caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 1 mai 2020

Nguyễn Nhơn viết Vietnam War: Ai thắng ai thua? và bộ ảnh hiếm những sự kiện khó quên trên đường phố Sài Gòn.




Sài Gòn ngày ba mươi tháng tư năm 1975 với những hình ảnh khó quên.Cám ơn tác giả những tấm ảnh và người lưu lại trên net.
Caroline Thanh Hương

L’image contient peut-être : ciel, nuage, arbre et plein air
Sài Gòn ngày 30 tháng tư 1975

Hình ảnh Sài Gòn vào ngày 30 tháng tư 1975, những dấu tích còn lại sau cuộc di tản Operation Frequent Wind, trận đánh cuối cùng ở cổng Phi Long - Tân Sơn Nhứt, những võ khí vứt bỏ sau lịnh đầu hàng của Dương Văn Minh.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ngày 30 tháng tư 1975, xa xa là đám cháy ở phi trường Tân Sơn Nhứt.





L’image contient peut-être : une personne ou plus, arbre, chaussures, vélo, ciel et plein air

 
Sài Gòn ngày 30 tháng tư 1975

Hình ảnh Sài Gòn vào ngày 30 tháng tư 1975, những dấu tích còn lại sau cuộc di tản Operation Frequent Wind, trận đánh cuối cùng ở cổng Phi Long - Tân Sơn Nhứt, những võ khí vứt bỏ sau lịnh đầu hàng của Dương Văn Minh.

L’image contient peut-être : 2 personnes, plein air Một chiếc máy bay quan sát Cessna O1 Bird Dog rơi trên đường trong cuộc di tản ra khỏi Sài Gòn ngày 29 tháng tư 1975.


L’image contient peut-être : 1 personne, arbre, chaussures et plein air



L’image contient peut-être : 2 personnes, chaussures, moto et plein air


L’image contient peut-être : 3 personnes, chaussures et plein air
 Một trực thăng UH-1 rơi trên đường Lý Thái Tổ trong cuộc di tản ra khỏi Sài Gòn ngày 29 tháng tư 1975.

L’image contient peut-être : une personne ou plus et plein air
 Một trực thăng UH-1 hư hỏng trên 1 nóc nhà đường Trương Minh Ký trong cuộc di tản ra khỏi Sài Gòn ngày 29 tháng tư 1975.

L’image contient peut-être : une personne ou plus, ciel, arbre et plein air


 Một xe tăng M-48 Patton bỏ rơi trên đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận.


L’image contient peut-être : plein air


 3 xe tăng T-54 và Type 59 bị bắn hạ bên cạnh cổng Phi Long - Tân Sơn Nhứt sáng ngày 30 tháng tư 1975.


L’image contient peut-être : plein air
 Photo: Pham Khac & Françoise Demulder/AFP, Jacques Pavlovsky/Sygma, Herve-Gloaguen & Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho.


Vietnam War: Ai thắng ai thua?

Nguyễn Nhơn


Sách có chữ:

“Được đất mà mất lòng người là thua
Mất đất mà được lòng người là thắng”
Ngày nay Chánh nghĩa Quốc gia VNCH
Sáng ngời ngọn cờ vàng khắp năm châu


Trích: “Phần trích được chiếu trong Tổng Lãnh sự Mỹ mở đầu bằng mái đầu bạc của Bảo Ninh với một câu nhận định hùng hồn: Chiến tranh không ai thắng hay thua hết. Những ông không bao giờ đánh nhau mới bàn luận ai thắng thua.”… Và tiếp sau đó, là những câu chuyện mở ra từ những cánh cửa tinh thần đóng chặt lại sau hàng chục năm dài tham chiến. Bảo Ninh thú nhận khi ông trở về nhà sau trận mạc, mẹ ông im lặng không dám vui mừng vì chợt nhớ ra người hàng xóm cũng có đứa con trai đi bộ đội - và bên ấy chưa có người về.
(Vietnam War: 'Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi' Khải Đơn Gửi tới BBC từ Tp HCM)

Chỉ gần dây thôi, Huy Đức viết sách (phe ta) “Bên Thắng Cuộc”.

Mới mươi bửa trước đây thôi, sau khi cho ông viết sử nhấp thử dzụ thôi gọi “ngụy quân - ngụy quyền” thay bằng “Quân đội Sài Gòn - Chính quyền Sài Gòn” vừa chưa ráo mực, bọn trùm việt cọng giựt mình ra lịnh cho đám tuyên giáo xúm nhau la làng: đảng ta “đánh cho Mỹ cút - ngụy nhào” chiến thắng dzinh quang, hổng có VNCH gì hết trơn. (Mạc dầu hiện tại chạy tới chạy lui chầu chực Mỹ tìm cách né đòn chệt. Mặc dầu vẫn cứ tỉ tê “Khúc ruột ngoài ngàn dặm” để câu mỗi năm trên 10 tỉ đô).

Trước 1975, chiêu bài đuổi Mỹ giành độc lập, thống nhứt quốc gia còn xu mị được những tên trí thức u mê và bọn hèn nhát phản chiến thiên cọng.

Từ ngày “các bác dzô đây”, cửa nhà không cánh mà bay. Bà mất vì nhớ thương ông ngoại (tù đày “cải tạo”). Mẹ mất vì bạo bệnh. Chỉ còn thân cháu đây. Tuổi 16 thân thể trơ gầy mà cũng đem bán. Đong gạo được mỗi ngày khoảng một tô!

Từ bấy đến nay, 42 năm đã trôi qua
Ai thắng ai
Ai ngay ai gian
Ai giải phóng ai
Ai cướp giựt ai
Ai phản nước hại dân
Ai là Chành nghĩa Quốc gia
Ai Duy vật Tà ác Vô nhơn
Người dân Việt đều rõ biết
Sách có chữ:
“Được đất mà mất lòng người là thua
Mất đất mà được lòng người là thắng”
Ngày nay Chánh nghĩa Quốc gia VNCH
Sáng ngời ngọn cờ vàng khắp năm châu
Trên 70 nước có cộng đồng người Việt
Tỵ nạn việt cong vô thần vô Tổ quồc
Trong nước, bất chấp tù đày
tuổi trẻ ngạo nghễ phô trương
Ngọn cờ vàng truyền thống Dân tộc Việt
Rồi đây, chuyện Chánh nghĩa thắng gian tà
Một lần nữa được dân Việt xác quyết


AI THẮNG AI?

LỜI DẪN: Từ ngày Trung cộng công khai hóa cái “Công hàm bán nước” của bè lũ Hồ – Đồng, dư luận trong nước trải qua một bước ngoặc quyết định. Xác định một lần cho tất cả: Ai bán nước mới là “Ngụy”, mới là “Phản động”. Vậy, Đảng cộng sản VN, gọi khinh thị là Việt cộng hay tệ hơn nữa là “Đảng Cướp Sạch VC” là lũ bán nước cầu vinh ĐÍCH THỊ LÀ NGỤY, LÀ PHẢN ĐỘNG.

Như vậy, từ đây Chánh _ Tà, Ngay – Gian phân biệt rạch ròi.

Riêng phần Quân-Dân-Cán-Chánh VNCH đã từ lâu, dẫu lâm thân vào cảnh tù đày gian khổ, vẫn một dạ sắt son, vững tin vào Đại nghĩa Dân tộc: Gặp lúc vận nước suy vi, lũ cường quyền lẫy lừng áp bức. Nhưng “ Càn khôn hết bỉ rồi lại thái”, vận nước quyết có ngày hưng thịnh.

Gặp lúc thắng thế lẫy lừng, bọn tà quyền VC huênh hoang, khoác lác câu thiệu của tổ sư Cộng sản Đệ Tam Quốc tế của chúng: Giai cấp vô sản là kẻ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.

Chúng thường kênh kiệu hỏi kháy những người tù Miền Nam: Ai thắng ai?
Giờ đây, câu trả lời ngày càng sáng tỏ.

Trong chốn lao tù, lòng vẫn đinh ninh:
“Đem Đại nghĩa để thắng Hung tàn, lấy Chí nhân mà thay Cường bạo”

AI THẮNG AI?

BÀI HỌC VIỆT NAM NĂM 1975

Chuyện kể đã lâu giữa vài anh em thân thiết trong trại tù C.S. ngoài núi rừng Việt Bắc. Hồiđó cứ năm, mười bữa, nửa tháng, họ buộc anh em chúng tôi viết kiểm thảo, nhục mạ cả tam, tứ đại nhà mình, lại còn ra rả khoe “Bài học VN lớn lắm”, “Ta thắng Mỹ toàn diện”… Anh em uất lắm mà nghĩ thân tù tội đành cam chịu. Riêng tôi cố tìm lập luận phản bác, vừa “móc lò” họ chơi (dĩ nhiên chỉ thì thầm giữa mấy anh em thân thiết) vừa tự an ủi mình, vừa cổ động anh em đở nản chí.

Trong hoàn cảnh trên, trong tay chỉ có mấy tờ lá cải (mà cũng cũ lắm) thông tin một chiều, toàn tin chiến thắng. Tuy vậy nó cũng được việc, nếu cứtheo đúng câu cửa miệng của đồng bào ta hiện nay “Nói vậy mà không phải vậy” mà suy luận là được.

Vậy thì, ta nói:

1/ “Mỹ thắng Cộng sản toàn diện”

Về phương diện kỹ thuật: Chỉ nói riêng về pháo đài bay B52 thôi cũng thấy rõ “Không lực Mỹ thật sự đưa Bắc Việt trở về thời đồ đá”(nhắc lại câu nói của tướng tham mưu trưởng Không lực Mỹ lúc ấy). Khi VC giải nhóm anh em tôi ra Bắc vào cuối năm 76, nhà máy xi măng Hải Phòng vẫn còn là một đống hỗn độn. Suốt dọc đường giải đi qua các làng mạc (HTX nông nghiệp) kể cả các vùng hẻo lánh tận biên giới ở Lào Cai, nơi nào cũng có một trái bom Mỹ cắt ra làm kẻng báo (cần nhớ là hàng ngàn quả bom mới có một quả lép).
Anh em chúng tôi tự sản xuất cuốc, xẻng, lưỡi cày để dùng, tốt hơn dụng cụ của đồng bào ngoài đó. Nhiều cày cuốc chỉ còn bằng bàn tay vẫnđược tiếp tục xử dụng.

Điều chua chát và đau khổ của VC mà càng ngày họ càng thấm thía là bị thiệt người, hại của như vậy mà không được Mỹ bồi thường cho cắc nào, dù dưới hình thức “viện trợ tái thiết”.

Chỉ cần 1 líp B52 rải thảm thôi, VC đã bị chận đứng trước cửa ngõ An Lộc (Bình Long). Nguyên một Trung đoàn tùng thiết đến trễ, bị xoá sổ kể cả BCH. Nếu có đủ tài liệu còn có thể kể về nhiều loại vũ khí khác.
Về phương diện chiến thuật: Cho đến 1964 thì chiến thuật du kích của VC phá sản, buộc VC phải đưa bộ đội chính quy vào Nam với vỏ bọc”bộ đội giải phóng” (sách báo VC viết về sau nầy). Nhưng bộ đội CS với chiến thuật “biển người”cũng bị quân lực Mỹ đánh bại. 6,000 Thủy quân Lục chiến Mỹ (1) phá vỡ vòng vây của 3 Sư đoàn VC rút lui an toàn khỏi Khe Sanh. Tóm lại 2 mũi nhọn của “chiến tranh nhân dân” đều bị bẻ gẫy.

Tới đây chắc có vị sẽ tức mình mắng rằng: Cái thằng cha nước mất nhà tan, thân bại danh liệt mà còn phét lác. Vậy xin khoan nóng vội, kiên nhẫn đọc tiếp xuống xem sao.

Về phương diện chiến lược: (câu chuyện khởi đầu trong trại tù, càng về sau thời cuộc càng thêm yếu tố nên viết luôn một mạch cho khỏi ngắt quãng).

Đến nay, tôi dám khẳng định:

Cuộc rút lui năm 75 của Hoa Kỳ là cuộc rút lui chiến lược.”
Cuộc di tản của quân dân chính VNCH năm 75 là cuộc di tản phối hợp”.

Đọc 2 câu có vẻ câu đối kể trên chắc có vị phì cười cho tôi, nếu không khùng thì quá lếu láo. Tuy nhiên, nếu sau khi cười xong quý vị ngẫm nghĩ, nhớ lại các sự kiện kể sau, chắc có điều suy nghĩ:

Sau khi ký xong Hiệp định Paris, Kissinger tuyên bố: Chúng ta có khoảng thời gian vừa đủ” (chừng hơn 2 năm) để nghỉ ngơi. (Theo tôi là thời gian chuẩn bị rút bỏ miền Nam).

Khi VC sắp tràn vào Saigon, Quốc hội Mỹ chuẩn y ngân khoản khẩn cấp nhằm di tản khoảng 200,000 người (tất nhiên là quân chính và gia đình) với ngân khoản 150 triệu Mỹ kim.

Cuộc rút lui đã dự liệu trước hơn 2 năm trời mà không gọi là “chiến lược” thì gọi là gì?

Cuộc di tản chẳng những được cho phép mà còn được cấp ngân khoản thực hiện, đâu có thể là vô tổ chức, mà là có phối hợp, mặc dầu cập rập vì chiến sự. Hồi trong tù, một số anh em tiểu đoàn trưởng miền Tây (QK4) vẫn ấm ức về nỗi trong tay còn đủquân số vũ khí mà phải đầu hàng. Có người còn nói văn vẻ: Chúng ta thua trận từ Hoa Thịnh Đốn. Câu nầy vừa đúng, vừa không đúng. Đúng là đúng về phiá VNCH lúc ấy. Còn không đúng nếu đứng về phía Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ lúc ấy, bên trong bị dân chúng phảnđối, bên ngoài thì Anh, Pháp bằng mặt mà chẳng bằng lòng, các nước Bắc Âu chỉ trích. Do đó, họ không thể không rút bỏ miền Nam. Huống chi khi rút bỏ miền Nam, Mỹcòn nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược lâu dài.

Đối nội: Mỹ chứng minh được cho dân chúng hậu quả rút bỏ miền Nam là Mỹ sẽ mất uy tín quốc tế, thiệt hại giao thương (có bài báo đăng: Chính quyền Carter chỉ tính thiệt hại trong mấy năm sau 75 mà lên tới 35 tỷ đô la). Nhân dân Mỹ ngày nay cũng biết rõ VC độc tài tàn bạo, bần cùng hoá nhân dân đến mức nào. Đến nỗi mấy chị cỡ Jane Fonda cũng hết đường múa mép.

Đối ngoại: Mỹ đạt được vị trí “nhứt hô bá ứng” ngày nay là nhờ rút bỏ miền Nam. Không cần biện luận dài dòng, chỉ cần lược qua các sự kiện thì thấy ngày càng rõ chiến lược Mỹ.

Năm 76 Mỹ phủ quyết đơn xin gia nhập LHQ của VC vì lý do không hội đủ điều kiện nhân quyền. Mấy năm sau thì Brezinski chánh thức phát động chiến dịch nhân quyền trên toàn thế giới. Cùng lúc đó Mỹ cài thế sao đó mà năm 79 VC buộc phải tràn vào Campuchia (vì không thể đánh dằng dai mãi ở biên giới VN). Bên nầy, Nga Sô đem Hồng Quân tràn qua Afghanistan. Trong lúc người ta đang hô hào nhân quyền mà 2 anh “cả đỏ”lờ khờ, đem quân xâm lăng ngay 2 nước láng giềng thì có khổ không! Hai vụ nầy đem lại nhiều hậu quả lắm, mà toàn lợi cho Mỹ thôi.

Phía Đông Nam Á, Thái Lan bỗng dưng thấy mình đang ở mặt trận tiền tiêu. Thái Lan mà lại rơi vào tay VC thì thuyết Domino liền được chứng minh. Hoá cho nên ông Ăng Lê rét lắm vì không khéo khối Common Wealth lại phải tự mình đương đầu với CS (Mỹ rút rồi còn đâu!) mà 2 ông Singapore và Mã Lai vừa bé, vừa chỉ biết làm ăn đâu biết đánh giặc. Vậy cho nên bà Thatcher phải ráng chạy qua Thái chõ loa vào VN ca bài nhân quyền vậy. Pháp lúc nầy cũng rét, nên hết chê cái dù nguyên tử Mỹ. Tổng thống D’Estaing cũng chịu khó qua Đông Kinh, nhìn về phiá Tàu, VN kêu gào nhân quyền.

Tóm lại, sau sự kiện 2 nước đầu đàn khối CS xâm lăng 2 nước láng giềng, thì các nước đồng minh với Mỹ hết còn phá bĩnh, mà tự ý xếp hàng sau lưng Hoa Kỳ. Các nước Bắc Âu thôi chỉ trích Mỹ.

Về phương diện kinh tế: Bài học nầy lý thú hơn cả. Nó cho thấy cái “thâm” của người Mỹ. Họ dùng thuật “gậy ông đập lưng ông”hay hơn cả người Á Đông. Hoa Kỳ với tiềm năng kinh tếvào bậc nhất như vậy mà chỉ chịu đựng được có 4-5 năm gánh nặng tiếp vận cho khoảng 500 ngàn quân chiếnđấu ở VN. Từ năm 69 đã bắt đầu rút quân rồi, màđến 73 cũng vẫn bị suy thoái kinh tế.
Kinh nghiệm như vậy nên họ nhử cho Nga và CSVN được đằng chân (Miền Nam) lấn đàng đầu xua quân tràn qua Campuchia và Afghanistan.

Cho dầu lính CS được cho ăn đói mặc ráchđi nữa (tức phần tiếp vận về quân nhu nhẹ nhàng) chi phí về xăng dầu, súng đạn vẫn nặng. Cho nên trong vòng 10 năm, gánh nặng chiến phí cho đoàn quân viễn chinh tại 2 nơi trên, đánh sập tiềm năng kinh tế mỏng manh của Nga Sô là dễ hiểu.

Có thực mới vực được đạo, kinh tế mà vỡ rồi, không bao biện được cho đàn em, tất nhiên khối CS Đông Âu rã bè.

2/ “Năm 75, Quân dân miền Nam bắt đầu chiến thắng VC từ căn bản.”
Bắt chước bài học lịch sử “Quang Trung Tam Tiến Bắc Hà”, thử diễn lại bài học năm 75 “Quân dân Miền Nam tam tiến Bắc Hà” xem sao.

Nhất tiến: Phá tan lời tuyên truyền Miền Nam nghèo đói, nhân dân bị áp bức, trong hàng cán binh VC.

Trước khi xua quân vào Nam, bọn cầm đầu CSBV nhồi nhét cho cán binh ý tưởng Miền Nam bị Mỹ bóc lột, áp bức nên nghèo đói, oán hận. Khi cán binh VC tràn vào Sài Gòn, bất ngờ loá mắt trước sự giàu có của nhân dân thủ đô miền Nam. (Rất nhiều giai thoại về sựngờ nghệch của cán binh VC về các tiện nghi của dân chúng Sài Gòn). Họ trực nhận ra đã bị cấp trên lừa dối trơ trẽn, đến nỗi sau nầy trở về Bắc, coi tù cải tạo, có anh bộ đội người sắc tộc đã nói văn vẻ như thế nầy (tất nhiên là nói lén với vài anh em tù thôi): “Các anh có cái ‘thiên đường’ của mình mà không biết giữ, để đánh mất rồi!”

Nhị tiến: Đánh tan lời phao truyền trong nhân dân miền Bắc về tính hung dữvà thất học của quân chính VNCH.

Trước khi giải hàng trăm ngàn quân chính miền Nam đi đày ngoài Việt Bắc, để tránh việc đồng bào miền Bắc thắc mắc về việc tù đày lũ lượt nhưvậy, bọn công an CS loan truyền là bọn “ngụy” này thất học và hung dữ (chuyên mổ ruột moi gan nhân dân miền Nam) nên khuyên đồng bào tránh xa. Cùng lúc họ phao truyền trong Nam là đồng bào ngoài Bắc oán ghét “bọn Ngụy” đến nỗi có người phẫn uất ném đá vào họ.

Sư thật như vầy: Lúc đầu, đồng bào vì bị dọa dẫm không dám đến gần anh em tù, chỉ đứng xa xa nhìn. Về sau nghe con em của họ cùng ở tù với anh em miền Nam (họ gọi là tù nhân ngoài Bắc là tù hình sự, trên 80% là thanh niên phản kháng không chịu nô dịch trong các HTX nông nghiệp hoặc xí nghiệp nhà nước) thuật lại là các bác các chú miền Nam, học cũng giỏi (ngoại ngữ, báo tường gì các chú cũng làm được) mà làm lụng gì cũng giỏi (trồng trọt tốt, làm mộc làm rèn cũng được) lại thêm hiền lành, sẵn lòng giúp đỡ các em, cháu hình sự. Về sau, chúng tôi “lao động” trong xóm cũng được đồng bào thương mến, tiếc rằng đồng bào ngoài ấy còn nghèo đói hơn “tù cải tạo” nữa, nên không làm thế nào giúp đỡ vật chất được.

Tam tiến: Xác minh và thuyết phục nhân dân miền Bắc về “một Miền Nam Tự Do phồn vinh”.

Khi nghe con em cán binh vào Sài Gòn về thuật lại sự phồn vinh của miền Nam thì đồng bào miền Bắc còn nửa tin, nửa ngờ. Kịp đến khi vợ con tù cải tạo được phép ồ ạt ra Bắc thăm nuôi chồng cha thì sự thật phô trước mắt không còn nghi ngờ gì nữa. Đồng bào ngoài ấy biết rằng chúng ta đã bị cướp mất tài sản rồi. Thế mà những gì còn sót lại được gom góp để đi nuôi chồng cha cũng đủ cho đồng bào miền Bắc loá mắt. Hàng trăm ký quà thuộc loại “cao cấp”, người lớn đeo đồng hồ “một cửa sổ, hai cửa sổ”chẳng nói làm chi, đến trẻ em cũng có và…v.v chưa kể tính chi phí từ trong Nam ra tới trại, trả đủ thứ tiền từ tàu hỏa đến tiền thuê xe trâu không biết là bao nhiêu. Ngoảnh lại cảnh mình, đồng bào đâm ra ngán ngẩm: nghèo đói, xác xơ! Đến nỗi ngay từ năm 79, có lần đội tôi được phái đi quét dọn khu chợ phiên trong xã, có dịp nghe đồng bào than thở hầu như công khai (Tôi điếc mà còn nghe được, tất nhiên bọn công an áp giải phải nghe được): “Đảng và nhà nước làm thế nào mà chỉ một mẹt hàng (lèo tèo 1 nhúm kẹo bột, bánh khảo và thuốc điếu cuốn sẵn) tí tẹo như thế nầy từ sáng đến giờ chưa bán được hào nào.”

Thậm chí có lần đồng bào thách thức ngay cả công an trại tù. Chị công an ỷ mình, chất vấn bà bán hàng tại sao trứng vịt HTX bán 5 hào một quả, ở đây bán tới 1 đồng. Bà hàng: “Đây là chợ phiên…Muốn kiện bất cứ ở đâu, tôi cũng sẵn sàng đi hầu.”

Thật ra hồi ở tù, tôi trộ anh em về “Tam tiến” như vầy:

Nhất tiến: Cán binh VC vào Sài Gòn
Nhị tiến: Tù cải tạo ra Bắc
Tam tiến: Vợ con tù cải tạo ra Bắc

Vừa nghe vậy anh em la tôi “đồ khùng”.Kế nghe tôi diễn nôm đại khái như trên, anh em khen: “Tưởng thằng khùng thiệt, hoá khùng chơi.”

Anh em CSV/QGHC bạn ta,

Tôi mới qua đây, tạm ra mắt anh em bằng bài văn biền ngẫu lỡ như trên. Tuy vậy cũng có chút dụng ý. Khi tôi tặng các bạn (trong đó có tôi dĩ nhiên, vì cũ mới gì cũng đều là di tản) “mỹ tự” “di tản phối hợp” là có ý muốn nhắc nhở anh em mình vềnhiệm vụ “phối hợp” với Hoa Kỳ và Tây phương trước tình hình tan rã của khối CS hiện nay.

Hoa Kỳ và Tây phương đã phối hợp làm tan rã khối CS Đông Âu và hiện nay đang tiếp tục dùng chánh trị ngoại giao và áp lực kinh tế đánh tan đảng CS trong mỗi nước.

Vậy thì nhiệm vụ cấp bách của “bộphận phối hợp” chúng ta hiển nhiên là phải bằng mọi cách tập hợp mọi lực lượng hải ngoại, để cùngđồng bào trong nước đấu tranh, đập tan đảng VC.

Hiện tại điều kiện tất thắng nằm trong tay chúng ta: Thiên thời (tình hình thế giới) đã có. Địa lợi dù tạm thời VC nắm giữ, nhưng lợi bất cập hại, vì chỉ có đói thôi (Hiện nay VC đang kêuđói). Nhơn hoà (Lòng dân cả trong Nam, ngoài Bắc đều bất phục VC). Nay nếu chúng ta không thắng được VC là do không biết “mưu sự” thôi. Vậy các tay tổ OM (Organization Method) cựu QGHC đâu, thử lộ diện xem sao. Hồi còn ở trong nước, tôi trông ngóng ra ngoài mong được tin thành lập “Mặt Trận Thống Nhất Hải Ngoại” quá chừng. Giờ qua đây thấy tình hình rời rạc của các đoàn thể chống Cộng ở đây xem ra nản quá, nên có ý định “chạy làng”. Nhưng đọc bản tin của Hội thấy anh bạn trẻ (Cường ĐS14) nhắc câu “Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách “ đâm ra động lòng, nên viết bài kể trên.

Tuy nó có vẻ mộc mạc, nhưng trong đó gởi gấm chút lòng hoài bão thiết tha về một quê hương Việt Nam sạch bóng Việt Cộng, tự do dân chủ và phú cường.


Nguyễn Nhơn

(1) TRẬN KHE SANH: Là trận đánh lừng lẫy trong Quân sử Việt – Mỹ
Ba Sư đoàn CS Bắc Việt tràn qua Vỉ Tuyến 17 Vùng cận sơn Bến Hải, bao vây một Lữ Đoàn TQLC Mỹ.

Cao vọng của Võ Nguyên Giáp là muốn tái hiện một ĐIỆN BIÊN PHỦ với Mỹ.
Chúng dở lại mửng cũ: ĐÀO ĐỊA ĐẠO luồn sát vị trí TQLC Mỹ.

Lần nầy chúng không dùng đông đảo dân công lộ liểu nhờ có máy đào đất của Nga nhưng vẫn bị phát hiện.

Về sau có dư luận xầm xì là Mỹ thả chuột bị dịch tả vào địa đạo nên 3 SĐ/ CS bị tê liệt nên Quân Mỹ rút lui an toàn.

Có một điều người ta mắc cở, bưng bít mãi về sau mới chịu công khai hóa.
Đó là hành động can trường của một TIỂU ĐOÀN 37 BIỆT ĐỘNG QUÂN VNCH.

Khi bị bao vây, TĐ. nầy chiến đấu anh dũng giữ vững cạnh sườn Lữ đoàn Mỹ.
Khi lui binh BĐQVN can trường đoạn hậu, bảo đảm cuộc lui binh an toàn.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire