BÊN DÒNG KỶ NIỆM
Đỗ Bình
Phần1 CON ĐƯỜNG VĂN NGHỆ
Paris thủ đô ánh sáng, cái nôi nhân quyền và là một trong những kho tàng văn hóa của nhân loại. Lên Monmartre nơi cao nhất Paris có đền Thánh Tâm uy nghi làm bằng đá qúy trắng toát sừng sững trên ngọn đồi. Đi vòng xuống lưng chừng đồi là cảnh giới riêng của khu họa sĩ, họ đang thả hồn theo những mảng sắc màu. Phố Paris gồm nhiều con đường dọc ngang uốn khúc chằng chịt, xe cộ tấp nập, khách qua lạiđông nghịt dọc theo vỉa hè. Hai bên đường san sát những nhà hàng cửa hiệu quán cà phê rạp cinê được trang hoàng đầy ánh đèn màu rực rỡ. Paris thiết kế theo lối kiến trúc cổ, nhà cửa, thành quách, lâu đài, thánh đường và cây xanh tạo cho Paris thêm thơ mộng như một bức tranh ấn tượng. Những cái hay nétđẹp về Paris sách báo film ảnh âm nhạc hội họa.. vv.. đã nói nhiều nhưng nào hết ? Còn có những điều dù có nói thêm cũng sẽ chẳng bao giờ dứt, hay cũng chỉ thoáng qua !Tôi xin ghi lại « một chút thoáng qua » như giữ cho mình chút kỷ niệm về : Người Paris và Viễn Khách, trong đó có các bạn văn nghệphương xa đã có lần ghé thăm.
Đã lâu lắm, từ những thế kỷ trước trong sốnhững người Việt có những người là nghệ sĩ họ đã đến Paris trình diễn hoặc thăm Paris nhưng rất thầm lặng, thời gian vô tình trôi xóa dần những dấu cũ mà đâu đó vẫn còn vương đọng ! Xin kể lại các bạn một số những câu chuyện đẹp về những tâm hồn nghệ sĩ mà tôi may mắn gặp gỡ quen biết sau này, hoặc đã quen cũ nay tình cờ gặp lại ở nơi đất khách quê người. Những điều viết ở đây không nhằm mục đích ghi lại từng chân dung và sựnghiệp của mỗi nghệ sĩ nên không thể diễn đạt hết những tính ưu việt của mỗi nghệ sĩ một cách đầy đủ về tài năng, tính chất, nghệ thuật ..vv.. Đây chỉ là những mẫu chuyện vui dọc đường của một số người làm văn nghệ được đời gọi là nghệ sĩ.
Tôi có cái thú hay vào thư viện đọc sách, nhưng nay nhờ có internet nên cũng bới đi, thỉnh thoảng cùng bằng hữu đi xem những cuộc triển lãm tranh của một số danh họa Pháp. Nnững điều bắt gặp trong tranh làm tôi say mê từ màu sắc, phong cảnh đến những đường nét chấm phá. Tính hiếu kỳ khiến tôi lại muốn tìm hiểu hơn về những con người trong thế giới sắc màu này nên đã liên tưởng đến những người bạn nghệ sĩ, có người là họa sĩ, có người văn sĩ, nhạc sĩ mà tôi đã từng gặp trong đời. Hôm nay ngồi hồi tưởng quá khứ, khơi lại vùng ký ức để tìm những dấu vết thời gian, những khuôn mặt văn nghệ sĩ mà tâm hồn còn đầy bí ẩn ! Cũng phải mất nhiều năm, nhưng chắc gì tôi đã hiểu và nhớhết ! Rất may tôi lại không có tham vọng đó, công việc này dành cho các nhà nghiên cứu, nhà biên khảo về văn học nghệ thuật. Tôi chỉ làm một việc góp nhặt kỷ niệm kết thành bản Tình Nghệ Sĩ để thấy lại quãng mộng năm xưa cho năm tháng hoàng hôn đỡ cô quạnh. Tôi thường nghĩ: « Một tác phẩm ở bất cứ một thể loại nào dù là văn học hay nghệ thuật giá trị đích thực không hẳn ở lời khen tiếng chê ; mà tùy thuộc vào tác phẩm có thực đi vào lòng người hay không, tuy nhiên người đời thường lẫn lộn gữa tác phẩm và nhân cách tác giả ! Người nghệ sĩ và tác phẩm là hai thực thể tách rời nhau nhưng lại khắn khít có chung một niềm bất hạnh chứa đầy rủi ro, đôi khi bị vùi dập vì ngộ nhận ! Tâm hồn nghệ sĩ rất phóng khoáng, bao dung yêu tha nhân, yêu thiên nhiên và yêu cuộc đời ; dẫu cho cuộc đời có muôn cay đắng. Trong cõi vô tận của nghệ thuật, con người và thiên nhiên là tác phẩm của thượng đế mà nghệsĩ lại sáng tạo cho cuộc đời thêm muôn sắc.”
.............................. ...................
………………………
Đôi dòng về nhạc sĩ Phạm Duy : Viết về nhạc sĩ tài danh Phạm Duy có hơi thừa, vì ông đã viết hồi ký nói về đời mình, tuy nhiên nếu không nói về một nhạc sĩ mà tôi qúy mến, đã gặp nhiều lần và thường xử dụng tác phẩm của ông đàn hát trong những lúc vui buồn, hay trong những sinh hoạt văn nghệ trước năm 75 và sau này ở hải ngoại là tôi bội ơn ! Ông là một trong những nhạc sĩ lớn, hàng đầu về số lượng tác phẩm và đa dạng về thể loại: Nhạc kháng chiến:Tình Ca, Bà mẹ Gio Linh, Nương Chiều, NgàyTrở Về, Chiến Sĩ Vô Danh, Về Miền Trung, Tình Hoài Hương, Bà Mẹ Quê, Em Bé Quê... Tình ca lứa đôi: Cây Đàn Bỏ Quên, Bên Cầu Biên Giới, Tiếng Đàn Tôi, Cành Hoa Trắng, Hẹn Hò, Tìm Nhau, ThươngTình Ca, Ngày Đó Chúng Mình, Mưa Rơi, Đường Em Đi, Nghìn Trùng Xa Cách, NhaTrang Ngày Về, Phượng Yêu,Giết Người Trong Mộng, Trả Lại Em Yêu,... Trường ca, Tâm ca, Bi ca, Đạo ca, Tục ca, Thiền ca, Rong ca, Tị nạn ca. Những bài tình ca quê hương và tình ca lứa đôi đã chắp cánh, đưa hương thơm nhạc sĩ lên đỉnh chót vót của âm nhạc, và có lúc dòng nhạc « lạ đời », lạc điệu đã đẩy thiên tài rơi xuống đáy vực vì những bài Tục ca phađầy chất hệ lụy mà thói quen thưởng ngoạn âm nhạc của công chúng thuở ấy và đến bây giờ vẫn chưa tiếp nhận được ! Phạm Duy, một con người đa tải lắm tật do cách sống quá hiện thực, không chạy theo những lý tưởng cao siêu, ông luôn hòa theo nhịp thởthăng trầm của xã hội, đôi khi thái quá khiến người đời chưa cảm thông được! Từbản nhạc đầu đời: Cô Hái Mơ phổ thơ Nguyễn Bính, có thể nói Phạm Duy là người phổ thơ nhiều nhất trong giới nhạc sĩ thời bấy giờ. Đa số nhạc phổ thơ của ông rất hay vì đã chọn những bài thơ có giá trị nên nhạc của ông đóng góp vào kho tàng âm nhạc dân tộc rất nhiều, nhất là dòng nhạc trữ tình mang chất thính phòng. Những năm gần đây nhạc sĩ Phạm Duy đã giã từ cuộc đời lưu vong, buông thả tất cả những thành tựu của quá khứ để quay về cố quận, có lẽ đây là lần cuối của sự thay đổi. Ở vào tuổi ngoài 90 nhạc sĩ không thể vẽ được mùa xuân để dựng lên cái huy hoàng của bình minh. Có lẽ ông chỉ là một con tàu cũ, nhánh sông cạn trở về guồn tìm lại giai điệu một thuở vàng son năm xưa mà dấu vết đã theo thời gian lạc vào trang cổ tích !
……………………………………
……………………………………
Riêng về mặt báo chí vào những năm 80 ở thế kỷ trước, những tạp chí về văn học, nghệ thuật, chính trị thì nhiều, nhưng chuyên về văn học nghệ thuật ở Pháp lức đó duy nhất chỉ có tờ TỰ DO do GS Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm. Về sau có tờ Làng Văn xuất bản ở Canada phổ biến rộng rãi ở Paris và Pháp rất được các bạn văn nghệ đón nhận và cộng tác. Thời điểm này nhà thơ Cung Vũ cũng là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa cùng phu nhân, nhà báo Nguyên Hương qua Paris giới thiệu tạp chí văn học nghệ thuật Làng Văn tại viện Pháp Á được đông đủ các bằng hữu và độc giả Paris đón tiếp thân tình. Người đứng ra tổ chức là GS Bạch Thái Hà, một nhà văn hóa, người sáng lập thư viện Diên Hồng (GS Bạch Thái Hà đã mất, và thư viện được dời qua một địa điểm khác nhưng vẫn còn hoạt động đến nay), ông cũng là người đại diện tạp chí Làng Văn ở Pháp.
……………………………………
……………………………………
Riêng về mặt báo chí vào những năm 80 ở thế kỷ trước, những tạp chí về văn học, nghệ thuật, chính trị thì nhiều, nhưng chuyên về văn học nghệ thuật ở Pháp lức đó duy nhất chỉ có tờ TỰ DO do GS Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm. Về sau có tờ Làng Văn xuất bản ở Canada phổ biến rộng rãi ở Paris và Pháp rất được các bạn văn nghệ đón nhận và cộng tác. Thời điểm này nhà thơ Cung Vũ cũng là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa cùng phu nhân, nhà báo Nguyên Hương qua Paris giới thiệu tạp chí văn học nghệ thuật Làng Văn tại viện Pháp Á được đông đủ các bằng hữu và độc giả Paris đón tiếp thân tình. Người đứng ra tổ chức là GS Bạch Thái Hà, một nhà văn hóa, người sáng lập thư viện Diên Hồng (GS Bạch Thái Hà đã mất, và thư viện được dời qua một địa điểm khác nhưng vẫn còn hoạt động đến nay), ông cũng là người đại diện tạp chí Làng Văn ở Pháp.
Năm 1989 Một năm thay đổi diện mạo thế giới về mặt chính trị, bức tường Berlin sập đổ, Liên Bang Xô Viết tan rã và chủ nghĩa Cộng Sản cáo chúng. Sinh hoạt văn nghệ Paris vẫn rầm rộ. Tháng 6 nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sang Paris, được nhà báo Bạch Thái Quốc tổ chức họp mặt văn nghệ, bạn bè và người hâm mộ Trịnh Công Sơn đến rất đông, thời gian này tôi đang ở nước ngoài. Xin ghi lại đôi dòng về người nghệ sĩ này lúc ông còn đương tại thế. Thế hệ tôi được lớn lên trong thời chiến, thuở ấy ở miền Nam có một dòng nhạc hòa trong thể loại thời trang nhưng nét nhạc mang dấu ấn riêng vì giai điệu êm dịu làm thổn thức lòng người qua những ca khúc trữ tình tuyệt vời mà ca từ là những ngôn ngữ thơ đầy chất hình tượng nhạc tính. Đang vút hồn vào cõi tình lãng mạn, người nhạc sĩ đó bỗng chuyển hướng sáng tác dấn sâu vào thế sự. Dòng cảm xúc ngùn ngụt lửa chiến tranh, rồi bật lên những ca khúc phẫn nộ như muốn nói lên hết nỗi niềm của thân phận làm người trong một đất nước chiến tranh. Lời ca có tính triết lý mang đầy màu sắc hình tượng, giai điệu là tiếng khóc tỉ tê, tiếng thì thầm từ một cõi âm nào đó vọng về buồn tê tái như quyện chất ma túy, làm xói mòn tâm thức lớp trai cùng thế hệ của miền nam! Trong khi đó ở miền bắc, đối với lớp trai cùng thế hệ chẳng một chút hay biết gì về những lời ca này nên chẳng ảnh hưởng đến cái tâm thức «phản chiến », vì đã bị đảng và nhà nước CS đã bưng bít cấm phổ biến! Quả thật chiến tranh đã gieo vào tâm hồn Trịnh Công Sơn một ấn tượng mạnh tạo dòng cảm xúc tột độ nên ông viết được những tác phẩm làm xao xuyến lòng người. Giai điệu và ca từ sâu lắng đó réo rắc, trầm bổng như tiếng kinh gọi hồn nghe ai oán bi thương đến rợn người, làm xói mòn tâm thức của những người trai cùng thế hệ đang cầm súng làm nhiệm vụbảo vệ sự tự do quê hương! Người ta tự hỏi có nên trách người nghệ sĩ sáng tác về những nỗi buồn chiến tranh? Làm sao cấm được dòng cảm xúc của người nghệsĩ ? Thế nhưng sau cuộc chiến, trước những thực trạng quá đen tối của đất nước những cảnh tù đày, ly tán, người thân mất nhau, tử nạn trên đường vượt biên… xảy ra khắp nơi trong mọi miền đất nước. rất tiếc người nghệ sĩ phản chiến ấy đã không đi hết hành trình của tâm thức nghệ sĩ để nói lên nỗi thống khổ của dân tộc dù ở phía nào, hay nhìn một góc độ nào; Trái lại ông đã ngoảnh mặt, làm ngơ trước thảm cảnh của đất nước, mặc dù ở giai đoạn ấy ông đang bị chính quyền CS trù dập ! Phải chăng trước bạo lực ông đành im lặng, hay ông chẳng còn cảm hứng vì lạc loài giữa cảnh đổi đời ? Sau năm 75 Những bi kịch ấy dưới ngòi bút tài hoa có thể viết lên những tác phẩm để đời mang dấu ấn thế kỷ; Tiếc thay nét nhạc tài hoa ấy bị nỗi sợ hãi làm nhòe nhoẹt, đứt đoạn ! Bằng hữu xa gần vẫn chừng mực khi nhận xét về ông, vì biết đâu những bi ca sau năm 75 của ông còn cất dấu, hay ông đã gởi niềm đau ấy qua đường nét hội họa? Nếu không, đời sau sẽ bối rối không biết viết làm sao trọn vẹn về nửa còn lại của người nghệ sĩ tài danh từng vang bóng một thời của thế kỷ 20 dòng nhạc còn âm vọng mãi hôm nay.
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
Một sinh hoạt văn học nghệ thuật khác của Paris là Văn Đoàn VĂN BÁ quy tụ một số nhà khoa bảng đã có tuổi yêu nghệ thuật sân khấu nên tự tập dượt để trình diễn những trích đoạn vở cải lương, những tuồng kịch cổ,hay những sang tác mới cống hiến cho công chúng. Văn Bá cũng là bút hiệu của bác sĩ Nguyễn Văn Ba người nghệ sĩ đa tài từng in thơ vào 1955 ở trong nước trước khi du học. Ngoài ra Văn Bá còn viết và xuất bản những tập biên khảo, kịch, tiểu thuyết song ngữ. Buổi sinh hoạt mang chủ đề : Hồn Đại Việt do tôi thực hiện, hôm đó phần văn học do học giả TS Thái Văn Kiểm giới thiệu tác phẩm mới của Văn Bá, qua phần nghệ thuật tôiđã giới thiệu 3 thế hệ nhạc sĩ sáng tác hiện đang có mặt. Thế hệ đầu gồm các nhạc sĩ:Xuân Lôi, Lương Ngọc Châu, Lê Mộng Nguyên, Trịnh Hưng, Mạnh Bích, Phạm Đình Liên.
Thế hệ kế tiếp gồm các nhạc sĩ: Phạm Đăng, Trần Văn Toàn, Ngọc Bích, Nguyễn Minh Châu.
Thế hệ trẻ gồm: Các nữ nhạc sĩ: Linh Chi, Trang Thanh Trúc, Tố Liên.
Đây là lần đầu tiên ở Paris những nhạc sĩ khác thế hệvề lãnh vực sáng tác nhạc Việt gặp nhau để tâm tình nghệ thuật. Hiện diện đêm nay còn có một số nhạc sĩ sáng tác nhạc Việt kh ác, nhưng có lẽ vì khiêm tốn chưa muốn giới thiệu . Sau buổi họp mặt văn nghệ đó một thời gian, những nhạc sĩ như: Xuân Lôi, Lương Ngọc Châu, Trịnh Hưng, Mạnh Bích đã giã từ thế giới âm nhạc, vĩnh viễn ra đi tìm cõi khác.
*Nhạc sĩ Xuân Lôi sinh trong gia đình văn nghệ nên vào làng âm nhạc ngay từ thuở còn nhỏ, những nhạc phẩm nổi tiếng của ông viết chung với các nhạc sĩ khác như Y Vân, Nhật Bằng, Lữ Liên... Nhạc phẩm Bâng Khuâng là ca khúc đầu tay ông viết năm 1947, bài Về Làng Cũ, cùng với Nhật Bằng năm 1949, bài Nhạt Nắng, cùng với Y Vân năm 1955, bài Đường Chiều, cùng với Lữ Liên năm 1956. Hương Giang Mong Nhớ, cùng với Dương Thiệu Tước viết năm 1959.
Nhạc sĩ Lương Ngọc Châu là một danh thủ vĩ cầm ở đất Hà Thành trước năm 1954, thày của một số nhạc sĩ nổi tiếng sau này ở trong Nam . Ông qua Pháp rất sớm, do đó giới thưởng thức âm nhạc miền nam ít có biết !Bài Tiếng Hát Lênh Đênh của nhạc sĩ Lương Ngọc Châu mang chất thính phòng, bán cổ điển nên đòi hỏi một chất giọng ấm, sang và kỹ thuật trình bày điêu luyện. Bài này đã được Tài tử Ngọc Bảo trình bày ở Hà Nội trước năm 1954, Sau năm 1954 ở Sài Gòn do danh ca Sĩ Phú, và ở hải ngoại do BS, nhạc sĩ Phạm Anh Dũng soạn lại hòa âm và trình bày. Bài Thôn Trăng là tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Mạnh Bích viết sau năm 1954 ở Huế, được ca sĩ trình bày rất nhiều lần vào những năm đầu thập niên 60. Bài Tôi Yêu và Lối về Xóm Nhỏ. Vv..của nhạc sĩ Trịnh Hưng rất nổi tiếng được trình bày liên tục từ thập niên 50 cho đến nay, bài hát đã hòa vào trong những vũ khúc dân gian. Riêng nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, với số tác phẩm đồ sộ lên đến vài trăm ca khúc, trong đó có những nhạc phẩm đã được chọn làm nhạc phim như: BỤI ĐỜi vào tnăm 1957 do Lê Mộng Hoàng làm đạo diễn, nhưng bài Trăng Mờ Bên Suối viết năm 1949 là nổi hơn cả. Vì là một bài thơ được chính tác giả soạn thành nhạc nên đã lột tả tận cùng của cảm xúc qua âm thanh, gợi lên một không gian lãng mạn, với những hình ảnh mơ mộng của tình yêu lứa đôi. Lời và nhạc hài hòa dễ đi vào lòng người đã in đậm dấu hơn những ca khúc khác của tác giả ! Mặc dù lời ca và cấu trúc của những nhạc phẩm đó không thua gì bài Trăng Mờ Bên Suối.
Thời gian là một thử thách tàn nhẫn đối với tất cả sản phẩm văn học nghệ thuật, cho dù đã được một thời ca ngợi. Tác phẩm nổi tiếng vì được quảng cáo rầm rộ rồi sẽ bị đào thải hoặc tàn lụi một khi giá trị đích thực về mặt văn học nghệ thuật không còn ! Một ca khúc mang tính nghệ thuật sẽ vượt thơì gian thấm sâu trong lòng người cho đến hôm nay và sẽ còn về sau. Một tác phẩm mà đời công nhận là một hạnh phúc lớn cho tác giả, vì thế Lê Mộng Nguyên rất trân trọng hai chữ Nhạc Sĩ, và thích bằng hũu gọi mình là nhạc sĩ hơn là một giáo sư đại học.
(Còn tiếp)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire