caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 13 août 2014

Hà Nội xưa chỉ còn trong ký ức, Hà Nội nay từ những cao ốc, ta có 4 hướng từ bờ Bắc sông Hồng đến quận Từ Liêm

Mấy tuần trước, tôi đã gửi đến quý anh chị hơn 240 tấm ảnh về Hà Nội xưa qua ba bộ ảnh:

 http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/08/bo-anh-nguoi-va-canh-ha-noi-duoi-thoi.html

Hôm nay, tôi gửi đến quý anh chị bộ ảnh mới này, không phải vì thành phố này có với tôi những kỷ niệm nào, nhưng vì trong câu chuyện lịch sử, văn học, đất nước và con người đã gợi ý cho tôi lưu lại những hình ảnh này để các bậc ông bà, cha chú, những người đã bỏ nước ra đi, có thể vượt không gian mà đến thăm thành phố cũ.

Kính mời các anh chị xem hình và thưởng thức nhạc, có thể không là baì hát mà các anh chị chờ nghe, nhưng cũng là nỗi lòng của những người con xa xứ...

Caroline Thanh Hương

Từ độ cao gần 300 m trên đỉnh cao ốc Lotte sắp khánh thành, bạn có thể phóng tầm mắt xa hơn 10 km để ngắm nhìn 4 hướng thủ đô, từ bờ Bắc sông Hồng cho đến tận quận mới Từ Liêm.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Tòa nhà Lotte Center Hà Nội cao 65 tầng chuẩn bị khánh thành vào dịp 2/9 nằm ở góc giao lộ Liễu Giai - Đào Tấn (quận Ba Đình) ngay gần trung tâm thành phố Hà Nội.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Từ tầng 65 tại nóc tòa nhà, phóng tầm mất về phía Bắc có thể nhìn trọn cả hồ Tây rộng 18km2.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Dùng ốm nhòm bạn dễ dàng tiếp cận sát khu vực quảng trường Ba Đình và công trình Toà nhà Quốc hội đang xây dựng. Lăng được khởi công xây dựng ngày 3/9/1973 và khánh thành ngày 29/8/1975, còn Tòa nhà Quốc hôi mới sau khi hoàn thành sẽ là trụ sở làm việc của Quốc hội
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Còn với giới nhiếp ảnh, khi đặt chân lên đây mang theo ống kính tele từ 200mm trở lên là có thể chụp được hình cây cầu Nhật Tân đang xây dựng ở phía Bắc. Đây là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hồng trên địa bàn Hà Nội. Cầu được khởi công xây dựng tháng 3/2009 và dự kiến khánh thành vào 10/10/2014 tới đây. Công trình sau khi được hoàn thành sẽ trở thành một trong những biểu tượng mới của giao thông Hà Nội, góp phần rút ngắn quãng đường từ trung tâm thành phố và sân bay Nội Bài.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Nếu thời tiết tốt, không có sương mù bao phủ thì bạn còn nhìn rõ hơn nữa khách sạn Sofitel Plaza và đường Thanh Niên chạy giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Phía xa là dòng sông Hồng và xa hơn nữa là cây cầu Đông Trù với thiết kế vòm đặc biệt chảy qua sông Đuống trên địa bàn huyện Đông Anh.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Chếch hẳn sang phía Đông và Đông Nam là 4 cây cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Chương Dương. Rõ nhất là cầu Long Biên có lịch sử hơn 100 tuổi.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Quay góc nhìn về hướng Tây và Tây Nam, khung cảnh khu vực "thành phố mới" mở rộng trước mắt với hai hồ nước lớn là Thủ Lệ và Ngọc Khánh, sông Tô Lịch chạy dọc đường Láng cùng tòa nhà cao nhất Việt Nam ở cuối đường chân trời.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Tòa nhà Keangnam cao nhất Việt Nam với 72 tầng sừng sững bên đường Phạm Hùng, phía sau là Tháp truyền hình mới của Đài truyền hình Hà Nội trên địa bàn phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố được gọi là "thành phố mới" bởi sự phát triển chóng mặt của hàng loạt tòa nhà cao tầng, chung cư lớn mọc lên san sát làm thay đổi diện mạo của thủ đô.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Một trong những điểm đặc trưng của Hà Nội là ở khu vực nội thành có rất nhiều hồ.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Hồ Thành Công với khu tập thể cũ cùng hàng nghìn bình chứa nước trên mái nhà đã là hình ảnh quen thuộc của Hà Nội.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Hồ Giảng Võ nằm trọn trong góc nhìn từ trên cao. Hà Nội có đến hơn 10 hồ nước ngọt lớn không chỉ tô thêm vẻ đẹp của thành phố mà còn làm cân bằng sinh thái môi trường.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Một nhà hàng ở vị trí cao nhất Việt Nam sẽ được mở cửa đón khách tại tầng thượng của tòa cao ốc 65 tầng này, đây sẽ là điểm hẹn lý tưởng, độc đáo nhất là với những người yêu thích độ cao và nhiếp ảnh. Trong ảnh là phố Kim Mã với hàng cây đẹp như trong tranh ngay phía trước khu Ngoại giao đoàn.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam có trụ sở chính tại số 43 đường Nguyễn Chí Thanh cùng tháp truyền hình nằm trọn trong tầm nhìn.
Ngắm trọn vẹn Hà Nội từ tầng 65 toà nhà cao thứ 2 Việt Nam
Phố Xã Đàn, con đường được coi là "đắt nhất Việt Nam", nối thông với phố mới Ô Chợ Dừa ở phía Đông Nam thành phố.
Theo TRI THỨC


Hà Nội với những Hồ nổi tiếng

Hà Nội đẹp không chỉ bởi phố phường cổ, những nét sinh hoạt độc đáo của người dân mà còn đẹp bởi chính những hồ chảy trong lòng Hà Nội.


Hồ Tây rộng tới trên 500ha, lớn nhất trong nội thành, xa xưa từng là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại khi sông đã đổi dòng.

Theo thư tịch thì thế kỷ 11, hồ này đi vào lịch sử với tên là Dâm Đàm (đầm Mù Sương). Tới thế kỷ 15 lại gọi là Tây Hồ.

Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh của đất Thăng Long. Từ đời Lý Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí. Hiện nay quanh hồ còn 61 đình, chùa, đền, phủ.

Hồ Gươm

Nước hồ bốn mùa xanh nên còn có tên gọi là hồ Lục Thủy Nguyên, hồ rất rộng, dài từ Hàng Đào đến Hàng Chuối rồi thông với sông Hồng. Với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm, hồ có thêm tên là Hoàn Kiếm. Rồi hồ được lấy làm chỗ cho thủy quân luyện tập nên còn được gọi là hồ Thủy Quân. Sau nữa, hồ được đắp đập ngăn làm hai nên phía bắc gọi là hồ Tả Vọng, phía nam là hồ Hữu Vọng.

Trong hồ, phía bắc có một gò đất, các cụ gọi là núi Ngọc, phía nam có một gò nữa gọi là núi Rùa vì ngày xưa vốn có quy định: cao một tấc gọi là núi (cao nhất thốn, giả vi sơn). Trong núi Ngọc nay có đền Ngọc Sơn. Trên núi Rùa nay có tháp Rùa.

Hồ Trúc Bạch

Hồ vẫn là một phần của Hồ Tây, theo cụ Doãn Kế Thiện là do đắp đê Cố Ngư (thế kỷ 17) mà tách ra thành hai hồ, một lớn một nhỏ. Đê Cố Ngư sau đọc chệch ra là Cổ Ngư. Ngày 16/10/1958, Bác Hồ đến thăm công trường và đặt tên là đường Thanh Niên.

Bờ hồ phía nam xưa có làng Trúc Yên, chúa Trịnh Giang (1729-1740) cho xây một cung điện gọi là Trúc Lâm viện, sau thành nơi an trí của các cung nữ phạm tội, họ lấy nghề dệt lụa để sinh sống. Lụa dệt rất đẹp, dân ưa dùng gọi là lụa làng Trúc (Bạch chữ Hán nghĩa là lụa) do đó mà thành tên hồ. Giữa có một đảo nhỏ, trên có đền Cẩu Nhi tương truyền có từ thời Lý.

Hồ Thiền Quang

Hồ nằm ngay trước mặt cổng chính của Công viên Thống Nhất. Hồ còn có tên là Liên Thủy, sau lấy tên thôn Thiền Quang ở phía đông nam mà gọi, thường bị đọc chệch ra là Thuyền Quang.

Trước đây hồ rộng, lan tới các phố Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Nguyễn Bỉnh Khiêm bây giờ và còn ăn thông cả với hồ Bảy Mẫu. Những năm 1920-1925, hồ bị lấp dần để làm phố.

Hồ Bảy Mẫu

Hồ nằm trong Công viên Thống Nhất. Có người nói hồ rộng 7 mẫu nên thành tên. Thực ra hồ này rộng tới 30 mẫu. Năm 1960, hồ được khơi sâu, cải tạo cùng lúc với việc xây dựng Công viên Thống Nhất.

Hồ có hai đảo: Thống Nhất là một vườn hoa có cầu nối với cổng phía đường Lê Duẩn. Còn đảo Hòa Bình, gần bờ phía đông, là nơi mát mẻ, tĩnh mịch dành cho khách muốn nghỉ ngơi. Ra đảo phải dùng thuyền.

Cho tới năm 1996, Hà Nội có hơn 40 hồ lớn nhỏ nhưng quá trình đô thị hóa đã lấp đi nhiều. Nay còn có một số hồ nhỏ ở nội thành như hồ Ba Mẫu, hồ Đồng Nhân, hồ Đống Đa, hồ Giám, hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thanh Nhàn, hồ Thành Công, hồ Thủ Lệ, hồ Xã Đàn.

Ở ngoại thành có nhiều hồ đẹp như Linh Đường (Thanh Trì), Vân Trì (Đông Anh), Đồng Quan (Sóc Sơn), đang có quy hoạch phát triển thành những điểm du lịch lớn. Hiện nay Hà Nội có thêm hai hồ lớn hơn Hồ Tây, đó là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô-Ngải Sơn.

Hồ Suối Hai là tên gọi chung của hai suối Yên Cư và Cầu Rồng cũ trước khi tạo thành hồ nước nhân tạo, rộng 1.000ha, sức chứa 50 triệu m3 , dưới chân núi phía đông của dãy Ba Vì. Đây là công trình trị thủy sông Tích, diện tích mặt nước hồ suối Hai rộng gấp đôi Hồ Tây. Hồ Suối Hai có vẻ đẹp tự nhiên, cách thị xã Sơn Tây 16km.

Hồ Đồng Mô-Ngải Sơn: Hồ chứa nước trên núi, Đồng Mô-Ngải Sơn là công trình thủy lợi lớn cuối thập kỷ 1960, cách thị xã Sơn Tây hơn 10km về phía nam và cách hồ Suối Hai gần 20km về phía đông.

Nước nguồn của sông Hang từ đó được giữ lại trong cái hồ dài 17km, rộng trung bình 4km, diện tích mặt nước 1.300ha, chứa gần 100 triệu m3 nước, chống úng và hạn cho đồng ruộng bốn huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ. Trong lòng hồ còn trên 60ha đất đồi chưa ngập, trồng cây lưu niên. Ngày nay, bên bờ hồ đã mọc lên những khách sạn phục vụ cho sân golf 36 lỗ./.
Hằng Nga

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire