Caroline Thanh Hương
http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/08/chut-nghia-cu-cang-tiep-theo-cau-chuyen.html
Chuyện Thanh Hà
(tiếp theo Chút
Nghĩa Cũ Càng)
Kỳ 7
* Bút Xuân Trần
Đình Ngọc
Hồi âm thầm bỏ ông quan chức
cấp lớn ra đi vì lời đe doạ dữ tợn của bà vợ cả của ổng: cụt tay, cụt giò hoặc
bị nguyên một chậu át-xít tạt vào mặt, Thanh
Hà chẳng biết làm gì để sinh sống. Chơi không nửa năm, Hà đã cạn tiền vì ăn
quen, tiêu quen, nhịn không quen. Như đã nói, Hà có máu đánh bài nên tiền núi
cũng hết. Có những sòng bài bán công khai do chủ sòng ăn chịu với công an khu
vực nên con bạc tha hồ ra vào công khai. Sòng này có đủ roulette, bài ba lá,
bài cào, xóc đĩa, tứ sắc chỉ thua Las Vegas, Bicycle, Commercial, Pechanga hay
Reno ở Hoa Kỳ là không có máy kéo Jackpot mà thôi.
Khi Thanh Hà không còn tiền, ngay cả đồ nữ trang ông
cấp lớn sắm cho cũng ra đi với những cây bài đỏ đen, một chị quen Hà trong sòng
bài rủ Hà đi lấy chồng Hàn quốc xem sao? Hà hỏi muốn như thế thì phải làm gì?
Chị kia bảo để chị giới thiệu cho, nhưng phải đến một nơi đóng lệ phí, người ta
cho hẹn, đúng ngày “thoát y vũ” ra cho đàn ông Đại Hàn nó chọn, nó có ưng nó
mới lấy và sau đó mới làm thủ tục để lập hôn thú và đi Hán thành.
Thanh Hà nghe thủ tục rườm rà thấy hơi nản. Chị kia
bảo, chẳng phải ghi tên mà được đi thi ngay đâu, người đông lắm, cả sinh viên
sắp ra trường, có người phải chờ 6 tháng hay hơn nữa mới được thi. Thi rồi, có
lọt vào mắt mấy thằng Đại Hàn “nhà quê” hay không lại là chuyện khác.
Sau đó vì hết
tiền đánh bài, bẵng đi cả tháng Thanh Hà không đến sòng bài nên chuyện lấy
chồng Hàn quốc rồi cũng quên mau!
o0o
Những người đàn
bà muốn làm đàn ông say mê trước hết phải chăm sóc sắc đẹp. Cô, bà nào mà không
biết chuyện này, trừ những người nhà quê chân lấm tay bùn! Nhất da nhì dáng!
Không biết ai đã nói thế?. Dáng của Thanh Hà rất thanh với những đường cong
tuyệt mỹ; còn da Hà đã trắng, nàng lại mặc cái áo kimono chế tạo tại Tokyo bằng
sa-tanh mỏng mầu trắng phớt hồng trông thật hấp dẫn. Cái kia mầu xanh nhạt. Hai
cái áo này là do một khứa lão người Việt từ Anh về tặng, mỗi cái để trong một
cái hộp thật sang trọng. Khứa lão này vào tuổi cổ lai hi, vợ mới chết ba tháng,
về Việt Nam chơi giối già, bao Thanh Hà đi tour với lão 3 tuần từ Saigon ra Hà
Nội, đi Champa, đi Đồ sơn, cả Vịnh Hạ Long. Lão không có vợ lại khá tiền nên
lão tha hồ vung vít.
Chuyến ấy, Hà
kiếm được khá bộn, sau khi giữ một ít cho mình, Hà mang về biếu mẹ 1,000 đôla.
Nhưng khổ nỗi, Hà có máu bài bạc, bao nhiêu tiền làm được, Hà nướng trong sòng
bài đỏ đen. Mà chẳng riêng Hà, nhiều ca sĩ, vũ nữ, doanh gia, gái gọi, ngay cả
các phu nhân ông lớn… cũng chơi xả láng. Đống tiền cả mấy triệu trước mắt, tại
sao nó không phải là của mình nhỉ? Dễ ợt, quơ tay là tới, xa xôi gì, chỉ vài
con bài đỏ, thần tài gõ cửa là vơ!
Sau trận tình
nồng cháy, Tony ngả xuống ngủ khò là Thanh Hà vào phòng tắm, thói quen của Hà
mỗi khi gặp đàn ông không thì Hà cảm thấy nhếch nhác không sao ngủ được. Hà có
mang đủ sì-líp, sú-chiêng thứ deluxe của Pháp, Anh và Hoa Kỳ nhưng nàng không
có thói quen mặc đồ lót khi lên giường, dù là ngủ với bạn tình, với khách, với
bạn gái hay ngủ một mình.
Hà không thích
cái gì vướng víu vào người, ngay chiếc nhẫn, cái đồng hồ, bắt buộc thì phải đeo
chứ không thích. Hồi cặp bồ với tay cấp lớn, ông ta tặng Hà một đôi vòng ngọc
thạch mầu đỏ rất hiếm quý vô cùng đẹp, nói là của bà Dược sư Trang H. tỉ phú
thời Việt Nam Cộng hoà, bà này bỏ của chạy lấy người, kim cương, hạt xoàn, đá
quý đựng đầy một cái mũ cói không đem theo được, một số vào tay ông lớn “chồng
hờ” của Thanh Hà.
Dạo đó, thấy Hà
không đeo, ông lớn một bữa bảo:
“Sao em không
đeo đôi vòng ngọc thạch quý anh tặng?”
Hà bẽn lẽn trả
lời:
“Xưa nay em
không thích đeo cái gì vào người, ngay cả đồng hồ, nhẫn cưới.”
Ông bảo Hà lại
ngồi trên lòng ông, ông hôn, vuốt ve đôi bàn tay đẹp rồi bảo:
“Đời anh, anh
chưa cưng ai như cưng em vì em là Mị Nương, Huyền Trân, Kiều Nguyệt Nga, Dương
vân Nga của anh. Em hãy ráng đeo đôi vòng ngọc, nó càng tôn nhan sắc em lên để
anh ngắm. Em cũng phải đeo chiếc nhẫn ma-dê hạt xoàn anh tặng để người lạ biết
hoa đã có chủ kẻo mấy thằng ba búa tán tỉnh mất công! Nghe không em?”
“Dạ nghe!”
Ông lớn hừng chí
hôn đánh choét vào má Hà một cái. Xong ông bảo Hà đi lấy quần áo cho ông thay
để đi họp. Hình như ông ta họp suốt ngày, Hà thầm nghĩ, bởi lúc nào ông cũng
nói phải đi họp.
Thanh Hà vâng
vâng dạ dạ với lão già cho qua chuyện chứ thực lòng Hà tởm y vô cùng. Một thằng
nhà quê học chưa xong lớp Ba trường làng, mồm vẩu ra chỉ thấy răng là răng, mỗi
cái to như cái bàn cuốc, mắt ốc nhồi, đôi lông mày chổi xể, tướng hung ác, hút
thuốc suốt ngày, ăn nói bậm trợn, gặp thời gặp thế nên chó nhảy bàn độc, chứ
chả có tài cán chi. Mỗi lần nghe y nói đi họp là Hà mừng thầm. Hà mong cho y cứ
đi hoài không về, càng đi lâu càng tốt bởi Hà đỡ bị y quấy rầy tình dục. Y có
con vợ cả, nghe gia nhân nói là thứ dữ dằn chằn ăn trăn cuốn. Đôi khi chán
ngán, Hà tính đi làm ôsìn bên Đài Loan cho rồi nhưng suy đi tính lại, cũng là
bán cái thân nhưng bán cho mình thằng già vô học này còn hơn bán cho cả lũ cả
lĩ bọn tàn phế, mua về cốt chỉ để gỡ cho đủ vốn đủ lời với cả gia đình thằng
chồng gần chục thằng đàn ông già trẻ lớn bé không có đàn bà vì chúng đã giết
hết các bé gái từ khi mới sinh.
Với Thanh Hà,
đời đã dạy cho nhiều từ khi bố chết, mẹ đi bán chợ trời rồi bán bún riêu. Cái
áo cổ thìa của Nhật mặc ban đêm là mặc để làm gái, để õng ẹo cho đàn ông mê mẩn
hơn (sẽ có tiền nhiều hơn), khó khăn hơn khi muốn vòi vĩnh chứ thực ra nó chẳng
che đậy được cái gì nhất là với người con gái không thích mặc đồ lót như Thanh
Hà. Trái lại nó thoáng hiện, thoáng ẩn đôi vú tròn căng đang độ tuổi xuân đầy
nhựa sống, vun cao, trắng nhễ nhãi như cả vầng trăng mười sáu lồ lộ trên ngực.
Cái áo cũng cho thấy thấp thoáng cặp đùi thon thả trắng mát như hai khúc giò
lụa, gợi hứng cực kỳ; nó còn cho người đàn ông cảm giác trơn nhẫy, mát rượi bàn
tay khi anh ta xoa trên cặp đùi đẹp tràn đầy sinh lực. Chiếc áo thực đắc dụng
trong phòng the, phụ nữ nào chưa biết nó là chưa biết chiều chồng và chưa biết
sống! Còn Thanh Hà, Hà đã học được nhiều!
Thanh Hà lên
giường nằm, suy nghĩ, cố giữ yên cho Tony ngủ. Nàng nhớ lại Tony hỏi nàng có
muốn sang Na Uy sống với anh không? Thực ra đi khỏi nước, đi nơi nào cũng được
miễn có cuộc sống no cơm ấm áo vì Hà đã chán ở đây quá; nhưng vừa gặp lại, Hà
đâu có rõ tính tình và khả năng của Tony? Liệu anh ta nuôi nổi mình không? Ở
một mình thì sao cũng được chứ đã mang tiếng lấy chồng, cuộc sống chẳng ra gì,
thì thà ở một mình. Ở một mình muốn đi đâu thì đi, muốn chơi với ai mặc ý, muốn
bắt bồ với anh con trai nào vừa mắt, chẳng ai cấm đoán lại không sướng bằng
mười lần lấy chồng?
Thanh Hà đang
suy nghĩ thì bỗng có ba tiếng gõ ở cửa. Đó là mật hiệu các “cò” làm việc với Thanh
Hà.
Tony vẫn ngủ say
sưa. Hà nhẹ nhàng nhón bước hé cửa nhìn ra. Tên Sửu “đầu bò” đứng ngay cửa.
Hình thù thấp lùn và to ngang của y chần dần trước cửa, che lấp ngọn đèn hành
lang làm tối một khoảng lớn. Hà giang rộng thêm cánh cửa rồi lách mình ra
ngoài, khép cửa lại. Sửu “đầu bò” hỏi ngay, giọng rất nhỏ:
“Xong chưa?”
“Xong sao được?
Đêm nay người ta mua trọn gói mà.”
“Nó ngủ hay
thức?”
“Ngủ.”
“Vậy cứ để nó
ngủ. Thay quần áo lẹ lẹ rồi tôi chở đi. Mối này sộp lắm!”
“Không được đâu.
Nó ngủ nhưng biết đâu nó thức dậy bây giờ! Tiền nó chung đủ cho chị Chín Sặc
rồi!”
“Đây cũng là
lệnh chị Chín. Chị Chín bảo Thanh Hà đi theo tôi! Mối này quen lớn với chỉ, có
uy tín lắm, không từ chối được.”
Hà bảo:
“Gọi ghế khác đi, anh đi gọi con Đoan Trinh, con
Sophia, con Laura, con Làn, con Mùi, con Thanh Lan, con Tường Vân...Còn cả đống
đấy!”
“Đứa nào đêm nay
cũng ngậm (bận) rồi. Vả lại lão già này mới ở Pháp về, lão o-đơ đích danh Thanh
Hà, không hiểu lão đã nhìn thấy Hà ở đâu. Đưa ghế (gái) khác, lão biết ngay.
Chị Chín Sặc coi bộ nể lão lắm vì lão là anh em cọc chèo với một tay cấp lớn
lắm!”
Thanh Hà nhăn
nhó:
“Người này là
bạn học từ xưa, anh ta cất công từ Na Uy về kiếm tôi, làm vậy coi không được tí
nào!”
Sửu “đầu bò” nói
chắc nịch:
“Nhưng mối sộp
nhất định phải kêu cho bằng được Hà đêm nay! Mối sộp lắm nên chị Chín bắt tôi
phải đưa Hà đến. Không nghe lời chỉ, chỉ giận cho mà coi. Chỉ cũng cho hay chỉ
chia phần hơn cho Hà! Nào lẹ lên kẻo thằng kia nó thức, lỡ hết. Xong việc tôi
đưa Hà trở lại đây!”
Phần hơn đây là
hơn một nửa, 55% hay 60%, lẽ ra Hà chỉ được 40 hay ít hơn. Hoặc đã bao lương
tháng (lúc đắt lẫn lúc ế) thì không có đồng nào.
Thanh Hà bảo
Sửu:
“Mấy giờ rồi?”
“Hai giờ 35.”
“Anh chờ tôi
thay áo.”
Thanh Hà rón rén
trở vào phòng. Tony vẫn ngủ say sau mấy ly rượu và thoả mãn. Chỉ 5 phút, Hà trở
ra với bộ quần áo mặc lúc ban tối, đôi giầy đen cao gót, chút son môi và chút
má phấn. Hà đã có kinh nghiệm, không thể mặc bộ khác, lỡ lúc về khứa đã dậy, có
hỏi đi đâu về thì cứ nói thấy đói bụng, xuống cổng coi xem có hàng quà chưa?
Nếu thay bộ quần áo khác sẽ bị nghi.
“Sợ chỉ giận chứ
mấy đêm nay tôi ít ngủ, mệt lắm.” Thanh Hà bảo tên Sửu.
Hai người xuống
chỗ để xe. Sửu “đầu bò” nổ máy, Thanh Hà ngồi phía sau ôm lấy eo Sửu, Sửu rồ
máy rồi cho xe lao đi. Chiếc Suzuki phân khối lớn kêu to quá trong đêm khuya
Saigon, giờ này mới là giờ họ nhà vạc làm việc: nhậu khuya, nhảy đầm, thuốc
lắc, ma tuý, gái gẩm, nhiều áp-phe bí mật khác không ở trong nghề không biết
được.
o0o
Thanh Hà trở về
khách sạn Mỹ Kim vào lúc hơn 5 giờ sáng nghĩa là chỉ ở trong “Khách sạn 84”
chưa đến hai tiếng đồng hồ.
Tên ông này là
Lùng, ông nói dối ở Pháp về nhưng thực sự là từ Mỹ, có người anh em cọc chèo
làm rất lớn, người này khá quen biết với chị Chín Sặc nên mọi chuyện dễ dàng.
Thực ra mới về vài lần, ông Lùng làm sao biết Thanh Hà nhưng nhờ một người bạn
già của ông ta tên Cang, cũng từ Mỹ về, đã đến động của chị Chín Sặc, ông Cang
dụng tâm ăn cắp được một tấm ảnh của Thanh Hà, Cang liền khoe với Lùng, Lùng mê
ngay. Đêm nay, Lùng ó-đơ đích danh Thanh Hà.
Hai vợ chồng ông
Lùng từ Mỹ về thăm Sàigòn mới được dăm ngày. Đêm đó, nhờ người anh em cọc chèo
nói dối và chở đi, bà vợ không nghi ngờ gì. Tay làm lớn dùng cell liên lạc với
chị Chín Sặc, chị nói ai chớ xếp lớn thì đàn em phải phục vụ hết mình. Mọi việc
sắp đặt xong xuôi, tay làm lớn dặn ông Lùng cứ thoải mái đợi ở khách sạn 84,
xong y đi du hí nơi khác.
Lẽ ra ông Lùng
thích đóng tiền cho cả đêm nhưng chị Chín Sặc nói Hà ngậm rồi, vài tiếng thì
chị giúp, không thì để lúc khác. Ông Lùng chẳng còn cơ hội nào đi nữa nên sao
cũng ưng và Thanh Hà đã gặp ông ta trong gần hai giờ đồng hồ.
o0o
Sửu “đầu bò” thả
Thanh Hà xuống bãi đậu xe xong rú ga đi thẳng. Gần sáng rồi, hắn cũng buồn ngủ
quá. Hà leo thang lên lầu, người như mất máu. Rã rời vì mất ngủ mấy đêm liền,
Hà lẻn vào phòng như đứa ăn trộm.Tony
ngủ say như chết, cái máy lạnh vẫn chạy rè rè. Hà chỉ còn kịp cởi bỏ
quần áo nhẹ nhàng lên nằm cạnh Tony, đắp cái chăn đơn đến ngực, đi vào giấc ngủ
sau vài phút.
Có lẽ cũng được
một giấc dài, mê mệt chẳng biết trời đâu đất đâu, khi Thanh Hà vẫn đang ngủ
bỗng cảm thấy có hai cánh tay ôm gọn lấy mình làm Hà chợt thức giấc. Hà biết đó
là Tony.
“Để em ngủ tí
nữa, em mệt quá!”
Giọng Tony mơn
trớn:
“Ừ, cứ ngủ đi.
Để anh ru cho em ngủ!”
“Nhưng nằm bên
anh khó ngủ lắm!”
“Em cũng yêu anh
sao?”
“Sao không? Anh
là tình yêu đầu đời của con bé ngây thơ trong trắng ngày xưa là em. Anh về đây
làm em nhớ lại quãng đời đáng sống ấy, em cứ tiếc hùi hụi.”
Tony vỗ nhè nhẹ
vào mông Hà nhưng Hà không ngủ lại được. Im lặng một lúc, mỗi người theo đuổi
một ý nghĩ riêng tư. Lát sau:
“Anh còn yêu em
hông, Tony?”
“Có lúc nào anh
ngớt yêu em đâu?”
“Vậy hãy nghe
em. Hãy thôi yêu em đi. Đừng yêu em nữa!”
“Sao lạ vậy,
Thanh Hà?”
“Vì...vì...em
không còn xứng đáng với anh nữa!”
Tony lấy tay bịt
miệng Thanh Hà:
“Hà đừng nói
vậy. Nghề em phải làm là vì miếng sống, không phải vì sa đoạ. Có biết bao kẻ là
mệnh phụ phu nhân, là phụ nữ đứng hàng đầu trong xã hội, tiền bạc, chức tước dư
thừa nhưng truỵ lạc, sa đoạ, nhờm gớm triệu lần hơn những cô gái đáng thương vì
hoàn cảnh như em. Nếu em hứa sống với anh thì anh sẽ yêu em suốt đời cho đến
khi đầu bạc răng long. Em tin anh đi!”
“Nhưng em vẫn
thấy thế nào ấy. Em không còn gì để làm vợ anh nữa!”
“Em còn nhiều
cái cho anh. Nếu được nằm với em thế này đến mãn đời, đổi cái gì anh cũng
chịu.”
Tony xoay mặt Hà
sang phía mình, hôn vào môi Hà say đắm. Hà nhớ lại ông già vừa nãy, ông ta như
con cọp đói mồi, thô bỉ và nhà quê chứ không nhẹ nhàng, tư cách như Tony. Hà
trọng Tony hơn nhiều. Hà say sưa hôn trả Tony rồi hỏi:
“Mấy giờ rồi
anh?”
Tony giơ tay coi
đồng hồ:
“Gần 8 rưỡi rồi
em à!”
“Anh ngủ ngon
không?”
“Chẳng biết trời
đâu đất đâu. Chưa bao giờ từ ngày ra hải ngoại anh ngủ ngon thế. Nhờ em cho anh
tình yêu đấy! Em ngủ ngon không?”
Hà nói dối:
“Em cũng ngủ một
lèo như anh.”
“Đi sang Na Uy
với anh nhé! Lần này chúng ta không mất nhau nữa!”
“Cám ơn anh,
nhưng bây giờ chúng ta chẳng còn gì cho nhau anh ạ!”
Tony luồn tay làm
gối cho Thanh Hà, tay kia ôm chặt lấy tấm thân mát rượi, một chân anh quàng lên
đùi Thanh Hà. Anh vùi mặt vào mái tóc Thanh Hà. Mái tóc đen mun rậm và dài thật
lẳng, thật đẹp, xoã xuống hai bên ngực mỗi khi đứng. Mùi tóc thơm mùi shampoo
chanh Hà mới gội làm Tony lại nổi hứng.
“Anh không thích
em cứ nói mãi câu đó. Hãy quên quá khứ! Chỉ tính đến tương lai. Mảnh bằng Kỹ sư
ở Na Uy của anh đủ bảo đảm cho em một cuộc đời khá giả như mọi người. Em sẽ cho
anh một đứa con. Em sẽ là nguồn hạnh phúc to lớn của anh.”
Thanh Hà đổi đề
tài khi nghe ngoài đường có tiếng rao:“Ai tiết canh lòng heo đây.” “Ai bánh
cuốn Thanh Trì”:
“Tony, anh đói
chưa? Anh muốn ăn sáng chưa?”
“Không, anh chưa
muốn ăn gì. Anh ước cứ nằm mãi thế này với em.”
Tony tung cái
chăn đơn ra. Thân thể người yêu trắng nhễ nhãi dưới ánh đèn néon. Mắt nàng khép
hờ, đôi môi khẽ hé hai hàm răng trắng, làn tóc mây xoã xuống gối nệm trắng
phau. Bộ ngực vun cao phập phồng theo từng nhịp thở như cô gái dậy thì đêm tân
hôn. Mùi nước hoa Taboo từ nệm, gối thoảng lên như những lời mời mọc. Một trận
mưa hôn lên thân thể nóng rực của Hà. Sau giấc ngủ dài, Hà lại cảm thấy dồi dào
sinh lực, Hà lại muốn ân ái với Tony để xoá đi những gì xấu xí dơ bẩn đã diễn
ra với ông già Lùng.
Hình như từ lúc
đi ăn ở Mỹ Cảnh, Tony có cái ma lực làm Hà không cưỡng nổi dù Hà đã có kinh
nghiệm với hàng trăm người đàn ông. Những người kia (như ông Lùng, sao thô bỉ
quá) chỉ là vì tiền mà phải bán thân, sao có thể sánh với Tony là người yêu đầu
đời vừa trẻ trung, thơm tho, vừa phong độ và tư cách, Tony lại yêu Hà tha thiết
và thực tình. Một tình yêu trong sáng, vô vị lợi.
Thanh Hà ghì
chặt Tony như sợ Tony biến mất. Tony đáng yêu quá! Hà hôn Tony cuồng nhiệt. Quả
là từ ngày biết đàn ông, Tony mới là người trong mộng của Hà còn những “ông nội,
ông ngoại” kia, Hà nghĩ lại mà rùng mình.
Cả hai lại mê đi
trong cơn bão tình cuồng loạn chẳng còn biết trời đâu đất đâu!
(còn tiếp)
Bút Xuân Trần Đình Ngọc
Tâm Tình Cùng Nhà Văn Tuổi Vàng Bút Xuân TRẦN ĐÌNH NGỌC – Đinh Văn Tiến Hùng
(TVVN.ORG) Chúng tôi đến thăm Bác vào buổi trưa trước đêm Giáng
Sinh. Xe chạy vòng vòng một lúc mới tìm ra chỗ đậu cho khách đến thăm.
Khu cư xá người già rộng lớn khoáng đãng yên tĩnh, nằm say giấc ngủ
trưa dưới ánh nắng đông ấm áp. Vì có hẹn trước, nên khi nghe tiếng gõ
cửa, Bác ra mở và đón chúng tôi với nụ cười thân mật.
-Mời hai anh vô nhà!
Anh bạn giới thiệu tôi:
– Anh Quân, bạn thân.
– Nghe danh Bác, hôm nay mới hân hạnh được diện kiến- Tôi tiếp lời.
– Tôi cũng nghe tên tuổi anh rồi!
– Vâng thưa Bác, tôi có tuổi nhưng chưa có tên.
Chúng tôi cười xòa. Bác mời ngồi và đun bình nước pha trà. Chúng tôi nhìn quanh căn phòng gọn ghẽ, đầy đủ tiện nghi và chú ý đến chiếc bàn đặt máy điện toán cùng một sấp giấy bên cạnh. Chắc đó là tài liệu Bác đang viết dở dang. Mấy phút sau Bác bưng ra bình trà và gói kẹo. Mùi trà thơm tỏa ra làm căn phòng thêm ấm áp cho buổi trà đàm.
– Sao dạo này sức khỏe Bác thế nào? Bác vẫn tiếp tục sáng tác đấy chứ?
– Cám ơn hai anh! Cũng bình thường thôi. Tuổi cao, sức khỏe giảm dần không ngồi lâu được- Hơn nữa trí nhớ và cảm xúc không còn bén nhạy như xưa.
– Bác nói thế chứ, chúng tôi thấy sức viết Bác còn phong phú và sắc bén lắm. Những bài Bác viết trên các báo và websites vẫn còn lôi cuốn nhiều người đọc. Anh em tôi khó theo kịp.
– Anh Đình nhiệm vụ đa đoan tôi biết rồi! Còn anh Quân thì sao?
– Đàn em thì thật sự lai rai! Lúc nào có hứng thú thì viết lách cho khuây khỏa, học đòi ông Tú Vị Xuyên vì ‘Nhập thế cục bất khả vô văn tự, chẳng hay ho cũng húng hắng lấy một vài…’
– Tôi đã đọc những bài anh viết! Tại sao chỉ viết cho báo Công Giáo, ít thấy viết cho báo đời?
Tôi mỉm cười:
– Thưa Bác! Về chính trị đàn em không có nhận định sâu sắc, về quân sự lại thiếu kinh nghiệm chiến trường và phần lớn báo chỉ cần lấy được nhiều quảng cáo, còn tin tức, bài viết quá dồi dào trên mạng lưới nhện, đâu cần người viết mướn.
– À mà sao, tôi chỉ thấy anh làm thơ, ít viết văn xuôi?
Anh bạn chen vào:
– Tôi nhiều lần đề nghị anh viết cho thêm phần phong phú, nhưng anh lưỡng lự dè dặt.
– Tại sao vậy?
– Văn xuôi trong báo đạo thường là những bài thiên về thần học, tín lý, linh thiêng huyền diệu… Tôi không đủ trình độ để viết, nên nhường cho các vị uyên thâm hơn. Còn thơ, tuy khó mà lại dễ, vì chỉ cần cảm xúc với lòng mến Chúa, yêu người, noi gương Đức Mẹ và Các Thánh là được, không sợ bị phê bình chỉ trích… Tôi cũng không có khả năng viết đủ thể loại như Bác đâu!
Bác nhìn anh bạn như hỏi ý kiến thế nào.
– Anh ấy nói đúng thế! Tôi rất thích những truyện Bác viết rất hấp dẫn với kinh nghiệm dồi dào, nêu cao tinh thần đạo đức là những bài học qúi giá đầy tính nhân bản.
– Cám ơn anh! Còn các anh nghĩ thế nào về những người cầm bút tại quốc nội cũng như hải ngoại?
– Câu hỏi Bác đua ra cho chúng tôi rất khó và tế nhị khi phải trả lời. Chúng tôi không muốn phê bình so sánh. Nhưng thực sự phải công nhận những người cầm bút trước năm 75 tại Miền Nam: Phong phú đa dạng, có kiến thức và kinh nghiệm, lại yêu nghề. Nên đã xuất hiện nhiều tác phẩm rất giá trị về mọi lãnh vực. Nhưng lớp người này đang mai một dần, số ít còn lại trong nước không thể bẻ cong ngòi bút viết theo yêu cầu của Cộng Sản. Phần lớn ra được nước ngoài nay đã già yêu giới hạn trong việc sáng tác, cũng may một số tác phẩm của họ được in lại trước khi
nằm xuống. Riêng lớp trẻ hải ngoại hiện nay, môt số tốt nghiệp ngành truyền thông báo chí, thực sự đã đi vào dòng chính khi viết với văn từ, tư tưởng của quốc gia đang sinh sống. Còn một số không chuyên nghiệp coi viết lách làm báo như mọi nghề không phải là nghiệp. Vì nghĩ rằng: Nếu không có bằng cấp chuyên môn, ta có thể mở 1 cơ sở thương mại, nhà hàng… hay ra 1 tờ báo lấy được nhiều quảng cáo cũng đủ sống. Còn trong nước hiện nay dưới chế độ Cộng Sản, làm truyền thông báo chí chỉ là những tên bồi bút, được uốn nắn phải viết theo theo đường lối Đảng vạch sẵn. Hơn 600 tờ báo chỉ có 1 tổng chủ bút là Bộ Chính Trị. Đến nỗi có 1 nhà văn phản kháng viết câu truyện ‘Thi sĩ máy’ đề nghị chính quyền CS nên chế ra 1 chiếc máy và đúc sẵn 100 từ ‘nghiệp vụ’. Khi cần, chỉ lựa những từ theo ý muốn bỏ vào máy là sẽ có một bài thơ hay một bài văn đúng tiêu chuẩn Đảng đề ra, vì chỉ cần ’hồng hơn chuyên’.
Chính vì những ưu tư và tầm quan trọng để văn hóa thuần khiết Việt Nam khỏi bị mai một, chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ lớp người trẻ cầm bút tại hải ngoại có khả năng và thực tâm yêu nghề.
Biết Bác trước năm 75 là nhà giáo và cựu cân biểu Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi chuyển hướng câu chuyện nhắc đến môt vài nhân vật trong chính quyền mà chúng tôi đã từng tiếp xúc và sống gần họ. Bác đưa ra những nhận xét rất thẳng thắn và trung thực về những người này. Rồi Bác kết luận:
-Miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản do những thế lực ngoại bang giật giây trao đổi. Nhưng thật ra, một số nhân vật cao cấp trong chính quyền và tướng lãnh quân đội cũng tiếp tay cho Cộng sản xâm chiếm VNCH. Những người này đã và sẽ phải trả giá hành động họ làm và lịch sử sẽ phê phán cách chính đáng. Chúng ta không cần đi vào chi tiết vì đã được nói đến quá nhiều qua sách báo phê bình chỉ trích và những hồi ký thanh minh chạy tội …
Bác đứng lên tới bàn viết lấy mấy tác phẩm xuất bản năm 2009, đề tặng chúng tôi mỗi người 2 quyển; 1 tập thơ và 1 tập truyện ngắn. Tôi mở trang đầu thấy hàng chữ: ‘Thân tặng thi sĩ….’ và liếc nhìn anh bạn cũng đang ái ngại như tôi:
– Xin Bác cư ghi tên anh em tôi là được rồi! Người ta có bằng cấp học vị cao xưng danh là đúng thôi. Còn khả năng nghề nghiệp như chúng tôi nên để người đời đánh giá. Ngoài ra, ít nhất cũng phải có 1, 2 tác phẩm ra mắt để làm ‘chứng chỉ’ mới được phép ngồi ‘chung chiếu’ trên thi văn đoàn hải ngoại chứ!
– Thôi các anh đừng nhún nhường! Tôi có đọc bài thơ anh Quân ‘thanh minh thanh nga’ rồi đó. Nhắc lại xem nào?
Anh bạn liếc nhìn tôi như khuyến khích.
-Thôi thì ‘vâng lời hơn lễ vật’, nhưng bài dài đàn em chỉ còn nhớ mấy câu đầu.
“Tôi không phải là thi nhân Công giáo,
Mà chỉ là người Công giáo làm thơ,
Cả đời tôi không biết đến bao giờ,
Mới trở thành một nhà thơ tên tuổi?
Nhưng điều đó tôi không hề tiếc nuối,
Vì cuộc đời đã là một bài thơ.
Sống trọn vẹn với năm tháng ngày giờ,
Đó chính là bài thơ muôn vần điệu….’
Thấy câu chuyện tâm tình đã lâu, sợ Bác mỏi mệt và cần chuẩn bị đi dự lễ Giáng Sinh. Chúng tôi cáo từ và hẹn sẽ có dịp trở lại thăm Bác. Bác tiễn chúng tôi ra tới cổng và cùng chụp mấy tấm hình kỷ niệm. Trời đã xế chiều, lác đác một vài người vào thăm thân nhân sau buổi tan sở về. Bác nhìn chúng tôi ra xe, vẫy tay chào tạm biệt dưới nắng chiều đổ bóng…
Chúng tôi Đến Thánh đường tham dự Lễ Giáng Sinh cùng với Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam. Sau đó về nhà ăn Reveillon đầm ấm cùng gia đình, cắt bánh Sinh Nhật mừng Chúa Giáng trần mà tôi được diễm phúc ăn theo. Và trao nhau những phần quà đặt dướt chân cây Noel lấp lánh đèn màu. Tôi rất cảm động khi mở quà con gái trao tặng: Một máy điện toán tôi đang mong đợi để có chút thoải mái trong tuổi về chiều.
Cảm tạ Hông ân Thiên Chúa đã cho tôi được chào đời cùng ngày tháng với Chúa Hài Đồng.
Cám ơn người bạn đời thân yêu đã kiên nhẫn chịu đựng hỗ trợ tôi hơn suốt 40 năm lận đận.
Cám ơn con gái thân thương luôn quan tâm săn sóc tôi những ngày tháng cuối đời.
Cám ơn đứa cháu ngoan cho tôi niềm ấm áp và hy vọng vào tương lai thế hệ trẻ.
Cám ơn những người bạn quý gởi lời chúc chân tình.
Cám ơn các em trước đây tôi được hân hạnh hướng dẫn và giờ đã già dặn và có địa vị, vẫn đến thăm hỏi thân tình.
Cám ơn Bác Bút Xuân đã trao tặng 2 món quà tinh thần quý giá.
Sau những ngày nghỉ lễ, tôi đã đọc 2 tác phẩm Bác trao tặng:
*Tập Thơ ‘Sau Giờ Kinh Chiều’ gồm 160 bài thơ Đạo- trong đó có 1 số bài nguyên tác từ Anh ngữ dịch qua thơ Việt – sắp xếp theo thứ tự abc. Thơ cảm xúc cô đọng trong ý lời và tác giả muốn truyền đạt rung cảm mình qua người đọc, nên lời thơ đơn sơ bình dị, âm điệu nhẹ nhàng thanh thoát, ý thơ chân tình không gò ép gượng gạo. Vì thế đọc thơ, nếu ta thấy rung cảm xin đọc tiếp và nếu không cứ gấp sách lại, đừng vội phê bình. (Viết đến đây, tôi nhớ lại thời gian ở tù Cộng Sản cùng với một nhà thơ tên tuổi tại biên giới Trung- Việt. Chúng tôi hỏi anh: Tại sao nhiều bài thơ anh viết, chúng tôi chẳng hiểu anh muốn nói gì? Anh tủm tỉm cười trả lời: Tớ còn không biết mình muốn nói gì, huống chi các cậu! Thế mới là trường phái ‘thơ bí hiểm’…)
* Tập truyện ngắn ‘Tình Mẹ Con’ gồm 17 truyện: Ít đạo nhiều đời, nhưng đầy tính nhân bản nên đạo lại vào đời, (không như một số người lợi dụng và ngụy biện đem âm nhạc vào cung thánh đường, làm mất đi sự trang nghiêm tôn kính). Nếu thơ là cô đọng tâm tư, thì truyện lại trải rộng tâm tình. Tập truyện gồm nhiều nội dung khác nhau, nhưng khái quát có thể chia thành 3 loại:
1. Truyện mang sắc thái truyền thống dân tộc: ‘Tình Mẹ con, Lão Mốc, Tình Người Nghĩa Khuyển…’ gợi lại những hình ảnh phong tục, tập quán, cuộc sống bình dị… nhưng đầy tình người nơi làng xóm quê xưa.
2. Truyện tình thơ mộng : ‘Chử Đồng Tử & Tiên Dong, Bản Nhạc Chiều, Bông Hồng Nhung…’ mô tả những mối tình thơ mộng lãng mạn nhưng cao thượng trong sáng, khó tìm thấy trong xã hội ngày nay.
3. Truyện người viễn xứ: ‘Có Một Ngày Mai, Công Cha Nghĩa Mẹ, Những Mảnh Đời Đầu Đường Xó Chợ, Đĩa Tóp Mỡ…’ kể lại sự va chạm khó tránh giữa hai thế hệ mới cũ và những trăn trở, buồn phiền, khổ lụy… của cả hai thế hệ.
Ngoài ra còn 2 truyện mang tinh thần đề cao hay xây dựng điều hay cái dở: ‘Phở- Đi Đám Cưới’.
Tôi thích lối viết mộc mạc chân tình của tác giả, không cầu kỳ chải chuốt, lựa lọc làm dáng ngôn từ… Đọc nhiều truyện gợi lại cho tôi những kỷ niệm đẹp tưởng đã chôn vùi trong quá vãng. Rất tiếc những hình ảnh khó quên ấy tôi không thể diễn tả chân thực được ví lúc đó tôi còn là một đứa trẻ ngây thơ.
Qua phần tiểu sử, nhận thấy tác giả có một nhiều kinh nghiệm về nhiều lãnh vực:
– Giáo dục: 7 năm là nhà giáo và là soạn giả 1 số sách giáo khoa về văn chương, triết học cho các lớp Tú Tài I và II.
– Chính tri: 4 năm dân biểu Quốc Hội VNCH với chức vụ chủ tịch Ủy Ban Phát Triển Nông Thôn và tham dự Hội Nghị Liên Hiệp Nghị Sĩ Quốc Tế tại Rome 1972.
– Xã hội: 20 năm làm chuyên viên Xã Hội Quận Cam California.
– Văn hóa: 40 năm miệt mài nghề văn nghiệp bút, đã xuất bản trên 20 tác phẩm trong và ngoài nước nhiều thể loại: Giáo khoa, triết học, văn học, thơ, truyện ngắn, truyện dài, bút ký cùng nhiều bài viết trên báo chí và mạng điện tử với nhiều bút hiệu: Bút Xuân, Xuân Vũ, Trần công Tử.
Hiện nay, dù đã trên 80 tuổi Bác vẫn tiếp tục sáng tác và cộng tác thường xuyên trong nhiều năm qua với Nguyệt San Hiệp Nhất và một số mạng điện tử.
Đó chỉ là vài dòng sơ lược về nhà giáo, nhà văn, nhà thơ… TRẦN ĐÌNH NGỌC..
Đây không phải là bài nhận đinh phê bình hay điểm sách về 1 tác giả và tác phẩm, cũng không có ý muốn ‘mặc áo thụng vái nhau’- nhưng chỉ là câu chuyện tâm tình cùng một Người Anh khiêm tốn đáng kính và ghi nhận những đóng góp miệt mài gần cả cuộc đời để giữ gìn sự trong sáng của văn hóa Đất Nước, xây dựng một thế hệ trẻ lành mạnh tương lai – mà một số người đã cố tình quên đi hay che lấp để đề cao những sản phẩm văn hóa lai căng, không có một chút bản săc đân tộc- lại còn khoe khoang là bảo tồn văn hóa quý báu đáng lưu lại cho con cháu chúng ta. Ôi! Những lời ru ngủ trâng tráo này đã làm lu mờ đầu óc nhiều người.
Tân Niên, nguyện cầu Bác còn đủ sức khoẻ để trao lại cho đời những Bông Hoa tinh thần tươi đẹp. Kính chúc: Bút Xuân Tuổi Vàng đón nhận nhiều Hồng Ân Thiên Chúa trao ban.
Mượn lời Hai Môn Đệ Emau, xin Chúa nâng đỡ an ủi Bác trong lúc tuổi già bóng xế:
‘Xin Ngài ở lại cùng con,
Vì chiều ngã bóng hoàng hôn xuống dần.’
Đinh Văn Tiến Hùng
nguồn
https://www.tvvn.org/tam-tinh-cung-nha-van-tuoi-vang-xuan-tran-dinh-ngoc-dinh-van-tien-hung/
-Mời hai anh vô nhà!
Anh bạn giới thiệu tôi:
– Anh Quân, bạn thân.
– Nghe danh Bác, hôm nay mới hân hạnh được diện kiến- Tôi tiếp lời.
– Tôi cũng nghe tên tuổi anh rồi!
– Vâng thưa Bác, tôi có tuổi nhưng chưa có tên.
Chúng tôi cười xòa. Bác mời ngồi và đun bình nước pha trà. Chúng tôi nhìn quanh căn phòng gọn ghẽ, đầy đủ tiện nghi và chú ý đến chiếc bàn đặt máy điện toán cùng một sấp giấy bên cạnh. Chắc đó là tài liệu Bác đang viết dở dang. Mấy phút sau Bác bưng ra bình trà và gói kẹo. Mùi trà thơm tỏa ra làm căn phòng thêm ấm áp cho buổi trà đàm.
– Sao dạo này sức khỏe Bác thế nào? Bác vẫn tiếp tục sáng tác đấy chứ?
– Cám ơn hai anh! Cũng bình thường thôi. Tuổi cao, sức khỏe giảm dần không ngồi lâu được- Hơn nữa trí nhớ và cảm xúc không còn bén nhạy như xưa.
– Bác nói thế chứ, chúng tôi thấy sức viết Bác còn phong phú và sắc bén lắm. Những bài Bác viết trên các báo và websites vẫn còn lôi cuốn nhiều người đọc. Anh em tôi khó theo kịp.
– Anh Đình nhiệm vụ đa đoan tôi biết rồi! Còn anh Quân thì sao?
– Đàn em thì thật sự lai rai! Lúc nào có hứng thú thì viết lách cho khuây khỏa, học đòi ông Tú Vị Xuyên vì ‘Nhập thế cục bất khả vô văn tự, chẳng hay ho cũng húng hắng lấy một vài…’
– Tôi đã đọc những bài anh viết! Tại sao chỉ viết cho báo Công Giáo, ít thấy viết cho báo đời?
Tôi mỉm cười:
– Thưa Bác! Về chính trị đàn em không có nhận định sâu sắc, về quân sự lại thiếu kinh nghiệm chiến trường và phần lớn báo chỉ cần lấy được nhiều quảng cáo, còn tin tức, bài viết quá dồi dào trên mạng lưới nhện, đâu cần người viết mướn.
– À mà sao, tôi chỉ thấy anh làm thơ, ít viết văn xuôi?
Anh bạn chen vào:
– Tôi nhiều lần đề nghị anh viết cho thêm phần phong phú, nhưng anh lưỡng lự dè dặt.
– Tại sao vậy?
– Văn xuôi trong báo đạo thường là những bài thiên về thần học, tín lý, linh thiêng huyền diệu… Tôi không đủ trình độ để viết, nên nhường cho các vị uyên thâm hơn. Còn thơ, tuy khó mà lại dễ, vì chỉ cần cảm xúc với lòng mến Chúa, yêu người, noi gương Đức Mẹ và Các Thánh là được, không sợ bị phê bình chỉ trích… Tôi cũng không có khả năng viết đủ thể loại như Bác đâu!
Bác nhìn anh bạn như hỏi ý kiến thế nào.
– Anh ấy nói đúng thế! Tôi rất thích những truyện Bác viết rất hấp dẫn với kinh nghiệm dồi dào, nêu cao tinh thần đạo đức là những bài học qúi giá đầy tính nhân bản.
– Cám ơn anh! Còn các anh nghĩ thế nào về những người cầm bút tại quốc nội cũng như hải ngoại?
– Câu hỏi Bác đua ra cho chúng tôi rất khó và tế nhị khi phải trả lời. Chúng tôi không muốn phê bình so sánh. Nhưng thực sự phải công nhận những người cầm bút trước năm 75 tại Miền Nam: Phong phú đa dạng, có kiến thức và kinh nghiệm, lại yêu nghề. Nên đã xuất hiện nhiều tác phẩm rất giá trị về mọi lãnh vực. Nhưng lớp người này đang mai một dần, số ít còn lại trong nước không thể bẻ cong ngòi bút viết theo yêu cầu của Cộng Sản. Phần lớn ra được nước ngoài nay đã già yêu giới hạn trong việc sáng tác, cũng may một số tác phẩm của họ được in lại trước khi
nằm xuống. Riêng lớp trẻ hải ngoại hiện nay, môt số tốt nghiệp ngành truyền thông báo chí, thực sự đã đi vào dòng chính khi viết với văn từ, tư tưởng của quốc gia đang sinh sống. Còn một số không chuyên nghiệp coi viết lách làm báo như mọi nghề không phải là nghiệp. Vì nghĩ rằng: Nếu không có bằng cấp chuyên môn, ta có thể mở 1 cơ sở thương mại, nhà hàng… hay ra 1 tờ báo lấy được nhiều quảng cáo cũng đủ sống. Còn trong nước hiện nay dưới chế độ Cộng Sản, làm truyền thông báo chí chỉ là những tên bồi bút, được uốn nắn phải viết theo theo đường lối Đảng vạch sẵn. Hơn 600 tờ báo chỉ có 1 tổng chủ bút là Bộ Chính Trị. Đến nỗi có 1 nhà văn phản kháng viết câu truyện ‘Thi sĩ máy’ đề nghị chính quyền CS nên chế ra 1 chiếc máy và đúc sẵn 100 từ ‘nghiệp vụ’. Khi cần, chỉ lựa những từ theo ý muốn bỏ vào máy là sẽ có một bài thơ hay một bài văn đúng tiêu chuẩn Đảng đề ra, vì chỉ cần ’hồng hơn chuyên’.
Chính vì những ưu tư và tầm quan trọng để văn hóa thuần khiết Việt Nam khỏi bị mai một, chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ lớp người trẻ cầm bút tại hải ngoại có khả năng và thực tâm yêu nghề.
Biết Bác trước năm 75 là nhà giáo và cựu cân biểu Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi chuyển hướng câu chuyện nhắc đến môt vài nhân vật trong chính quyền mà chúng tôi đã từng tiếp xúc và sống gần họ. Bác đưa ra những nhận xét rất thẳng thắn và trung thực về những người này. Rồi Bác kết luận:
-Miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản do những thế lực ngoại bang giật giây trao đổi. Nhưng thật ra, một số nhân vật cao cấp trong chính quyền và tướng lãnh quân đội cũng tiếp tay cho Cộng sản xâm chiếm VNCH. Những người này đã và sẽ phải trả giá hành động họ làm và lịch sử sẽ phê phán cách chính đáng. Chúng ta không cần đi vào chi tiết vì đã được nói đến quá nhiều qua sách báo phê bình chỉ trích và những hồi ký thanh minh chạy tội …
Bác đứng lên tới bàn viết lấy mấy tác phẩm xuất bản năm 2009, đề tặng chúng tôi mỗi người 2 quyển; 1 tập thơ và 1 tập truyện ngắn. Tôi mở trang đầu thấy hàng chữ: ‘Thân tặng thi sĩ….’ và liếc nhìn anh bạn cũng đang ái ngại như tôi:
– Xin Bác cư ghi tên anh em tôi là được rồi! Người ta có bằng cấp học vị cao xưng danh là đúng thôi. Còn khả năng nghề nghiệp như chúng tôi nên để người đời đánh giá. Ngoài ra, ít nhất cũng phải có 1, 2 tác phẩm ra mắt để làm ‘chứng chỉ’ mới được phép ngồi ‘chung chiếu’ trên thi văn đoàn hải ngoại chứ!
– Thôi các anh đừng nhún nhường! Tôi có đọc bài thơ anh Quân ‘thanh minh thanh nga’ rồi đó. Nhắc lại xem nào?
Anh bạn liếc nhìn tôi như khuyến khích.
-Thôi thì ‘vâng lời hơn lễ vật’, nhưng bài dài đàn em chỉ còn nhớ mấy câu đầu.
“Tôi không phải là thi nhân Công giáo,
Mà chỉ là người Công giáo làm thơ,
Cả đời tôi không biết đến bao giờ,
Mới trở thành một nhà thơ tên tuổi?
Nhưng điều đó tôi không hề tiếc nuối,
Vì cuộc đời đã là một bài thơ.
Sống trọn vẹn với năm tháng ngày giờ,
Đó chính là bài thơ muôn vần điệu….’
Thấy câu chuyện tâm tình đã lâu, sợ Bác mỏi mệt và cần chuẩn bị đi dự lễ Giáng Sinh. Chúng tôi cáo từ và hẹn sẽ có dịp trở lại thăm Bác. Bác tiễn chúng tôi ra tới cổng và cùng chụp mấy tấm hình kỷ niệm. Trời đã xế chiều, lác đác một vài người vào thăm thân nhân sau buổi tan sở về. Bác nhìn chúng tôi ra xe, vẫy tay chào tạm biệt dưới nắng chiều đổ bóng…
Chúng tôi Đến Thánh đường tham dự Lễ Giáng Sinh cùng với Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam. Sau đó về nhà ăn Reveillon đầm ấm cùng gia đình, cắt bánh Sinh Nhật mừng Chúa Giáng trần mà tôi được diễm phúc ăn theo. Và trao nhau những phần quà đặt dướt chân cây Noel lấp lánh đèn màu. Tôi rất cảm động khi mở quà con gái trao tặng: Một máy điện toán tôi đang mong đợi để có chút thoải mái trong tuổi về chiều.
Cảm tạ Hông ân Thiên Chúa đã cho tôi được chào đời cùng ngày tháng với Chúa Hài Đồng.
Cám ơn người bạn đời thân yêu đã kiên nhẫn chịu đựng hỗ trợ tôi hơn suốt 40 năm lận đận.
Cám ơn con gái thân thương luôn quan tâm săn sóc tôi những ngày tháng cuối đời.
Cám ơn đứa cháu ngoan cho tôi niềm ấm áp và hy vọng vào tương lai thế hệ trẻ.
Cám ơn những người bạn quý gởi lời chúc chân tình.
Cám ơn các em trước đây tôi được hân hạnh hướng dẫn và giờ đã già dặn và có địa vị, vẫn đến thăm hỏi thân tình.
Cám ơn Bác Bút Xuân đã trao tặng 2 món quà tinh thần quý giá.
Sau những ngày nghỉ lễ, tôi đã đọc 2 tác phẩm Bác trao tặng:
*Tập Thơ ‘Sau Giờ Kinh Chiều’ gồm 160 bài thơ Đạo- trong đó có 1 số bài nguyên tác từ Anh ngữ dịch qua thơ Việt – sắp xếp theo thứ tự abc. Thơ cảm xúc cô đọng trong ý lời và tác giả muốn truyền đạt rung cảm mình qua người đọc, nên lời thơ đơn sơ bình dị, âm điệu nhẹ nhàng thanh thoát, ý thơ chân tình không gò ép gượng gạo. Vì thế đọc thơ, nếu ta thấy rung cảm xin đọc tiếp và nếu không cứ gấp sách lại, đừng vội phê bình. (Viết đến đây, tôi nhớ lại thời gian ở tù Cộng Sản cùng với một nhà thơ tên tuổi tại biên giới Trung- Việt. Chúng tôi hỏi anh: Tại sao nhiều bài thơ anh viết, chúng tôi chẳng hiểu anh muốn nói gì? Anh tủm tỉm cười trả lời: Tớ còn không biết mình muốn nói gì, huống chi các cậu! Thế mới là trường phái ‘thơ bí hiểm’…)
* Tập truyện ngắn ‘Tình Mẹ Con’ gồm 17 truyện: Ít đạo nhiều đời, nhưng đầy tính nhân bản nên đạo lại vào đời, (không như một số người lợi dụng và ngụy biện đem âm nhạc vào cung thánh đường, làm mất đi sự trang nghiêm tôn kính). Nếu thơ là cô đọng tâm tư, thì truyện lại trải rộng tâm tình. Tập truyện gồm nhiều nội dung khác nhau, nhưng khái quát có thể chia thành 3 loại:
1. Truyện mang sắc thái truyền thống dân tộc: ‘Tình Mẹ con, Lão Mốc, Tình Người Nghĩa Khuyển…’ gợi lại những hình ảnh phong tục, tập quán, cuộc sống bình dị… nhưng đầy tình người nơi làng xóm quê xưa.
2. Truyện tình thơ mộng : ‘Chử Đồng Tử & Tiên Dong, Bản Nhạc Chiều, Bông Hồng Nhung…’ mô tả những mối tình thơ mộng lãng mạn nhưng cao thượng trong sáng, khó tìm thấy trong xã hội ngày nay.
3. Truyện người viễn xứ: ‘Có Một Ngày Mai, Công Cha Nghĩa Mẹ, Những Mảnh Đời Đầu Đường Xó Chợ, Đĩa Tóp Mỡ…’ kể lại sự va chạm khó tránh giữa hai thế hệ mới cũ và những trăn trở, buồn phiền, khổ lụy… của cả hai thế hệ.
Ngoài ra còn 2 truyện mang tinh thần đề cao hay xây dựng điều hay cái dở: ‘Phở- Đi Đám Cưới’.
Tôi thích lối viết mộc mạc chân tình của tác giả, không cầu kỳ chải chuốt, lựa lọc làm dáng ngôn từ… Đọc nhiều truyện gợi lại cho tôi những kỷ niệm đẹp tưởng đã chôn vùi trong quá vãng. Rất tiếc những hình ảnh khó quên ấy tôi không thể diễn tả chân thực được ví lúc đó tôi còn là một đứa trẻ ngây thơ.
Qua phần tiểu sử, nhận thấy tác giả có một nhiều kinh nghiệm về nhiều lãnh vực:
– Giáo dục: 7 năm là nhà giáo và là soạn giả 1 số sách giáo khoa về văn chương, triết học cho các lớp Tú Tài I và II.
– Chính tri: 4 năm dân biểu Quốc Hội VNCH với chức vụ chủ tịch Ủy Ban Phát Triển Nông Thôn và tham dự Hội Nghị Liên Hiệp Nghị Sĩ Quốc Tế tại Rome 1972.
– Xã hội: 20 năm làm chuyên viên Xã Hội Quận Cam California.
– Văn hóa: 40 năm miệt mài nghề văn nghiệp bút, đã xuất bản trên 20 tác phẩm trong và ngoài nước nhiều thể loại: Giáo khoa, triết học, văn học, thơ, truyện ngắn, truyện dài, bút ký cùng nhiều bài viết trên báo chí và mạng điện tử với nhiều bút hiệu: Bút Xuân, Xuân Vũ, Trần công Tử.
Hiện nay, dù đã trên 80 tuổi Bác vẫn tiếp tục sáng tác và cộng tác thường xuyên trong nhiều năm qua với Nguyệt San Hiệp Nhất và một số mạng điện tử.
Đó chỉ là vài dòng sơ lược về nhà giáo, nhà văn, nhà thơ… TRẦN ĐÌNH NGỌC..
Đây không phải là bài nhận đinh phê bình hay điểm sách về 1 tác giả và tác phẩm, cũng không có ý muốn ‘mặc áo thụng vái nhau’- nhưng chỉ là câu chuyện tâm tình cùng một Người Anh khiêm tốn đáng kính và ghi nhận những đóng góp miệt mài gần cả cuộc đời để giữ gìn sự trong sáng của văn hóa Đất Nước, xây dựng một thế hệ trẻ lành mạnh tương lai – mà một số người đã cố tình quên đi hay che lấp để đề cao những sản phẩm văn hóa lai căng, không có một chút bản săc đân tộc- lại còn khoe khoang là bảo tồn văn hóa quý báu đáng lưu lại cho con cháu chúng ta. Ôi! Những lời ru ngủ trâng tráo này đã làm lu mờ đầu óc nhiều người.
Tân Niên, nguyện cầu Bác còn đủ sức khoẻ để trao lại cho đời những Bông Hoa tinh thần tươi đẹp. Kính chúc: Bút Xuân Tuổi Vàng đón nhận nhiều Hồng Ân Thiên Chúa trao ban.
Mượn lời Hai Môn Đệ Emau, xin Chúa nâng đỡ an ủi Bác trong lúc tuổi già bóng xế:
‘Xin Ngài ở lại cùng con,
Vì chiều ngã bóng hoàng hôn xuống dần.’
Đinh Văn Tiến Hùng
nguồn
https://www.tvvn.org/tam-tinh-cung-nha-van-tuoi-vang-xuan-tran-dinh-ngoc-dinh-van-tien-hung/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire