Chuyện Tình Khoai Lang
Người lính VNCH
Mặc dù chỉ
với một hành động nhỏ nhoi tặng những củ khoai lang cho chúng ta, nhưng cô đã
chứng minh được rằng, cô là người chống lại bọn VC, cô là người đã còn nhớ đến
người lính VNCH xưa.
Chuyện tình này có thật, rất là cảm động, đã được nhiều anh em biết tới.
Theo đúng như những kết luận về chuyện tình thời cổ tích, hai vai chính tới nay
vẫn còn sống, vẫn thương yêu nhau, gia đình thật là đầm ấm.
Chuyện tình yêu này thật là đẹp, thật là đáng ghi nhớ, hay hơn tất cả những
chuyện tình yêu trên thế giới. Love Story của Mỹ cũng thua xa! Một câu chuyện
tình yêu kéo dài cả ba năm trời, trong đó hai vai chính, một nam một nữ không
hề quen biết nhau, không hề tiếp xúc với nhau, nhưng kết cục lại lấy được nhau
thật là ngọt ngào. Câu chuyện tình yêu này đã được đặt tên là... Chuyện Tình
Khoai Lang, theo lời kể của một chịến hữu Nhẩy Dù của tôi, như sau:
Lần sau nữa, khi đi ngang khu nhà dân đó, chúng tôi lại thấy cô. Lần này chúng tôi không thấy cô thẩy khoai lang ra nữa, mà đứng yên ở phía xa xa chỉ trỏ chỗ này, chỗ kia, ý như muốn chỉ cho chúng tôi những củ khoai lang mà cô đã thẩy ra trước đó.
***
Ngày đó, vào
khoảng năm 1977, tôi đang bị bọn VC bắt đi tù vì tội có ông Tổng Thống đầu
hàng. Cả bọn tôi, đa số là các Sĩ Quan trẻ (cấp bậc từ Thiếu Úy tới Đại Úy)
được tập trung ở trại Suối Máu, sau đổi qua Trảng Bom (Biên Hòa). Bọn VC độc ác
bắt chúng tôi làm việc cật lực nhưng không cho ăn uống tử tế, thuốc men hoàn
toàn không có . Ai sống được thì sống, ai về chầu ông bà ông vải thì cứ việc
đi. Phương cách giết người này thật là độc ác, giết nguời mà không cần gươm
súng. Mỗi ngày đi lao động bên ngoài, anh em cố gắng kiếm được thêm cái gì thì
ráng mà kiếm để sống cho qua ngày. Có người lượm được cái trứng chim, bắt được
con thằn lằn, rắn mối...cũng đã cho rằng mình có số sung sướng lắm rồi. Dân
làng thì ở ngoài xa, thỉnh thoảng mới gặp một vài người. Bọn VC quái ác không
cho dân tiếp xúc với anh em chúng tôi và cũng cấm tuyệt anh em chúng tôi không
được lân la tới khu dân chúng. Đói, đói lắm, đói thê thảm, đói lả người ra!
Nhưng anh em còn trẻ, sức chịu đựng cao, tinh thần càng cao hơn, nên ráng sống
đợi một ngày mai tươi sáng.
Bọn VC khoe
với chúng tôi: " Đảng ta đã . . . Đại Thắng Lợi"
Thì chúng
tôi lại vui mừng nhìn nhau, nói trong ý nghĩ: "Anh em ta . . . Đợi Thắng
Lại!"
Ruộng mía,
khoai lang, khoai mì của đồng bào ở chung quanh rất nhiều, nhưng chúng tôi
không đụng tới, vì đó là của dân, mồ hôi nước mắt của họ. Họ cũng đói như chúng
tôi vậy, đâu thể nào lấy của dân được. Ngày xưa, chúng tôi bảo vệ họ, ngày nay
không làm gì được nữa nhưng không vì đói mà mất tư cách. Đồng bào biết chúng
tôi đang bị đầy đọa, họ cũng thương cảm lắm, họ cũng đã tìm đủ mọi cách mà giúp
đỡ chúng tôi. Bọn VC cũng biết như vậy, cho nên mỗi lần phải đưa chúng tôi di
chuyển ngang khu dân cư, bọn chúng đi kè kè sát bên, không cho ai tiếp xúc với
ai. Muốn mua thêm ít đường, ít muối cũng khó lòng mà làm được!
Thế nhưng
trời cao còn có mắt mà, không sao! Miễn được thấy dân là lòng người lính thấy
ấm lại rồi! Buổi sáng hôm đó, chúng tôi đang trên đường đi lao động. Từ xa,
chúng tôi đã thấy khu dân cư ở đằng trước, và thấy bóng dáng những trẻ em,
những cô gái đang tung lúa, thẩy khoai lang ra trước nhà để phơi. Khi tới gần
khoảng chừng chục thước, chúng tôi thấy một bóng dáng phụ nữ cầm thúng thẩy
khoai lang ra ngoài đường đi, chỗ chúng tôi đang bước thấp bước cao. Chúng tôi
tuyệt đối không đụng tới tài sản của dân, dù là mấy củ khoai lang nhỏ bé, nên
vẫn cứ thế mà bước đều. Mấy hôm sau, khi đi ngang qua xóm nhà này, chúng tôi
lại thấy bóng dáng người phụ nữ này. Cô cũng dáng điệu như cũ, cầm thúng khoai
lang thẩy ra đường đi. Lần này cô nói bâng quơ:
- Má à, mấy
đám khoai lang hư này, mình đâu có bán cho ai được! Thôi, dục bỏ, nha Má!
Cô vừa nói
vừa thẩy khoai lang ra chỗ chúng tôi.
Cô đứng ở xa
nói tới, chúng tôi cũng không đi gần nên chỉ nghe cô nói như vậy thôi. Nói là
cô gái thì cũng là nói vậy thôi, chứ không thấy rõ hình dáng, nói chi tới mặt
mày.
Mấy hôm sau
nữa, chúng tôi lại có dịp đi lao động ngang qua khu dân cư này. Chúng tôi lại
thấy cô gái hôm trước. Cô vẫn đứng xa xa, nhưng lần này cô cố tình cầm khoai
lang thẩy vào chúng tôi rồi bỏ đi, dáng vẻ rất là bình thường.
Tối về khu
trại, chúng tôi bàn tán về cô gái, về những củ khoai lang mà cô thẩy ra ngoài.
Chúng tôi cùng đồng ý là thái độ của cô rất lạ: Không có ai phơi khoai lang ở
chỗ đường đi đó, mà cũng không có ai dục khoai lang trên đường đi như vậy cả.
Một người
bạn - tên Phúc - đã nói với tôi:
- Tao nghĩ
rằng cô gái này muốn cho mình những củ khoai lang đó. Chứ nếu cô muốn dục đi,
thì thiếu gì chỗ dục. Hơn nữa, khoai lang dù là hư, không cho người ăn được thì
để cho heo ăn, dễ gì mà dục bỏ!
Lần sau nữa, khi đi ngang khu nhà dân đó, chúng tôi lại thấy cô. Lần này chúng tôi không thấy cô thẩy khoai lang ra nữa, mà đứng yên ở phía xa xa chỉ trỏ chỗ này, chỗ kia, ý như muốn chỉ cho chúng tôi những củ khoai lang mà cô đã thẩy ra trước đó.
Tối về, chúng
tôi lại có dịp bàn tán. Phúc nói với tôi:
- Tao có
nhìn thấy mấy củ khoai lang ngay trên đường mình đi. Tao thấy khoai lang kỳ này
cũ rồi, không tươi như bữa trước nữa. Tao nghĩ rằng, cô thẩy ra cho tụi mình
lượm, nhưng không ai lấy, nên cô lại thâu lại để dành, bữa nay thẩy ra nữa.
Chắc chắn là cô cho tụi mình đó, tụi mày đồng ý không?
Tất cả cùng
có ý nghĩ đó! Chắc là cô còn có lòng thương những người lính sa cơ đói khổ, mà
tặng những củ khoai lang ăn lót lòng. Củ khoai lang nhỏ nhoi không đáng là bao,
nhưng tấm lòng của cô thật đáng quý! Chẳng có ai ở không mà chờ anh em chúng
tôi đi gần tới mới thẩy khoai lang ra. Cũng chẳng có ai có nhiều khoai lang để
mà thẩy chơi như vậy. Chắc chắn là khi chúng tôi đi khỏi, cô lại thâu lại những
củ khoai đó mà để dành thẩy lại cho chúng tôi vào ngày hôm sau. Anh em chúng
tôi cùng đồng ý là kỳ tới, nếu có đi ngang khu nhà dân, nếu cô còn có lòng hảo
tâm mà thẩy khoai lang ra, chúng tôi sẽ chia nhau lượm.
Dịp may đã
tới, chúng tôi lại có dịp đi ngang khu nhà dân cũ, và lại thấy bóng dáng cô từ
xa. Cô lại thẩy khoai lang ra rồi bỏ đi. Chúng tôi đã bàn với nhau trước rồi,
nên chia ra làm nhiều toán nhỏ: Toán đi trước bao chung quanh đám quản giáo để
chúng khỏi nhìn thấy phía sau, toán thì đi chậm chậm lượm thật lẹ những củ
khoai lang bỏ vào giỏ xách thật nhanh. Lính mà! Chúng tôi thanh toán chiến
trường khoai lang lẹ lắm, không thua gì những lúc thanh toán bọn quỷ đỏ trên
chiến trường trước đây.
Buổi trưa
hôm đó, chúng tôi lại chia ra nhiều toán để dắt bọn quản giáo đi ra xa, trên
đầu gió, để đám còn lại lo nướng khoai . Đói lòng ăn được củ khoai lang. Ôi,
sung sướng nào hơn!
Đám này ăn
xong thì lại ra canh bọn VC để đám kia trở lại ăn những củ khoai lang tình
nghĩa đó. Lần sau đi ngang khu nhà dân, đến phiên Phúc lo lượm những củ khoai
lang của cô gái hảo tâm. Buổi trưa, Phúc nói nhỏ với tôi:
- Đúng như
tao dự đoán, mày ạ! Kỳ này cô ta cho mình toàn là khoai mới, bự và ngon hơn
khoai bữa trước nhiều lắm! Chắc cô đã núp đâu đó, thấy mình đã lượm hết khoai
kỳ trước nên mới đưa khoai lang mới ra đó!
Nhờ những củ
khoai lang đó mà anh em chúng tôi có thêm sức khỏe. Nhờ ở cảm tình mà người dân
đã dành cho chúng tôi qua củ khoai lang mà chúng tôi thêm được sức mạnh để chịu
đựng cực khổ, chờ đợi ngày mai trời lại sáng. Chúng tôi ăn những củ khoai lang
đó của cô gái tốt bụng, nhưng chỉ nhìn thấy dáng của cô từ phía xa xa mà thôi,
chứ chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cô cả. Cũng chỉ duy nhất có một lần được
nghe giọng nói của cô mà thôi.
Thời gian cứ
thế trôi qua, chúng tôi vẫn sống, vẫn hiên ngang với đời.
Rồi ngày mai
đã tới, ngày tôi và Phúc được bọn VC trả về nguyên quán. Chúng nói là chúng tôi
đã... học tập tốt. Nhưng đối với chúng tôi, với riêng tôi và Phúc, chúng tôi
vẫn vậy. Muôn đời chúng tôi vẫn là người lính VNCH và càng căm thù bọn Việt
Cộng hơn bao giờ hết. Tôi được gia đình lo liệu sẵn, một thời gian ngắn sau khi
về lại nhà, tôi đã may mắn vượt biên trót lọt và qua định cư ở Melbourne xứ Úc
Đại Lợi.
Tôi cũng có
nghe bạn bè nói, Phúc cũng đã vượt biên và hiện ở Sydney, cùng xứ Úc với tôi.
Một ngày đẹp
trời vào năm 1990, vợ chồng tôi có dịp đi Sydney và đã ghé thăm Phúc.
Bạn bè ngày
xưa gập nhau mừng mừng tủi tủi, nói chuyện huyên thuyên - Chuyện xưa còn đó,
nhưng bạn bè nay đâu? Thằng nào còn sống? Thằng nào chết trong trại tù? Thằng
nào vượt trại? Thằng nào vượt biên? Đi đâu?
Cuối cùng mới tới chuyện đời sống hiện tại.
- Mày lấy vợ
hồi nào? Lấy từ hồi ở VN hay qua đây mới lấy? Bao nhiêu đứa con rồi? Đứa lớn
bao nhiêu? Đứa nhỏ mấy tuổi. Chúng tôi nói như chưa bao giờ được nói.
Phúc kể, đã
lấy vợ từ hồi ở VN, hai vợ chồng cùng vượt biên qua đây. Vợ của Phúc chỉ cười
cười khi nghe chồng giới thiệu là tôi ở cùng trại tù với anh từ năm 1977.
Một lúc sau,
vợ Phúc bưng ra một đĩa mà Phúc nói rằng rất đặc biệt: Khoai lang Dương Ngọc!
- Ăn đi mày,
ăn để nhớ lại cái thời bị tù đầy, bị bọn VC vo tròn bóp méo!
Tôi sáng mắt
lên, vồ lấy củ khoai lang, ăn không kịp bóc. Tại sao lại phải bóc vỏ? Vỏ khoai
cũng là khoai vậy! Tại sao lại vứt bỏ đi?
Bao nhiêu kỷ
niệm xưa quay trở lại. Tôi cũng đã kể chuyện khoai lang cho vợ tôi nghe nên tất
cả đều cùng nhau góp lại chuyện xưa. Tôi vừa ăn vừa ngậm ngùi:
- Không biết
cô gái đã cho mình những củ khoai lang đó, bây giờ ra sao? Có ai biết cô đó là
ai không? Cô ta còn ở đó hay đã trôi nổi đi phương trời biền biệt nào rồi?
Phúc trầm
ngâm một lúc rồi trả lời tôi:
- Cô gái cứu
sống mình bằng những củ khoai lang... đang ở trước mặt mày đó! Tao cưới cổ rồi!
Thật là
không ngờ! Vợ chồng tôi ngạc nhiên tới há hốc miệng, rớt cả củ khoai lang ra
ngoài:
- Mày... mày
nói cái gì? Cô này đây... vợ mày đây... là... là cô gái cho tụi mình khoai lang
ở Trảng Bom? Mày... nói chơi hay... nói dỡn vậy? Thiệt không? Làm sao mà mày
kiếm ra cổ ? Mà... phải thiệt là cổ không? Làm sao mày biết là cổ mà dám nói là
cổ ? Dám lấy cổ?
Vợ Phúc
(Dung) mỉm cười giải thích cho chúng tôi:
- Em đâu có
gueng, đâu có biết ảnh là ai đâu! Tự dưng ảnh tới kiếm em rồi... hỏi cứ (cưới)
em đó chớ!
Phúc giải
thích rõ ràng hơn:
- Khi còn ở
trong trại tù, mình đã nói chuyện với nhau thật nhiều về cô gái đó, tao thầm
cám ơn cô đã còn nghĩ đến những người lính VNCH đang mắc nạn. Tao đã nghĩ trong
đầu rằng, nếu có dịp trở về, thế nào cũng đi tìm cô gái đó mà cảm ơn. Nếu cô ta
còn độc thân, tao sẽ cưới cô ta làm vợ. Mặc dù chỉ với một hành động nhỏ nhoi
tặng những củ khoai lang cho chúng ta, nhưng cô đã chứng minh được rằng, cô là
người chống lại bọn VC, cô là người đã còn nhớ đến người lính VNCH xưa.
"Miếng khi đói bằng gói khi no" mà! Mình đang sa cơ mà còn có người
dám nghĩ tới mình, thì làm sao mà không cảm động cho được? Đến khi được thả về,
tao trở ra Phan Thiết ở với cha mẹ anh em một tuần, thì nói với ba má là tao
kiếm đường làm ăn. Tao quay trở lại Biên Hòa, đi vào khu Trảng Bom, nói với Tổ
Trưởng vùng đó là tao ở Biên Hòa, muốn về làm rẫy, mua đất trồng khoai lang.
Ông này dẫn tao đi giới thiệu với những gia đình đang trồng khoai lang, có dư
đất muốn bán. Nhà nào tao cũng vào làm quen để hỏi mua đất, hỏi kỹ thuật trồng
khoai, nhưng mục đích chính là kiếm cho ra cô gái đó. Tao cũng như mày, như
những anh em trong trại, đâu có ai biết mặt mũi cô ra làm sao? Ngay cả dáng
người cũng không nhìn được, nên khó kiếm hết sức. Nhưng tao còn nhớ được giọng
nói của cô ta khi nói: "Má à, khoai lang của mình hư hết rồi, không bán
được đâu, dục đi nha Má!" Tao nhớ có nhiêu đó thôi. Rồi duyên số cũng giúp
cho tao kiếm ra bả. Buổi chiều hôm đó, khi tao đã hết hy vọng kiểm cổ rồi, đang
trên đường đi tới nhà Tổ Trưởng chào từ giã. Chợt tao đi ngang qua một căn nhà
ở cuối xóm, thấy một cô gái đang gom khoai lang bỏ vô thúng. Tao ngừng lại hỏi
bâng quơ:
Cô lựa khoai
lang đem bán hả?
- Cô này
không quay lại, vừa tiếp tục lựa khoai, vừa trả lời:
- Tui lựa
khoai lang dư đặng mai đem thẩy cho mấy người lính "học tập cải tạo".
Tao thấy coi
bộ trúng mối rồi, bèn hỏi tới:
- Khoai lang
trồng cực khổ mới có. Bộ cô có bà con đang học tập trong đó hay sao mà lại cho
họ khoai lang?
- Tui đâu có
gueng ai ở trỏng đâu! Bị tui thấy họ tội nghiệp thì tui giúp đở chúc ít dzậy
mà! Hồi xưa, mấy người này đi lính để giữ cho làng xóm được yên, khỏi bị bọn VC
phá đám giết hại người ta. Nay những người này bị bắt ở tù, mình phải nhớ ơn
họ, phải giúp họ chớ! Hổng giúp được nhiều thì có mấy củ khoai lang cũng giúp
họ chút đỉnh dzậy mà!
Mới nghe bả
nói là tao nhớ lại liền. Đúng y là giọng nói "Má à, đám khoai lang này hư
rồi . . ." mà tao nhớ không bao giờ quên. Tao lại còn kỹ càng hỏi cho ra
lẽ tại sao bả lại giúp mấy đám tù cải tạo như mình? Nghe bả trả lời ngon lành
như vậy là tao chịu quá đi, nhất định giá nào cũng phải làm quen, nếu được, sẽ
cưới bả làm vợ. Lính mà! Dễ lắm! Giản dị lắm: "Hễ ai thương lính là lính
thương lại liền".
Tao lại đang
trong tình trạng độc thân... "Tròn năm năm lính, chưa hề có bạn tâm
tình". Tới luôn! Tao đi tới đi lui nhiều lần làm quen với bả, với gia đình
bả, nói là xin học làm rẫy. Khi biết rõ gia đình bả, và biết bả còn đang độc
thân, chưa có đám nào, tao mới trở về Phan Thiết kể lại chuyện của bả cho ông
bà già tao nghe và nói ý định muốn cưới cô gái quê, nhưng có lòng thương lính
đó. Ba má tao đồng ý tao muốn lấy ai thì lấy, miễn là hai vợ chồng hạp với nhau
là được rồi. Nhưng mà cô đó có lấy tao hay không thì lại là chuyện khác nữa.
Tao trở lại nhà Dung phụ làm rẫy tiếp. Trong một bữa nghỉ trưa ở ngoài ruộng,
chỉ có một mình tao với bả, tao mới nói rõ tao là ai? Đã cảm cái tấm lòng của
bả và muốn được cưới bả làm vợ. Bả rất ngạc nhiên mà nói với tao, y như bả vừa
mới nói với mày vậy: - Tui đâu có gueng biếc gì anh đâu? Tui cho mấy anh khoai
lang là cho nguyên đám đó chớ đâu phải cho một mình anh! Bị tui nhớ hồi xưa mấy
anh đã đi lính giữ làng xóm tụi tui, chứ tui đâu có biết anh ở trỏng đâu? Mà
anh . . . cứ (cưới) tui làm chi?
Làm chi thì
tao không biết làm chi, nhưng tao nói tao cảm tấm lòng của bả mà cưới bả, vậy
thôi. Tao nói:
- Ít ra thì
anh với em cũng còn giống nhau ở một điểm là "THƯƠNG LÍNH".
Nói ba điều
bẩy chuyện một hồi, bả cũng không biết nói sao nữa, kêu tao muốn gì thì về nói
chuyện với ba má cổ, chứ cổ... hổng biết. Vậy là chịu rồi! Tao mừng quá, cả hai
đưa nhau về gập ông già bà già của bả, tao lại kể rõ lai lịch của tao ra và xin
đưa cha mẹ tới xin cưới Dung. Hai ông bà ngạc nhiên hết sức, cuối cùng nói là:
- Nếu vậy
đúng là duyên số rồi. Con Dung nhà tui nó đâu có gueng biếc gì ông đâu. Nó xin
tui ít phai lang, nói là để cho mấy ông bị tù cải tạo, tội nghiệp mấy ổng quá.
Ai dè có ông ở trỏng, ông thương nó, ông được dzìa rồi thì ráng lội bộ đi cùng
khắp chốn kiếm cho ra nó đặng xin 'cứ' nó! Đó là do Ông Tơ Bà Nguyệt cột đó,
chứ hổng có ai bầy ra được đâu!
Tụi tao định
ngày, đưa cha mẹ tao tới làm đám hỏi, xong rồi mới mời ổng bả và Dung về nhà
tao chơi. Tới Phan Thiết, thấy nhà cửa của ba má tao thì ổng bả và Dung hoảng
hồn, vì nhà tao hồi đó cha mẹ cũng còn nhà cửa, cơ sở làm ăn khá lắm! Dung đã
nghéo tao ra sân mà nói:
- Nhà anh
giào như zậy, mà anh cứ tui là gái guê làm chi? Thôi, thả tui zìa Trảng Bom tui
làm rẫy sướng hơn!
Tao phải nói
khó với bả:
- Mấy thứ đó
là của cha mẹ anh, chứ anh... "Trên Răng Dưới . . . Dế ", đâu có cái
gì nữa đâu! Có cái mạng cùi cũng nhờ em cho mấy củ khoai lang mới còn sống tới
ngày nay. Mà em đừng có lo, mình còn đủ chân đủ tay, mình tự làm mà nuôi thân,
chịu không?"
- Anh nói
dzậy thì tui chịu!
Chịu hay
không chịu thì cũng trễ rồi! Lính đã nói là Lính làm:
- Em có ý
kiến nhiêu đó là đủ rồi, mọi thứ còn lại để anh lo, đừng có lộn xộn gì hết nữa!
Rồi tụi tao
làm đám cưới. Cưới xong, tao lo đường vượt biên. Ông bà già vợ thẩy một mớ
khoai lang lên tàu, vậy là tụi tao dông. May mắn cho tụi tao, trời yên bể lặng.
Sau bốn ngày lênh đênh trên biển, tàu tụi tao cặp được tới Bidong. Tao chọn đi
Úc cho nó lẹ và an toàn. Khoảng hai tháng sau tụi tao tới Sydney, gởi điện tín
cấp tốc về cho ông bà già tao hay. Hai ổng bả mừng quá, lập tức mướn xe chạy
tới Trảng Bom cho ba má Dung hay. Ba Má Dung cũng mừng quá, xá trời xá đất cám
ơn lia chia. Ba của Dung cười lớn:
- Dzậy là
thằng rể tui khỏi sợ bị Diệc cộng bắt cải tạo nữa rồi ha!
Má của Dung
hỏi thêm:
- Ở bển có
đất cho tụi nó trồng khoai lang hông dzậy, anh chị sui?
Tụi tao ở
bên đây thì cũng giống như tụi bây vậy, ra sức làm mà lo cho gia đình, con cái,
lo cho cha mẹ bên Việt Nam. Tụi tao có hai con rồi. Bây giờ bả hết dám hỏi:
- Anh "
cứ " tui làm chi, nữa rồi.
Tụi tao lo làm nuôi con ná thở, đâu còn thì giờ mà
hỏi nữa! Hỏi nữa tao để ... đẻ nữa!
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire