Truyện CẢNH ĐỜI HƯ ẢO
Đỗ Bình
Chiều trên sông Seine nắng vàng ngả long lanh mặt nước tựa ánh trăng đêm, bờ xa mấy con sóng bạc nhấp nhô rẽ theo chiếc du thuyền trắng như đám mây nổi chở đầy khách du ngoạn. Vừa chớm thu trời se se lạnh, gío hiu hiu không đủ làm dòng sông gợn sóng nhưng hàng cây ven bờ vẫn lao xao, thỉnh thoảng có chiếc lá vàng nhẹ rơi. Cứ mỗi độ thu, vào những ngày cuối tuần Ðăng thường ra sông Seine một mình ngồi nghe tiếng sóng vỗ để nhớ về những dòng sông quê. Cơn gió lùa thoáng qua hơi lạnh làm sảng khoái tâm hồn, Đăng hít mạnh nhưng vẫn dõi mắt nhìn chiếc lá lững lờ trôi. Chàng thầm nghĩ : «Nếu cuộc đời êm như dòng sông thì tâm hồn chàng sẽ chẳng dâng bão tố ! Như thế những danh từ chiến tranh, thù hận và tình yêu cũng trở thành vô nghĩa. »
Ðăng đang thả hồn theo chiếc lá, bỗng những giọng Việt Nam chen lẫn tiếng cười làm chàng sực tỉnh, lòng cảm rộn rã vì nơi mảnh trời xa xôi này thoáng được nghe ngôn ngữ, làn điệu quê hương rất ấm áp phát ra quanh đây. Chàng ngoái lại ngắm nhóm khách du lịch người Việt đang đi dọc theo bờ sông, trông cách ăn mặc của họ chàng biết đây là đám nhà giàu mới từ Việt Nam sang Paris. Quần áo và nữ trang của họ rất đắt tiền, loại dành cho những buổi dự dạ tiệc, có lẽ đây là những thành phần có quyền thế nên trưng diện như thế ? Nhìn họ bảnh bao mà chàng chạnh lòng nhớ đến quê mẹ, mảnh đất còn nghèo đói. Ký ức một thời trước và sau chiến tranh, khúc phim dĩ vãng chợt quay về.
Ông bà ngoại Ðăng ngày trước không giàu, ngoài một số ít ruộng đất ở quê và một hiệu buôn nhỏ ở Hà Nội, nhờ biết cần kiệm và chịu khó làm việc nên gia đình ngoại cũng dư gỉa; dù có tính cần kiệm nhưng ông bà lại rất hảo tâm, hay làm phước bố thí cho kẻ nghèo. Do công việc buôn bán ông bà phải giao tiếp với những khách hàng thuộc nhiều thành phần mà chẳng quan tâm đến các đảng phái, nhưng ông bà lại rất nhiệt tình ủng hộ những phong trào yêu nước nên chẳng bỏ xót lần đóng góp nào, nhất là những tuần lễ vàng do Việt Minh phát động. Ngoại có tám người con mà một nửa đã theo tiếng gọi Việt Minh lên đường, trong số đó có mấy người đã mất tích và chết trên chiến khu Việt Bắc, chỉ còn sống xót mỗi cậu giáo út ! Những người con còn lại theo những chí hướng Quốc Gia, hai người bác của Đăng đều gia nhập quân đội Cộng Hòa, và đều bị tử trận hồi tết Mậu Thân, và chiến trường Quảng Trị ! Bà dì ruột chị của mẹ chàng cho đến ngày nhắm mắt vẫn chưa một lần quay về đất bắc. Bên nội Ðăng là ngoại kiều, bố chàng là người lai sinh và lớn lên ở Paris làm y sĩ, có một thời gian phục vụ tại bệnh viện De Lanessan (Ðồn Thủy) ở Hà Nội. Sự mâu thuẫn âm ỉ trong gia đình ngoại dã ăn vào xương tủy lâu ngày nên gia đình thiếu vắng hẳn tiếng cười! Mẹ Ðăng ngậm ngùi khóc, kể : -« Bà ngoại con buồn vì sự chia rẽ, anh em trong nhà thù lẫn nhau nên ngoại gìa trước tuổi ! » Trong số các anh chị em cậu giáo Tú là em út, người mẹ Ðăng thương nhất. Cậu ở chung với ông bà và thường ghé thăm chị và cho quà các cháu. Nhưng bỗng dưng cậu biệt tích ! Mãi sau này di cư vào Nam nghe mẹ kể cậu đã theo Việt Minh lên chiến khu chống Pháp, và chính cậu đã lẻn về Hà Nội khuyên gia đình nên sang Pháp để tránh hiểm họa sau này, nhưng mẹ Ðăng vì thương những người thân nên nấn ná chưa kịp đi thì hiệp định Genève chia đôi đất nước xảy ra!
Chiều trên sông Seine nắng vàng ngả long lanh mặt nước tựa ánh trăng đêm, bờ xa mấy con sóng bạc nhấp nhô rẽ theo chiếc du thuyền trắng như đám mây nổi chở đầy khách du ngoạn. Vừa chớm thu trời se se lạnh, gío hiu hiu không đủ làm dòng sông gợn sóng nhưng hàng cây ven bờ vẫn lao xao, thỉnh thoảng có chiếc lá vàng nhẹ rơi. Cứ mỗi độ thu, vào những ngày cuối tuần Ðăng thường ra sông Seine một mình ngồi nghe tiếng sóng vỗ để nhớ về những dòng sông quê. Cơn gió lùa thoáng qua hơi lạnh làm sảng khoái tâm hồn, Đăng hít mạnh nhưng vẫn dõi mắt nhìn chiếc lá lững lờ trôi. Chàng thầm nghĩ : «Nếu cuộc đời êm như dòng sông thì tâm hồn chàng sẽ chẳng dâng bão tố ! Như thế những danh từ chiến tranh, thù hận và tình yêu cũng trở thành vô nghĩa. »
Ðăng đang thả hồn theo chiếc lá, bỗng những giọng Việt Nam chen lẫn tiếng cười làm chàng sực tỉnh, lòng cảm rộn rã vì nơi mảnh trời xa xôi này thoáng được nghe ngôn ngữ, làn điệu quê hương rất ấm áp phát ra quanh đây. Chàng ngoái lại ngắm nhóm khách du lịch người Việt đang đi dọc theo bờ sông, trông cách ăn mặc của họ chàng biết đây là đám nhà giàu mới từ Việt Nam sang Paris. Quần áo và nữ trang của họ rất đắt tiền, loại dành cho những buổi dự dạ tiệc, có lẽ đây là những thành phần có quyền thế nên trưng diện như thế ? Nhìn họ bảnh bao mà chàng chạnh lòng nhớ đến quê mẹ, mảnh đất còn nghèo đói. Ký ức một thời trước và sau chiến tranh, khúc phim dĩ vãng chợt quay về.
Ông bà ngoại Ðăng ngày trước không giàu, ngoài một số ít ruộng đất ở quê và một hiệu buôn nhỏ ở Hà Nội, nhờ biết cần kiệm và chịu khó làm việc nên gia đình ngoại cũng dư gỉa; dù có tính cần kiệm nhưng ông bà lại rất hảo tâm, hay làm phước bố thí cho kẻ nghèo. Do công việc buôn bán ông bà phải giao tiếp với những khách hàng thuộc nhiều thành phần mà chẳng quan tâm đến các đảng phái, nhưng ông bà lại rất nhiệt tình ủng hộ những phong trào yêu nước nên chẳng bỏ xót lần đóng góp nào, nhất là những tuần lễ vàng do Việt Minh phát động. Ngoại có tám người con mà một nửa đã theo tiếng gọi Việt Minh lên đường, trong số đó có mấy người đã mất tích và chết trên chiến khu Việt Bắc, chỉ còn sống xót mỗi cậu giáo út ! Những người con còn lại theo những chí hướng Quốc Gia, hai người bác của Đăng đều gia nhập quân đội Cộng Hòa, và đều bị tử trận hồi tết Mậu Thân, và chiến trường Quảng Trị ! Bà dì ruột chị của mẹ chàng cho đến ngày nhắm mắt vẫn chưa một lần quay về đất bắc. Bên nội Ðăng là ngoại kiều, bố chàng là người lai sinh và lớn lên ở Paris làm y sĩ, có một thời gian phục vụ tại bệnh viện De Lanessan (Ðồn Thủy) ở Hà Nội. Sự mâu thuẫn âm ỉ trong gia đình ngoại dã ăn vào xương tủy lâu ngày nên gia đình thiếu vắng hẳn tiếng cười! Mẹ Ðăng ngậm ngùi khóc, kể : -« Bà ngoại con buồn vì sự chia rẽ, anh em trong nhà thù lẫn nhau nên ngoại gìa trước tuổi ! » Trong số các anh chị em cậu giáo Tú là em út, người mẹ Ðăng thương nhất. Cậu ở chung với ông bà và thường ghé thăm chị và cho quà các cháu. Nhưng bỗng dưng cậu biệt tích ! Mãi sau này di cư vào Nam nghe mẹ kể cậu đã theo Việt Minh lên chiến khu chống Pháp, và chính cậu đã lẻn về Hà Nội khuyên gia đình nên sang Pháp để tránh hiểm họa sau này, nhưng mẹ Ðăng vì thương những người thân nên nấn ná chưa kịp đi thì hiệp định Genève chia đôi đất nước xảy ra!
Vào Sài Gòn mẹ Ðăng là một nhà buôn, bà
đang làm ăn phát đạt thì gia đình chàng có giấy hồi hương về Pháp, mẹ Ðăng
thương anh chị nên không muốn rời quê hươngvì bà đã từng sống bên ấy. Chàng vì
thương mẹ nên ở lại. Sau này khi chiến tranh trở nên khốc liệt, một số người bạn
Pháp của mẹ là nhân viên sứ quán khuyên Ðăng nên về Pháp, nhưng chàng cứ dùng
dằng. Tự ái không cho phép chàng trốn tránh chiến tranh, dù rằng không thích,
vì nó đã hủy diệt bao mầm sống, cướp đi bao người thân của chàng. Nhưng chàng
cũng không thể làm ngơ khi cácbạn xa gần của chàng nhiều người đã hy sinh vì lý
tưởng, nằm xuống cho ước vọng tự do quê hương để giữ an lành cho bao kẻ khác,
trong đó có gia đình chàng. Do đó chàng theo tiếng gọi lên đường dấn thân vào
chốn hiểm nguy không phải để tìm vinh quang hay làm người hùng, mà chỉ mong giữ
sự bình yên xóm làng, và cũng để trả nợ núi sông nơi đã sinh ra chàng.
***Biến cố tháng tư năm 75, chàng
cùng chung số phận với bao chiến hữu khác bị đi tù nhiều năm, và được thả về vì
lý do bệnh tật. Chàng được gia đình đưa vào bệnh viện Bình Dân tiếp tục điều
trị, nhờ đầy đủ phương tiện chữa trị nên sức khỏe chàng dần dần khá nhiều, mắt
đã hồi phục được một phần ánh sáng. Một hôm người thân đến thăm cho biết cậu Tú
đã hưu trí và hiện đang ở nhà mẹ chàng tại Sài Gòn, nghe tên cậu lòng chàng vẫn
lạnh băng, không cảm xúc! Hình ảnh của cậu Tú khi xưa đã nhạt nhòa trong ký ức!
Ngày chàng xuất viện thay vì về
thẳng kinh tế mới, mẹ Đăng đã chạy cho chàng về tạm trú nhà mẹ, ở đây hai cậu
cháu bất đắc dĩ phải chạm mặt nhau. Cậu Tú khuôn mặt lạnh như đá, chẳng chút
tình cảm. Đã thế cậu thường hay khiêu khích, mỉa móc trong mỗi câu chuyện nói
với các bà chị cố ý cho Đăng nghe. Cậu oang oang tuyên truyền khoe thành tích
chống Pháp, chống Mỹ, chống Tàu. Lúc đầu chàng còn nể tình cậu cháu nên im
lặng, sau thấy cậu làm quá nên đã đốp chát lại. Chàng đem sự nghèo đói của VN
ra so sánh với các nước Âu Mỹ, cứ mối lần như thế cậu Tú lại giả đò ngủ gà ngủ
gật để tránh rơi vào ngó bí, đúng là thủ thuật CS !
Tình trạng xung đột ấy cứ âm ỉ kéo
dài cho đến một hôm mấy người bạn cũ đến thăm Ðăng. Trông mặt cậu có vẻ hớn hở,
bớt hậm hực khi biết cả đám ấy đang phục vụ cho nhà nước. Họ có vẻ rất nể trọng
cậu, và còn có nhã ý mời cậu cùng đi ăn. Trong lòng cậu hả hê, nhưng vẫn làm
mặt nghiêm, giả bộ từ chối. Mẹ Ðăng thấy thế nói thêm vô, và cậu nhận lời, Cả
nhóm cùng kéo nhau lên phố Tự Do vào một nhà hàng sang trọng, nơi dành riêng
cho người nước ngoài và cán bộ. Ðây là lần đầu kể từ ngày Sài Gòn đổi tên chàng
trở lại chốn quen thuộc này nên bỗng xúc động. Con đường xưa vẫn thế dù đã thay
tên nhưng dấu tích kỷ niệm vẫn còn. Vỉa hè vẫn tấp nập người qua lại nhưng
người hôm nay trong những bộ quần áo xốc xếch thiếu lượt là. Màu sắc lộng lẫy
của con đường năm xưa đã tắt ngỏm vì hồn thành phố đã chắp cánh bay xa!
Bước vào trong nhà hàng cảnh sắc
trang trí bàn ghế vẫn thế, chàng thấy
rạo rực tâm hồn như vừa tìm lại một kỷ vật lâu ngày đánh mất. Nhưng niềm hân
hoan vội chùng xuống, có cái gì nghèn nghẹn chặn nơi cổ họng; thì ra quanh đây
lố nhố những chiếc nón cối ngả nghiêng trên bàn.
Mọi người ngồi xuống bàn, Dũng
gọi những món ăn, rượu ngoại và bia xuất khẩu. Ðăng không biết uống rượu nên
chỉ thích ăn, nhìn những món hảo vị bày ra chàng chợt nhớ những năm đói lạnh
trong tù, chàng đã thèm từ mẩu đường, hạt muối hay nhánh tóp mỡ. Nhớ đến những
bạn tù còn đang khốn khó trong các trại giam lòng cảm chua xót và ngồi thừ ra!
Mùi cá hấp và chim bồ câu quay hương bay lên thơm phức, nhưng chàng chẳng còn
thiết tha ăn.
Cậu Tú ăn uống rất tự nhiên như
một nhà sành điệu, không biểu hiệu ngỡ ngàng gì. Rượu đã mềm môi cậu vẫn uống, cậu có vẻ rất háo rượu!
Từ lúc rời nhà đến giờ mới thấy nét mặt cậu tươi, môi nhỏe nụ cười. Cậu gật gù
mở miệng khen rượu ngon. Cả bọn đồng ồ lên!
-“ Rượu Mỹ đấy cậu ! “
Cậu Tú chẳng nói gì, nét mặt phẳng lì, vươn vai thò tay cầm chai rượu tự
động rót cho mình rồi nâng ly nốc cạn.
Ánh đèn vàng vọt của nhà hàng tỏa ra ấm cúng, những chiếc bàn đầy khách
thường xa nhau như giữ một khoảng cách, chắc họ sợ người khác nghe chuyện của
mình. Người mặc chiếc áo xanh đã cũ ngồi cạnh cậu Tú là Dũng trắng, gốc“rau
giá,“ nó tốt nghiẹp cử nhân Văn Khoa làm báo chí được vài năm, đổi nghề khi
miền Nam đứt phim. Bố nó ngày trước là một trí thức theo Mặt Trận Giải Phóng bị
chết trên Trường Sơn, bạn bè ai cũng biết nhưng tình cảm đối với nó vẫn đậm đà
thắm thiết, chẳng có gì ảnh hưởng với chung quanh. Nó được hoãn dịch vì lý do
gia cảnh mẹ già con một, nay đang làm công nhân sở vật tư nên rất dư giả. Bỗng
cao hứng nói:
-“ Bao mùa Noel rồi chúng mình không có dịp đón réveillon
chung. Noel này mình gặp nhau chung vui đi? “
Phong râu, gốc “Hố Nai“ ngồi đối diện với cậu Tú, học ở Luật, tốt nghiệp
cùng năm với Dũng. Ngày trước nó đưọc hoãn dịch vì lý do sức khỏe diện “con ông
cháu cha“ bố và ông nó đều chết trong tù CS, nay đang làm ở sở thương nghiệp
cũng khấm khá. Nó toe toét cười nói:
-“Chúng ta sẽ cùng nâng cốc rượu đón mừng Chúa giáng sinh. Hồng ân Thiên Chúa sẽ mang hạnh phúc
đến với gia đình chúng ta. “
Cậu Tú bỗng dằn ly rượu xuống phán một câu chóe lửa :
-“ Chẳng có Chúa Phật gì cả ! Chỉ có Bác thôi...Bác mới
có khả năng đem hạnh phúc no ấm đến toàn dân.“
Dũng trắng đốp liền :
-“ Chẳng có Bác biếc gì cả ! Chỉ có đô la Mỹ là no ấm thôi. »
Cậu Tú đùng đùng nổi giận
đứng phắc dậy, khoa chân múa tay trợn mắt nói :
-« Chúng
mày tưởng các ông chiến thắng tạm bợ hả ? Ðừng có hòng... liệu cái hồn
đấy ! »
Ðám bạn Ðăng biến sắc về sự
cố bất thường này chưa biết phải phản ứng ra sao ! Cậu định nói nữa thì
thằng bạn ngồi cạnh Ðăng là giáo viên cấp ba ngày trước, thuộc loại thày giỏi,
nay bị hạ xuống cấp hai. Nó gốc xứ Quảng, được mệnh danh là kẻ ít nói ! Lê
Khang đứng phắc dậy kề tai cậu nói nhỏ. Chẳng biêt nó nói gì mà cậu Tú xìu như
trái bóng và ttừ từ ngồi xuống. Một đứa vội tiến ra quầy tính tiền, những đứa còn lại điệu cậu ra xe.
Thật hú hồn ! May mà chẳng
ai nghe được những điều cậu nói, nếu không thì cả đám tù mút mùa !
Lên xe cậu Tú nhũn người
ra, ngoẹo đầu vào thành xe ngủ một giấc đến nhà. Bước chân xuống xe cậu lại
tỉnh queo ! Tiễn bạn về, ra xe Ðăng hỏi thằng bạn xứ Quảng:
-«
Lê Khang ! Mày nói gì mà ông cậu tao xò thế ? …Xuýt tí nữa là chúng
mình đi tù cả đám ! »
Lê Khang cười khoái trá
nói :
-«
Tao nói phét cậu mày sợ ! »
Cả đám trố mắt nhìn nó. Nó
vỗ vai Ðăng cười nói tiếp :
-« Tao
cũng sợ toát mồ hôi…nhưng bỗng dưng tao phọt được một câu mà tao mang máng đọc
được ở đâu nên nói bừa : « Tôi là người của sở bảo vệ chính trị
được lệnh theo dõi
cậu trong thời gian ở trong Nam…thế là ông xò xuống. »
Cả bọn cười rũ lên khoái
trá , một cán bộ gộc mà sợ một câu hù vu vơ của thằng công nhân viên quèn, thế
mới biết chế độ CS kiểm soát lẫn nhau quả khiếp thật ! Khi đám bạn đi
khuất rồi, Ðăng quay vào nhà kể cho mẹ nghe, bà tức giận mắng cậu như tát
nước ! Cậu Tú mếu máo khóc và phân
trần, hai chị em cùng khóc! Riêng Ðăng chưa hả giận, chàng nghi là cậu muốn hại
mình. Vốn sãn bất đồng vì chứng kiến, nay sự vìệc càng trầm trọng hơn khiến
chàng quên hẳn tình cậu cháu, một ý nghĩ cực ác lóe trong đầu, Ðăng hành xử như
kẻ mộng du, xồng xộc vào phòng xách mấy chai rượu mạnh mà mẹ chàng dùng để điếu
đóm đám công an phường. Bà thấy Ðăng mang nhiều rượu ra định cản vì không sợ
cậu Tú uống nhiều hại đến sức khỏe, nhưng bà lại muốn hai cậu cháu có dịp ngồi
với nhau để xả bớt sự căng thẳng bấy lâu và nhất là chyện mới đây. Bà
dặn :
-«Cậu con
già rồi, cho cậu uống ít chứ …Ðể cậu ngủ, sáng mai lại sức tha hồ uống. »
Ðăng vâng dạ cho qua và
tiếp tục làm theo kế hoặch. Chàng khui chai Whisky, khui thêm chai Martel Rémi,
mùi rượu thơm phức ! Chàng thường nghe bạn bè nói rượu pha hai ba thứ rất
dễ say. Ðưa hai chai rượu lên xoay xoay soi trong ánh điện, như tìm cái chất
tinh khiết trong rượu, chàng muốn khêu gợi con sâu rượu trong cậu. Mắt cậuTú
sáng quắt…Thế là Ðăng đã chài được cậu ! Những thỏi đá trong ly rượu lóng
lánh như kim cương đang mời gọi, màu rượu làm tăng độ óng ả thơm như hương môi
thiếu nữ tuổi giậy thì. Cậu cạn ly này sang ly khác. Mặt cậu Tú không giống
những tấm bia hình tượng trong những bãi tập bắn ở quân trường, khuôn mặt sáng
sủa cuả cậu bắt đầu chảy ra, môi tái, run lên bần bật. Ly rượu trên tay cậu
sóng sánh, chao đi chao lại làm đổ, chàng được dịp rót thêm cho đầy. Cậu Tú bắt
đầu nhũn ra, người rút lại, cậu bỗng thều thào lè nhè kể lại chuyện gia đình
năm xưa, những đìều Ðăng không hề biết. Giọng cậu buồn như tiếng võng giữa trưa
hè, lòng Ðăng chợt bùi ngùi xót xa như lọt vào một câu chuyện buồn cổ
tích ! Chàng thấy hối hận về những ý nghĩ điên rồ của mình và bừng
tỉnh, mồ hôi toát ra như tắm. Chàng cầm ly rượu của cậu uống cạn, rượu xông lên
tận óc, cháy rụi cả lồng ngực. Ðây là lần đầu tiên trong đời chàng uống rượu,
uống mừng vì vừa thoát một tội ác. Nếu sự việc xảy ra cậu Tú chết vì uống quá
nhiều rượu do trúng gío, thì lương tâm chàng cũng sẽ không bao giờ đưọc yên ổn,
suốt đời bị dằn vặt! Ðăng bàng hoàng thầm nghĩ :« Chàng ghê tởm chủ thuyết CS chứ đâu thù ghét con người. Cậu
Tú chỉ là nạn nhân, kẻ mê sảng chủ
nghĩa… Xuýt nữa chàng đánh mất mình ! »
Ðăng thu vội mấy chai rượu
cất xuống gầm bàn, cậu Tú định giựt lại nhưng không được. Cậu ngoe nguẩy trong
tiếng nấc cục và thều thào :
-«Rượu
ngon lắm, cậu còn uống được mà… để cho cậu uống. »
Chàng vói tay tắt chiếc
quạt đứng cạnh đó đang xoay hết tốc độ, sợ cậu bị nhìễm lạnh, dù trời đang oi
bức. Cậu Tú lại khều khào định nói với Ðăng điều gì nhưng chẳng nghe rõ, rồi
cậu rũ ra ghế ngủ.Trong men rượu chợp chờn hình như cậu có hai con người : « Con
người hiện tại là con người CS đầy rẫy những ham muốn nhưng biết che nấp dưới
nhãn hiệu « yêu nước ». Cái não trạng của cậu đã chứa đầy tính đảng
nên chỉ biết vâng lời và sẵn sàng hy sinh dấn thân vào tội ác dù biết bị lừa
dối ! Còn con người thứ hai là con người mang thuần tính người, biết lý lẽ
của con tim nhưng phải nhẫn nhục để tồn tại. Hai thực thể ấy mâu thuẫn nhưng
luôn hiện hữu và dằn vặt nhau. »
Ðăng sát lại gần cậu, lúc này chàng mới có dịp
nhìn thật kỹ cậu và cảm thấy tthương xót : Một thân hình tiều tụy còm cõi
nào có khác gì tù nhân ?! « Ôi bao nhiêu năm tận tụy với đảng nào cậu có được
gì ngoài danh từ hão ! Những nghiệt ngã đớn đau đã giáng ngay lên đầu
cậu đến bố mẹ bị đảng đấu tố cũng không dám mở miệng can ngăn hay than phiền.
Chủ thuyết phi nhân đến thế mà vẫn trung thành, thật uổng phí một
đời ! »
Ðăng bế cậu vào giường,
người cậu mềm như bún. Chàng ra tủ lấy hộp dầu con hổ vào cạo gío khắp toàn
thân cho cậu, chàng còn thức suốt đêm canh chừng cậu. Chưa hừng sáng đường phố
Sài Gòn đã tấp nập, tiếng ồn ào của xe cộ lẫn tiếng người buôn bán nghe huyên
náo. Dù bị công an rượt đưổi cấm chợ ngăn đường nhưng không cản được dân, cấm
chỗ này họ bày chỗ khác, vì miếng cơm manh áo họ đã bớt sợ họng súng. Cậu Tú
thức dậy nhìn thấy Ðăng ngồi bên cạnh giường và đang quạt cho cậu. Bằng một
giọng đầy xúc động :
-«Con thức
cả đêm không đi ngủ hả ? »
Ðây là lần đầu tiên từ hôm
gặp mặt cậu buông lời trìu mến như lời cha với con. Ðăng mỉm cười thấy như vừa
trút đi một gánh nặng.
Kể từ sáng hôm ấy những móng vuốt chủ nghĩa, những cùm
gông cách mạng, những hão huyền lý tưởng đều vụt bay. Nơi ấy chỉ còn lại tình
gia đình sau bao năm nẫu nát. Cậu Tú trở lại nguyên hình với con người bằng
xương thịt, máu mủ huyết thống. Gương mặt rười rượi của cậu sáng hẳn lên, ánh
mắt thoáng nét vui. Môi run run cậu hé mở cõi lòng : -“Hai chị ạ ! Ðã từ lâu em đợi giây phút
này để được bày tỏ nỗi lòng cùng các chị : Trong giai đoạn « cải
cách ruộng đất » ông bà về thăm quê bị đội cải cách bắt ghép tội là
điạ chủ cuờng hào, có con theo thực dân, phản động nên bị đem đấu tố. Mẹ buồn
mà chết vì sự bạc bẽo, phản phúc của những người trong đội đấu tố, họ đã từng
được gia đình ta giúp trong lúc nghèo đói túng thiếu! Bố thì bị đày lên Thái
Nguyên và bỏ xác trên đó! Những người thân còn lại ở Bắc chẳng ai dám hé môi
can thiệp, hay một lời van xin giúp, có người còn cải tên đổi họ để tránh liên
lụy!
Bá vừa khóc, hỏi:
«Thế lúc đó cậu ở đâu ? »
Cậu Tú mếu
máo:
« Hai chị ạ !Trong giai đoạn chỉnh lý, thanh trừng xảy ra
khắp nơi ấy em bị đưa đi công tác xa, mãi Thanh Hóa !»
Giọng cậu Tú ngập ngừng, đứt khúc buồn bã:
« Em vì đã quá sợ cấp lãnh đạo đảng ghép tội liên hệ với gia đình phản động,
nên đã hèn yếu khi hay tin bố mẹ bị bắt mà không cấp tốc trở về quê bảo lãnh…Thật
đáng tội ! lúc đó em vẫn ngây thơ tin vào Đảng, cứ ngỡ
nhà ta có nhiều người hy sinh ở chiến khu Việt Bắc thì họ không dám đấu tố bố
mẹ, nhưng đâu ngờ họ lại phủi công khiến bố mẹ ra nông nỗi ấy! Cũng vì
chuyện đó em xin phục viên không những không được mà còn bị hạ tầng công tác! Xin hai chị cứ mắng nhiếc và
lượng thứ cho em ! »
Mấy chị em nức nở chan hòa
nước mắt.
Bá ngừng khóc nói :
-« Thôi
em ạ, đằng nào bố mẹ cũng mất lâu rồi…nhắc lại chuyện cũ chỉ thêm buồn. Nhưng
nếu chẳng làm sáng tỏ thì lòng các chị đây không yên. Hôm nay chị mới hiểu rõ
nội tình, biết em cũng đau khổ thì sao các chị còn trách em được nữa. »
Cậu Tú đứng lên tiến lại
bàn thờ tổ cô có cả hình thờ ông bà ngoại mồm lâm râm khấn và thắp nén nhang.
Ðăng trố mắt nhìn cậu, thì
ra chủ thuyết CS không diệt được lòng tín ngưỡng ẩn trong cậu, bỗng chàng cảm
thấy đời vui lên. Gia đình chàng đa tôn giáo: Mẹ Đăng đạo Phật, bà dì lấy chồng
Công giáo nên theo đạo, Đăng theo bên nội nên đạo Chúa, giờ Cậu Tú sau nhiều
năm theo CS nhưng gốc vẫn đạo ông bà.
Sau khi thắp nhang cậu Tú quay về chỗ cũ tiếp
tục nhắm rượu, cậu cũng mong Ðăng thông cảm cho những thái độ quá quắt về định
kiến đã trở thành một thói quen của người CS. Còn chàng lòng cũng đầy ăn
năn của đứa cháu vẫn xem cậu là kẻ thù !
Bữa cơm trưa hôm đó thật ấm cúng như cơn mưa
đã tạnh. Cậu ngâm nga trong cốc rượu,
bùi ngùi kể cho gia đình nghe những đắng cay cơ cực mà cậu đã trải qua trên đất
bắc. Ba chị em cùng khóc. Mẹ Ðăng nói :
-« Gia
đình nghèo như thế sao cậu không viết thơ xin ? » .
Bá khóc, bùi ngùi
hỏi :
-« Em
là cán bộ mà khổ như thế sao không bỏ quách vào Nam từ năm bảy lăm thì có đỡ
hơn không ?».
Cậu nghẹn ngào :
-« Rõ
tội ! Nếu biết sự tình như thế em đã theo các anh chị vào Nam hồi năm mươi
tư thì còn gì nói….Khốn thay…em lại ngỡ trong Nam bị kìm kẹp chắc phải khổ hơn
ngoài Bắc nhiều! Chẳng thế hôm vào thăm hai chị và các cháu em có mua mấy
cân đường, định mang vào biếu hai chị…nhưng vào đây, thấy nhà hai chị em xấu hổ
quá…Do đó em đã nói láo cho đỡ thẹn
! »
Bá vẫn khóc, thổn
thức nói:
-« Chị
em mà xấu hổ cái gi ! Còn gặp được nhau là qúy rồi ! »
Cậu Tú quay sang Ðăng gọng
trầm buồn:
-«Bằng mọi
gía con phải đi nước ngoài con ạ ! Quê hương này sinh ra con nhưng không
dưỡng được đâu !….Người ta chỉ tạm gác thù hận qua một bên, khi cần họ lại
mang ra bêu xấu hoặc đổi chác! Những người như con khó sống chung được với
họ !…Cũng chính vì các anh chị của cậu người theo Pháp kẻ theo Mỹ mà bao
năm cậu chỉ là chiếc bóng trong đảng CS, họ dùng nhưng không tin ! Họ cho
cậu sống là may đấy con ! Trong
đảng mà trù ếm nhau thì còn ác hơn loài thú dữ ! »
Bá nổi giận :
-« Chúng
nó ác như như thế mà trời lại không tru diệt nó ! Thà chị chết trong Nam
chứ không trở về Bắc !»
***
Paris, một hôm Ðăng nhận đưọc thư gia đình báo
tin cậu Tú mất lòng chàng buồn rười rượi ! Trong thư có hình tấm ảnh chụp
một căn nhà tranh xơ xác nằm bên bờ sông nơi vùng quê hẻo lánh. Nếu không có khung
hình cậu trên cỗ quan tài thì chẳng bao giờ Ðăng dám nghĩ cậu Tú lại sống cơ
cực như thế! Ôi cả đời cậu hy sinh cho một lý tưởng huyền hoặc những tưởng mang
đến sự công bằng phúc lợi cho mọi người, nào ngờ ngay chính bản thân cậu sống
trong cơ cực nghèo đói, bị chèn ép, đố kỵ bởi chính tình « đồng chí
» ! Từ ngày rời quê Ðăng chưa lần trở lại, mẹ chàng vẫn ở lại vì muốn được
chết trên quê hương, bà viết thư sang muốn chàng đừng về dù cho mai này bà có
nhắm mắt cũng an tâm. Bà dặn dù ở bất cứ nơi đâu hãy nhớ mãi hình ảnh đất mẹ
trong tim vì sông nào cũng đều chảy ra biển cả. Chàng thầm nghĩ : « Nếu chẳng có những lời ru tha thiết ngọt ngào
đầy man trá của chủ thuyết CS làm mê hoặc những kẻ mộng du, cùng với bao
tham vọng của những kẻ hám quyền lực tạo cơ hội cho ngoại cường giành xé, thì
quê mẹ đâu phải lầm than đổ nát, rạn vỡ tình người, và gia đình ngoại đâu phải
ly tán ! » Bóng chiều tắt, dòng sông Seine rực rỡ muôn
ánh điện với những chiếc du thuyền lộng lẫy ngược xuôi. Ngồi trên tàu đìện ngầm
trở về nhà mà đầu chàng vẫn miên man hình ảnh đám du khách VN quần áo sang
trọng hồi chiều, họ là những nhà «tư bản đỏ» trông thật béo tốt tươi
tắn, chẳng bù cho những bà mẹ già còm cỏi da bọc xương, một thời được vinh danh
xếp vào loại gia đình liệt sĩ vì có con có chồng bỏ xác ở Trường Sơn. Những mái
đầu bạc đó hiện đang sống trong cô đơn hiu quạnh nơi quê nhà, phải tất tả chạy
gạo từng bữa để tự nuôi thân thì lấy tiền đâu du lịch ? Huống chi những người
dân đen thấp cổ bé miệng chắc còn khổ biết chừng nào ?! Chàng nghe tin đất
nước ngày nay đã thay đổi, phải thay đổi để có thể theo kịp các cường quốc Ðông
Nam Á và Á Châu thì đó là điều đáng mừng. Nhưng rất tiếc sự thay đổi đó chỉ là
sự chuyển từ « cái xấu này sang cái xấu khác » khiến xã hội
hôm nay càng tha hóa hơn! Ðăng thẫn thờ về một mảng đời chợt đến của dĩ
vãng.
***
Sáng nay trước
hàng hiên nhà có chùm hoa vàng mới nở, cánh hoa mong manh trong nắng gợi khơi
niềm nhớ. Chàng bỗng thương quê mẹ, mảnh đất còn nhiều dấu tàn phá chiến tranh,
những vết hận thù mà thời gian chưa đủ xóa!
Ở đó chàng đã mất quá nhiều, chỉ còn lại kỷ niệm. Tiếng chuông nhà thờ
bên khu phố cổ vọng lại lâng lâng tâm hồn, xa xa những vần mây trắng nối đuôi
nhau không biết về đâu cuối trời ?
Ðăng chạnh nhớ đến những người thân và bằng hữu một thời lòng bỗng bùi ngùi.
Một thoáng yên lặng cho những người thân, những người đã nằm xuống vì ý nghĩa
tự do..và những linh hồn ly hương phiêu bạt.
./.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire