Cô ơi ...
tên gì ???
Có người hay nói lòng vòng
Khi thương làm bộ cốm nồng lá sen.
Bùn đen
phải lấm guốc quenCó người hay nói lòng vòng
Khi thương làm bộ cốm nồng lá sen.
Đồng đèn treo cửa , đừng quên then gài.
Nhớ người con gái áo dài
Tóc cô thắt bím, hay cài đóa hoa.
Xinh xinh cái miệng kiêu sa
Cô ơi , hỏi nhỏ , gần xa ... tên gì ???
Thanh Hương
Bài được đăng trong Làng Huệ
Cô ơi ... tên gì ???
Rất vui được anh ĐQB tặng thơ những ngaỳ đầu năm.
Cám ơn anh ĐQB.
Rất vui được anh ĐQB tặng thơ những ngaỳ đầu năm.
Cám ơn anh ĐQB.
THƯA THANH HƯƠNG Ạ !
(PHỤNG HOẠ GÓP VUI)
Muốn ăn cốm quý qua VÒNG (làng Vòng)
Vừa ngon vừa dẻo lại lồng hương sen
Gót hồng bùn lấm chưa quen
Trăng vàng soi lối , cửa then lỏng gài
Áo bà ba phủ quần dài
Tóc mây róc bím còn cài thêm hoa
Người đâu... cá lặn ...chim sa
Tên Thanh Hương đó ...gần xa ...lạ gì ?
Thân mến
LTĐQB
Đọc thêm câu chuyện về Cốm Làng Vòng
(PHỤNG HOẠ GÓP VUI)
Muốn ăn cốm quý qua VÒNG (làng Vòng)
Vừa ngon vừa dẻo lại lồng hương sen
Gót hồng bùn lấm chưa quen
Trăng vàng soi lối , cửa then lỏng gài
Áo bà ba phủ quần dài
Tóc mây róc bím còn cài thêm hoa
Người đâu... cá lặn ...chim sa
Tên Thanh Hương đó ...gần xa ...lạ gì ?
Thân mến
LTĐQB
LÀM QUEN
Muốn quen làm bộ hỏi vòng
Ngỏ lời tỏ ý khen hồng gót sen
Gót sen ơi! muốn làm quen
Ngại đèn treo cửa e then em gài
Thầm yêu Cô áo lụa dài
Yêu đôi bím tóc cô cài bông hoa
Càng yêu vóc dáng chim sa
THANH HƯƠNG nàng đó rằng ta...ước gì...!!!
Muốn quen làm bộ hỏi vòng
Ngỏ lời tỏ ý khen hồng gót sen
Gót sen ơi! muốn làm quen
Ngại đèn treo cửa e then em gài
Thầm yêu Cô áo lụa dài
Yêu đôi bím tóc cô cài bông hoa
Càng yêu vóc dáng chim sa
THANH HƯƠNG nàng đó rằng ta...ước gì...!!!
Trần Chương Lương (Tha Nhân)
Tên Cô..Là Gì ?
Có người ánh mắt nhu mì
Trót thương chẳng biết là vì sao thương
Đợi chờ mòn gót bên đường
Lá thơ trong túi đẫm hương tóc dài
Ngại ngần chẳng dám trao ai
Tím lên nét chữ u hoài vần thơ
Một hôm bạo dạn bất ngờ
"Cô ơi cho biết tên cô là gì "
Người thương đâu nỡ bỏ đi
Chỉ trao cái liếc rất chi hững hờ
Thế mà anh cứ ngẩn ngơ
Trái tim đã trót khù khờ dại yêu
Trầm Vân
Đọc thêm câu chuyện về Cốm Làng Vòng
Cốm làng Vòng - món ăn tao nhã dịp thu về
Làng Vòng nay thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Từ xa xưa,
làng Vòng đã nổi tiếng với đặc sản cốm:
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn!
Nghề làm cốm làng Vòng, bắt nguồn từ truyền thuyết: Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.
Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm.
Và cốm làng Vòng vượt qua khỏi lũy tre làng, theo những gói quà, những gánh hàng rong đến với người thân, đến với người ăn chơi sành điệu, rồi trở thành đặc sản quý tiến vua các triều Lý (1009-1225), trở thành món ăn tao nhã nổi tiếng của người Tràng An.
Vụ cốm mùa thu kéo dài tới gần 3 tháng, bắt đầu từ mồng 1 tháng 7 âm lịch trở đi.
Quy trình làm cốm cổ truyền: lúa nếp cái gặt về, tuốt lấy hạt, sàng bỏ những cọng rơm, đãi qua nước, chọn lấy những hạt mẩy rồi đổ vào chảo rang bằng gang đúc. Để giữ được nhiệt, bếp lò rang cốm phải đắp bằng xỉ than có bề dày 15cm trên miệng, 40cm dưới chân, nhưng không đốt bằng than (nhiệt lượng quá cao) mà phải dùng củi (dễ điều chỉnh lửa).
Lúc đầu rang vừa lửa, khi hạt thóc tái trắng thì bớt lửa. Hạt thóc rang phải đảo liên tục, sao cho nóng đều. Rang 30 phút thì xem thử, mỗi lần thử bốc lấy 5 hạt đặt lên một miếng gỗ, lấy ngón tay cái miết mạnh lên từng hạt thóc, nếu thấy "2 quằn 3 róc" - tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng quằn lại, 3 hạt róc vỏ nhưng không quằn - là được.
Thóc rang xong, để nguội, cho vào cối giã, mỗi mẻ giã khoảng 5 kg. Giã mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra, sảy trấu đi, lại giã, tới 7 lần, mỗi lần phải tùy theo cốm khô hay ướt mà có biện pháp xử lý. Lần giã thứ 5 phải phân cốm ra làm 3 loại: cốm rón, cốm non và cốm gốc và giã riêng từng loại trong hai lần cuối.
Cốm thành phẩm được gói thành hai lớp lá. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc thạch quý giá; Lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng, thanh cao.
Ngày nay, cốm còn được chế biến thành bánh cốm và chè cốm...những món ăn không kém phần thi vị bởi cái dẻo thơm của cốm, bùi đậm của đậu xanh, sần sật của sợi dừa xắt mỏng. Bánh cốm đi chung với bánh su sê trở thành cặp bánh không thể thiếu trong lễ ăn hỏi từ lâu nay của người Hà Nội.
Bánh cốm Hà Nội có nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất là bánh cốm ở phố Hàng Than. Còn chè cốm, khi ăn thường múc ra bát sứ nhỏ màu trắng. Chè nấu loãng bằng đường trắng và bột lọc trong suốt, thấp thoáng những hạt cốm xanh, thoảng mùi nếp và tinh dầu hoa bưởi, quyến rũ đến lạ lùng./.
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn!
Nghề làm cốm làng Vòng, bắt nguồn từ truyền thuyết: Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.
Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm.
Và cốm làng Vòng vượt qua khỏi lũy tre làng, theo những gói quà, những gánh hàng rong đến với người thân, đến với người ăn chơi sành điệu, rồi trở thành đặc sản quý tiến vua các triều Lý (1009-1225), trở thành món ăn tao nhã nổi tiếng của người Tràng An.
Vụ cốm mùa thu kéo dài tới gần 3 tháng, bắt đầu từ mồng 1 tháng 7 âm lịch trở đi.
Quy trình làm cốm cổ truyền: lúa nếp cái gặt về, tuốt lấy hạt, sàng bỏ những cọng rơm, đãi qua nước, chọn lấy những hạt mẩy rồi đổ vào chảo rang bằng gang đúc. Để giữ được nhiệt, bếp lò rang cốm phải đắp bằng xỉ than có bề dày 15cm trên miệng, 40cm dưới chân, nhưng không đốt bằng than (nhiệt lượng quá cao) mà phải dùng củi (dễ điều chỉnh lửa).
Lúc đầu rang vừa lửa, khi hạt thóc tái trắng thì bớt lửa. Hạt thóc rang phải đảo liên tục, sao cho nóng đều. Rang 30 phút thì xem thử, mỗi lần thử bốc lấy 5 hạt đặt lên một miếng gỗ, lấy ngón tay cái miết mạnh lên từng hạt thóc, nếu thấy "2 quằn 3 róc" - tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng quằn lại, 3 hạt róc vỏ nhưng không quằn - là được.
Thóc rang xong, để nguội, cho vào cối giã, mỗi mẻ giã khoảng 5 kg. Giã mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra, sảy trấu đi, lại giã, tới 7 lần, mỗi lần phải tùy theo cốm khô hay ướt mà có biện pháp xử lý. Lần giã thứ 5 phải phân cốm ra làm 3 loại: cốm rón, cốm non và cốm gốc và giã riêng từng loại trong hai lần cuối.
Cốm thành phẩm được gói thành hai lớp lá. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc thạch quý giá; Lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng, thanh cao.
Ngày nay, cốm còn được chế biến thành bánh cốm và chè cốm...những món ăn không kém phần thi vị bởi cái dẻo thơm của cốm, bùi đậm của đậu xanh, sần sật của sợi dừa xắt mỏng. Bánh cốm đi chung với bánh su sê trở thành cặp bánh không thể thiếu trong lễ ăn hỏi từ lâu nay của người Hà Nội.
Bánh cốm Hà Nội có nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất là bánh cốm ở phố Hàng Than. Còn chè cốm, khi ăn thường múc ra bát sứ nhỏ màu trắng. Chè nấu loãng bằng đường trắng và bột lọc trong suốt, thấp thoáng những hạt cốm xanh, thoảng mùi nếp và tinh dầu hoa bưởi, quyến rũ đến lạ lùng./.
Cốm Hà Nội trăm vị
Cốm lá me ăn với chuối với hồng. Cốm xào, cốm bánh, cốm chả... Và cốm được trộn trong các món Âu nữa.
Cách ăn xưa và nay
Khi tổ trưởng tổ bánh mì của khách sạn 5 sao Inter Continental Hà Nội - bếp trưởng Nguyễn Văn Khu
đổ những chiếc bánh crepe cốm, anh rất hạnh phúc. Chiếc bánh Pháp rất
đặc trưng này dưới tay anh cũng có màu xanh cốm, nhân bên trong là cốm
ngào đường với dừa nạo. Màu xanh cốm được lọc bằng lá nếp xay. “Món ăn
vẫn thơm ngậy mùi bơ sữa, nhưng kết hợp được vị ngọt thơm dẻo của cốm.
Và nếu muốn, khách vẫn có thể kết hợp thêm cả sốt sô cô la hay sốt
caramel béo ngậy vốn rất hợp crepe”, anh Khu cho biết.
Một năm, hai mùa cốm đến nhanh và đi cũng nhanh. Mỗi vụ chỉ độ trên
dưới tháng trời. Vì thế, cuộc thưởng cốm chia hẳn thành hai kiểu. Một
là thưởng thức cốm tươi đúng vụ. Hai là dùng những sản phẩm cốm đã chế
biến từ cốm khô.
Đây là cách ăn truyền thống nhất, nhưng giờ cũng ít người thực hiện
hơn trước: nhúm một nhúm nhỏ cốm lá me mỏng thơm đưa vào miệng. Nhai
thật chậm để thấy cốm trăm hạt rời cả trăm là vậy mà dẻo quánh, thơm
lựng hương đồng nội. Tham một tí mà bốc nắm cốm to thì nhai khó, mà vị
thơm cũng giảm mạnh. Ăn cốm tươi vì thế cũng như học thiền, thưởng cốm
Hà Nội... không vội được đâu.
Chả cốm
|
Cũng như thế, cốm tươi với chuối chín trứng cuốc, cốm tươi với hồng
đỏ. Không chỉ là màu sắc cứ quyện vào nhau mà cả vị ngọt cũng vậy.
Những món đó, được nhiều người nghiên cứu ẩm thực coi là món thời trân,
nghĩa là nó chỉ đến vào thời điểm nhất định và đáng được trân quý.
Nếu cốm lá me luôn như một niềm khao khát thì cốm cuối nia, cốm già
“thua thiệt” hơn. Cánh cốm dày hơn, màu cốm cũng sậm hơn. Cốm này được
dùng nấu chè, làm chả. Nghĩa là nó được đặt trong tổng thể hài hòa với
những cái ngon ngọt thơm khác, để cùng tôn nhau lên. Chè cốm ngoài vị
cốm còn có thể có hương hoa bưởi hoặc va ni. Chả cốm ngọt cả cốm cả vị
thịt làm giò sống, vị ngậy của mỡ trần thái hạt lựu. Nhưng cũng không vì
thế mà ẩu được với cốm loại ba. Chè cốm, chỉ cần rắc cốm vào lúc chè
chưa nguội sẽ biết ngay thế nào là thảm họa. Từng đám cốm trẫm mình
trong chè nóng sau đó đồng loạt chìm xuồng. Bát chè có múc khéo kiểu gì
cũng không có những lá cốm loáng thoáng trôi như vân mây được. Còn chả
cốm, ít quá thì thiếu vị cốm thơm, nhiều quá đâm quánh ăn cũng phát sợ
vì ngấy. Cốm xào cũng vậy, sểnh một chút là nát bấy, mất độ dẻo ngay.
Nếu như thưởng thức cốm tươi khá cầu kỳ thì các món cốm khô chế
biến cũng khá dụng công. Chả cốm - món ăn quanh năm rất dễ bị ngấy khi
làm từ cốm khô do loại nguyên liệu này dễ hút nước, hút mỡ. Thực đơn nhà
hàng, tiệc cưới đôi lúc cũng thêm những món chiên bao cốm, nhưng thực
sự những món này không đắt hàng. Cốm sau chiên trở nên giòn xốp. Vì thế
cả độ dẻo lẫn hương thơm đều giảm hẳn. Lẻ tẻ vẫn có khách đặt, nhà hàng
làm nhưng đây là cách hại cốm thì đúng hơn.
Một phiên bản cốm rất “tiến thoái lưỡng nan” là chả cốm ăn với bún
đậu mắm tôm. Nhiều người vẫn cho rằng cốm không thể đi với khí chất mạnh
mẽ của mắm tôm được. Nhưng bất chấp điều đó, chả cốm cặp kè lòng lợn
công khai trên mẹt bún đậu mắm tôm.
Tại nhiều nhà hàng khách sạn, cốm cũng lách vào theo những cách
khác nhau: Cốm xào xắt viên nhỏ rồi lăn dừa; cốm làm mousse, trộn giữa
hương cốm và vị cream cheese.
Kem cốm
|
Bánh giò chả cốm
|
Cánh tay nối dài của làng cốm
Ở Hà Nội, làng cốm Vòng có thêm nhiều cánh tay nối dài thành thương
hiệu. “Trung tâm bánh cốm Hàng Than” là một cánh tay như thế. Ở Hàng Than,
gần như nhà nhà ở mặt tiền đều làm và bán bánh cốm. Tuy nhiên, một món
nặng phong cách như vậy với nhiều nhà sản xuất sẽ cho ra nhiều phong vị
khác nhau. Được tiếng nhất vẫn là bánh cốm Nguyên Ninh. Bánh cốm thơm vị
cốm, đỗ xanh nghiền xào dừa. Nhìn qua lần ni lông bọc mỏng, vẫn thấy
màu vàng của đỗ ánh lên sau lớp cốm xanh mỏng. Chỉ có điều, bánh cốm giờ
có vỏ ngoài đóng hộp bằng giấy. Càng nhìn càng nhớ lớp lá gói bánh xưa.
Cũng ở Hàng Than, khách có thể mua cốm tươi, cốm khô. Nhà hàng thậm
chí còn đóng túi hút chân không cho khách để có thể mang cốm tươi đi
xa. Nhưng đa số khách vẫn thích gói cốm bằng lá ráy để giữ ẩm, sau đó
mới bọc lá sen ra ngoài.
Hàng bánh giò vỉa hè chợ Hôm bây giờ không còn độc tôn vị ngon nữa.
Tuy nhiên, vị chả cốm ở đây vẫn nổi. Chả cốm bán giữ giá 10.000 một
miếng vì to nhỉnh hơn những nơi khác, vốn bán trung bình 6.000 - 7.000
đồng một miếng.
Kem cốm Tràng Tiền gần như là thẻ bài chống hàng giả của kem Tràng
Tiền. Nhiều cơ sở làm kem giả được kem đậu xanh, kem sữa dừa nhưng vị
dẻo thơm của cốm thì không lừa nổi. Kem cốm Tràng Tiền hàng fake lổn
nhổn như hạt cơm nguội xanh. Chỉ ăn một miếng đã biết mình bị lừa.
“... Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua...”. Vừa ngon, vừa lành, là nét văn hóa lâu đời nhưng cốm Hà Nội chưa thể đi xa do thiếu đường dẫn và tầm nhìn. “Bí quyết thì vẫn dạy, nhưng chả biết sau này có ai làm nghề cốm nữa không”, ông Hùng - một trong số chục gia đình còn làm cốm ở làng Vòng, Hà Nội nói.
Ngày làm cốm của ông Hùng “Cốm” làng Vòng, Hà Nội vất vả lắm. Lúa
gặt về được tuốt để lấy thóc nếp. Sau đó tới đoạn sàng bỏ rơm, đãi qua
nước để bỏ thóc lép. Thóc đãi sạch được ông Hùng cho vào chảo gang đúc
để rang. Quá trình này kéo dài chừng 30 phút. Thóc rang nguội là đến
đoạn giã cốm. Cốm giã dăm bảy lần xong thì được phân thành mấy loại: cốm
rót, cốm non và cốm già. Sau đó, từng loại lại được giã thêm cho tới
khi đủ mềm dẻo.
“Quy trình dài lắm. Mà trong suốt cả thời gian làm cốm thì không
được ngơi tay chút nào”, ông Hùng cho biết. “Như lúc giã cốm, thì phải
ước lượng chừng đó chày là đủ độ, phải dừng lại. Bây giờ dùng máy cũng
đỡ nhiều sức, nhưng thời gian xong một mẻ cốm giã lại nhanh hơn. Độ 3
phút là xong một mẻ, lại trút tiếp mẻ khác vào canh. Cứ như thế, không
nghỉ nổi”.
Nhưng việc không thể nghỉ nổi đâu chỉ vì quay cuồng trong nhịp làm
cốm. Từng hạt thóc nếp cũng đòi hỏi người làm cốm phải dứt việc ngay
trong ngày. “Thóc gặt về, không làm ngay trong ngày thì nó sẽ mất ngon.
Lúc đó cốm không dẻo, không thơm như ý nữa. Chỉ có thể làm cốm khô
thôi”, ông Hùng cho biết. Cũng chính vì thế mà ngày làm cốm của ông như
một guồng quay hối hả. Bắt đầu bằng tuốt lúa, có khi mang ở ruộng xa mấy
chục cây số về. Tất nhiên, chuyên chở thóc lúa là việc của người cấy
thuê cho ông, nhưng đón thóc cũng là một việc.
“Một năm có hai vụ cốm. Vụ tháng tám, vụ tháng tư. Vào vụ ngày nào
cũng bận rộn, mệt. Nên trong làng cũng chẳng mấy người muốn theo”, người
đàn ông đã ngoài 50 tuổi chia sẻ. Ông vẫn còn nhớ lần đầu tiên được làm
cốm là từ thuở 13. Lâu lắm rồi. Khi ấy, tất cả từ đầu đến cuối đều làm
bằng tay, vắt sức ra để có mẻ cốm thơm ngon nuột nà. Ông Hùng khéo tay
lắm, mỗi lẵng hoa ông cắm dịp lễ đều đẹp như người làm nghề hoa chuyên
nghiệp làm. Nhưng ông chỉ cắm vậy để dâng lễ thôi, còn nghề cốm mới là
bản mệnh.
“Tôi làm cốm từ năm 13 tuổi. Ở làng Vòng, trẻ con bé tí đã nhìn
thấy việc làm cốm. Nếu nói là biết hết công đoạn thì trẻ đều biết. Nói
đến bí quyết thì ai cũng truyền trong gia đình. Nhưng mà vất vả lắm. Đời
ông tôi đã có người bỏ nghề. Đời bố tôi cũng có người bỏ nghề. Đến đời
tôi càng ít. Giờ trong làng chỉ độ 8 gia đình làm cốm thôi. Còn đến đời
con tôi, chắc là hết”, ông Hùng cho biết.
Lòng người còn nhớ, nhưng vất vả, khó khăn nhiều, từ chuyện mất sức
đến việc không biết có còn đủ đất để cấy lúa nếp làm cốm nữa không.
Ngay ở làng Vòng, diện tích đất nông nghiệp cũng đã thu nhỏ lắm rồi.
Người làng Vòng phải đi thuê người khác trồng. Cái khó để truyền nghề
cốm còn do truyền thống nữa. Người làng Vòng biết nghề như vậy, nắm bí
quyết như thế, song dù không làm nghề nữa họ cũng dứt khoát không truyền
nghề, dạy nghề cho người ở xa về. “Như thế thì là bán nghề à”, ông Hùng
nói.
Rang cốm
|
Giã cốm
|
Sàng cốm
|
Phân loại cốm
|
Nguy cơ mất văn hóa cốm
“Tôi nghĩ làng Vòng cũng có vấn đề giống như làng rau húng. Họ đối
mặt với đô thị hóa, rồi bị mất đất vì đô thị hóa. Đất trồng lúa nếp,
trồng rau giảm cực mạnh. Và thu nhập từ nghề cũng không cao, nên dần dần
người ta bỏ nghề. Chỉ có Hà Nội là thiệt nhất vì mất dần đi văn hóa rau
thơm Láng, mất dần đi văn hóa cốm. Những thức quà ấy đang ít dần đi ở
các chợ”, TS Vũ Thế Long, Hội Văn hóa dân gian nói. Ông Long cũng là người đã hướng dẫn nhiều nghiên cứu về các làng nghề ở Hà Nội.
Mà đúng như thế thật. Phần lớn người làng Vòng giờ làm đủ nghề,
trừ... nghề cốm. Chỉ còn 8 gia đình làm cốm không phải con số lớn lao
gì. Một số ít khác có neo với cốm cũng dưới dạng buôn bán cốm mà thôi.
Và trong quá trình buôn bán, họ cũng không thể chỉ mua bán mỗi cốm được.
Bà Hoản, một người làng Vòng, cùng với cung cấp cốm tươi khô các loại,
cũng kiêm thêm cả bánh cốm và bánh phu thê nữa. Song bà Hoản cũng chỉ
phục vụ đám cưới là chính.
TS Vũ Thế Long, Hội Văn hóa Dân gian: Chỉ dẫn địa lý cho cốm Vòng Hà Nội
Đi điền dã nhiều, chúng tôi biết nhiều nơi cũng có cốm
chứ không chỉ Hà Nội. Ở miền Trung, miền Tây Bắc cũng có cốm, cũng làm
từ thóc lúa nếp. Họ cũng rang, cũng giã để chế biến. Nhưng ngon đặc biệt
vẫn là cốm Hà Nội. Chỉ có cốm Hà Nội mới có màu xanh ngát như ngọc thế.
Chỉ có cốm Hà Nội mới có độ dẻo như vậy. Mùi thơm của cốm cho cảm giác
một thứ quà tươi, rất tươi. Nên so với những loại cốm màu nhợt, hay dẻo
xôm xốp của nơi khác thì Hà Nội ăn đứt.
Tôi nghĩ đến đến vải thiều Lục Ngạn. Từ sau khi có đăng
ký chỉ dẫn địa lý, giá vải cao hơn sau đó vải đi ra nước ngoài nhiều
lên. Vì thế, tại sao không nghĩ đến chỉ dẫn địa lý cho Cốm Vòng. Khi đó,
cần có thêm nhiều sản phẩm như các sản phẩm chế biến từ cốm, các sản
phẩm du lịch liên quan đến cốm, đến làng Cốm.
Điều này, nếu chỉ dân làng sẽ không làm nổi. Vì họ phụ
thuộc quá nhiều vào các quy hoạch đất đai để trồng cốm, để sản xuất cốm.
Chưa kể, họ còn quen làm việc manh mún, chỉ biết nhà mình, khách riêng
của mình.
Tôi nghĩ đến lúc phải xem lại quy hoạch làng nghề, quy
hoạch văn hóa, quy hoạch du lịch của Hà Nội. Làm thế nào để những người
dân có thể giữ nghề. Khách du lịch có tour đến xem làm cốm, kiểu như
tour ở làng rau Trà Quế ấy. Chứ nếu không, ngày mất cốm mỗi lúc một gần.
Trường hợp bài không còn thấy trên trang Blog này, quý anh chị có thể tìm lại lưu trữ trong Mediafire.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire