Kỷ niệm ngày mất nước có gì lạ sau 45 năm?
Thưa rằng, chỉ còn lại chút hình ảnh cũ cho ai muốn nhớ và đây đó những bài thơ, tiếng hát.
Trong trang Blog này, mời quý anh chị đọc những bài thơ xướng họa với ah Trần Văn Lương và bạn hữu.
Còn bao nhiêu người tìm được những nơi có mồ chôn gia đình ông bà mình
Kính mời quý anh chị cùng nhớ lại qua những hình ảnh thơ văn ghi lại sự kiện lịch sử này.
Dưới đây là những hình ảnh quý hiếm của nhiều quý anh chị sưu tầm, tác giả những tấm ảnh được ghi dưới hình chụp.
Cám ơn tất cả quý anh chị đã lưu và viết lại trang sử bi thương này.
Caroline Thanh Hương
Saigon
30-4-1975. Xe tăng Bắc Việt bị bắn cháy trên đường Võ Tánh Gia Định,
khu vực Lăng Cha Cả (nay là Hoàng Văn Thụ) khi lực lượng của họ tiến vào
Sài Gòn. Phía xa là tháp chuông nhà thờ Mẫu Tâm trong hẻm trên đường Võ
Tánh.
Xe tăng T-54 của Bắc Việt. Đúng ra là Chinese Type 59 Tank, Tàu cộng cóp kiểu xe T-54 của Liên-Xô (Nga).
30 April 1975, Saigon, South Vietnam --- North Vietnamese tank in flames as their forces enter Saigon. Photo by © Jacques Pavlovsky / Sygma / CORBIS / Sygma via Getty Images.
Xe tăng T-54 của Bắc Việt. Đúng ra là Chinese Type 59 Tank, Tàu cộng cóp kiểu xe T-54 của Liên-Xô (Nga).
30 April 1975, Saigon, South Vietnam --- North Vietnamese tank in flames as their forces enter Saigon. Photo by © Jacques Pavlovsky / Sygma / CORBIS / Sygma via Getty Images.
Kính
gửi quý anh chị con cóc cuối tuần ngày Quốc Hận.
Dạo:
Hồn
về chốn cũ bơ vơ,
Mộ mình ngày trước bây giờ nơi
nao?
Cóc cuối tuần:
回 鄉
故 里 久 無 親,
喧 譁 異 族 人.
亡 魂 詢 黑 夜,
何 處 我 孤 墳.
陳 文 良
Âm Hán Việt:
Hồi Hương
Cố lý
cửu vô thân,
Huyên
hoa dị tộc nhân.
Vong hồn
tuân hắc dạ,
Hà xứ
ngã cô phần.
Trần
Văn Lương
Dịch nghĩa:
Về quê cũ
Quê cũ
từ lâu không (còn) người thân,
(Chỉ
có) người khác giống ăn nói ồn ào.
Hồn
người chết tra hỏi đêm đen:
Nấm mồ
đơn chiếc của ta (giờ) ở đâu?
Phỏng dịch thơ:
Về Quê Cũ
Cố quận
rặt quân Tàu,
Người
thân mất đã lâu.
Hồn ma
sầu ủ rũ,
Mộ cũ
biết tìm đâu?
Trần Văn Lương
Cali, ngày Quốc Hận 2020
Lời than của
Phi Dã Thiền Sư:
Hồn người chết trở về thăm quê cũ thì, buồn
thay, thân nhân đà mất hết, giặc
Tàu đã chiếm
sạch giang san, và ngay cả ngôi
mộ của mình
cũng cũng bị san bằng chẳng còn
dấu vết.
Hỡi ơi!
Saigon 21-4-1975. Việt Cộng pháo kích vào trung tâm Saigon ngày
21-4-1975, chết 14 (*), bị thương 40. Góc trên bên trái là tháp chuông
nhà thờ Huyện Sĩ. Xóm Mả Lạng. Bên phải là trường Hưng Đạo trên đường
Cống Quỳnh - đối diện với Thăng Long là trường Hưng Đạo Đệ Nhất cấp
(**), nay là trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh.
(**) "đối diện với Thăng Long là trường Hưng Đạo Đệ Nhất cấp, nay là trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh... " là trường trung học dạy từ lớp 6 đến lớp 12.
(*) Hôm đó tôi đang gác nhân dân tự vệ thì vào khoảng hơn 3 AM tiếng hỏa tiễn 122 ly bay rít qua đầu rất khiếp hãi và nổ khủng khiếp. Xác người cháy đen được khiêng ra lề đường trước rạp Thãng Long. Hơn 45 năm tưởng đã quên.
VC pháo kích vào trung tâm Saigon ngày 21-4-1975, chết 14, bị thương 40. Hình như phía xa bên trái là rạp chiếu bóng Thăng Long và bên phải là trường Hưng Đạo - đối diện với Thăng Long là trường Hưng Đạo Đệ Nhất cấp, nay là trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh.
The Fall of Saigon in April 1975
April 21, 1975 -- War victims walking through rubble after buildings were hit by a Vietcong missile in Saigon, South Vietnam.
VC pháo kích vào trung tâm Saigon ngày 21-4-1975, chết 14, bị thương 40. Phía xa giữa hình nhìn thấy tháp nhà thờ Huyện Sĩ.
1975 First Rocket Attacks Bombard Saigon. The first rocket attack hit Saigon at 4:30, striking the town center and setting fire to 150 wooden houses. Fourteen died and over forty people were injured in the attacks. Inhabitants of Saigon wake up to the devastation of war. Photo by © Jacques Pavlovsky / Sygma / CORBIS /Sygma via Getty Images.
(**) "đối diện với Thăng Long là trường Hưng Đạo Đệ Nhất cấp, nay là trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh... " là trường trung học dạy từ lớp 6 đến lớp 12.
(*) Hôm đó tôi đang gác nhân dân tự vệ thì vào khoảng hơn 3 AM tiếng hỏa tiễn 122 ly bay rít qua đầu rất khiếp hãi và nổ khủng khiếp. Xác người cháy đen được khiêng ra lề đường trước rạp Thãng Long. Hơn 45 năm tưởng đã quên.
VC pháo kích vào trung tâm Saigon ngày 21-4-1975, chết 14, bị thương 40. Hình như phía xa bên trái là rạp chiếu bóng Thăng Long và bên phải là trường Hưng Đạo - đối diện với Thăng Long là trường Hưng Đạo Đệ Nhất cấp, nay là trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh.
The Fall of Saigon in April 1975
April 21, 1975 -- War victims walking through rubble after buildings were hit by a Vietcong missile in Saigon, South Vietnam.
VC pháo kích vào trung tâm Saigon ngày 21-4-1975, chết 14, bị thương 40. Phía xa giữa hình nhìn thấy tháp nhà thờ Huyện Sĩ.
1975 First Rocket Attacks Bombard Saigon. The first rocket attack hit Saigon at 4:30, striking the town center and setting fire to 150 wooden houses. Fourteen died and over forty people were injured in the attacks. Inhabitants of Saigon wake up to the devastation of war. Photo by © Jacques Pavlovsky / Sygma / CORBIS /Sygma via Getty Images.
"Then" photo by Bob Diamond 1968, “Now” photo by Paul Blizard May 2019.
My entire collection of Vietnam War "Then and Now" photos are available
for viewing at: www.instagram.com/paulblizardinvietnam
--Paul Blizard
--Paul Blizard
Hãy Tiếc Thương Đi !
Thay vì "giải phóng", "chiến thắng", "thống nhất", "hoà bình", " v.v. và v.v." thì hãy biến ngày này thành một ngày cho dân tộc này biết lắng lòng xuống mà "Tiếc Thương" đến những oan hồn đã bỏ mình vì cuộc củi đậu nấu đun hạt đậu này.
Thay vì lên đồng treo cờ giăng biểu ngữ rồi múa hát ăn mừng chiến thắng, lên TV kể lể chiến công, hay chạy ra đường quẫy cờ hò reo nhậu nhẹt thì hãy đến các nghĩa trang mà thắp nén nhang cho những người đã bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc, bỏ mạng vì đạn lạc bom rơi, bỏ mạng vì cướp biển hành hạ thân xác, bỏ mạng vì sóng dập gió nhồi, vì bị thổ phỉ cướp hiếp giết trên đường trốn chạy, hay trong những ngục tù tăm tối vì những cùm, bắn, chém, băm tàn bạo.
Đừng lên TV giảng kinh hoà bình, nói lời hòa giải với hòa hợp dân tộc trong lúc cờ treo đỏ đường và người người quay cuồng hát hò mừng reo chiến thắng. Hãy hòa giải với chính những người trong nước trước đi...! Hãy hòa giải với nông dân mất đất đang lang thang khắp phố phường kêu gào đòi đất, hãy hòa giải với những Lộc Hưng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm, cụ Kình, Đoàn Văn Vươn, Văn Quyết... Hãy hòa giải với những Trần Huỳnh Duy Thức, bác sĩ Hồ Hải, Lê Công Định cùng hàng trăm hàng ngàn người yêu nước khác đang bị đày đọa trong chốn lao tù vì những tội danh bịa đặt gán ghép. Hãy hoà giải với những thầy cô giáo bị ép buộc phải dạy những điều dối trá, hãy hoà giải với các em học sinh đang ngày đêm bị nhồi sọ những điều rác rưởi, những ngư dân nơi mà biển cả bị bức tử, những trí thức bị cơ chế đè đầu, những doanh nhân đang trở thành chùm khế ngọt cho đảng trèo hái mỗi ngày...
Tháng 4 là một tháng đầy những oan hồn cho cả nước Mỹ lẫn xứ Việt, trận đánh khởi đầu cho cuộc cách mạng làm nên nước Mỹ rồi cái ngày tổng thống Washington nhậm chức đều ở tháng 4. Cuộc nội chiến của nước Mỹ cũng xảy ra và kết thúc trong tháng 4 với hơn 600 ngàn chiến sĩ của cả hai phe đã không thể trở về gặp lại bạn bè lẫn người thân khi chiến cuộc tàn. Còn chuyện xứ Việt thì hẳn ai cũng đã biết thiết nghĩ không cần nhắc lại.
Người Mỹ khi vừa bước qua tháng 4 họ có liền một ngày tưởng niệm những người đã ngã xuống bất kể phe nào. Phe thắng không mừng chiến thắng, không múa hát hoan ca kể lể thành tích rồi lên TV kêu gọi hòa giải. Họ hòa giải bằng hành động, bằng cái tâm, không trâng tráo, không đóng kịch, họ hoà giải bằng những chính sách công bằng không thiên vị, những đạo luật bảo đảm mọi người bất kể phe nào cũng được có những cơ hội tiến thân, những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau chứ không phải bằng những thứ quy định hẹp hòi kiểu như " đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất" hay " tổng bí thư phải là người miền Bắc biết lý luận"
Hoà giải không phải là một hành động ban ơn mà kẻ thắng trận giành cho người thua. Hoà giải phải dựa trện sự công bằng và điều quan trọng hơn hết thảy là phải đến từ cái tâm.
Hãy bắt đầu đi, bắt đầu công cuộc hòa giải bằng hành động biết tôn trọng và tiếc thương những ai đã ngã xuống bất kể phe nào, biết thượng tôn pháp luật, biết áp dụng những chính sách một cách không thiên vị với tất cả mọi người chứ đừng tiếp tục bỏ tù chồng con người ta, đào mồ cuốc mả người ta, phá nhà cướp đất bắn giết cha ông người ta rồi lên TV kêu gào bỏ qua quá khứ hướng tới tương lai.
Khi hiện tại không ra gì thì quá khứ là chốn người ta sẽ mãi quay về. --Thuc Tran
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1937346736398390&set=a.362746550525091&type=3
Góp với anh Lương con nhái con:
TRỞ VỀ QUÊ CŨ
Quê cũ không người thân.
Ồn ào toàn ngoại nhân.
Hồn ma hỏi bóng tối:
Ta tìm đâu mộ phần?
Mùi Quý Bồng
(phóng tác)
Ngày quốc hận 30/04/2029
Xin góp bài cùng bằng hữu và thông báo cùng anh Lương tôi chỉ có thể
gửi email cho quý anh chị em dễ dàng bằng cách trực tiếp trả lời thì
không bị trở ngại
MỒ MẢ TỔ TIÊN ĐÂU
Quê cũ thấy mà rầu !
Líu lô độc giặc Tầu !
Hồn ma bóng quế Khóc :
Mồ mả tổ tiên đâu ?
LTĐQB
BIÊN HÒA, VIETNAM "MOURNING SOLDIER" statue at the entrance of the ARVN Biên Hòa National Military Cemetery. The statue was destroyed in 1975 and the property where it stood was sold. A few years ago I made a bicycle trip out to the location. I discovered that a construction equipment company was now on the corner. The cramped yard was full of heavy equipment and junk. I then pinpointed the location of the memorial and discovered that the pedestal was intact. However, only the left side and main pedestal was visible. The right side is on the other side of a brick wall. The pedestal was covered with clutter with junk.
Since that first trip out there, I have been going out to the cemetery about twice a year. This year, I was pleasantly surprised. At the “Mourning Solider” statue location, the junk that was stacked on and around it was removed and cleaned up. Nothing can be done to change the abuse the memorial has endured but someone has respected the remains of the pedestal to remove the junk and clean up the area.
Location: 10°53'21.5"N 106°49'13.0"E
Vội vã vẹm vào vơ vét vô.
Mới 30-4-1975 cán bộ Bắc Việt này đã tiếp thu nào kiếng râm, nào xe Honda. Trong ba lô của hắn không biết còn gì nữa?
Mới 30-4-1975 cán bộ Bắc Việt này đã tiếp thu nào kiếng râm, nào xe Honda. Trong ba lô của hắn không biết còn gì nữa?
Ảnh Hervé Gloaguen / Getty chụp ngang Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Có người hỏi tôi thế nào là Ác?
Theo tôi- thằng ăn trộm chưa phải là ác vì nó chỉ lấy đồ vật.
Thằng ăn cướp cũng chỉ dùng sức mạnh và bóng tối để cướp đồ vài người- chưa coi là quá ác.
Thằng giết người vì tư lợi là ác nhưng đẳng cấp cũng chưa si nhê gì với thằng cộng sản có quyền.
Theo tôi- thằng ăn trộm chưa phải là ác vì nó chỉ lấy đồ vật.
Thằng ăn cướp cũng chỉ dùng sức mạnh và bóng tối để cướp đồ vài người- chưa coi là quá ác.
Thằng giết người vì tư lợi là ác nhưng đẳng cấp cũng chưa si nhê gì với thằng cộng sản có quyền.
Thằng cộng nô có binh khí và quyền hành trong tay thì 3 thằng kia gộp lại cũng chưa tầm. Nó không những trộm/cướp và giết người mà nó còn giết nhân cách con người của vài thế hệ.
-Facebooker Linh Dinh
Lương Này với Lương KIA
QUÊ
MÌNH PHẢI KHÔNG?
Quê mình phải không ta?!
Giọng lạ hoắc vậy cà!??
Mồ Tổ Tĩên đâu há!?
Hồn ma kiếm chẳng ra!!
Tha
Nhân
Miền nam Việt Nam, sau tháng tư 1975
Miền nam Việt Nam sau hơn 20 năm chiến tranh đã được "giải" và "phóng" mấy thứ nầy... - Photo: Nguyen Dat, Philippe Buffon và Internet.
Miền nam Việt Nam sau hơn 20 năm chiến tranh đã được "giải" và "phóng" mấy thứ nầy... - Photo: Nguyen Dat, Philippe Buffon và Internet.
Nguyễn Đức Phúc Đi
ăn cướp chứ "giải phóng" cái đếch gì. Sau ngày cướp được Miền Nam bao
nhiêu hàng hoá đưa hết ra Bắc. Các nhà máy, xí nghiệp công ty của tư
nhân thì chiếm dụng quốc hữu hoá. Bắt đi "học tập cải tạo" bắt đi lên
vùng kinh tế mới để chiếm hết nhà cửa đất
đai của dân Miền Nam. Chưa kể các chiến dịch X1, X2, X3 đánh tư bản mại
bản, đổi tiền từ 1975 đến 1978 chả khác gì ăn cướp. Cái lũ đem kinh tế
tập trung rừng rú áp dụng cho miền nam từ 1975 đến 1986 thất bại hoàn
toàn.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire