caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 6 janvier 2013

Hương Kiều Loan phiếm DVD “Việt Nam Quê Hương Tìm Lại ”


Trong link Mediafire dưới đây có thêm hình chụp của Hương Kiều Loan viết cho bộ DVD này từ bộ số 3
 
http://www.mediafire.com/view/?m9g8p3fmyoneo5r

“Việt Nam Quê Hương Tìm Lại ”

HươngKiều Loan






1.
Thế là trong một tuần lễ, tôi đã nhận được nhiều cú điện thoại tương tự của các bạn bè , những người bạn đã mất liên lạc từ lâu, nay thấy tên tôi trên web site đã tìm đủ cách để kiếm đuợc, bạn bè tung tán tứ phương trời, người ở Pháp, kẻ ở Úc..người ở Nhật,  v…v... Những người bạn này đã trách móc là gọi cả mấy ngày liền, gọi bao nhiêu lần, mãi đến nay mới tóm cổ được tôi. ( lý do, đôi khi tôi đang ở trên mạng lưới, không muốn bỏ dở những gì đang làm, dù máy báo cho biết có tel gọi vào, tôi đã nghĩ:  bạn nào thân, đều biết số cell , chắc là lại điện thoại về quảng cáo....Nhưng tôi đã lầm, nay có phải nghe bạn bè trách móc, thì cũng ráng vểnh tai mà chịu trận.


2.
Thì ra các bạn hỏi tôi về Huy Hà Media, có bạn đã từng xem, có bạn thì muốn biết địa chỉ để liên lạc, có bạn thì cần người có tâm hồn văn nghệ để trút hết cho nghe những cảm  nghĩ mê say như thế nào khi họ xem mấy DVD này. Lại có bạn tò mò muốn tìm hiểu về nhóm thực hiện bộ phim, rồi cũng có bạn muốn hỏi tôi về người viết và dẫn đọc trong DVD.  Hôm nay sau khi viết cái địa chỉ email của Huy Hà: Peterphamedu1@ yahoo.com cho một người bạn.  Tôi đã phải viết một bài để trả lời chung tới bạn bè. 
Tú Vân đã hỏi tôi về một “nhân vật ”.

“ HKL ơi,
Bạn có biết nhân vật này là ai không?  Mình gửi cho bạn muợn xem cái DVD này, đuợc thâu trong buổi tiệc mừng con gái của một người bạn trong ngành Y khoa có ái nữ mới ra trường và theo được nghiệp của bố, anh bạn đã tuyên bố trong bữa tiệc là .… giấc mộng của gia đình anh đã thành .  Đó là một tối vui mà chúng ta thuờng thấy tại cộng đồng người Việt bên này. Tối đó nhiều người lên hát để giúp vui, hay lên đọc thơ chúc tụng, nhưng có một người đã bị lôi lên, ông ta không hát vì cho biết người vợ hiện đau ốm nên ông ấy không thể vui ca được, nhưng xin phép để kể một câu chuyện…Và mình đã khóc khi nghe những tâm sự của ông ta:

Thưa các anh các chị,

Tháng sáu năm 2005, tôi trở lại Việt Nam cùng cháu trai 16 tuổi và đoàn quay phim từ Nam ra Bắc để thu hình thực hiện cho bộ DVD : “ Việt Nam Quê Hương  Tìm LạI ” Tháng sáu trời Hà Nội nắng như đổ lửa và giọc theo các con đường trong thành phố, phượng đỏ rực trời…Chúng tôi ngồi trên những chiếc xe xích lô đạp và quay cảnh những con phố cổ Hà Nội. Cháu Huy, con trai tôi năn nỉ mãi để cho phép cháu đạp xe. Chiếc xích lô lạng sang bên trái, quẹo sang bên phải…và cuối cùng cũng chạy được thẳng một quãng...Tôi nghe tiếng cháu thở ở phiá sau…Một lúc thì xe ngưng lại và tôi thấy cháu móc hết tiền trong túi ra đưa cho người phu xe, rồi nhất định đi bộ, chứ không ngồi lên xe nữa. Tôi hỏi thì cháu chỉ nói vắn tắt : “ Đạp xe cực lắm, con xuống cho bác phu xe nhẹ bớt tý chút…”
         Cảnh thiếu niên Việt Kiều, cong lưng đạp xích lô tại Hà Nội đã được một anh bạn người Pháp thu vào ống kính và post trên internet, rồi báo cho tôi mở xem…Trong buổi sáng Ca, mùa xuân thật đẹp. Trên màn hình High Defintion, ở trong văn phòng, tôi thấy rõ con tôi cố gắng đạp chiếc xích lô cho ba cháu và người phu xe xích lô thực thụ, anh hùng tên lửa của bộ đội miền Bắc trong  trận chiến vừa qua, xe chạy trên khu phố Hàng Buồm. Tội nghiệp con tôi, mặt đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại. Hai tay cầm chặt chiếc khung ngang...Mắt tôi nhòa đi, hình ảnh của những ngày tháng sau năm 1978  lại trở về trong ký ức…
Tháng sáu, trời Sàigòn cũng trong xanh như trời Hà Nôị hôm nay, tháng sáu năm 1978, tôi đang đạp xích lô tại Sàigòn sau khi vượt trại trở về thành phố cũ. Tôi không thể nào ở nhà đuợc vì sợ truy lùng của công an. Một người bạn dạy ở Văn Khoa Sàigòn xưa đã chia cho tôi đạp xích lô nửa ngày, hầu dễ dàng di chuyển giữa Sàigòn trùng trùng nguy hiểm .  Muời bốn tháng sáu năm 1978, ngày sinh nhật thứ 36 của tôi. Tôi dừng xe phía sau dinh Độc Lập, con đuờng có những hàng cây Sao đầy bóng mát. Tôi ngưng xe bên lề đuờng của câu Lạc bộ Thể Thao “ Cercle Sportif Saigònnais    Nhìn vào những  khung sân Tennis bên trong…Mới đây không xa lắm…mỗi lần về Sàigòn họp, tôi vẫn vào đây…Qua lề đường cách chiếc xích lô tôi đang đạp một vỉa hè, là nơi chiếc Falcon đen mang số ante EP 7318 của tôi thường đậu. Tôi thấy mặn ở trên  môi…có lẽ mồ hôi đã chảy vào miệng.  Nhìn chiếc quần đùi rách, nhìn  xuống chiếc áo may ô tả tơi, tôi đã nghĩ rằng đời tôi đã xuống đến tận cùng của tuyệt vọng...Có tiếng máy bay vang vọng trên cao: Nhìn lên…xa lắm… cánh  bạc của một chiếc phi cơ đang luớt ngang, xa vời như một niềm hạnh phúc đã vụt bay và chẳng bao giờ trở lại…Từ trời cao rớt xuống những quả cây Sao có cánh quay vòng trong không gian như những chiếc trực thăng trong ngày cuối của một Sàigòn  hấp hối…rồi những cánh hoa sao lặng lẽ rơi trên nền đất đen, không một tiếng vang… Ngày ấy tôi còn độc thân, ngày ấy tôi chưa có vợ và không con. Ngày ấy mộng của tôi chỉ là được sống sót, được sống như một con người…
Thưa các anh chị,
Một ngàn chín trăm bảy mươi tám. Hai ngàn lẻ năm…Đúng hai muơi bảy năm đã trôi qua… Và ngày nay tôi lại nhìn thấy hình ảnh của con trai tôi đạp xe xích lô giữa thủ đô Hà Nội! 
Hoàng Anh Tuấn có bài thơ: “  Mưa Sàigòn, Mưa HàNội  ” Hôm nay nắng Hà Nội như nhắc tôi nhớ đến nắng Sàigòn, cái ngày của tận cùng tuyệt vọng năm xưa…Nhưng ngày hôm nay trong nắng Hà Nội, lòng tôi vui phơi phới…Cháu Huy còn nhỏ nên tôi chưa đuợc cái hân hạnh như anh chị chủ nhà bữa nay mừng cháu Amantha Vũ ra trường.  Lòng tôi vui vì cháu Huy, cũng như ba cháu đã hiểu thế nào là nỗi khổ đau, sự nhục nhã của người khốn khổ….

Trong dân gian, người ta thường nói:

“ Chưa đi mưa, chưa thấy lạnh,

        Có rách aó, mới  thấy thương người áo rách ”

Và:
“ Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ,
Thấy quan tài rồi, vừa khóc vừa run…”

Cháu Huy cũng như ba của cháu đã hiểu thế nào là kiếp “ngựa người ”. 

Trong đời sống tương đối dễ dàng tại nơi chốn tự do này, cái vấn đề học để ra làm bác sĩ, kỹ sư, tôi thiết nghĩ cũng không khó khăn lắm. Đó chỉ là vấn đề thời gian, nhưng học để làm người có lòng nhân ái, biết yêu thương đồng bào ruột thịt, biết nghĩ đến những khổ đau của kẻ khác, tôi nghĩ rằng tất cả anh chị em chúng ta có mặt tại đây đều tâm nguyện.  Hôm nay mừng anh chị Vũ, mừng cháu Amantha trong ngày thành đạt, tôi cũng xin chúc mừng cho tất cả chúng ta, những người Việt xa quê , nhưng lòng vẫn đầy nhân áí, lòng luôn rộng mở để chia sẻ với những người kém may  mắn hơn chúng ta…”

Tú Vân đã hỏi tôi về  Dr. PNP, và cuốn  DVD “ Việt Nam Quê Hương Tìm Lại ”  này.    Thay vì thư riêng cho bạn, tôi xin chia xẻ cùng mọi người.

=============================
 3.
Khi tôi được coi 2 đĩa :số một và hai “ Việt Nam Quê Hương Tìm Lại ” của Huy Hà Media.  Đã khiến tôi giật mình, vì đây mới chính là những cuốn phim tôi ao ước được xem khi nói về Việt Nam, một quê hương trong lòng chúng ta, Việt Nam của bao ngàn năm văn hiến. Hà Nội của những ngày thanh bình xưa kia. Nơi tồn trữ kho tàng của lịch sử.  Một Thăng Long vang lừng trong sử sách, mà ngày nhỏ đi học, tôi đã từng say mê những bài về Quang Trung, Về Nguyễn Huệ, về Hưng Đạo Vuơng...Những ai đã từng được sinh ra tại đó và lớn lên, những tuổi ngọc, tuổi hồng, tuổi xanh ,tuổi vàng, dù với lớp tuổi nào khi đã đuợc chào đời tại Việt Nam, sống ở quê mẹ, dù nơi đó là SàiGòn mưa nắng hai mùa. Miền Trung cổ kính, hay Hà Nội nên thơ…thì sẽ không bao giờ quên được cái nôi hạnh phúc đã một thời ru ta thuở bé thơ. Và quê hương đó mãi mãi trong tim, trong  trí nhớ của người Việt  xa xứ.
Tôi đã thức trắng đêm, xem đi xem lại hai DVD : VNQHTL  mà không biết chán, mỗi lần coi, lạï, nhận biết thêm về các đặc thù qúy báu của quê hương mà người thực hiện đã mang vào được bộ phim. HuyHà thực hiện bộ phim này với tấm lòng yêu quê mẹ. Và một tâm hồn phong phú, lòng bao dung, lại nữa nghệ thuật và kỹ thuật rất cao. Huy Hà đã dần dắt người xem về lại chốn cũ, một nơi chốn mình hằng cất giữ mãi trong tim.

 4.
Tôi đuợc sinh ra tại Bắc Ninh, tuổi ấu thơ ở Hà Nội, và lớn lên tại Saìgòn, tuổi học trò mơ mộng tại miền Nam, tất cả chặng đường từ Bắc vô Nam, quê hương tôi đó, quê hương không lúc nào tôi không nhớ tới, từ những buổi trưa bỏ giấc ngủ, lén nhà lang thang theo bạn ra tận hồ Hoàn Kiếm để nhặt hoa phượng, để cùng lũ bạn thi đua chạy nhanh trên chiếc cầu Thê Húc cong cong đỏ chót mầu son. Sau những buổi lén nhà đi chơi với các bạn cùng phố , tôi đã bị bố mẹ “nhốt” nội trú tại ngôi truờng dòng Saint Paul nghiêm khắc. Những buổi tối nhớ nhà, khó ngủ, nhìn sao đêm lấp lánh, tôi mong ước đến cuối tuần để được gia đình đón về nhà chơi. Dù tuổi thơ bé nhỏ, nhưng những kỷ niệm đó không bao giờ phai nhòa, hình như khi người ta đã xa rời tuổi ngọc để buớc vào tuổi nâu, tuổi vàng…( -: .Thì những kỷ niệm trong quá khứ càng rõ hơn những kỷ niệm gần nhất của hiện tại…vì đôi khi gặp lại học trò cũ, mới vài năm xa cách, tôi đã không nhớ đuợc tên của các em, chỉ nhớ chúng đã có năm ngồi trong lớp của mình, thế nhưng những kỷ niệm thật xa của tuổi thơ trong dĩ vãng và những kỷ niệm của tuổi hồng, tuổi xanh…thì hình như còn rõ ràng đậm nét hơn cả.


(Photo Huongkieuloan  ( 1997) )
5.
Còn gì bồi hồi xúc cảm hơn nữa khi tôi đã tìm lại được những con đuờng thân quen, những hình ảnh tưởng như mình chỉ thấy trong tâm, trong mơ thì nay chúng đã đến, chúng đã thật rõ ràng, chúng thật đẹp, chúng thật trữ tình …chúng hiện diện trong “Việt Nam Quê Hương Tìm Lại” của HuyHà Media. Như một người tình tuyệt vời đã rón rén về thăm kẻ ốm tương tư…Phải, chỉ những hình ảnh đó mới là những hình ảnh, của bất cứ người Việt nào trên các miền đất tạm dung đã cất giử. Việt Nam ta đó, đất mẹ nơi đấy, hiền hoà, bao dung. Ở VNQHTL, tôi đã thấy đuợc đúng hình ảnh Việt Nam mà tôi ôm ấp ở một góc đời riêng, dù đến khi buông tay nhắm mắt, cũng không một ai có thể lấy đi khỏi những báu vật yêu qúy ngàn đời như thế.  Ở VNQHTL, chúng ta, những lớp tuổi đã từng có thời ấu thơ hay tuổi thanh, thiếu niên vừa chớm, hoặc lớp tuổi cha ông, sẽ yêu thích những hình ảnh này, và ngay cả những người ở lớp tuổi chưa từng có ngày đặt chân ra miền bắc. Vì  Quốc biến 75, họ đã theo cha mẹ di tản. Lớp tuổi trẻ cũng sẽ yêu thích VNQHTL, bới họ sẽ đuợc thấy cả một trời yêu dấu được gửi gấm trong phim của người thực hiện. Một hình ảnh miền bắc đáng yêu, nơi mà cha mẹ họ đã sinh ra và lớn lên ở đấy, miền Bắc ngày xưa như thế nào? với bao ngàn năm văn hiến, với những êm đềm hiền hòa, những mộc mạc của một thế hệ cha ông ngày trước. Mà không phải là một HàNội với xe gắn máy chạy như mắc cửư , những thời trang dị hợm, của các cô gái chạy theo mốt lố lăng Âu Mỹ. Những bộ mặt xa lạ, cong cớn..nào quần, nào aó… những chợ bán thịt chó, những chiếc đầu chó thui vàng, bầy trên sạp gỗ, nhe bộ răng trắng nhởn như doạ người, tiếng rao hàng ơi ới,  tiếng còi xe inh ỏi..và nhất là phải nghe thứ giọng bắc mới, nhờ nhợ, quê mùa, thật khó chịu, vừa chanh chua vừa đanh đá…tất cả thật khác biệt, cách xa với cái thế giới tôi hằng cất giữ ấp ủ trong tâm…

 6.
Tôi cũng đã về lại quê hương năm 94, 97  để thăm bố và gia đình còn ở lại., Bố tôi đã ngoài 90.  Tôi cũng đã ra Hà Nội thăm lại đường xưa, phố cũ.  Nhưng tất cả đã đổi thay, Tôi thấy mình xa lạ với nơi chốn này. Tôi như nguời đi trên con phố lạ, Tôi thấy mình lạc lõng, cô đơn, và tự hỏi…nơi đây có phải là ngày xưa tôi đã có mấy năm của tuổi thơ ?   Một nỗi chán chường thất vọng ngập hồn, phải chăng vì chốn này người xưa đã tan tác tứ phương trời?  người còn sót lại của thế hệ truớc 54 cũng đã đổi thay? Còn đâu những phong thái lịch sự của lớp người Hà Nội một thời óng mướt ...Tôi đi giữa Hà Nội mà tưởng như mình đến một nơi nào khác…
Cái cảm tưởng đó còn tệ hơn nữa khi về đến Saigòn. Tôi đã đặt chân đến những nơi chốn ngày xưa, nhưng là một thành phố khác, không còn là một thành phố mang dấu ấn trong tim tôi. Vì sao? Các tên đường đã thay đổi, các cửa tiệm cũng đã đổi thay, tôi đi trên con đuờng Cường Để, những chiều năm nào khi tan học, aó trắng tung bay, tiếng cười nói ríu rít của bạn bè…Nhưng nay…những bộ aó công phục của quân nhân, của “cớm” mầu rêu xanh, thêm mầu đỏ của cầu vai, hai mầu đi cạnh nhau, thật phản mỹ thuật, lại thêm những đôi mắt gờm gờm nghi kỵ của họ...rình rập khắp các ngả đường…Rồi là những tiếng ồn ào đinh tai nhức óc vì  kèn xe bấm liên hồi…khiến tôi thấy ngộp thở, không còn gì là thơ mộng nữa!

7.
Nhưng với “Việt Nam Quê Hương Tìm Lại ”,  ta đã thấy lại một Saigòn của những năm tháng cũ, mà không phải mang cảm gíác khó chịu như tôi đã có, khi về lại chốn xưa.
VNQHTL, chúng ta không xem phim như một giải trí để giết thời giờ, mà là để suy ngẫm, vì bài viết của người thực hiện. Huy Hà đã gửi vào đấy cả một tâm hồn thuơng yêu đất nước, Từ những bồi hồi rung cảm…ngậm ngùi…đến chút đắng cay nhẹ nhàng …Người xem đã rưng nước mắt, đã thở dài nuối tiếc một thời mộng đẹp xa xưa, và cũng đã thích thú, đã bàng hoàng, đã say mê.  Vì đó là một tác phẩm nghệ thuật toàn mỹ.  Huy Hà đã mang văn hoá vào điện ảnh, xem để mở rộng tầm mắt. Xem để thấy mình đã đuợc ôn lại những trang lịch sử Việt Nam mà tuổi đời đã dần quên, xem để thấy tâm hồn thăng hoa khi mà lòng ta đã bao dung…Vị tha đã thắng hận thù, xem để được thưởng thức những vần thơ hay, những giòng nhạc trong như suối, những ngọt lịm của lời ca. Ta xem để suy ngẫm, ta xem để nâng niu kỷ niệm ngày cũ.

8.
Ở VNQHTL, người ta không thể nào tìm thấy những cảnh ngứa mắt, thừa thãi như những DVD thực hiện theo lối thương mại tôi đã xem qua, chiếu cảnh đi chùa Hương, mà họ lồng nhạc giật gân! cảnh và nhạc không ăn khớp với nhau, người ta làm phim như món hàng cần có cho khách mua vui, khoe khoang sự đổi thay chớp nhoáng của một xã hội xa hoa giả tạo hiện giờ, ăn nhậu phè phỡn , trác táng ngày đêm, nào là VN ăn chơi, nào là VN  du hí..v…v…Họ chỉ nhìn cái phiến diện, mà không nghĩ đến lớp người Việt nghèo còn quá nhiều, còn quá khốn khổ, chật vật từng ngày kiếm sống.  Rồi nữa lời thuyết minh như đọc trả bài. Người viết, nguời đọc, khác nhau, giống như các xuớng ngôn viên đài truyền hình Việt Nam xưa: thợ nói, được thuê đọc, vì bài viết là của những người khác, thật trái ngược hẳn với giới truyền thông của Mỹ. Rất nhiều DVD thực hiện ở hải ngoại hay quê nhà, đều như thế, đọc lời dẫn như cái máy, không gây được xúc cảm cho người xem, những gì khán giả cần biết thì không nói đến, những gì cần xem nhiều hơn thì chiếu phớt qua, những gì không cần thiết thì….!!!

9.
Ở “Việt Nam Quê Hương Tìm Lại”, bài viết và giọng đọc của chính người thực hiện, do đấy đã mang đuợc mối xúc cảm sâu xa đến người xem mà Huy Hà muốn chia xẻ. Huy Hà trải rộng tâm tư, ân cần như một lời tâm tình tự đáy lòng kể lại cho bạn nghe, để mang đến cho độc giả sự ấm lòng, niềm an ủi, và ta nhận thức đuợc Huy Hà đã rất trân trọng độc giả, cuốn phim lọc lựa từng lời, từng câu văn, từng vần thơ dẫn đọc, từng hình ảnh, từng bản nhạc, tất cả đều có một giá trị cao.  Nhạc lồng đi sát với khung cảnh, trổi lên đúng chổ, ngưng đúng chổ, và nhạt nhòa đúng lúc.

Người xem theo ống kính của Huy Hà đi tìm lại kỷ niệm từ HàNội vào đến Sàigòn.  Ta đã ngậm ngùi thương xót khi thấy hai mẹ con người nhà quê, ngồi âu buồn bên góc tuờng Vương Cung Thánh Đường. Người mẹ đưa con từ Mỏ Cày lên thành phố để chữa bệnh, đã tuyệt vọng vì không đủ tiền nhập viện… rồi chúng ta đã hân hoan nở nụ cười khi thấy niềm hy vọng của hai mẹ con đã đuợc ơn trên dẫn dắt,  vì sao…? có nhiều sự việc lạ. lạ…phải xem phim mới thấy hết được.
 Tôi thích nhất chặng đường miền bắc, tưởng như mình đã theo ống kính của đoàn quay phim đi khắp các nơi….ta trên con thuyền nhỏ của một ngày mưa như bão, lênh đênh trên con sông rộng mùa nước lớn, đi viếng chùa Hương, ta mơ màng khi nhìn thấy những cây hoa bằng lăng tím ngát ven rừng…Ta nghe tiếng mưa rơi trên từng phiến đá…Chùa Hương trong một cơn mưa đầu hạ, nước nhiều như thác, đổ xuống rửa sạch bụi trần gian, nước chảy như suối trên những bậc thềm rêu phong ngập hoa sứ trắng…
Rồi ta đi từ quê ra tỉnh…ta trở về khu phố cổ của Hà NộI, này là phố HàngThiếc, Hàng Kèn, Hàng Trống, Phố Lãn Ông, phố Hàng Ngang, Hàng Đào…mỗi con phố có những đặc thù của chúng…Hà Nội của 36 phố phường ngày cũ…Ta đi thăm rạp hát Kim Chung, tiếng chuông vàng thủ đô ngày nào…Rồi QuốcTử Giám, rồi đền Quan Thánh, Nào chùa Trấn Quốc, này đền Ngọc Sơn…Nơi nào ta cũng thấy gần gụị quen thuộc vì những kỷ niệm ấu thời mà tác giả chia xẻ tâm sự với người xem…
Rồi ta lại đi thăm Bích Động , cảnh núi rừng hùng vỹ, nên thơ, khiến ta như lạc vào một thế giới thần tiên, tưởng như ta đang ở những nơi mà Kim Dung tiên sinh đã tả trong các bộ truyện kiếm hiệp của người. Ta lên thăm chùa, nào là chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thuợng…Ta bước trên những bậc đá cũ rêu phong, được đẽo vào suờn núi đá dốc cao…,Những bậc này…nghìn năm trước đã có người lưu gót, và…nghìn năm sau hẳn còn có người bước đến…Lên được chùa Hạ, nơi ghi dấu bao điển tích của một quá vãng, Đứng hít thở không khí trong lành, ngắm cảnh đẹp baola bên dưới thung lũng ngút ngàn.. ta thấy hồn mình lâng lâng , lòng nhẹ tênh…  và khoan khoái tưởng như mình đuợc thoát khỏi cái thế giới nhiễu nhương của đời sống hàng ngày vây bó bao lâu…Tại chùa Trung, ngưòi xem phim đã sửng sốt khi thấy một bé trai mới năm tuổi vô tư ngồi thổi sáo ở sân chùa, Bé Phương như một thần đồng về âm nhạc đã cho khách vãn cảnh nghe những tiếng réo  rắt tuyệt diệu của âm thanh.



Sau chuyến lên cao vùng núi, ta lại theo Huy Hà ….xuống thấp để đi vào vùng Tam Cốc …trên những con đò dọc, chứa chừng năm sáu du khách tứ phương đổ về đây thăm Vĩnh Hạ Long trên cạn, ta theo đoàn  trôi trên con sông nhỏ uốn lượn dọc theo dòng nuớc, và …đây, những ruộng luá, nước ngập đến một phần ba thân luá , khiến lúa có mầu xanh mát lịm, bông lúa vàng nhạt triũ nặng thân…đã lâu lắm rồi, tôi mới lại được nhìn thấy những ruộng lúa vào mùa trổ bông đẹp như vậy. Ruộng lúa trải dài, trải rộng đến tận chân những rặng núi đá vôi cao sừng sững đứng thi gan với mưa gió và thời gian …đò cứ đưa ta theo dòng nuớc, len lỏi men theo bờ núi đá vôi đủ hình, đủ dạng ngập sâu dưới nước, rồi đò chui qua các hang, các động…khi con đò ra khỏi hang, là cả một bầu trời xanh rộng mở, khung cảnh thật hùng vỹ, đẹp như những bức tranh thủy mạc danh tiếng của Trung Quốc. Này núi, này non, này sông, này lá, này là túp lều tranh, này là ruộng luá đâm bông…ta nghe tiếng hát trong như giòng suối mát, lịm ngọt lời ca..” …suối mơ…bên rừng thu vắng…giòng nước trôi lững lờ… ngoài nắng…” ta ngỡ mình là Lưu Nguyễn đang lạc bước trần gian…âm thanh trải rộng mêng mông trong buổi chiều tàn hoang vắng của miền núi…ta nghe thơ, ta nghe nhạc, ta nghe lời tâm sự của người viết, ta thấy lòng mình trùng xuống, mênh  mang nỗi nhớ  không tên….

Có biết bao nhiêu điều hay lạ trong bộ phim, mà tôi không thể kể hết, chỉ biết nói rằng với  “Việt nam Quê Hương Tìm Lại ” đã khiến ngưòi xem bị mê hoặc,vì thích thú với từng giây phút hình ảnh đuợc chiếu trên màn TV, mỗi giây là những bức ảnh đẹp như tranh hay như những tác phẩm của các nhiếp ảnh gia, khổ công chọn lọc từ ánh sáng đến bố cục. Suốt mấy giờ liền, không một khung cảnh nào nhàm chán, suốt mấy giờ liền người xem say mê, suốt mấy giờ liền, người nghe muốn nghe mãi. Mỗi lời nói là một ý tuởng sâu xa khiến ta phải suy ngẫm.  Người thực hiện khiêm tốn trong phim rằng: “Tôi không phải là một nhà văn, để có thể trải đuợc hết những hoa gấm của đất nuớc…hay là thi sĩ để có thể gieo vần….”  Nhưng, xem xong bộ phim của HuyHà, tôi đã tự hỏi: văn, thơ, hội họa… còn tìm  đâu?...Ngay chính trong VNQHTL. Vì nơi đó, Huy Hà đã bao gồm đuợc tất cả các bộ môn như một tuyệt chiêu để không còn gì có thể đòi hỏi hơn được nữa.  Huy Hà qua ống kính đã cho ta xem những  tác phẩm tuyệt vời. Tôi, cũng như các bạn bè, hoặc những ai đã từng coi VNQHTL, hẳn đều có chung một nhận xét, và cũng nghĩ rằng ta cần có DVD này trong tủ sách gia đình, để hãnh  diện với con cháu mình khi chúng lớn lên, lớp trẻ đuợc thấy quê huơng Việt Nam đẹp đến thế nào, nền văn hoá ra sao, mà bố mẹ, cha ông… khi ở hải ngoại vẫn một lòng yêu thương chốn cũ dù nơi đất tạm dung này đã cho ta đủ cơm no, aó ấm.

Câu nói của người viết vần làm mắt tôi cay  : “  Quê hương  ta đẹp quá, vậy mà, có nhà không được ở, có nuớc mà phải ra đi..”

                            (2001)

Hương Kiều Loan

Dec 2006 






Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire