caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

lundi 22 octobre 2012

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ Bài số 14 HỒ TẤN VINH

MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ
Bài số 14
HỒ TẤN VINH
 
Năm 1954, khi người Mỹ công khai bước vô VN, họ đã biết trước họ phải làm cái gì và đã có kế hoạch, chương trình hành động hẳn hòi. Ở sân khấu VN, Người Mỹ tự biên tự diễn kịch bản và không thấy cần tham khảo những tính toán của họ với VN. Tự cao hơn nữa, họ cũng không chấp nhận sự đóng góp ý kiến của phía VN.
Cho nên khi tuyển người, họ không phải tuyển một nhà ái quốc chánh trực hay một lãnh tụ có dân chúng ủng hộ hay một sĩ phu có khả năng tranh luận bình đẳng với họ - những người này thật ra là chướng ngại vật cho họ - mà họ chỉ cần tuyển người thừa hành, dễ sai dễ bảo. Ai chịu tuyệt đối vâng lời thì người Mỹ tuyển. Vâng lời không phải chỉ có nghĩa là ngoài mặt biểu sao làm vậy, mà còn phải cẩn thận không làm cái gì khiến người Mỹ nghi ngờ lòng trung thành của mình. Nếu ta không ưa những người này thì ta có thể gọi họ là bọn tay sai, bọn bù nhìn, công cụ. Nếu ta muốn dùng chữ nhẹ nhàng một chút thì cũng có thể nói đó là những người chịu ‘hợp tác’, những người ‘thức thời vụ’. Nhưng cái thực tế của việc làm là cũng như nhau.
Đó chỉ là mới nói đại cương. Bây giờ đi vào cụ thể. Người Mỹ đi vào VN và đi ra khỏi VN đều hoàn toàn do nhu cầu của Mỹ. Ai cũng đều biết rằng trên thực tế người Mỹ hoàn toàn quyết định một mình khi đưa lính Mỹ vào VN, khi tăng quân số lên và khi rút quân ra. Tuy nhiên để tránh mang tiếng là xâm phạm chủ quyền VN, người Mỹ cần phía VN lên tiếng tự nguyện yêu cầu Mỹ làm như vậy. Người Mỹ cần người lãnh đạo VN nào sẳn sàng ký giấy để che lưng pháp lý cho Mỹ. Có khi lính Mỹ đã xuống tàu chạy qua VN hai ba ngày rồi mà cái giấy của VN yêu cầu mới đánh máy. Nói một cách khác nữa, người Mỹ cần người nào chịu lẹ làng ký mọi giấy tờ để hợp-pháp-hóa tất cả những gì người Mỹ làm tại VN mà không được hỏi một câu nào (Khi Dương Văn Minh phát thanh yêu cầu quân Mỹ rút ra khỏi VN, miếng giấy mà Dương Văn Minh đọc là do Tòa Đại Sứ Mỹ soạn).
Bù lại, họ muốn gì thì Mỹ cho. Nếu họ muốn quyền lực thì Mỹ chịu cho họ độc tài. Nếu họ muốn tiền thì Mỹ nhắm mắt cho họ tham nhũng. Ngày xưa, anh hùng nhiều khi phải khó khăn chọn lựa giữa giang sơn và mỹ nhân. Ngày nay, ứng viên đắc chí được quyền chọn lựa giữa quyền hành và tiền bạc, nhưng tuyệt đối trong thực đơn không có món ‘yêu nước’.
Khi ông Diệm trúng tuyển rồi về nước, trong hai năm đầu, ông hăng hái dẹp xong các giáo phái và đảng phái, ông tự hào về những kết quả. Nhưng ông không muốn biết hay không chịu biết rằng ông đã hoàn thành xuất sắc những gì mà Mỹ muốn ông làm. Mỹ không chấp nhận nội lực ở VN.
Trong thời Tướng Nguyễn Văn Vỹ, Bộ Quốc phòng có tổ chức Quỷ Tiết Kiệm Quân Đội. Đó cũng là mưu toan gây nội lực. Nhưng Mỹ buộc phải dẹp bỏ.
Cho nên mất miền Nam là do quyết định của Mỹ không cho miền Nam có nội lực, mà buộc cấp lãnh đạo miền Nam hoàn toàn dựa vào ngoại lực.
 
HỒ TẤN VINH
Úc Châu
Ngày 21 tháng 10 năm 2012
(Còn tiếp)
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire