KHOẢNG KHÔNG GIAN SẮC MÀU
Thái Tuấn tên thật là Nguyễn Huân Công, sinh năm 1918 tại Hà Nội. Ông bắt đầu cầm cọ vào thập niên 40, N
ăm 1954 di cư vào nam sống bằng nghề vẽ tranh và viết cho tạp chí Sáng
Tạo. Họa sĩ Thái Tuấn được xem là một trong những danh họa cổ thụ của
giới hội họa miền Nam, cây cọ vàng của Sài Gòn trước năm 1975. Nhưng với
đức tính khiêm nhường ông không nhận mình là họa sĩ mà chỉ làm một cuộc
lãng du trong nghệ thuật. Họa sĩ Thái Tuấn thích giản dị, do đó Tranh
của ông đã biểu hiện tâm tính qua nét cọ nên đường nét dịu dàng, tinh tế rất tài hoa về chủ đề nét đẹp của phụ nữ Việt nam. Với sở trường vẽ tranh thể loại sơn dầu, tranh của ông được giới thưởng ngoạn yêu thícn nên bán rất nhanh.
Năm 1984 Thái Tuấn xuất ngoại qua Pháp đoàn tụ với gia đình, ông định
cư tại thành phố Orléans cách Paris 100 cây số. Đây là thành phố cổ có
dòng sông Loire thơ mộng chảy qua với nhiều di tích lâu đài viện bảo
tàng Mỹ thuật.... Ở đây mỗi năm
trung bình ông vẽ 10 bức tranh, phần nhiều là tranh về phụ nữ Việt Nam.
Thỉnh thoảng ông lên Paris gặp bằng hữu văn nghệ vào quán cà phê tán
chuyện văn nghệ. Thái Tuấn có một gương mặt sáng,
mái tóc bồng bềnh nhưng lại thích đội nón feutre nỉ ; trong giới nghệ sĩ
Việt nam ở Pháp có ba người thích đội nón : là họa sĩ Thái Tuấn, nhạc
sĩ Xuân Lôi và nhạc sĩ Trịnh Hưng, hỏi ra mới biết họ thích giữ lại chút
kỷ niệm thời tuổi trẻ của các công tử Hà thành năm xưa. Họa sĩ Thái
Tuấn bản tính hiền hoà nhưng khi tranh luận thì rất sôi nổi, mắt Thái
Tuấn sáng rực lên khi bàn đến hội họa, tranh luận về cái hay cái đẹp của
nghệ thuật, về mối tương quan giữa hội họa và nhân sinh.
Vào
một chiều thu năm 2004, chúng tôi gồm: Họa sĩ Thái Tuấn, họa sĩ Lê Tài
Điển, họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật từ Na Uy, nhà văn Nguyễn Thùy từ Thụy Sĩ,
nhạc sĩ Trịnh Hưng, và Đỗ Bình, kéo nhau vào quán cà phê trên
lầu khu Á Châu ngồi nói chuyện văn nghệ. Nhạc sĩ Trịnh Hưng thì kể
chuyện vừa về VN thăm lại những bạn cũ: như nhà thơ Hữu Loan, nhà thơ
Hoàng Cầm, gia đình nhà thơ Quang Dũng và một số nhạc sĩ trong đó có
Hoàng Giác..vv...Nhạc sĩ Trịnh Hưng nói: “Tôi về Hà Nội hỏi thăm Hữu
Loan chẳng ai biết cả ! Tôi vào cả viện âm nhạc Hà Nội hỏi cũng chẳng ai
biết! Mãi về sau hỏi trong giới xe ôm mới có người biết và chỉ đường
xuống Thanh Hóa.”
Nguyễn Hữu Nhật hỏi:
“ Sao anh không tìm những người nhạc sĩ bạn anh ngày trước mà hỏi?”
Trịnh Hưng: Hơn
50 năm chưa về Hà Nội bạn bè cũ tan tác cả; biết các ông ấy ở đâu mà
tìm! Tôi có thăm chị Văn Cao và nhờ chị hỏi thăm những nhạc sĩ Nguyễn
Văn Tý, Tô Vũ, may ra gặp các anh ấy thì sẽ rõ.”
Trịnh Hưng lại nói tiếp: “ Lúc ở Sài Gòn tôi có đến thăm anh Ưng Lang, Y Vũ, Tô Hải, nghe anh Ưng Lang nói cũng sắp sửa sang định cư bên Mỹ. Còn Y Vũ vẫn sáng tác và sống bằng nghề chơi nhạc như xưa, dạo này đời sống nghệ sĩ bên ấy có khá hơn lúc sau năm 75. Y Vũ biết tôi ngày xưa là bạn của Y Vân nên chú ấy rất qúy tôi.”
Chuyể n đề tài sang hội họa, tôi hỏi họa sĩ Lê tài Điển : «Tại sao anh chọn phái trừu tượng ?»
Lê Tài Điển đặt tách cà phê xuống bàn, chậm rãi nói :
« Ngay từ đầu thập niên 60 khi còn theo học ngành hội họa ở Huế, sau đó sang Paris tiếp tục học ; Moi đã chọn tr ường phái tranh trừu tượng, đó là một cách đối kháng ngầm với lối Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa ở ngoài Bắc.»
Nguyễn Hữu Nhật : « Cho đến bây giờ ở VIệt Nam vẫn chưa dám phát triển trường phái trừu tượng !»
Họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật quay sang hỏi họa sĩ Thái Tuấn :
« Anh nghĩ sao về lối vẽ tranh trên vi tính hiện nay ? ».
Họa sĩ Thái Tuấn: “Thật là tuyệt ! Vẽ trên vi tính vừa mới về kỹ thuật vừa diễn tả được ý tưởng qua hình sắc để đạt tới cái tuyệt vời của nghệ thuật trong hội họa.”
Tôi góp ý: «Thế giới của nghệ thuật là vô tận, mỗi nghệ sĩ tạo ra một thế giới của riêng mình. Thế giới của anh Thái Tuấn là thế giới phụ nữ.»
Họa sĩ Thái Tuấn cười và nói:
« Trong hội họa có trường phái Ấn Tượng, Hậu Ấn Ttượng, tôi đố các cậu sau Siêu Thực là cái gì ?Có Hậu Siêu Thực không ?»
Bị một câu hỏi bất ngờ mọi người cứ ngẩn ra !
Nguyễn Thùy: “Tôi xin phép các anh để trả
lời câu hỏi của anh Thái Tuấn : "Nếu có 'Hậu Hiện Thực' thì chắc phải
là 'Siêu Siêu Hiện Thực'. Đã là 'Siêu' rồi thì chắc không thể có cái
'Siêu Siêu'. Tôn giáo quan niệm Thượng Đế là đấng Siêu Thực, đấng hoàn
toàn tượng trưng', không thể có môt (đấng nào 'Hậu Thượng Đế', 'Siêu
Thượng Đế'. Không một họa sĩ nào vẽ được hình Thượng Đế, không một Điêu
khắc gia nào tạc được tượng Thượng Đế. Tôi cũng không gặp những từ 'Tân
Siêu Thực' (néosuréalisme) hay 'Tân Tượng Trưng' (néosymbolisme). Vậy,
nếu có 'Hậu Siêu Thực, Hậu Tượng Trưng' thì chỉ là một cái 'Không' (le
Vide, le Néant, le Rien' thôi, lý trí không thể hình dung ra sao."
Vì
trời đã xế chiều họa sĩ Thái Tuấn phải gĩa từ chúng tôi ra về. Đó là
lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau. Tôi thích tranh Thái Tuấn từ trước năm
1975, người họa sĩ sử dụng rất ít đường nét về chi tiết chân dung, họa
sĩ có biệt tài về cách dùng màu sắc, giản lược tài tình những gam màu
tạo những khoảng trống xanh vàng tím, để thành một thế giới riêng Thái
Tuấn.
Thời
gian sau ông về Sài Gòn sống với người con trai cả đến năm 2008, họa sĩ
Thái Tuấn đã giã từ màu sắc cõi đời để về miền vô tận tạo một không
gian sắc màu mới, và cùng thời gian đó, nhạc sĩ Trịnh Hưng cũng giã từ cõi đời để về miền vĩnh cửu.
__._,_.___
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire