MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 15
HỒ TẤN VINH
5giờ40 sáng ngày 13-7-1956, lúc máy chém chặt đầu Tướng Lê Quang Vinh, ông Diệm có thể tự cho mình đã làm một việc thánh thiện, an dạ tưởng mình từ đây nắm tuyệt đối quyền hành, không còn ai dám công khai thách đố. Nhưng cũng chính ngày đó ông Diệm bắt đầu thật sự bơ vơ. Ông không còn con đường nào để trở về với dân tộc. Ông bây giờ hoàn toàn nằm trong tay Mỹ. Ông đã tiến sâu vào con đường oan nghiệt mà chính ông tự chọn. Ngày đó là ngày Việt Nam Cộng Hòa mất chánh nghĩa. Ngày đó là ngày Việt Nam Cộng Hòa thua rồi, chớ không phải vì những sự kiện xảy ra 10 năm sau này.
‘Người thân cận với ông Diệm lúc bấy giờ tả sự bâng khuâng của ông về quyết định bác đơn xin ân xá của Ba Cụt. Đêm về khuya mà ông cứ đi đi lại lại không ngủ cho tới khi được tin báo cho biết Ba Cụt đã chịu rửa tội theo nghi lễCông giáo, yên tâm về phần hồn của Ba Cụt, bấy giờ ông mới đi ngủ’. Nguyễn Trân tr. 110.
Biện lý Lâm Lể Trinh thuật lại thì không phải nhưvậy:
‘Tôi có hỏi Lê Quang Vinh có cần một vị linh mục hay một tăng nào đến chứng kiến cho ông không, thì Lê Quang Vinh trả lời rằng ‘Tôi là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, tôi không phải Công giáo, nếu tiện thì xin một nhà sư . . .’Lê Trọng Văn, Tr. 125.
‘Sau cách mạng 1-11-63, ông Thơ cho tôi biết sở dĩ Lê Quang Vinh bị bắt ngày 13-4-1956 mà tòa án quân sự và tòa thượng thẩm Saigon cứ xét đi phúc lại (đến 4 lần) cho đến ngày 6-7-1956 tòa án quân sự Cần Thơ mới xét xử một lần chót là vì ông Diệm đã nhiều lần dụ Lê Quang Vinh theo đạo Thiên Chúa mà Lê Quang Vinh nằng nặc không theo. Nếu theo đạo Thiên Chúa thì Lê Quang Vinh sẽ được rữa tội trong một buổi lễ long trọng tại nhà thờ Đức Bà Saigon và sẽ được trọng thưởng, và tất nhiên sẽ được tha mạng’. ĐỗMậu, tr. 146.
Nếu còn có ai nghi ngờ về vụ Ba Cụt thì xin hãy nghe người có thẩm quyền nhứt trong vụ này là người đã được ông Diệm gọi vào dinh Độc Lập và trực tiếp chỉ thị phải đứng ra lập hồ sơ Ba Cụt. Biện lý Lâm Lể Trinh là người lãnh nhiệm vụ buộc tội chết cho Lê Quang Vinh. Có thể nói LS Lâm Lể Trinh là người tin cẩn của ông Diệm. Ông đã từng là đảng viên cao cấp đảng Cần Lao của ông Diệm và sau sứ mạng Ba Cụt, năm 1959 được cân nhắc lên làm Bộ trưởng bộ Nội vụ cho ông Diệm.
Tháng 8 năm 1986 tại Nam Cali, trong một cuộc phỏng vấn của LS Trần Sơn Hà, Tiến sĩ Lâm Lể Trinh có minh định hai điểm:
- Điểm thứ nhứt, nếu phê phán về mặt lịch sử và chánh trị, tôi cần phải xác nhận quan điểm rằng Lê quang Vinh là một người chiến sĩ chống cộng. Điều này rất rõ ràng, không ai có thể nghi ngờ.
- Điểm thứ hai, Lê quang Vinh có phạm những tội trạng người ta gán cho ông không, thì để cho Trời Đất, Luật Pháp và hồ sơ trả lời, và cựu tổng thống Ngô-đình-Diệm có trách nhiệm trong đó. LTV tr. 127.
Năm 1954, ngày ông Ngô Đình Diệm về chấp chánh, người dân miền Nam không biết ông là ai, nên họ không có nhiệt liệt hoan hô ông. Nhưng họ cũng không quyết liệt chống đối ông. Bản tánh người miền Nam kỵnhứt là ‘chó hùa’. Họ bình tỉnh quan sát. Sau chín năm cai trị, chế độcủa ông bị chấm dứt. Có ai đâu đó lật đỗ ông, chớ không phải dân miền Nam. Dân miền Nam hết nội lực rồi.
Có rất nhiều bàn cải về vụ kéo cây cờ này lên hay kéo cây cờ kia xuống. Có rất nhiều bí ẩn trong vụ trái lựu đạn nổ ở đài phát thanh Huế do bên này giụt hay bên kia giụt. Đương nhiên trong Phật Giáo hay trong Thiên Chúa Giáo đều có Việt Cộng nằm vùng. Làm sao biết rõ Phật Giáo miền Trung bị VC giựt giây đến mức độ nào. Nhưng trong đại thể, những chi tiết đó không quan trọng mà còn có thể đánh lạc đề, sự thật là khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ‘hoàn thành sứ mạng lịch sử’ của mình rồi thì ông phải ra đi.Đúng ngày đúng giờ đã định, dầu lúc đó ông không có đi gặp Đại úy Nhung thì ôngđạp lổ chân trâu ông cũng phải chết. Bản án tử hình của ông đã có trước.
Mục đích của đảo chánh là thay đổi người cầm quyền từ đó thay đổi chánh sách, chớ không phải trả thù cá nhân. Thông thường, khi người ta đảo chánh thành công rồi thì người ta cho kẻ thất bại - nếu trước đó không chết vì lạc đạn - chạy ra ngoại quốc sống. Người thắng cuộc được tiếng tốt là đã làm một cuộc đảo chánh không đổ máu. Người làm chánh trị không ai muốn đi vào lịch sử với tội danh là tay khát máu người.
Với bản tánh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chuyện sau đây không bao giờ có thể xẩy ra, nhưng cứ thí dụ từ nhà thờ Cha Tam, ông Diệm ý thức ngay được tình huống và gấp rút đưa ra lời tuyên bố rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành thật hiểu rằng mình đã làm chánh trị sai và hối tiếc và ông hứa từ bỏ chánh trị suốt cuộc đời còn lại thì liệu ông có thể nào được cái ân huệ trên không?
Đối với bất cứ ai có thành tích nói một là một, hai là hai thì những người đó tuyệt đối phải được ân huệ này. Và người ban ân huệcũng không cần do dự vì đây là cơ hội quý báu để tỏ rằng mình là người đại lượng. Trong lúc làm cho quần chúng khiếp sợ là một kỹ thuật đàn áp để cai trị,thì đại lượng là mở rộng tấm lòng để thâu phục nhân tâm.
Nhưng đối với Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì tuyệtđối là không thể được.
Năm 1956, trong vụ Ba Cụt, ông đã không phải để lộra - mà là công khai cho thấy - cái chân tướng của mình rồi.
HỒ TẤN VINH
Melbourne
Ngày 23 tháng 10 năm 2012
(Còn tiếp)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire