Những gì chúng ta không thấy, không biết và không nghi ngờ...
Caroline Thanh Hương
Nhóm
từ "Tập Đoàn Tài Phiệt" là phỏng
dịch của hai chữ "Financial Oligarchy". Từ
ngữ "Oligarchy - tập đoàn" có nghĩa
đen là "một số người cai trị hay
chỉ huy" và nghĩa rộng là một hình thức
cơ chế chính quyền trong đó quyền bính thực
sự thuộc về một thiểu số người.
Những người nầy có thể được phân
biệt qua giai cấp hoàng tộc, đảng phái - hay đúng hơn, Bộ Chính Trị
-, liên hệ gia
đình, học vấn, tập đoàn, độc
đảng như Đảng Cộng Sản, hay quyền hành quân
sự. Những quốc gia như thế thường
được kiểm soát bởi một số ít gia
đình thượng đẳng truyền lại ảnh
hưởng của họ từ thế hệ nầy sang
thế hệ tiếp theo.
Xuyên
suốt lịch sử, các tập đoàn đều
độc tài (dựa trên sự phục tùng của dân chúng
mà tồn tại) hay tương đối ít khắc
nghiệt hơn. Arsitote đi tiên phong trong việc xử
dụng từ ngữ trên như là một đồng
nghĩa cho sự cai trị của những người
giàu; nhưng từ oligarchy không luôn luôn là sự cai
trị bằng của cải, vì những tập đoàn có
thể đơn thuần là một nhóm được
ưu đãi, và không nhất thiết liên kết bằng huyết
thống như trong một nền quân chủ.
Lịch
sử cận và hiện đại có khá nhiều hình
thức cai trị tập đoàn: Liên Hiệp Âu Châu, Liên Xô
cũ, Nam Phi, Hoa Kỳ v.v. Nhưng bài viết nầy không
đề cập đến những hình thức chính
trị tập đoàn và chỉ muốn nhấn mạnh
trên tập đoàn tài phiệt (Financial Oligarchy).
Một
số tác giả đương thời đã nhận
định rằng hiện tình chính trị ở Hoa Kỳ
mang tính chất tập đoàn tài phiệt trong bản
chất.
·
Simon Johnson viết rằng
"sự tái trỗi dậy của tập đoàn tài
phiệt Mỹ thực sự là mới đây".
Đó là một cơ chế mà ông cho là tân tiến nhất
thế giới.
·
Jeffrey A. Winters cho rằng
"tập đoàn và dân chủ hoạt động bên
trong một hệ thống duy nhất, và chính trị Hoa
Kỳ là một biểu hiện hằng ngày của đối
tác đó."
·
Bernie Sanders cho rằng
một "tầng lớp thượng lưu của
những gia đình cực kỳ giàu sang có xu thế
địa ngục nhằm tiêu diệt viễn ảnh dân
chủ của một giai cấp trung lưu mạnh đã
từng làm thế giới phải ganh tỵ Hoa Kỳ. Thay
vào đó, họ đã cương quyết tạo ra
một tập đoàn trong đó một số ít gia đình
kiểm soát đời sống kinh tế và chính trị
của quốc gia."
Giới
lãnh đạo chính trị và kỹ nghệ tài chánh Hoa
Kỳ gần đây đã bị chế ngự bởi
những người liên kết với Harvard và Yale.
Tất cả năm thành viên của Tối Cao Pháp Viện
hiện thời đều đã theo học tại các
trường luật Harvard hay Yale. Sandra
Day O'Connor là thành viên cuối cùng được
Tổng Thống Ronald Reagan bổ nhiệm và không theo
học đại học nào trong hai đại học
vừa nói. Ronald Reagan cũng là tổng thống Hoa Kỳ
cuối cùng không theo học ở Harvard hay Yale.
Sau
Đệ Nhị Thế Chiến các chế độ quân
chủ đúng nghĩa hầu như không còn tồn tại
ngoại trừ một vài quốc gia ở Trung Đông, Phi
Châu... Thay vào đó là những chế độ quân
phiệt (militrary oligarchy), trong đó một tướng
lãnh hay một tập đoàn gồm một số
tướng lãnh nắm quyền cai trị quốc gia, có
hoặc không có hiến pháp. Một hình thức hệ
thống chính trị khác nữa là các chế độ
Cộng Sản độc đảng trong đó quyền
hành nằm trong tay một Bộ Chính Trị Trung
Ương Đảng, có hoặc không có hiến pháp. Trái
ngược với những thể chế vừa nói là các
nền dân chủ đại để với hệ
thống chính trị đa đảng, có hiến pháp
nhất định, và cai trị bằng luật pháp
hiến định, có sự phân quyền giữa ba ngành
lập pháp, hành pháp và tư pháp, phần lớn
được định đoạt qua phổ thông
đầu phiếu, tất cả dựa trên tiền
đề căn bản là tự do của giới bị
trị: tự do ngôn luận, tự do hội họp,
tự do tín ngưỡng, tự do đi lại v.v.
Một
cách chính thức, hệ thống chính trị của Hoa
Kỳ mang đầy đủ những thuộc tính và
cơ chế nói trên. Thông thường người Mỹ
và thế giới bên ngoài vẫn xem hệ thống chính
trị đó như là một hệ thống lưỡng
đảng, Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân
Chủ, tranh đấu nhau để tranh thủ cử tri
và quyền chính. Cũng như các nên dân chủ Âu Châu, chúng chủ
yếu khác nhau nhờ vào những tiền đề
đối nghịch sâu sắc về nguyên tắc và
thế giới quan, như khác nhau
giữa Cánh Tả và
Cánh Hữu.
Tuy
nhiên, theo nhận định của một số học
giả, đó chỉ là phiên bản chính thức; và đó là
một phiên bản mang tính dối gạt, phờ phỉnh.
Hoa Kỳ thực chất là một hệ thống chính
trị độc đảng với hai cánh (wings) hay
hệ phái (factions) của cùng một đảng duy
nhất tiềm ẩn (hidden). Đảng tiềm ẩn
nầy hỗ trợ cả hai hệ phái, cung ứng
những cán bộ và tiền của cho các cuộc vận
động của cả hai cánh và dứt khoát hoàn thành
những mục tiêu của chính nó thông qua thực lực
của cả hai cánh nầy.
"Đảng
chính trị đích thực của Hoa Kỳ là một
đám tài phiệt gồm một số ngân hàng và tập
đoàn - đặc biệt là thành phần thiểu số 1%
hay thậm chí ít hơn, gồm khoảng 400 nhân vật
nắm quyền kiểm soát số tài sản lớn hơn
cả tài sản của 155 triệu người Mỹ
gộp lại." Thành phần thiểu số nầy
nắm trong tay phần lớn những nguồn tài chánh và
những tài nguyên khác và có trong tay cả ảnh hưởng
lẫn quyền kiểm soát đối với hai cánh
vốn chỉ tranh biện nhau qua những vấn
đề nhỏ nhặt, hình thức và cá nhân. Chúng không
bao giờ cho thấy sự khác biệt hay tra hỏi
về những vấn đề thực sự quan
trọng như quyền hạn (right) của tập
đoàn tài phiệt (thường được mệnh
danh là financial oligarchy hay corporatocracy) trong việc
cai trị và khai thác những quyền lợi quốc gia,
đừng nói đến chuyện đề xướng
một giải pháp thay thế cho nó. Đó là một
loại siêu quyền lực
khiến người ta liên tưởng đến một chế
độ toàn trị giả định mà Alexis de Tocqueville
đã mô tả ở thế kỷ 19 trtong tác phẩm "De l'esprit
des lois", "Một
uy quyền như thế không tiêu diệt hiện hữu,
nhưng ngăn cản hiện hữu; nó không độc
tài, nhưng nó giam hảm, làm suy nhược, dập
tắt, và vô hiệu hóa một dân tộc, cho đến khi
mọi quốc gia bị giản lược thành không gì
hơn là một đàn thú nhút nhát và cần cù do chính phủ
đứng chăn. Sự hiện hữu thê thảm nầy
được người dân chấp nhận, vì họ
đi qua những tiến trình bầu bán những
người bảo vệ của họ, tự đánh
lừa mình rằng họ và những đồng bào của
họ vẫn còn tự do vì họ tham gia vào tiến trình
tự cai trị. Tuy nhiên, khi nhà nước vú em bành
trướng, lá phiếu trở nên kém phần hiệu
lực và cá nhân càng lúc càng mất quyền bầu cử. "
Carrol
Quigley, một sử gia lỗi lạc thẳng thắn
nhận định, "Quả là một ý tưởng
điên rồ nếu cho rằng hai đảng đại
diện cho những tư tưởng và chính sách
đối nghịch - một của Cánh Hữu và một
của Cánh Tả. Ý tưởng đó chỉ có thể
được chấp nhận đối với những
tư tưởng gia hàn lâm và giáo điều mà thôi. Thay vì
thế, hai đảng hầu như là một, cho nên
người Mỹ có thể dùng lá phiếu để ''vứt
bỏ bọn bất lương" trong một kỳ
bầu cử nhưng vẫn không đưa đến
những chuyển quyền sâu sắc hay triệt
để về chính sách." Tocqueville nói rõ thêm, "Những
người đương thời của chúng ta
thường bị kích động bởi hai tham vọng
mâu thuẫn nhau: họ vừa muốn bị dẫn
dắt lại vừa muốn tự do. Vì không thể tiêu
diệt một trong hai xu hướng trái ngược
đó nên họ cố thỏa mãn cả hai cùng một lúc.
Họ thiết kế một hình thức chính phủ
độc nhất, mô phạm, và toàn quyền, nhưng
lại được dân bầu. Họ phối hợp
nguyên tắc trung ương tập quyền và nguyên tắc
nhân dân làm chủ; điều nầy đem lại cho
họ một thời gian trì hoản; họ tự an
ủi đang được dạy bảo theo suy nghĩ
là họ đã lựa chọn những người bảo
vệ của họ. Mỗi người tự đặt
mình vào những sợi dây xích cổ, vì thấy rằng
đó không phải là một người hay một gia
cấp mà là toàn thể dân chúng đang nắm đầu dây
xích. Trong hệ thống nầy, người dân chỉ vùng
vẫy thoát ra tình trạng lệ thuộc của họ
một thời gian đủ dài để lựa chọn
người chủ của họ và sau đó lại
trở về tình trạng cũ một lần nữa. Ngày
nay, rất nhiều người hoàn toàn bằng lòng với
loại thỏa thiệp giữa chế độ độc
tài và nhân dân làm chủ; và họ nghĩ rằng tự do cá
nhân của họ đã được bảo vệ
đầy đủ khi họ phó thác nó cho quyền hành
quốc gia nói chung. Cuối cùng, những gì còn lại
chỉ là một nền dân chủ trống rỗng bị
chế độ chuyên chế đục khoét mà ít ai
phản kháng. "
Tập
đoàn tài phiệt Mỹ được liên kết
chặt chẽ với Chính Phủ mà nó chỉ định
và kiểm soát - thực thi quyền năng và tiếng nói mà
họ muốn cùng với những tư tưởng thông
qua những đại bài như
1.
The Council on Foreign Relation (4500 thành viên),
2.
The Trilateral Commission ( 87 Americans + 337 từ các quốc gia khác),
3.
The Bilderberg Club (120-140
"khách") và
4.
Nhiều cơ quan
được miễn thuế khác như The Rockefeller
Foundation, trong đó những đại biểu và
quản gia then chốt cùng với những quyền lợi của tập đoàn tiêu biểu cho những kế
hoạch trước mắt và toàn cầu; và nghị trình
được bàn thảo, cải thiện và sau đó
được thi hành
bởi những đám lưu manh
chính trị nô bộc.
Giới
hạn của bài nầy không cho phép đi sâu vào ba tổ
chức vừa để cập ở trên; nhưng chúng ta
chỉ cần ghi nhận rằng sự nghiệp chính
trị của nhiều người đã vươn lên
như phép lạ sau khi tham dự buổi hội nghị Bilderberg
đầu tiên của họ: Margaret Thatcher, Bill Clinton,
and Tony Blair. Obama đã bổ nhiệm 11 thành viên của
Ủy Ban Trilateral Commission (nghĩa là hơn 10%) vào
những chức vụ hàng đầu và then chốt trong
chính quyền của ông trong mười ngày đầu
của nhiệm kỳ của ông. Năm 1976, người
sáng lập của Trilateral Commission và David Rockefeller,
kẻ dựng ngôi vua của Mỹ, đã đưa
một gã vô danh mang tên Jimmy Carter vào Tòa Bạch Ốc.
Giữa 1945 và 1972, khoảng 45% những viên chức
ngoại giao hàng đầu phục vụ trong chính phủ
Mỹ cũng là những thành viên của Hội
Đồng Tài Phiệt The Council on Foreign Relation,
khiến một trong những thành viên hàng đầu có lúc
nói rằng việc gia nhập vào Hội Đồng chủ
yếu là một "nghi thức thăng tiến" thành
một viên chức của chính sách ngoại giao...Khoảng
42% những chức vụ ngoại giao hàng đầu trong
chính quyền Truman do các thành viên của Hội Đồng
Tài Phiệt nắm giữ; con số đó là 40% trong chính quyền
của Eisenhower, 51% trong chính quyền của Kennedy, và 57%
trong chính quyển của
Johnson. Hội Đồng Tài
Phiệt đã và tiếp tục có những ảnh
hưởng lớn lao trong thế giới truyền thông,
nhờ đó nó có thể quảng bá ý thức hệ
của nó, thăng tiến những nghị trình của nó,
và che đậy ảnh hưởng của nó... Cơ Quan
Tình Báo Trung Ương CIA cũng không phải là kẻ xa
lạ trong hệ thống nầy, vì thường xuyên trong
những thập niên đầu khi mới hình thành,
những giám đốc của nó đều đến
từ Hội Đồng, như Allen Dulles, John A. McCone,
Richard Helms, William Colby, và George H.W. Bush."
Quí
vị có thể vào địa chỉ:
để
có được một danh sách đầy đủ
hơn về những nhân vật hàng đầu thuộc
Hội Đồng liên quan đến bang giao quốc
tế và thuộc Trilateral Commission
trong thế
giới chính trị, kinh doanh, kỹ nghệ, hàng lâm,
truyền thông, quân sự, và CIA...
Do
đó, không mấy ngạc nhiên khi Hillary Clinton, trong một
giây phút yếu lòng, đã công khai thú nhận:
"Chúng
tôi nhận nhiều khuyến cáo của Hội
Đồng, nên điều nầy sẽ có nghĩa là lúc
nào tôi cũngsẽ được bảo nên làm gì và
nghĩ
gì về tương lai. (We get a lot of advice from the Council,
so this will mean I won't have as far to go to be told what we should be doing
and how we should think about the future.)"
Theo
Jim Brown, "tập đoàn tài phiệt là một
hệ thống chủ yếu Anh Mỹ, theo một mức
độ nào đó, hoạt động theo phương
cách mà Cánh Hữu Cực Đoan tin là tương tự
như hoạt động của những người Cộng
Sản. Thực vậy, hệ thống nầy thường
được nhận diện như là Nhóm Bàn Tròn (Round
Table Groups), không ngần ngại hợp tác với Cộng
Sản hay bất kỳ nhóm nào khác, và họ thường
xuyên làm thế. Tôi biết được
những hoạt động của hệ thống nầy
vì tôi đã nghiên cứu nó 20 năm nay và vào đầu
thập niên 1960, trong hai năm, tôi được phép xem xét
những tài liệu và hồ sơ bí mật của nó. Tôi
không có ác cảm gì đối với nó hay đa số
những mục tiêu của nó, và trong phần lớn
của đời tôi, tôi đã tiếp cận với nó và
nhiều công cụ của nó. Cả trong quá khứ lẫn
mới đây, tôi đã phản đối một số
chính sách của nó (đặc biệt là quan niệm cho
rằng Anh Quốc là một Đại Tây Dương
đúng hơn là một Cường Quốc Âu Châu, phải
được liên minh với Hoa Kỳ và phải
đứng cô lập với Âu Châu), nhưng nói chung, theo quan
điểm cá nhân của tôi, hệ thống đó muốn
không ai biết đến, và tôi tin rằng vai trò của nó
trong lịch sử là khá đáng kể
để mọi
người biết đến."
Có
thể có hay không có câu trả lời đích thực cho
những câu hỏi sau đây?
§ Chung qui, đâu là cơ quan thực sự
hoạch định chính sách và thực thi quyết
định trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ? Tòa
Bạch Ốc, Điện Capitol, Ngũ Giác Đài...?
§ Qua phổ thông đầu phiếu,
người Mỹ có nghĩ rằng mình đúng khi cho
rằng tổng thống và các nhà đại biểu dân
cử đích thực là do lá phiếu của người
dân hay không? Theo Tocqueville, không bao giờ có thể tin
rằng một chính phủ tự do, khôn ngoan, và nghị
lực lại có thể sản sinh từ những lá
phiếu của một dân tộc nô lệ.
§ Cơ chế chính trị mà người
Mỹ đang kinh qua có đích thực tự do và dân
chủ hay không, hay, theo nhận định của Mark Levin,
cá nhân hiện hữu để phục vụ nhà
nước, và nhà nước thì hiện hữu để
phục vụ mục tiêu của những tay đầu
sỏ?
§ Có thể tin được rằng, trên
cơ bản, thế giới chính trị mà người
Mỹ đang sống thực sự khác với cơ
chế chính trị cộng sản hay không, hay chung qui
chỉ là một chế độ độc tài mềm?
Theo Tocqueville, chế độ gây nguy hiểm nhất cho
xã hội là một chế độ độc tài
mềm. Đó là lối áp đặt từng bước
sự chấp nhận chủ nghĩa bình đẳng
cực đoan, được ngụy trang như một
chủ nghĩa không tưởng dân chủ và hành chánh.
Đó là niềm tin vào khả năng vô tận của
những viên chức được bầu ra có thể
bảo vệ được đời sống và bảo
đảm sự điều tiết thích hợp trong
một bộ máy chính quyền nhà nước bao la.
§ Hệ thống chính trị Hoa Kỳ có
thực sự là một hệ thống đa đảng
hay không?
§ Vai trò bá chủ thế giới có thực
sự chuyển từ Đế Quốc Anh sang Hoa Kỳ
kể từ thập niên 1950 hay vẫn còn nằm trong tay
Đế Quốc Anh thông qua Tập Đoàn Tài Phiệt? Vận
mệnh của Hoa Kỳ có thực sự nằm trong tay
người dân Hoa Kỳ hay không?
§ Phải chăng thế giới hiện nay
thực sự không còn đường ranh rõ rệt
giữa tự do dân chủ và độc tài toàn trị, và
nhân loại sẽ từng bước bị áp đặt
một thể chế toàn trị từ hai phía?
§ Hành tinh chúng ta cuối cùng sẽ trở
thành một Chợ Trời Lớn trong đó con
người sống ăn đong trả nợ, tài sản
nay còn mai mất, phục vụ quyền lợi của
đám đầu sỏ trên cao, cả tư bản xanh
lẫn tư bản đỏ vô hình vô dạng;
§ Phải chăng núi nợ khổng lồ hiện nay của Hoa Kỳ vừa
là biểu hiện vừa là hậu quả của chính sách nô
lệ hóa từ trên cao?
nguồnXã luận - Nguyệt San Đỉnh Sóng Số #17 (tháng 11/2012)
Subject: Gừi anh Lực Tài liệu tổ chức siêu quyền lực của thế giới
RépondreSupprimerVới khả năng Anh ngữ tuyệt vời của anh về nghe và dịch thuật nhờ anh nghe và đọc các link dưới đây về tổ chức siêu quyền lực thế giới tên gọi là Bilderberg Group (hay Meeting) mà từ trước tới nay chúng tôi mơ hồ về Tổ Chức Này.Có lẽ những tài liệu dưới đây cho mình cái NHÌN RÕ HƠN về Thế Lực NGẦM ĐIỀU KHIỂN nước Mỹ cũng như các nước G7
để có thể phổ biến cho nhiều người được biết cũng là cái hay phải không anh? quua tổ chứ siêu quyền lực này họp mỗi năm một lần ỡ mỗi nước.KHÔNG THẤY DỀ CẬP DẾN TÀI PHIỆT DO THÁI THỐNG TRỊ NƯỚC MỸ.
TTL