caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 29 avril 2017

42 Năm Sau Ngày Mất Sài Gòn, tuỳ bút Caroline Thanh Hương với hình ảnh sưu tầm và nghe đọc hồi ký về An Lộc.

Có gì khác vào những ngày cuối tháng 4 sau 42 năm mất nước?

Thưa chẳng có chi thay đổi tốt hơn mà tất cả chỉ còn trong ký ức xa xôi cho những ai còn nhớ lại một chút gì của quê cũ, nếu người ta chưa bao giờ trở lại quê nhà.
 photo Diapositive1.png

Từng thế hệ ra đi và không bao giờ trở lại, trong đó có những bí mật được bật mí hay chưa bao giờ có ai biết được trừ những người có cái gì đó chưa thể nói được và lâu rồi lại chìm luôn vào quên lãng.

Điều mà tôi chắc chắn là những hình ảnh, đoạn văn, bài viết được trích ra dưới đây sẽ đến với mọi người trong chúng ta và tiếp nhận nó với nhiều tâm tư khác nhau vì hoàn cảnh không ai giống ai cả.

 photo Diapositive2.png

Khóa 4-72 Đồng Đế

Song Truong Do mo hoi o quan truong . Chien truong bot do mau . Cac anh dang duoc huan luyen trong quan truong Dong De . San sang tay sung bao ve lanh tho cua cha ong .
J’aime · 2 · 12 h
TA Duy TU
TA Duy TU Cho lon trái cây dzí hộp thịt ba lát đi em gái. . ghi cho danh số 3535 nè em. . .
Nga Cao
Nga Cao Oh wow ! Everyone look so happy, you all have a great time ! Love .Voir la traduction
TA Duy TU
TA Duy TU Ngày xưa nắng, gió quân trường. Mình gom từ những B , đồn hiễm nguy. Thay "lon" tung cánh muôn phương. Bọn mình tiếp tục nẽo đường hành quân. Tao, mầy cùng Biệt động quân. - Sơn Dân sự vụ, - Chương sang Biên phòng. Mình đi khắp cả bốn vùng. Nhớ nhau nhờ cậy chương trình "Dạ Lan " ! ( Khoá Đặc biệt SQ. Hoàn hảo 1968 Đg.Đế ).
 photo Diapositive4.png photo Diapositive5.png
Chặng đường đi qua, không thể nói là xấu hay đẹp vì nếu nó tồi tệ thì còn ai nhớ đến làm gì, mặc dù trong tận cùng thâm tâm chúng ta, ai cũng biết nó chỉ đẹp trong tâm trí của chính chúng ta mà thôi.

Còn hiện tại, nhiều người luôn than phiền trách móc vẩn vơ hay không bao giờ tìm thấy hạnh phúc trước mắt mà chỉ thấy trong quá khứ hay mong muốn trong tương lai một thứ phép nhiệm màu nào đó mang chúng ta về lại trong hồi tưởng với giấc mơ lúc nào cũng đẹp cả với bắt đầu bằng chữ Nếu...

Có nhiều người đều nói ra hết một lần để rồi tự cho phép mình quên, hay tự tha tội cho mình để không muốn nhớ đến nữa.

Có người cố moi trí nhớ ra để nhớ, nhưng tất cả đã qua lâu lắm rồi, làm gì còn việc gì để nhớ khi người thân hay bạn bè đã từ từ từ giã cõi đời.

Nhớ nhớ, quên quên hay quên để rồi nhớ mãi, hay mãi nhớ rồi thành quen, không nhớ nỗi nữa chuyện gì đã bắt đầu và không có đoạn kết.

Có khuôn mặt nào đó hao hao giống một ai đó.

Có một cái tên như tên một người quen, mà quen đã lâu lắm rồi, bây giờ ai cũng tên như thế cả, hay tên như thế có gì lạ mà ta phải nhớ chứ?

Người nào cũng có chút gì để tưởng tượng lại hồi đó mình ra sao, thế nào, sao lại như thế, chẳng làm sao mà hiểu nổi.

Nhớ lại thì mới biết mình chẳng còn bao nhiêu kỷ niệm thời đi học.

Cô bạn nào đẹp nhất, xấu nhất, dễ thương nhất, hay đáng ghét nhất, khổ thật, mấy chục năm sau thì ai nấy đều đẹp như giấc mơ mà mình không bao giờ ngủ dậy nữa.

Trời cho con người trí nhớ, nhưng nếu nhớ hết thì chúng ta điên mất nên thôi thì cứ quên bớt một chút cũng chẳng phiền lòng ai cả, trừ chính bản thân mình.

Thật ra, chúng ta nên nhớ những chuyện gì đẹp nhất, những chuyện gì vui hơn chuyện buồn, thế nhưng cố quên thì lại nhớ...cố nhớ thì lại quên, sao mà chán thế nhỉ?
  photo Diapositive3.png
Gửi các anh chị nghe đọc một câu chuyện tình, có lẽ truyện này tưởng tượng nhiều hơn sự thật, nhưng thôi, kỷ niệm đã lâu rồi thì cứ cho nó đẹp mãi nhé.

Còn đây là cho người thích đọc chữ

Mùa Thu Đã Già, truyện ngắn Chu Sa Lan.

 


Sau đây là nghe đọc truyện 93 Ngày Đêm Tử Thủ An Lộc.
Cám ơn tác giả bài viết, bài đọc và bài đã post.
Caroline Thanh Hương




Bài trích dưới đây t̀im đọc trên Facebook, không biết tác giả là ai, mời quý anh chị cứ đọc cho biết, nếu chưa biết về một trong những chuyện đã xảy ra trước ngày mất Sài Gòn.


Trận Đánh Cuối Cùng Tại Trường Thủ Đức
Rừng xanh Long Khánh gục đầu, tan tác theo những bước lui binh bỏ Xuân Lộc, lệnh sư đoàn 18 do tướng Lê Minh Đảo chỉ huy và các đơn vị tăng phái, bằng mọi giá rút về bảo vệ vòng đai Sàigon. Đó là những con đường máu mà các đơn vị QLVNCH phải xuyên phá vòng vây phục kích của các sư đoàn Bắc quân trong thế lui quân nghiệt ngã. Địch chiếm Long Khánh và áp lực địch lấn dần về Saigon theo một vòng cung lửa từ Đông sang Tây.

Cửa ngõ Xuân Lộc đã mở cho địch quân, quân lệnh từ đài phát thanh quân đội và Saigon vẫn được “đại bàng” các loại ban hành xen lẫn với các bản hùng ca chiến đấu, nhưng người lính không biết các ông ở tọa độ nào, “đại bàng” đang xếp cánh ở đâu, còn hay đã bay xa.

Nắng ấm tháng Tư miền Nam vẫn trải khắp núi rừng, đồng ruộng, phố phường, nhưng trong nắng rõ ràng đã ăm ắp những tia nắng của tử khí, của bi thương của tuyệt vọng. Người người hốt hoảng, mà cây cỏ dường như cũng không muốn ngẩng đầu.

Trưa 28 tháng 4 . 1975, xe pháo quân đội các loại từ hướng Biên Hòa nối đuôi đổ về Saigon, quân số các cơ quan, đơn vị trong Huấn Khu Thủ Đức cũng vơi dần trong cơn sốt hoảng loạn dù lệnh cấm trại 100% đã được ban ra từ mấy hôm trước. Số sĩ quan bám trụ ở lại trong Huấn Khu TĐ còn lại khoảng 30% , ước chừng 30 sĩ quan cơ hữu của Huấn Khu, trong số người còn lại vào phút chót đó có Đại Úy Trung của trường Tổng Quản Trị, Đại Úy Thảo của trường Quân Báo .
Huấn Khu Trủ Đức (HKTĐ), quân trường Thủ Đức cũ, nằm trong địa bàn trận địa trên lộ trình chuyển địch xuôi Nam tiến về Saigon trong vòng cung tiến quân của các sư đoàn cộng sản. Mọi thành phần thuộc các đơn vị trong Huấn Khu, kể cả khu gia binh được đặt trong tình trạng chiến đấu không có “đại bàng”. Tuy vậy, họ đã phối hợp vô cùng nhịp nhàng trong thế phòng thủ và tác chiến. Các đơn vị gồm trường Tổng Quản Trị, trường Hành Chánh Tài Chánh, trường Quân Nhạc và trường Thể Dục Thể Thao, riêng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia và Trường Bộ Binh Long Thành (Thủ Đức cũ) không nằm trong phạm vi Huấn Khu Thủ Đức.

Đêm qua nhanh trong hơi thở dồn dập tuyệt vọng của miền Nam, đêm cắm trại mệt nhoài chờ tác chiến của quân nhân các cấp trong HKTĐ. Ca trực Tổng Quản Trị được bàn giao từ Đại Úy Thông ngày 28/4 qua Đại Úy Trần Văn Trung sáng 29/4.

Mờ sáng, cả Huấn Khu mừng rỡ mở cổng chính số 1 để đón các đơn vị Sinh Viên Sĩ Quan Đà Lạt từ miền Trung kéo về, cùng lúc hàng loạt những đơn vị Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị thuộc trường Bộ Binh Long Thành cũng kéo về HKTĐ, trường Mẹ cũ của họ thuở xưa. Họ di quân từng toán thứ tự dù không có cấp chỉ huy trực tiếp, trừ vị sĩ quan cao lon nhất là Trung Tá Tuyền của trường Bộ Binh Long Thành.

HKTĐ trở thành nơi tá túc của các SVSQ Đà Lạt và Long Thành. Ngay sau đó, họ trở thành những chiến binh tác chiến bảo vệ căn cứ . HKTĐ có thêm quân, có thêm anh em đồng cảnh ngộ chong súng dựa lưng nhau. Lạ lùng thay, dù không có một “đại bàng” chính thức nào trên đầu, các sĩ quan trong Huấn Khu liên lạc hàng ngang, làm việc hàng ngang trong tình huynh đệ đồng sinh đồng tử trong những giây phút cuối cùng của miền Nam. Các sĩ quan trong Huấn Khu thay phiên nhau trực và điều hợp những kế hoạch phòng thủ và tác chiến trong khi vòng vây của địch đang khép dần chung quanh căn cứ. Các giao thông hào, các công sự phòng thủ, các cứ điểm đặt súng cộng đồng, các trạm canh gác…Tất cả các loại súng chong thẳng ra ngoài hàng rào kẽm gai. Các thùng đạn đủ loại đặt sẵn tại các vị trí tác chiến. M72 sẵn sàng trong từng chiến hào. Các trạm canh báo cáo liên tục về cánh quân di chuyển của địch ở tầm xa đang tiến về hướng Huấn Khu. Bắc quân tiến về Saigon nhưng sẽ không để yên Huấn Khu Thủ Đức.

Trong Trường Quân Báo Cây Mai, Đ/U Thảo, trưởng phòng Chính Huấn đang phân vân giữa gia đình và đơn vị. Anh vẫn còn ở lại Huấn Khu trong khi có một số bạn đã chuồn về với gia đình họ, đột nhiên anh thấy “ông gìa đầu bạc”, Thiếu Tá Biện Ngọc Bái, người đã rời Huấn Khu về Saigon thăm nhà hôm trước, lại quay trở lại. Ông buột miệng hỏi:
-Ủa, Đ/U Thảo còn ở đây à?

-Bộ huynh trưởng tưởng tôi mang phao lặn theo ông Thiệp kiếng cận rồi sao?
-À, hay toa lấy Honda “dzọt” về nhà chút xem sao. Đường còn đi được mà!
-Thiếu Tá già rồi còn vì trách nhi ệm mà trở lại đơn vị với anh em, còn tôi, trong tình huống này lòng dạ nào bỏ đơn vị?
-Ừ, thôi anh em mình cùng ở lại, có gì thì cùng chiến đấu bên nhau. Mà Đ/U Thảo Ròm, làm sao thì làm chứ tôi đã từng vào Lý Bá Sơ cách đây mấy mươi năm, ớn lắm rồi nhé!

Tại văn phòng Chỉ Huy Phó đêm 29 tháng 4, trường Quân Báo có một cuộc họp mặt bỏ túi gồm có Trung Tá Nguyễn Ngọc Bích, Chỉ Huy Phó kiêm Trưởng Khối Huấn Luyện trường Cây Mai, Trung Tá Phạm Văn Đẫu, Thiếu Tá Bái, Hiền, Kiệt và Đ/U Thảo, không khí nặng nề, âu lo. Anh em chửi thề khi nghe tiếng mõ thanh la, trống các loại của cộng sản đập gõ ở vòng ngoài hàng rào phòng thủ sau cổng số 9, đường ra bãi tập của Trường Bộ Binh cũ. Kèm theo những tiếng gõ đủ thứ, âm thanh ồn ào của tiếng loa vọng vào Huấn Khu: “Hàng sống, chống chết. Hãy về với nhân dân để được khoan hồng!”

Việt cộng cứ loa, cứ gõ, các sĩ quan trong Huấn Khu vẫn âm thầm chia nhau trực và kiểm soát vị trí phòng thủ của anh em. Tr/T Đẫu lên tiếng, giọng ông buồn buồn:
-Anh em mình không còn bao nhiêu người, T/Tá Hiền và Đ/Uý Thảo quen trận mạc, Thảo điều động anh em án ngữ mặt tiền đơn vị, còn Hiền phụ mặt sau với chúng tôi.
-Trung Tá yên chí, chúng ta sẽ chơi xả láng nếu chúng tràn vô Huấn Khu.
-Thảo liên lạc thường xuyên bên phòng sĩ quan trực để phối hợp với anh em bên Tổng Quản Trị và Trường Hành Chánh Tài Chánh nghe.

Giờ Bắc quân tấn công đã tới, khỏang 4 giờ sáng trời còn mờ mờ, chim chóc trong các tàng cây nháo nhác bay cao thì hàng loạt súng cối của địch pháo vào Huấn Khu, tiếp theo sau là súng nổ dữ dội giữa ta và địch ở bên Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia. Bắc quân dồn nỗ lực thanh toán mục tiêu Học Viện CSQG ở ngoài vòng rào phòng thủ Huấn khu, chênh chếch phía Tây Bắc của cổng số 1, gần Chợ Nhỏ, trước khi tập trung quân ào ạt tấn công HKTĐ với lực lượng mạnh hơn. Sự chống trả dũng mãnh và can trường của anh em bên Học Viện CSQG cuối cùng đã tắt sau 2 giờ cầm cự.

Máu đã đổ, tang thương chết chóc đang mò dần đến các hàng rào phòng thủ. Các đơn vị phòng thủ bị địch vây tứ hướng, chúng đang nhìn vào Huấn Khu thăm dò. Không gian yên tĩnh, một thứ yên tĩnh rợn người. Địch đang vây Saigon, họ không hiểu nổi tại sao các đơn vị xa Saigon mấy chục cây số vẫn còn chiến đấu quyết liệt!

6 giờ sáng, Bắc quân pháo vô Huấn Khu mà quả pháo đầu tiên rơi ngay cửa văn phòng sĩ quan trực Trần Văn Trung. Các mũi tấn công của địch đồng loạt đâm thẳng vào các phòng tuyến của HKTĐ, áp lực nặng nhất là khu nghĩa trang.
Đ/Úy Trần Văn Trung đề nghị đưa tất cả vũ khí của Huấn Khu ra các kháng tuyến, M72, lựu đạn, súng lớn, súng nhỏ, thùng đạn… Riêng mặt vòng cung kháng tuyến từ khu nghĩa trang qua phía sau Câu Lạc Bộ Dân Sự, có khoảng vài chục đại liên 30 đang chĩa nòng ra ngoài, dây đạn nối vào ổ súng. Tất cả sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng.

Trong khi pháo của địch đang còn rót vào Huấn Khu thì em trai của Trung là Nam đã lọt được vào Huấn Khu tìm và gọi Trung về Saigon. Nam hổn hển:
-Anh Trung, nhà bảo anh trốn về gấp để di tản bằng máy bay của anh Lê Trần Cát, cả nhà còn chờ anh, có anh nhà mới đi
-Trời ơi, giờ này mày lên vùng tử địa này làm gì? Tao ở lại với anh em. Các đơn vị còn chiến đấu làm sao tao về. Tao ở lại, tới đâu hay tới đó, mày đi về đi!
-Làm sao em về, tụi nó bắn tùm lum tà la ngoài Chợ Nhỏ. Hay anh cho em cây súng, em ở lại với anh!
Trung quăng vội cho thằng em cái nón sắt, cây súng , áo giáp và cây Carbin M1:
-Mày nằm giao thông hào gần tao, cứ chĩa súng ra hướng gò mả. Tụi nó tràn vô cứ việc bóp cò như tao đã chỉ cho mày lần trước. Nhét vào túi mấy kẹp đạn nhanh lên!
Còn nữa

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire