngước nhìn tôi. Thám quay sang, kín đáo khẽ lắc đầu, và tôi hiểu. Từ thân thể Út máu tiếp tục chảy từng giọt, chắc bé đau đớn lắm. Bé kêu khát. Tôi mở bi đông, đổ nước vào nắp, cho bé uống vài hớp nhỏ. Vừa suy tính rất nhanh. Tại các ấp, như Vĩnh Phụng, làm gì có trạm cấp cứu, nhân viên y tế, hay thuốc men. Chở đi Bồng Sơn không kịp nữa, vì bé đã yếu lắm rồi, lả người trong vòng tay tôi. Gọi máy PRC 25 về trung đoàn, buổi trưa, không gặp ai. Gọi thẳng Sư đoàn 1st Cav Mỹ xin trực thăng tải thương thì không biết tần số, và tốn thời gian lắm, lại sợ họ không tin mình. Không còn biết làm gì hơn, tôi dùng khăn ướt lau sơ máu trên mặt, trên tay của bé và cầu nguyện cho bé gắng gượng thêm độ nửa giờ nữa thôi –thời gian vừa đủ để xe chúng tôi chở kịp về tới Bồng Sơn.

      Bỗng Út mở to mắt, nhìn thẳng vào tôi, ngơ ngác, như vừa tỉnh cơn mê từ một cõi nào rất xa xôi. Bé thều thào hỏi:
- Con qua nổi không chú?
Tôi liếc nhanh về phía y tá Thám, rồi gật đầu:
      - Qua nổi chứ con! Nếu con hứa là con gượng thêm nửa giờ nữa...
      Bé mở hé đôi môi, cố gắng mỉm cười khó khăn, lắc nhẹ đầu, và đáp khẽ:
      - Không kịp đâu chú, con biết con không sống nổi, con mệt quá rồi. Khi nãy trong giấc mơ, con có gặp ba cô mặc áo trắng tinh, có hai cánh trên lưng, nói đang chờ để rước con đi...
      Rồi Út tiếp, giọng rời rạc, càng lúc càng nhỏ dần, nhỏ dần:
      - Chú ơi, con muốn được ôm, trước khi chết... con là đứa mồ côi, không cha không mẹ, không người thân thích... con ở đợ, mót lúa cho nhà người ta... không có ai thương con hết... con muốn được ôm, một lần này thôi...   
      Tôi bật khóc, ôm bé vào lòng, hôn lên trán, lên tóc, mà nước mắt tuôn rơi như mưa, chảy xuống ướt chiếc áo trận, hòa lẫn với máu của bé chưa khô. Vừa lúc ấy, trên cặp môi tím ngắt bé như cố nở một nụ cười mãn nguyện. Rồi ngoẹo đầu vào ngực tôi, bé làm động tác muốn giơ hai cánh tay lên, nhưng không đủ sức, lại bỏ xuống, và nửa giây sau, bé từ từ nhăm mắt, và trút hơi thở cuối cùng trong tay tôi. Tất cả diễn ra không đầy bốn phút, từ lúc gặp bé nằm ở bờ ruộng.

      Tôi nhẹ nhàng buông xác bé xuống, đặt nằm ngay ngắn trong tấm poncho còn mới của tôi. Bé đã được liệm bằng poncho, giống như một người lính chiến thật sự. Giống như những đồng đội của tôi chết trận tại Ban Mê Thuột,  Kontum, Phan Thiết... năm nào. Chung quanh, mọi người vẫn đứng yên, lặng thinh, mắt đỏ hoe, kể cả tốp lính địa phương quân vừa kịp đến để chứng kiến cảnh tượng thương tâm này. Tôi biết, cũng như tôi, những người lính, rất chai lì vì phải thường trực thách đố với cái chết cận kề, và định mệnh tàn nhẫn, không khóc dễ dàng. Nhưng trước thân xác gầy guộc, đẫm máu, của Út, một bé gái nạn nhân vô tội của chiến tranh khốc liệt, phi lý, cây cỏ cũng khóc theo, huống chi người. Khi tôi hỏi, mìn do ai gài, một anh địa phương quân nói lớn, có vẻ tức giận:  
      - Mìn của mấy thằng du kích Việt Cộng gài đó, ông thầy. Còn ai trồng khoai đất này. Sáng nay, tụi em chưa kịp đi gỡ thì con nhỏ Út ra ruộng sớm, đạp trúng. Tội nghiệp nó quá.
      Tôi giao tấm poncho gói xác Út cho nhóm địa phương quân và moi tiền từ bốn túi quần, cộng với tiền gom góp của anh em tự nguyện trong toán, không đếm bao nhiêu, nhưng đoán khá bộn, đưa hết cho trung sĩ trưởng nhóm, và nói:
      - Tôi nghe nói bé Út mồ côi, nghèo khổ, nên nhờ các anh mua cái hòm cho bé và làm phước, chôn cất tử tế giùm. Còn thiếu bao nhiêu các anh bù giúp cho.

      3.  Trên đường về lại Bồng Sơn, cả toán không ai nói với ai một lời nào. Giống như một lần trước đó không lâu, khi chúng tôi chở đến bệnh xá quận lỵ một bé trai mười tuổi từ một ấp, xã khác, gần hơn, đã đạp phải lựu đạn cũng của Việt Cộng –bị thương khá nặng, nhưng sống sót, vì được cứu kịp thời, chỉ phải cưa một chân. Tôi ngồi im, như tượng đá, và mắt vẫn còn cay sè. Đến Bồng Sơn, đi ngang nhà trọ của Thơ Thơ*, tôi bảo tài xế dừng lại, chờ tôi mười phút. Nàng mở cửa, thấy quần áo tôi dính bê bết máu, hoảng hốt hỏi dồn:
      - Trời ơi, anh bị thương phải không?
      Tôi lắc đầu, gượng mỉm cười. Nàng ôm tôi vào lòng, siết chặt, như sợ tôi biến thành mây bay đi, và tôi kể hết câu chuyện bé Út. Nàng vừa nghe vừa rơm rớm nước mắt. Rồi nghẹn ngào nói nhỏ:
      - Tội nghiệp bé quá. Tối nay em sẽ thắp nhang khấn vái cho hồn bé được siêu thoát. Sau khi nghe chuyện này, em yêu anh quá, em yêu anh hơn, em yêu anh mãi mãi. Mãi mãi, anh biết không? Cái chết cũng không bao giờ có thể chia lìa hai đứa chúng ta.

      Hôm sau, Hoàng hết bệnh, tôi trả lại toán để anh dẫn xuống Vĩnh Phụng tiếp tục công tác thường nhật. Còn tôi, từ đó cho đến ngày rời bỏ Bồng Sơn trở về Bà Gi, tức hơn nửa năm sau, không bao giờ đặt chân lên ấp đó nữa, dù chỉ ghé qua một lần. Để tránh nhớ một trong những kỷ niệm thảm thương nhất, nếu không muốn nói một kỷ niệm thảm thương nhất, trong suốt đời lính. Sau ba tháng, tôi được lệnh của trung đoàn ngưng công tác tại quận Hoài Nhơn, và điều động cả hai toán ra Tam Quan –một quận lỵ nguy hiểm nhất của Bắc Bình Định.

      4. Rồi qua bao nhiêu thăng trầm, trong suốt 47 năm kể từ Noël 1969 đó, tôi cố quên cái chết của bé Út, cũng như của Thơ Thơ –đã gục ngã trên đường di tản tháng 4 năm 1975, khi đoàn người chạy loạn bị Việt Cộng pháo kích. Cố quên và xem tất cả như một dĩ vãng tàn khốc và kỷ niệm thảm thương của chiến tranh, của một thời để yêu và một thời để chết. Cố quên, nhưng không thể được.     

      Đặc biệt bé Út. Quả thế, cứ mỗi cuối năm khi mùa Giáng Sinh tới, và cứ mỗi lần tôi giơ tay ôm hug ai, thì hình bóng tội nghiệp của bé bỗng dưng lại hiện về trong tâm trí, với thân xác đầy máu và thương tích, với vẻ mặt đau đớn tột cùng, với những lời trối trăng, đứt quãng, “con muốn được ôm... không ai thương con hết...”  Hỡi ơi, buồn này biết đến kiếp nào mới nguôi? Bé hiện về như một ám ảnh dịu dàng, vời vợi. Như một linh hồn nhỏ mồ côi, trắng tinh như tờ giấy mới, lạc loài giữa trần ai quỷ ma ác độc. Như một quý nhân phù trợ mà hương linh lẻ loi còn mãi lẩn quất bên người, hơn cả chiêm bao, qua suốt nửa thế kỷ. Để cùng với Thơ Thơ –người rất yêu dấu bên dòng sông tương tư ngày nào– nắm tay tôi, dắt đi qua những phong ba của cuộc đời.
______________________________ ______________________________ _
*nhân vật trong truyện “Bồng Sơn, dòng sông tương tư” của cùng tác giả, đã phổ biến vào tháng 4, 2015



Portland, ngày Giáng Sinh, 25/12/2016
Kim Thanh



Trên Xứ Buồn Muôn Thuở - Nguyễn Kim Quý

Trên X Bun Muôn Thu 



 1.
Đang dạy tại Collège Français Nha Trang, tôi nhận được lệnh nhập ngũ. Đó là vào cuối 1965, cách đây đúng bốn mươi sáu năm. Dĩ nhiên, lúc ấy còn trẻ, đang có công ăn việc làm, tôi đâu"phấn khởi hồ hởi" gì. Lại nữa, chiến tranh leo thang từng ngày, khốc liệt hơn, cũng ớn. Trường Pháp tôi dạy là trường tư đối với chính phủ Việt Nam và tôi không xuất thân Đại Học Sư Phạm, nên chuyện hoãn dịch, hoặc biệt phái, khó có chút hy vọng nào. Bạn bè thuộc “Nhóm Nhân Sĩ Trí Thức Công Giáo” Nha Trang, trong số có Kỹ sư Khí Tượng Trần Văn Trí, các giáo sư Võ Tánh Ngô Đức Diễm, Nguyễn Văn Thơ…, nghe tin, liền tìm cách chạy chọt để tôi được hoãn dịch vài năm.
Bác sĩ tại quân y viện Nguyễn Huệ khám tôi là Nguyễn Đình Lý, sau này thành dân biểu, lúc bấy giờ cũng thuộc Nhóm “Nhân sĩ Trí Thức Công giáo” Nha Trang, gặp nhau hàng tuần, đã được các bạn gửi gắm, “có cách nào cho nó hoãn dịch được không?”. Khi khám sức khoẻ, Bác sĩ Lý, vì lương tâm nghề nghiệp, đã cho tôi điểm tối ưu, mọi thứ đều “chất lượng”, quá “đạt yêu cầu”. Nghĩa là chạy trời không khỏi nắng. Tôi không buồn, vì cho rằng anh ta làm đúng nhiệm vụ, cũng không xin xỏ gì cả, bình thản xách gói ra đi, nhưng các bạn khác thì trách móc anh mãi. Bây giờ nghĩ lại, tôi phải cám ơn anh. Bởi vì anh đã tạo dịp cho tôi rèn luyện thể xác và tinh thần, có nghị lực, bình tĩnh trước những gian nguy, hiểu thế nào là đời lính, và sau đó, đời tù khổ sai, đời thuyền nhân.
VàoThủ Đức, khóa 20. Ở cùng đại đội, trung đội với Nguyễn Văn Sở, sau này là Đại úy dạy Anh văn Võ Bị, và Nguyễn Trọng Nho, vua xuống đường một thời, đang là thẩm phán ở Quận Cam. Một trong bốn trung đội trưởng là Thiếu úy Nguyễn Ngọc Toàn, hiện ở Arizona, gọi là Toàn Tây Lai, bạn học cũ ở Nha Trang. Toàn gặp lại tôi, mừng lắm, nhưng để tránh tiếng phe đảng đã gửi tôi vào trung đội của Thiếu úy Lương (già) rất hiền lành, sau khi dặn dò đủ thứ. Trong số huấn luyện viên chiến thuật tôi nhớ có Đại úy Nguyễn Minh Mẫn, ở chiến trường về, đẹp trai, chân đi hơi khập khiễng, vì bị thương? Sỡ dĩ tôi nhắc đến ông là vì sau này đọc báo thấy ông trở thành người chồng (thứ mấy ?) của mỹ nhân thần tượng Thanh Nga. Là một SVSQ cũ của ông, tôi cũng thấy “thơm” lây, mừng cho ông.
Giữa năm 1966, tôi “tốt nghiệp” Thủ Đức và được về ngành Tâm Lý Chiên (lúc ấy chưa có danh xưng Chiến Tranh Chính Trị). Phải ở lại Sài Gòn ba tháng học bổ túc Tâm Lý Chiến-Dân Sự Vụ, cùng với khoảng mười lăm đồng tân chuẩn úy. Tâm Lý Chiến là ngành mới mở, những huấn luyện viên chưa ông nào ở đơn vị, tiếng VC gọi là chưa “đi thực tế”, chỉ giở tài liệu ra đọc rào rào, trong số tôi chỉ còn nhớ ông Thiếu úy tên Dzư Văn Tâm, mặt rải rác vài nốt mụn đỏ, ít nói, lạnh lùng, không bao giờ cười, trông khó đăm đăm như người bị táo bón lâu ngày. Về sau, mới biết ông là nhà thơ “hũ nút” nổi tiếng, Thanh Tâm Tuyền, thuộc nhóm Sáng Tạo thời ấy – người mà tôi được gặp lại trong chuyến tàu Sông Hương ra Bắc chịu đời tù khổ sai và tại K5 trại Vĩnh Phú, nhưng không bao giờ kết thân được.
Mãn khóa, bốc thăm chọn đơn vị. Tôi chỉ mong được về Nha Trang, để gần nhà, nhưng không có chỗ. Bốc trúng Quân Đoàn I, ở tận miền Trung. Một anh bạn, quê Đà Nẵng, phải đi Pleiku. Anh năn nỉ tôi đổi đơn vị. Lúc ấy, đối với tôi Pleiku và Đà Nẵng đều xa lạ, đi đâu cũng được, nên dễ dãi đồng ý. Anh mừng quá, đãi tôi một chầu phở. Sau này, nghe nói, anh bị phục kích chết trong một chuyến công tác.


2.
Tôi được về Nha Trang nghỉ phép hai tuần, trước khi lên trình diện Quân đoàn II, đúng ra Tiểu đoàn 20 Tâm Lý Chiến. Mẹ tôi âm thầm khóc gần cạn nước mắt, bởi mẹ cũng như tôi tưởng rằng Pleiku là chốn khỉ ho cò gáy, rất nguy hiểm. Mà quả như thế thật, vì từ máy bay quân sự xuống phi trường Cù Hanh, tôi thấy phong cảnh quá tiêu điều, lạnh lẽo. Xa xa nghe ầm ì tiếng đại bác, chưa biết của bên nào. Quá giang một xe GMC nhà binh về doanh trại Quân đoàn, gặp mùa mưa, đường vắng vẻ, trơn ướt và bùn đỏ quyện vào botte de saut và quần treillis, trông nản quá. Ngủ qua đêm tại trại gia binh, trong gian nhà của gia đình anh tài xế gồm một vợ hai con nhỏ.
Sáng hôm sau, trình diện Tiểu đoàn 20 TLC. Chưa kịp gặp mặt ông Đại úy Tiểu đoàn trưởng, một thi sĩ chuyên làm thơ tán ca sĩ, thì bị anh sĩ quan quân số bán cái sang Đại đội 4 Dân Sự Vụ, do một Đại úy lớn tuổi tên Rô (quên họ), tục gọi “ông già Rô”, chỉ huy. Ông là người Nam, giọng nói rổn rảng, gọi cấp dưới là “mày tao” tuốt luốt, dù quen lâu hay mới gặp lần đầu, một cách bình dân, thân tình. Trong đại đội tôi nhớ còn có Thiếu úy Richard Hải phụ tá, tên thì Tây, nhưng nói tiếng Bắc rặt, luôn đeo kính râm dù mưa hay nắng, vẻ ngoài có vẻ “ngầu” như một tay anh chị, mà thực ra rất dễ mến. Liếc qua sự vụ lệnh tôi trình, ông già Rô hỏi liền một khi:
- Nguyễn Kim Quý hả, cái tên gì mà nghe như tên con gái dzậy mày? Mày muốn về trung đội nào, Ban Mê Thuột, Bình Định, hay Kontum?
Đâu biết ất giáp gì. Toàn là những địa danh xa lạ, xa lạ như cuộc đời nhà binh mới cắt chỉ của tôi. Tôi không biết rằng, và ông già Rô giải thích, thời kỳ đó Tiểu đoàn Tâm Lý Chiến (trực thuộc Cục Tâm Lý Chiến) và Đại đội Dân Sự Vụ Biệt Lập có cùng mục tiêu, công tác cho dân, với dân, vì dân, nhưng tách rời về mặt điều hành và chỉ huy. Tôi trả lời:
- Thưa Đại úy, tôi có ông cậu ruột, Thiếu úy Lê Văn Cậy, đang ở trung đội 403 Dân sự vụ, không biết đóng tại đâu. Xin Đại úy cho tôi về với ổng.
Ông già Rô bắt đầu ngó kỹ tôi:
- Ủa, thằng Cậy là cậu mày hả? Nó mê xì phé lắm, đang ở Ban Mê Thuột. Thằng Tải là Trung đội trưởng 403, dân chơi thứ thiệt. Được, tao cho mày về dưới đó. Richard, mày làm cho nó cái sự vụ lệnh, tuần sau đi. Bây giờ, Quý, mày ngủ tạm trong đại đội, chờ máy bay, cứ đi long nhong chơi cho biết mùi gái Pleiku.
Nói xong, ông nháy mắt với tôi, cười cười. Mấy ngày ở Pleiku, cơm hàng cháo chợ, ngủ ghế bố. Phố xá thưa thớt. Tôi hay lang thang một mình giữa chợ đời để ngắm nghía những “em Pleiku má đỏ môi hồng”. Bạn đồng ngũ thổ công địa phương đều yên bề gia thất, khá bận rộn, không ai hưỡn để tháp tùng tôi được.
Đi loanh quanh chán chê gần một tuần trên những con phố nhà quê lầy lội, cụt ngủn, “dăm ba phút quay về chốn cũ” (thơ Kim Tuấn?), chưa kịp biết “mùi em Pleiku” ra sao, thì có chuyến bay nhà binh rước xuống Ban Mê Thuột.



3.
Xứ BMT. Buồn Muôn Thuở. Là đây sao? Phố vắng, nhưng cũng có người lác đác. Xe nhà binh tấp nập. Tôi nghĩ, không đến nỗi nào, có buồn cũng chút đỉnh thôi, làm gì mà muôn thuở? Đến phi trường quân sự L19, vừa ló đầu ra cửa máy bay, tôi thấy một chiếc jeep đang chờ, trên có ông cậu Thiếu úy, dáng cao gầy, điếu thuốc chưa đốt dính môi, và một thiếu úy khác còn trẻ, tầm thước, áo quần trận tươm tất, ủi thẳng nếp, cổ quấn một khăn quàng xanh dương. Tay bắt mặt mừng. Ông cậu giới thiệu:
- Thiếu úy Phạm Văn Tải, Trung đội trưởng 403 Dân Sự Vụ, cùng khóa 15 Thủ Đức với cậu.
Thiếu úy Tải nở nụ cười tươi, lộ một chiếc răng cửa bọc vàng. Xã giao, bặt thiệp, niềm nở, khiến tôi cảm thấy an vui. Trên đường vào thành phố, Tải bắt chuyện, ân cần hỏi han về sức khoẻ, gia thế, khởi đầu binh nghiệp thấy thế nào… Tôi trả lời chừng mực, vì mắt còn mải ngắm những hàng cây xanh biếc phơi mình trong tia nắng chiều vàng vọt và những căn nhà khang trang, nằm san sát bên nhau trên con đường đất lồi lõm hoặc trải nhựa phẳng phiu. Lại bụi đỏ, lại cái lạnh buốt xương của cao nguyên trong chiều hiu hắt, dù màn đêm chưa kịp buông. Tôi kéo chặt cổ áo jacketnhà binh. Hai ông Thiếu úy có vẻ quen khí hậu, ngồi tỉnh bơ. Vào phố, thấy những bàn thờ Phật bày ngoài đường, hoặc trước tư gia. Tôi thắc mắc:
- Ủa, tại sao vậy cà? Cụ Diệm bị chết rồi mà, sao vụ này vẫn chưa dứt?
Tải cắt nghĩa:
- Mấy ông Phật giáo tranh đấu đưa Phật xuống đường chống đối chính phủ Trần Văn Hương. Cả tháng nay, lính Tiểu khu đi dọn dẹp bàn thờ, mệt nghỉ.
Về đến căn nhà thuê, đường Huyền Trân Công Chúa. Bước vào thấy một gian lớn chia thành phòng tiếp khách và phòng ngủ ngăn cách nhau bởi một tấm bình phong bằng nhựa mờ đục sơn hình mỹ nữ, chim chóc, và hoa hòe hoa sói. Năm chiếc giường bố nhà binh, đặt cạnh nhau dành cho bốn sĩ quan ma cũ và một cho tôi, ma mới. Một chiếc giường gỗ lớn, có nệm êm, ông cậu tôi nói, là của vợ chồng Trung đội trưởng Tải. Bà vợ mang bầu, về quê Lâm Đồng tĩnh dưõng, và Tải trở thành độc thân tại chỗ. Nghĩa là căn nhà chứa năm sĩ quan độc thân thiệt và một độc thân giả. Một số sĩ quan của Trung đội mướn nhà khác, hoặc ở với thân nhân, như Thiếu úy Lê Đồng, trung đội phó, cùng khoá 15 Thủ Đức với Tải và Cậy, cũng mê đánh phé như ông cậu tôi, ở nhà người vợ chưa bao giờ (chịu) cưới.
Phía sau căn nhà là một phòng nhỏ hơn, đầy đủ tiện nghi, lối đi riêng bên hông, do hai cô giáo độc thân mướn, tên Nga và Thu, người Bắc. Hai cô có vẻ hiền thục, đoan trang, đẹp nhưng không lồ lộ, có duyên ngầm. Buổi tối, biết có một chuẩn úy tân láng giềng đến, hai cô nấu chè đem qua, coi mắt. Chấm đậu, cho nên về sau thỉnh thoảng bị đau, hoặc đi hành quân về, tôi được hai cô cạo gió và nấu cháo gà cho ăn. Ngược lại, chúng tôi rất quý hai cô.
Tôi nhớ trong căn nhà độc thân ấy, ngoài ba thiếu úy Tải, Cậy, Phúc và tôi, còn có Chuẩn uý Võ Văn Quang, mập lùn, dáng đi bệ vệ, là một autodidacte suốt ngày không rời quyển Anh văn “English for to-day”, ở đâu, lúc nào cũng nói lảm nhảm một mình những câu trong sách, và chê tiếng Anh của tôi đặc giọng Tây, nghĩa là rất tệ. Quang được anh em đặt nickname là Quang Học Giả. Lúc ấy, tôi trẻ nhất trong đám, và lon mới nhất, nên không dám nói nhiều, chỉ nhìn thôi, đóng vai con nai vàng ngơ ngác.
Ngày tôi đến, lúc tan sở, tất cả sĩ quan Trung đội 403 DSV kéo về “tư dinh Huyền Trân Công Chúa”, chất đầy một xe. Anh nào cũng bắt tay tôi, lòng mừng thầm từ nay có thêm sĩ quan nên phiên đi hành quân được nới rộng ra, lâu hơn. Họ giải thích, Trung đội Dân Sự Vụ, gồm toàn sĩ quan, chia doanh trại với Đại đội Tâm Lý Chiến chỉ huy bởi Thiếu úy Nguyễn Văn Mỹ và Thượng sĩ Nguyễn Hữu Đạo, một thi sĩ có hạng của Ban Mê Thuột – gồm toàn hạ sĩ quan và binh sĩ, có cả người Thượng Ra-đê, như Trung sĩ Y Ksor, biết nói chút ít tiếng Pháp. Mỗi khi Đại đội có lệnh đi công tác theo Sư đoàn 23, Thiếu úy Mỹ lập một toán hỗn hợp gọi là TLC-DSV và Thiếu úy Tải cử một sĩ quan, luân phiên, làm trưởng toán. Trung bình mỗi tháng đi công tác hai lần, mỗi lần trên một tuần, đôi khi cùng một lúc cần đến hai, ba toán theo những cánh quân khác nhau. Về vũ khí thì ngoài cây Colt do trung đội phát, để đeo cho oai, tôi được ông cậu cho cây carbine tự động, báng xếp rất gọn, của riêng ông.
Hàng ngày, Thiếu úy Tải chở chúng tôi đi làm trên xe jeep, ngang qua Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23. Vào câu lạc bộ Đại đội do vợ một hạ sĩ thầu, để uống cà phê, ăn bún bò, bún riêu, dĩ nhiên ghi sổ, bắt đầu từ giữa tháng. Những ngày không đi hành quân, ở trại, các sĩ quan không biết làm gì để giết cho hết thời gian. Thiếu úy Tải lại dễ dãi, không bày việc để hành anh em, như đa số các chỉ huy khác, miễn là đến phiên công tác ai cũng phải chu toàn nhiệm vụ. Ăn sáng xong, rủ nhau ra Chợ Nhỏ sát bên doanh trại uống bia, liếc mắt đưa tình cô chủ tiệm Nam kỳ nho nhỏ xinh xinh, đánh bi da, ăn trưa. Riết rồi các bà các cô trong chợ biết mặt chúng tôi hết.
Lần đầu công tác tôi phải dẫn một toán TLC-DSV tăng phái cho một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 45 của Trung tá Võ Văn Cảnh hành quân giải tỏa Buôn Hô, bị VC tạm chiếm. Buôn Hô cách 30 km về hướng Bắc Ban Mê Thuột, trên đường đi Kontum. Đó là một quận lỵ dân cư thưa thớt, gồm cả Kinh lẫn Thượng, đa số làm rẫy. Đi theo một tiểu đoàn khác là toán của Thiếu úy Phan Văn Tần. Lần ấy Tiểu đoàn của tôi đụng nặng, nên toán TLC-DSV không thể làm công tác, nghĩa là bắt buộc phải chiến đấu như ai. Cũng súng cầm tay nạp đạn sẵn sàng, bám sát bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Ông Đại úy Tiểu đoàn trưởng người Quảng, rất gan dạ, có thói quen nói tiếng Anh mỗi khi cho lệnh di chuyển,“léc xì gau, gau” (let’s go, go!), và luôn miệng nhắc tôi, “khi nồ tui roa lện mứi được béng nghe choa” (khi nào tôi ra lệnh mới được bắn nghe cha). Tiếng súng đủ loại vang rền. Đạn rít qua nón sắt. Tổng cộng, trận đó, riêng tôi bắn hết ba băng carbine vẫn chưa đã, không biết có trúng ai không, nhưng thấy kích thích được tham chiến trực tiếp. Phấn khởi lắm. Đến khi một binh sĩ của tôi bị thương ở cánh tay, máu chảy xối xả, miệng rên đau, và một mảnh đạn tạt qua vai trái tôi, làm rách một đường áo, nhưng không nặng lắm, tôi hiểu rằng tôi đang đối diện cái chết thực sự cận kề và chiến tranh không phải là một trò đùa, hay một thủ đoạn chính trị. Tôi cũng hiểu rằng thái độ của những tên sợ chết, trốn quân dịch, như Trịnh Công Sơn, có thể được thông cảm phần nào, nếu chúng đừng che đậy sự hèn nhát dưới chiêu bài phản chiến một chiều, làm lợi cho VC. Vài phút sau, Trung úy Mỹ, khoá 16 Võ Bị, một đại đội trưởng đẹp trai, dáng phong trần, đứng gần tôi, bị bắn bay nón sắt, vỡ óc. Chở về Ban Mê Thuột ngay, và tôi nghe kể, người yêu của anh, vốn là một vũ nữ, tên Diễm, đẹp nhất của bar Thế Giới, Ban Mê Thuột, đã ôm xác anh khóc như mưa như gió, và xỉu lên xỉu xuống, rất tội.

Sau lần baptême du feu (rửa tội bằng lửa) dữ dằn ấy, tôi tự thấy mình “chì” hơn, “lớn” hơn, và được Thiếu úy Tải đối đãi ân cần, coi như anh em. Tôi về BMT được hai tháng thì ông cậu phải xuống Qui Nhơn để nắm Đại đội TLC dưới đó, và Thiếu úy Phúc cũng đổi đi đâu, không rõ. Còn lại mình tôi, Tải và Quang trụ trì căn nhà rộng, trở thành vắng vẻ. Đêm khuya, bấy giờ tôi mới để ý, nghe trên trần có tiếng như của một người bị xiềng, lê từng bước chầm chậm, xích sắt khua loảng xoảng, ớn xương sống. Quang nói, căn nhà này là của một bà có chồng sĩ quan bị rớt trực thăng chết cháy đen. Như vậy, nhà có ma, Quang kết luận, cố ý dọa tôi. Tôi càng ớn hơn. Và đêm nào Tải và Quang đi vắng, tôi phải mang chăn gối vào Trung đội hoặc sang nhà Thượng sĩ Nguyễn Hữu Đạo gần đó ngủ ké, để trốn ma.
Nửa tháng sau, có chuẩn úy mới ra lò Phạm Trọng Khôi đến “nhập hộ khẩu” căn nhà ma. Khôi là kỹ sư canh nông từ Pháp về, đã lập gia đình, con của bác sĩ Phạm Trọng Nhân Đà Lạt. Khôi dễ thương, vui tính, tóc lùi khá nhiều về phía sau gáy, để lộ một vầng trán cao, thông minh, được chúng tôi đặt tên là “Khôi Trán Cao”. Anh được cấp một giường bố, nằm sát tôi, và thỉnh thoảng hai đứa nói chuyện nho nhỏ bằng tiếng Pháp với nhau. Đêm đầu, anh cũng nghe tiếng xích sắt trên trần nhà, và cũng hoảng như tôi.
Thiếu úy Phạm Văn Tải là nhạc sĩ dương cầm và phong cầm có hạng. Sau giờ làm việc, anh chơi đàn tại một vũ trường, hình như tên Mỹ Cảnh, tôi không nhớ rõ, đường Tôn Thất Thuyết, cho đến nửa đêm. Anh nhờ tôi lái xe đưa và đón, và mỗi tháng nhét vào túi tôi một, hai trăm “uống cà phê”. Có khi bảo tôi ở lại phòng trà uống bia free, ngắmchùa các vũ nữ thân gầy uốn éo cho đời mua vui. Dáng dấp Tải nhanh nhẹn, hào hoa phong nhã, nói chuyện với các cô ngọt như mía lùi. Cho nên ai lỡ dại giới thiệu bồ mới với anh là trước sau gì bồ cũng đơn phương mê anh, mặc dù anh rất đứng đắn, đâu ra đó, không giở trò tán tỉnh ai bao giờ.
Thời còn ông cậu tôi, thỉnh thoảng Tải tổ chức khiêu vũ tại căn nhà ma, mời tất cả sĩ quan Trung đội, hai cô láng giềng Thu, Nga, và bạn bè, các ca sĩ Đại đội, Tiểu khu, hay đài phát thanh Ban Mê Thuột, trong số có hai cô Thượng khá xinh, và vũ nữ, ca sĩ phòng trà tham dự. Có cả Thiếu úy Đội trưởng Quân Cảnh Nguyễn Vinh Hiển. Đó là những đêm vui thực sự, đối với mọi người. Vì hát sai nhịp và nhảy dở, tôi được Tải chỉ định làm trưởng ban tiếp tân, nghĩa là quét nhà, dọn dẹp giường chiếu nhét vào kho phía sau, và mặc veste, đeo cà-vạt đứng ở cửa chào đón quan khách, và trong tiệc mang khay bia, nước ngọt đi mời vòng vòng. Ông cậu Cậy, Quang, và các sĩ quan Trung đội nhảy cũng cỡ “gà chết” giống tôi, nhưng họ can đảm hơn, điệu nào cũng dắt đào ra… sân. Tôi không có đào. Thấy bơ vơ tội nghiệp, Tải gửi tôi cho một cô vũ nữ đẹp nhất trong đám, nước da trắng muốt, tên Mộng Lan, từ một vũ trường Sài Gòn lên Cao nguyên lập nghiệp, với những lời ân cần dặn dò, “ảnh nai tơ lắm, còn trinh hay không thì anh không bảo đảm, cưng nhẹ nhẹ tay một chút nghe”. Lan cười, nheo mắt ngắm tôi từ đầu đến chân một hồi, như nài xem ngựa đua:
- Trông mặt mũi, anh cũng đẹp trai. May phước cho anh. Nghe anh Tải nói anh là dân trường Tây mà sao cù…, ý quên, em muốn nói, mà sao không biết nhảy?
Cô vừa tránh kịp chữ “lần”, tôi đoán. Tôi ấp úng:
- Thì tôi cũng biết sơ sơ. Đâu phải anh trường Tây nào cũng giỏi nhảy đầm đâu. Từ nhỏ tới lớn tôi có đi vũ trường bao giờ, vì vừa nhà quê vừa không có tiền vừa phải học bài. Kìa như anh Khôi Trán Cao kia, du học ở Pháp về, mà nhảy đâu khá gì hơn tôi.
- Được rồi, để em dạy anh vài điệu.
Nói xong, Lan kéo tay tôi lôi vào sàn nhảy. Tôi run lên. May quá, lúc ấy vừa xong bản valse, ban nhạc bắt đầu chơi điệu slow, là điệu mà dù cù lần đến mấy ai cũng phải biết. Ánh sáng bỗng hạ xuống mờ ảo. Lan ôm tôi, dìu bước, chủ động. Mái tóc thoảng hương, dìu dịu. Tôi cũng liều nhắm mắt đưa chân. Một lúc sau, cô ngả đầu vào ngực tôi, thúc giục:
- Ôm em sát, ôm mạnh chút nữa đi anh. Slow là phải như vậy, lính tráng gì mà nhát như thỏ đế. Em là ma hay sao mà anh sợ dữ vậy?
Nghe nhắc đến ma, tự nhiên tôi ngước nhìn trần nhà. Trả bài xong, về lại ghế ngồi, trong khi Lan cặp với một chàng “kỵ mã” khác, thỉnh thoảng đưa tay về phía tôi hôn gió, cười ghẹo, tôi ngắm Tải và các bạn anh say sưa “múa đôi” (chữ VC), điệu nào cũng bay bướm, bước đi quá đẹp, mà phát thèm. Có một anh khách tôi quen mặt thường nhảy với chỉ một cô bồ ốm nhom, mỗi lần sắp kết thúc bài tango, đều làm một động tác rất trademark mà tôi cứ tấm tắc khen mãi, là vật ngửa cô xuống gần chạm sàn, hai chân duỗi song song giữa chân anh, còn anh cúi sát trên người cô, mặt thộn ra, mắt lim dim – điều mà tôi nghĩ nếu phải làm tôi sẽ từ chết tới bị thương, nghĩa là té gãy lưng. Và dịp đó cũng là lần đầu tôi được ôm nhảy miễn phí tại gia với một vũ nữ thực thụ. Và là lần cuối. Vì một lúc sau, giữa đám quan khách có một anh Trung úy An Ninh Tiểu khu hay Sư đoàn, tôi không nhớ rõ, rất hách xì xằng, ngà ngà say và hình như giành đào, thình lình rút súng bắn “pằng pằng” mấy phát lên trần nhà ma của chúng tôi. Quân Cảnh đến lập biên bản. Trách nhiệm, dĩ nhiên, thuộc về chủ nhà và trưởng ban tổ chức Phạm Văn Tải. May có Thiếu úy Nguyễn Vinh Hiển, mọi rắc rối thông qua. Nhưng từ đó, Tải không mở party nữa. Tôi đoán con ma trên trần muốn phá chúng tôi vì ồn ào quá, động ổ của nó.



4.

Tôi còn dẫn toán đi công tác mấy chuyến nữa. Đặc biệt, một lần biệt phái hai tuần cho chi khu Kiến Đức, tỉnh Quảng Đức, cùng với toán của Thiếu úy Nguyễn Cảnh Lộc, bạn học cũ ở Nha Trang. Liên toán có nhiệm vụ làm công tác Dân sự vụ, lần này hướng dẫn vệ sinh, tại các ấp Thượng B’râu, còn gọi là “Thượng Cà Răng Căng Tai”. Chi khu cung cấp thông dịch viên và phương tiện, cuốc xẻng chẳng hạn, nếu cần. Lần đầu đến một buôn Thượng, lại gặp lúc trời mưa, đường trơn và đầy bùn đỏ, xe bị trợt bánh, phải xúm nhau đẩy, tôi thấy nản quá. Họ ở dơ thật. Người nằm ngủ trên sàn, trâu bò, heo gà vịt ngủ dưới sàn, phân súc vật trộn lẫn, nặng mùi. Nước ăn và nước rửa lấy từ một con suối duy nhất. Chưa nói đến tục xăm mặt, trai gái, già trẻ gì cũng phải mài hết hai hàm răng, và kéo hai tai thành một lỗ bự đặt vừa một đồng xu, trông rất ghê, nhất là khi họ cười. Thông dịch viên cắt nghĩa: “Đàn bà con gái phải như vậy mới được gọi là đẹp”. Liên toán thay nhau đào giếng nước, hố vệ sinh cho dân, trong khi mỗi ngày y tá khám bệnh, phát thuốc. Đào xong, họ lại không đi vào hố, và buổi sáng trở lại, chúng tôi thấy phân người rải rác khắp lối. Cái giếng cũng bị bỏ trống, dân vẫn rủ nhau ra suối. Quận Kiến Đức buồn rợn người, lẻ tẻ có vài nóc gia người Kinh. Khi màn đêm buông xuống sương mù bao phủ như một dải lụa trắng. Đứng trên lô cốt, tôi ngắm trăng sao, buồn nhớ quê nhà. Xa xa, một vùng có ánh đèn lung linh hắt lên nền trời. Một lính chi khu bảo tôi: “Phía đó là Căm Bốt đó, ông thầy!”.
Một lần khác, tôi phải dẫn một toán đến Lâm Đồng theo tiểu đoàn 22 Biệt Động Quân hành quân giải tỏa một đồn điền cà-phê giữa rừng, bị VC chiếm giữ. Đến nơi thì chúng đã “chém vè” (rút lui) trước, bỏ lại một kho gạo và hai máy phát điện, và Tiểu đoàn tiến quân dễ dàng, không tốn một viên đạn. Chỉ có vài tên du kích bị bắn chết. Tuy nhiên, tất cả phải ở lại đấy hơn một tuần lễ, và toán tôi không làm gì cả, vì không thấy dân đâu, đêm mắc võng ngủ giữa hai thân cây, ngày theo tiểu đoàn đi lùng địch, ăn gạo sấy và đồ hộp Mỹ.
Sau chuyến này, tôi có thể được nghỉ một tháng hơn, tính theo phiên, nếu không có công tác đòi hỏi bất ngờ. Một buổi chiều, trở về nhà, Thiếu úy Tải nói riêng với tôi:
- Trung tá Trung đoàn trưởng 45 Võ Văn Cảnh mới gọi tớ, ổng nghe nói trong trung đội mình có một sĩ quan trước là giáo sư Pháp văn, tớ mới nghĩ đến cậu…
Tôi cắt ngang:
- Để làm gì?
- Ông đang tìm một giáo sư đến nhà dạy kèm Pháp văn cho ba người con của ổng.
Tôi lưỡng lự:
- Đây có phải là lệnh?
- Không. Ổng nói ổng sẽ trả tiền dạy. Cậu có thể từ chối, ổng sẽ đi kiếm người khác, không sao cả. Vả lại, ổng không chỉ huy trực tiếp tụi mình, cho nên cậu không ngại nếu từ chối. Nhưng tại sao phải từ chối?
Tải để tôi tự do suy nghĩ một ngày. Tôi hỏi ý kiến Khôi Trán Cao, đang nằm đọc sách. Khôi ngồi nhổm dậy, chậm rãi nói: “Nên lắm chứ, toa có đầy đủ điều kiện. Moa muốn, cũng chưa chắc được. Không phải hễ nói tiếng Pháp được, như moa, là dạy được. Phải chuyên môn!”
Tôi đồng ý. Và chiều hôm sau, đúng giờ hẹn, Trung tá Cảnh trong bộ đồ dân sự, đích thân lái xe jeep nệm bọc vải trắng dành cho Trung đoàn trưởng đến căn nhà ma đón tôi về tư thất của ông. Vừa lái, ông vừa hỏi về gia thế, đời lính, công tác v.v… đủ chuyện, một cách rất thân tình, gọi tôi bằng “thầy”, cười tươi, không còn vẻ oai nghiêm, dõng dạc như khi ông thuyết trình hành quân tại Sư đoàn. Đó cũng là lần đầu tiên tôi nói chuyện riêng với ông, được quan sát ông rõ gần: ông cao lớn, mặt trắng trẻo, cương nghị, và theo tôi là mẫu người đàn ông đứng tuổi đẹp trai, hùng dũng. Tôi cảm thấy yên tâm.
Tư thất có sân rộng, kiến trúc như một biệt thự nhỏ kiểu Pháp. Bà Trung tá đón tôi tại cửa. Dáng người quý phái, cử chỉ lịch sự, nói năng nhỏ nhẹ, bà cho tôi một cảm nghĩ rất tốt. Ba người học trò mới của tôi – hai cô lớn xinh đẹp và một cậu nhỏ mặt mày sáng sủa, thông minh – đang ngồi chờ tại bàn với sách vở sẵn sàng, thấy tôi vụt đứng dậy như máy, lễ phép “chào thầy”. Tôi yêu thích những học trò lễ phép. Nhìn hai cô, tôi nhớ những nữ sinh trạc tuổi ở trường Collège Nha Trang mà tôi đã bỏ lại sau lưng gần hai năm. Trung tá Cảnh giới thiệu:
- Đây Như Hường, chị cả, đây Bích Thủy, đây Huy.
Và dặn dò các con:
- Ráng học cho đường hoàng, đừng làm thầy phiền lòng.
Ông bà lui vào phòng. Tôi nhìn quanh, thấy bên bức tường đối diện, sau tấm màn hoa mỏng, thấp thoáng những bóng “con nít” mà tôi đoán là đám em của Như Hường đang nhìn chăm chú, chỉ trỏ về phía ông thầy mới. Có tiếng cười khúc khích, rồi sau đó im bặt, tất cả biến mất theo lệnh của bà mẹ.
Tôi cho một bài test thử trình độ. Cả ba cũng gần bằng nhau, mặc dù, dĩ nhiên, Như Hường khá hơn, và để tiện, tôi quyết định cho cả ba vào cùng một lớp, soạn chương trình riêng, chú trọng phần phát âm, nói chuyện, đặt câu, bắt đọc trước cho hôm sau một bài văn ngắn trong đó tôi sẽ nhân tiện giảng một số ngữ vựng và vài luật văn phạm, v.v… Mỗi bữa có trả bài (questionnaire) và viết một bài chánh tả (dictée). Trong suốt hai tiếng, tôi nói tiếng Pháp, trừ khi giảng văn phạm, và bắt tất cả nói tiếng Pháp, theo tôi. Tôi biết cả ba rất khổ, vì không quen. Như Hường là chị lớn tự nguyện nói nhiều làm gương, Bích Thủy, rất nhút nhát, có hỏi mới trả lời, nhưng học rất chăm. Huy thường im lặng, chờ thầy gọi đích danh mới nói vài câu ngắn. Một bữa gặp một bài dictée khó quá, Huy ngồi cắn bút, lặng lẽ khóc, tôi phải ngưng, và chuyển sang mục khác. Sau một tháng, tôi thấy cả ba có tiến bộ, hoặc ít ra, đã quen với lối học, nhất là bạo dạn nói tiếng Pháp hơn.
Xong lớp, Trung tá Cảnh đích thân lái xe đưa tôi về nhà, và như thế trong suốt thời gian tôi dạy tại tư gia. Tôi thầm cám ơn ông về cách đối đãi rất ân cần, lịch sự với thầy giáo và nhất là, trong trường hợp của tôi, với cấp dưới. Một tối, lúc đưa về, ông hỏi hai ngày cuối tuần nếu tôi có muốn đi chơi đâu, hay đi lễ nhà thờ, ông sẽ cho tài xế đến đón đưa. Tôi cám ơn, và trả lời tôi nếu cần đi đâu sẽ nhờ xe của Thiếu úy Tải, không dám làm phiền ông. Ông cười, dễ dãi: “Cũng tùy thầy!” Bữa khác, sau lớp dạy, bất ngờ ông mời tôi ở lại ăn cơm. Bà Trung tá và hai cô học trò lo dọn các món. Dĩ nhiên, cơm hàng cháo chợ đã lâu, nay được ăn một bữa thịnh soạn dưới một mái gia đình mà tôi nhận xét đầy hạnh phúc và đầm ấm, làm sao tôi không thấy ngon miệng. Có thêm chai bia, tôi ăn nói, theo nghĩa đen, ăn và nói, tự nhiên hơn. Một lúc nào đó, Trung tá Cảnh bảo tôi:
- Khi nào hai bác ở Nha Trang lên Ban Mê Thuột, thầy cho tôi biết, chúng tôi xin mời hai bác đến nhà chúng tôi chơi.
Tôi vâng dạ, nhưng không biết có ngày nào ba mẹ tôi đến xứ Buồn Muôn Thuở này.
Dạy như vậy được một tháng rưỡi thì đến phiên tôi phải đi công tác. Tôi báo cho Trung tá Cảnh biết, và vì tế nhị, ông không can thiệp với Thiếu úy Tải. Thiếu úy Tải không thể viện cớ gì để nhảy qua phiên của tôi. Phần tôi vui vẻ vác súng và ba-lô ra đi, và như thường lệ bỏ theo trong bốn túi quần trận một bịch kẹo nougat, một phong chocolatMeunier, một quyển Truyện Kiều, và tập thơ Les Fleurs du Mal của Baudelaire. Việc dạy học bị gián đoạn, hoặc khó lòng tiếp tục như trước, vì những cuộc hành quân lúc ấy diễn ra liên miên, có khi Đại đội TLC-DSV phải cung cấp từ ba đến bốn toán một lúc.
Công tác vừa về, tôi được nghỉ mấy hôm. Lại có lệnh hành quân cấp trung đoàn tại Khánh Dương do Trung tá Cảnh đích thân chỉ huy. Lần ấy là phiên của Khôi Trán Cao, hay Quang Học Giả, thì buổi sáng Thiếu úy Tải thông báo trước hàng quân:
- Trung tá Cảnh muốn đích danh Chuẩn úy Quý đi công tác kỳ này.
Ai nấy ngạc nhiên, nhìn nhau. Riêng tôi hiểu đó là một ưu đãi ông dành cho tôi. Sáng ấy, sau khi chiếc xe dodge của toán TLC-DSV nhập vào dòng xe của Trung đoàn, một binh sĩ đến nói: “Trung tá Trung đoàn trưởng muốn Chuẩn úy đi gặp ông”. Tưởng việc gì, thấy tôi ông tươi cười hỏi, “thầy khỏe không ?” và bắt tôi ngồi lên xe jeep chi huy của ông, khiến tài xế và viên sĩ quan truyền tin lấy làm lạ, hỏi nhỏ tôi có phải là thân nhân của Trung tá Cảnh hay của Chuẩn tướng Nguyễn Văn Mạnh, lúc đó là Tư lệnh Sư đoàn 23. Tôi lắc đầu, nói không phải, nhưng không giải thích thêm.
Đến Khánh Dương, Bộ Chỉ huy Hành quân dựng trại phía ngoài bìa rừng, bên quốc lộ 21 đi Nha Trang. Các cánh quân chia nhau bung ra khắp vùng. Còn toán tôi phải xuống dưới một buôn Thượng cách đó khoảng mười phút đi bộ. Buôn ấy của người Ra-đê, vì vậy lần này Trung sĩ Y Ksor đi theo công tác, làm toán phó và thông dịch. Nhà cửa trong buôn gọn ghẽ, ngăn nắp, nhưng người và vật ngủ chung, như dân B’râu tại Kiến Đức. Ở đây, đặc biệt, có một bông hoa rừng biết nói, mà sĩ quan Sư đoàn 23 nào, kể cả những người chưa đi toán bao giờ như Thiêu úy Mỹ và Thiếu úy Tải, đều nghe tiếng. Danh bất hư truyền. Cô tên H’(Hờ) Mai, da trắng, mặt trái xoan, mắt to đen, mũi thẳng, và tóc dài buông xõa, như đầm lai, nhưng biết mắc cỡ như cô gái Việt. H’Mai không nói tiếng Việt, nhưng nghe hiểu. Mấy anh lính Sư đoàn, học lóm được câu “bắt cái nước” (làm… yêu, make love), gặp cô liền thả dê: “H’Mai thương anh không, cho anh bắt cái nước chút chút đi”, khiến cô thét lên, hoảng kinh, bỏ chạy vào nhà. Mỗi ngày tôi cử một binh nhì ở lại lều, gần Bộ Chỉ huy Trung đoàn, lo nấu ăn, còn lại chín người gồm tôi và một y tá vào buôn làm công tác dân sự vụ, phát thuốc, hướng dẫn vệ sinh…
Một buổi sáng, như thường lệ, tôi sắp sửa dẫn toán đi thì một binh sĩ Trung đoàn đến lều, theo sau là bà Trung tá Cảnh, Như Hường và Bích Thủy. Tôi ngạc nhiên. Bà bảo:
- Chúng tôi đi Nha Trang, biết thầy ở đây, ghé thăm thầy một chút.
Sự việc xảy ra quá bất ngờ, làm tôi cảm động, không thốt nên lời, chỉ chào và nói cám ơn. Nghỉ dạy từ chuyến công tác sau cùng, tôi chưa gặp lại bà và hai cô học trò ngoan. Như Hường đứng ngắm nghía tôi, khen:
- Lần đầu em thấy thầy mặc đồ lính, trông lạ và oai ghê.
Tôi cười:
- Lạ thì có lạ, nhưng oai thì còn xét lại đó em…
Tôi hỏi thăm sức khỏe bà và hai cô, “thuyết trình” công tác dân sự vụ của chúng tôi như thế nào, ăn ở ra sao. Rồi giao công việc cho Trung sĩ Y Ksor, và khoảng mười lăm phút sau đó, tôi đích thân đưa bà và hai cô trở về Bộ Chỉ huy Trung đoàn. Tại đây, Trung tá Cảnh bảo tôi ở lại với ông. Sau khi ba mẹ con đáp xe đò đi Nha Trang, ông vừa nghe các cánh quân báo cáo “vô sự” qua máy vô tuyến khuếch đại vừa cho mở sòng xì phé nhỏ chơi với các sĩ quan tham mưu. Ông để tôi ngồi cạnh xem ông đánh bài, thỉnh thoảng hé cho tôi thấy con bài tẩy, và cười sảng khoái khi tháu cáy ăn. Rồi dùng cơm trưa tại chỗ. Các sĩ quan Trung đoàn nhìn tôi, ngạc nhiên, có lẽ tự hỏi: “Thằng chuẩn úy này là ai mà ngon lành vậy cà, chắc có bà con với bà Trung tá chăng…” Có người cười thân thiện với tôi – điều hiếm hoi, vì thường họ không mấy có cảm tình với TLC “ăn rồi nói dóc”. Có người nhờ tôi xin ông về một chuyện rất cá nhân –điều mà tôi từ chối, dĩ nhiên, lấy cớ tôi không là gì cả, cấp bậc quá nhỏ…
Cuộc hành quân Khánh Dương kết thúc sau mười ngày, không báo trước. Ngày chót, như thường lệ, toán tôi xuống buôn, và bất ngờ gặp lại H’Mai đang giặt quần áo tại dòng suối. Dưới bầu trời âm u đầy sương mù, mặt cô có vẻ buồn buồn, không hồn nhiên tươi cười như mọi khi, chẳng hiểu sao. Đó cũng là lần cuối tôi thấy cô. Không có lời giã từ lưu luyến, nhưng lòng tôi thấy tiếc vẩn vơ cho một bông hoa đẹp phải chôn vùi hương sắc và tuổi xuân trong một góc rừng hoang vu. Và thầm mong một anh lính người Kinh nào chịu khó vô buôn rước cô về dinh, ngoài thành phố. Nhưng biết đâu, tại đây, cô thấy hạnh phúc hơn?


5.
Về lại Ban Mê Thuột thì được tin Tải lên Trung úy và sắp đi Mỹ học khoá TLC-DSV, Khôi Trán Cao đã được đổi về trường Đại Học CTCT Đà Lạt. Còn lại Quang Học Giả và tôi. Tôi cũng được thăng cấp Thiếu úy. Đêm trước khi lên đường, Tải tâm sự nhiều, dẫn tôi vào phòng trà ca nhạc, để tôi gặp lại Mộng Lan. Lan không nhận ra tôi, vì “anh sao có vẻ phong trần quá vậy, không còn trắng trẻo như xưa”, tôi bèn bắt chước Hùng Cường hát một câu khôi hài vô duyên, “lính mà em”. Cô phá ra cười, tôi càng quê hơn. Trình độ nhảy nhót của tôi không khá hơn chút nào, Lan bảo, “chỉ có ôm em thì anh tiến bộ thấy rõ, em nghe mấy ông lính của anh nói anh có ôm thực tập các cô Thượng trong buôn, như H’Mai, rồi phải không?” Đêm ấy, cô đãi tôi hai bản, một slow và một rumba, và một nụ hôn bất ngờ lướt nhẹ lên môi – chưa đủ thiết tha cho lòng còn mãi tiếc nhớ. Ngồi dựa sát vào ngực tôi, cô tỉ tê, giọng đầy nước mắt:
- Thấy anh hiền, em thương quá. Quen em, anh không bao giờ đòi hỏi gì nơi em, không như những người đàn ông khác, coi em như một món đồ chơi và nghề vũ nữ của em rất tệ. Anh luôn đối xử đứng đắn với em, em cám ơn anh…
Tải đi Mỹ, Trung úy Lê Đồng lên thay, và sau đó, Trung đội DSV sáp nhập vào Đại đội TLC để trở thành Đại đội 203 CTCT, do Trung úy Nguyễn Văn Mỹ chỉ huy. Cũng trong thời gian này, tôi được lệnh dẫn một toán xuống quận Thiện Giáo (Ma Lâm cũ), Phan Thiết, tăng phái vô hạn định cho Tiểu đoàn 4, thuộc Trung đoàn 44 đóng tại Sông Mao, trong chiến dịch Bình Định Nông Thôn của ông tướng thành thị Nguyễn Đức Thắng. Đồng thời cũng có lệnh, sau chuyến công tác này, thuyên chuyển thẳng về Đại đội 202 CTCT Qui Nhơn, do chính ông cậu tôi, đại đội trưởng, làm đơn xin theo lời yêu cầu của bà chị, tức mẹ tôi. Biết đi lần này là bỏ luôn Xứ Buồn Muôn Thuở, tôi trả nhà đường Huyền Trân Công Chúa và từ giã một vài người thân quen. Tôi đến tư thất Trung tá Võ Văn Cảnh. Ông nắm chặt tay tôi, chúc những lời tốt đẹp nhất. Bà Trung tá Cảnh, hai cô Như Hường và Bích Thủy, đứng ở cửa thật lâu, vẫy tay chào.
Tôi không có người yêu để bịn rịn tiễn đưa. Tải đi rồi, tôi không còn dịp, mà cũng không muốn, gặp lại Mộng Lan.


6.
Trung đoàn trưởng 44 là Trung tá Võ Khâm, đeo kính trắng, da mặt hồng hào, dáng người trí thức hào hoa, quen thân Tải vì những lần về Ban Mê Thuột ông thường vào vũ trường. Tôi được Tải mời ăn sáng, uống cà phê mấy lần với ông cùng với vài sĩ quan Trung đội. Sau này, tại Qui Nhơn, tôi có đến thăm vợ, và con gái ông, tên Sương, có suối tóc đen dài, rất đẹp. Tiểu đoàn trưởng 4/44 là Đại úy Vũ Công Khanh, dễ tính, hiền hậu, và chịu chơi vô cùng. Ban ngày Tiểu đoàn đi lùng địch, có khi phối hợp với Thiếu úy chi khu người Chàm, Thổ Thêm, mà VC sợ khiếp vía vì nghe đồn ông chơi bùa ngãi, đánh đâu thắng đó. Người ta nói Thiếu úy Thổ Thêm là sĩ quan có nhiều huy chương nhất trong Quân Lực VNCH, và một lần tôi lén đếm những anh dũng bội tinh ông đeo trên ngực mới đến cái thứ 60 là đã lộn, phải đếm lại và lộn nữa. Ban đêm, tiểu đoàn về đóng chung quanh nhà dân, hay ven rừng. Xa xa là núi Tà Dôm thỉnh thoảng sáng rực hỏa châu. Hoặc những đêm rằm, thấy trên đó những giọt trăng lung linh rớt xuống như từng hàng lệ rơi. Toán CTCT của tôi ăn dầm nằm dề với BCH Tiểu đoàn, và mặc nhiên tôi trở thành một trong những sĩ quan cơ hữu, giống như hai cố vấn Mỹ và ông bạn Quế, Trung úy Pháo binh Sư đoàn 23 tăng phái. Tiểu đoàn đi đâu, tôi theo đó. Đụng trận, cũng nổ súng như ai. Và cũng suýt chết như ai. Một lần Đại úy Khanh bị bắn sẻ, tôi đứng cạnh ông, một viên đạn rít bên mang tai, xuyên qua cổ người lính mang máy truyền tin, gần đó. Những ngày không hành quân, tôi thường mò xuống quận Thiện Giáo, cách khoảng tám phút xe lam, súng ống và lựu đạn trang bị đến tận răng, để ngắm cô thư ký tên L., nhỏ nhắn, xinh xắn, lãng mạn. Một hôm tôi nhận được một lá thư của cô, rất ngọt ngào, vòng vo tam quốc, trong đó dùng toàn những câu trữ tình kiểu cải lương Lan và Điệp. Tôi không trả lời, vì không hiểu cô muốn nói gì, vả lại cũng sợ mỹ nhân kế. Một tháng sau, một sĩ quan trong toán pháo binh biệt phái khoe có “quen em thư ký quận” và cho tôi xem thư của cô. Chết rồi! Cũng những câu Lan và Điệp đã viết cho tôi. Đối chiếu hai lá thư thấy giống y chang, chỉ đổi tên “khổ chủ”. Cả hai cùng cười to, tôi tự nguyện rút lui và năn nỉ anh bạn hy sinh tiếp tục cuộc chơi.
Mỗi cuối tuần, Đại úy Khanh cho chúng tôi thay phiên nhau lên thị xã Phan Thiết nghỉ xả hơi, ăn nhậu, bù lại những ngày lội sình, cơm thịt hộp, ngán tận óc. Buổi tối, đến công viên nghe Nhật Trường hát live hoặc ra chợ cùng với bạn bè, ăn những chiếc bánh căng đúc còn ướt sền sệt bỏ đầy trong tô ngập nước mắm đặc biệt và uống bia ướp lạnh. Rồi trong khi bạn bè đi bắt bò lạc, tôi về khách sạn rẻ tiền, ngủ tạm, mặc nguyên quân phục, súng lên đạn đặt ở đầu giường, nằm đọc thơ Baudelaire hoặc nghe tiếng đại bác ầm ì trên ngọn Tà Dôm. Trong Tiểu đoàn có một đại đội trưởng tên Trần Đăng Lộc, nguyên giáo sư Võ Tánh, trước có quen tại Nha Trang, gặp lại nhau, vui mừng hớn hở. Tha phương ngộ cố tri là vậy. Và trong BCH Trung đoàn 44 lúc ấy có một đồng hương, nay là nhà văn tài hoa nổi tiếng, định cư tại Na-Uy, Phạm Tín An Ninh – mà mãi đến bây giờ nhờ duyên may tôi mới được biết và quen thân. Cũng nhân một trong dịp nghỉ cuối tuần tại Phan Thiết này mà tôi được đọc trên báo biết tin, và khóc cho, người bạn Thanh Sinh Công Văn Khoa Ngô Đình Lệ Thủy bị tai nạn chết, như tôi đã kể trong bài viết về cô.
Mãn hạn công tác, tôi rời Phan Thiết. Vẫn không có người yêu dấu nào đưa tiễn. Vào Sài Gòn, rồi về Nha Trang, nghỉ hơn nửa tháng, trước khi ra Qui Nhơn trình diện Đại đội 202 CTCT. Tại đây, bắt đầu một giai đoạn mới của đời chiến binh. Nhưng đó là một chuyện khác.


7.
2011. Bốn mươi lăm năm sau, kể từ ngày đặt chân lên Xứ Buồn Muôn Thuở. Hôm nay, mùa thu trở lại trên Portland. Mưa từng cơn lạnh, và buổi sáng, buổi chiều, sương mù phủ trắng những ngọn thông già rung mình trong gió. Lái xe ngang qua, tôi nghe rét mướt lùa vào hồn, nghe từng kỷ niệm êm đềm, từng tiếc nuối xót xa của mùa thu cao nguyên xưa lần lượt kéo về, úa vàng như những chiếc lá rơi đầy trên ngõ. Như thời gian đã mất mà tôi vẫn khắc khoải tìm về nâng niu, cho quên đời phiền lụy.
Cựu Đại úy Phạm Văn Tải và gia đình đang sống tại Portland, như tôi. Người nhạc sĩ vũ trường tài hoa, “dân chơi thứ thiệt” ngày nào, chỉ huy trưởng đầu tiên của tôi, giờ đã 76, có một người con làm linh mục và một giàn cháu nội ngoại, và chỉ đàn trong nhà thờ và thỉnh thoảng cho con cháu, và tôi, người khách đặc biệt, nghe. Cựu Trung úy Nguyễn Hữu Đạo, trên 85, cũng là đồng hương Portland, vẫn làm thơ, dưới tên Thanh Khê, như trước đây khi còn ở Xứ Buồn Muôn Thuở, để ca tụng thiên nhiên, cuộc đời, gia đình, nhất là hiền thê đã gắn bó với ông hơn ba phần tư thế kỷ, với những lời thơ bình dị, chan chứa tình người. Cựu Trung úy Nguyễn Văn Mỹ, sau lên thiếu tá tiểu đoàn phó tiểu đoàn 20 CTCT, hiện sống ở Seattle, tiểu bang Washington, cùng với con, cháu. Cựu Đại úy Lê Văn Cậy, cậu tôi, sau về làm quận trưởng quận châu thành Hàm Thuận, Phan Thiết, hiện định cư tại Tokyo, Nhật. Khôi Trán Cao, sau rời trường Đại Học CTCT về Trung Tâm Nguyên Tử Lực Đà Lạt, nay ở Nancy, Pháp. Quang Học Giả, sau lấy cô Nga, hàng xóm của chúng tôi tại căn nhà ma, không biết bây giờ ở đâu. Nguyễn Cảnh Lộc và Phan Văn Tần đang ở Mỹ, nhưng tôi chưa liên lạc được. Lê Đồng về sau lên thiếu tá, phòng 5 Sư đoàn 23 BB, và trước ngày tan hàng một tháng, trong một chuyến công tác từ Kontum về, ngang Buôn Hô, đã rớt trực thăng, được truy thăng cố trung tá. Theo lời Phạm Tín An Ninh kể, Trung tá Võ Khâm đã tử trận, mất xác, năm 1974 tại Bu Prang, Quảng Đức, khi ông trong chức vụ Tiểu khu phó Khánh Hòa ông dẫn một lực lượng địa phương quân lên tăng cường cho Quảng Đức. Ninh cũng cho biết Thiếu úy Thổ Thêm, sau lên Thiếu tá, đi tù trở về, chết tại nhà. Cựu Trung tá Võ Công Khanh đi tù nhiều năm ngoài Bắc, hiện định cư tại Na-Uy như Ninh, cùng với gia đình gồm vợ và con, cháu. Cựu Đại úy Quân cảnh Nguyễn Vinh Hiển nay trở thành nhà văn nổi tiếng Hoàng Khởi Phong ở Westminster.
Về những mỹ nhân, nghe Ninh nói, vũ nữ Diễm của cố Đại úy Mỹ (chết trận Buôn Hô) về sau là vợ hai của một sĩ quan đàn em ông Mỹ. Tôi cũng nghe ai nói, cô chủ quán bi da Chợ Nhỏ bị người anh rể nổi cơn ghen hay cơn điên bắn chết cùng với toàn gia đình trong một vụ thảm sát và tự sát kinh hoàng làm rúng động Ban Mê Thuột. H’Mai và cô Sương, ái nữ của cố Trung tá Võ Khâm, không biết bây giờ ra sao. Cô thư ký L. của quận Thiện Giáo, không rõ sau này có lấy anh bạn Pháo binh – mà tôi cũng vô âm tín. Mộng Lan đã từ trần, bỏ cuộc chơi giữa tuổi thanh xuân, khi vũ trường đường Tôn Thất Thuyết bị đặt chất nổ.
Còn ông bà Thiếu tướng Võ Văn Cảnh và ba chị em Như Hường, Bích Thủy, Huy? Cách đây hơn nửa năm, Luật sư Trương Phú Thứ, Seattle, nhờ tôi dịch quyển hồi ký của bà Ngô Đình Nhu, và nói đã có một người lo phần ấn loát, tên Trần Văn Giang, “con rể của tướng Cảnh”. Tôi không bao giờ gặp lại Thiếu tướng Cảnh sau ngày rời bỏ Ban Mê Thuột, nhưng mỗi lần nghe ai nhắc đến tên ông, những kỷ niệm buồn vui từ đâu bỗng hiện về tràn ngập tâm hồn – rộn rã với bao nhiêu tình cảm luyến lưu, đằm thắm, không chỉ đối với ông mà cả gia đình ông. Sau một thoáng xúc động, tôi hỏi Thứ: “Giang lấy cô nào vậy? Như Hường hay Bích Thủy?” Thứ đáp, “tôi không rõ”. Sau đó, được nói chuyện qua email, rồi điện thoại, với Giang và Như Hường, tôi được biết Thiếu tướng Cảnh đã mất năm 1994, bà đã trên 80 và sống lặng lẽ, đạo đức, chăm lo việc Chúa. Ba người học trò nhỏ năm xưa nay đã lớn, có gia đình êm ấm, con cái thành tài. Giang lấy một người em của Như Hường và Bích Thủy, trong đám “con nít” cười rúc rích sau tấm màn, buổi tối đầu tiên tôi đến dạy.
Tôi hứa với Như Hường, ngày nào xuống Nam Cali, tôi sẽ đến thăm bà cụ và các em và sẽ ra mộ thắp nhang cho cố Thiếu tướng Võ Văn Cảnh, một vị chỉ huy tài ba, quá tốt –mà tôi đã may mắn được một lần gặp gỡ. Để nhớ thương một đời.


Kim Thanh
(Nguyễn Kim Quý)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire